SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 8 giải bài tập Vật lí có hiệu quả trong chương I: Cơ học

SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 8 giải bài tập Vật lí có hiệu quả trong chương I: Cơ học

Trong quá trình đổi mới giáo dục cấp THCS nói chung và môn Vật lí nói riêng, mục tiêu, nội dung giáo dục đã được đổi mới, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển. Mỗi giáo viên dạy Vật lí chúng tôi đã và đang vận dụng những phương pháp dạy học tích cực để giúp các em học sinh học tốt và yêu thích môn Vật lí.

Vật lí là một trong những môn học lí thú, hấp dẫn trong nhà trường phổ thông, đồng thời nó cũng được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn cuộc sống. Hơn nữa môn học này ngày càng yêu cầu cao hơn để đáp ứng kịp với công cuộc CNH – HĐH nhằm từng bước đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra góp phần xây dựng đất nước.

Đội ngũ học sinh trong các trường Trung học cơ sở là một lực lượng lao động dự bị nòng cốt và hùng hậu về khoa học kỹ thuật. Trong đó, kiến thức, kỹ năng Vật lí đóng góp một phần không nhỏ trong lĩnh vực này. Kiến thức, kỹ năng Vật lí cũng không ngừng được vận dụng vào cuộc sống của con người góp phần tạo ra của cải, vật chất cho xã hội.

Trong giảng dạy Vật lí, việc hướng dẫn học sinh có phương pháp giải bài tập là một vấn đề hết sức quan trọng bởi vì: việc giải bài tập vật lí không những tạo cho học sinh những tư duy lô gic, mà còn tạo ra cho học sinh những tình huống phải suy nghĩ, sẽ kích thích được hứng thú cao của học sinh đối với nội dung bài học.

Củng cố kiến thức đã có và xây dựng được mối liên quan giữa những kiến thức cũ và kiến thức mới đặc biệt là cho các tiết tổng kết, làm cho học sinh sẽ được thỏa mãn vì các kiến thức học sinh tiếp thu được đã giúp các em giải thích một số hiện tượng trong thực tế, áp dụng một số tình huống đơn giản của cuộc sống hàng ngày liên quan đến vật lí.

 

doc 21 trang thuychi01 18813
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 8 giải bài tập Vật lí có hiệu quả trong chương I: Cơ học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
- Lí do chọn đề tài
Trong quá trình đổi mới giáo dục cấp THCS nói chung và môn Vật lí nói riêng, mục tiêu, nội dung giáo dục đã được đổi mới, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế đang phát triển. Mỗi giáo viên dạy Vật lí chúng tôi đã và đang vận dụng những phương pháp dạy học tích cực để giúp các em học sinh học tốt và yêu thích môn Vật lí.
Vật lí là một trong những môn học lí thú, hấp dẫn trong nhà trường phổ thông, đồng thời nó cũng được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn cuộc sống. Hơn nữa môn học này ngày càng yêu cầu cao hơn để đáp ứng kịp với công cuộc CNH – HĐH nhằm từng bước đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra góp phần xây dựng đất nước.
Đội ngũ học sinh trong các trường Trung học cơ sở là một lực lượng lao động dự bị nòng cốt và hùng hậu về khoa học kỹ thuật. Trong đó, kiến thức, kỹ năng Vật lí đóng góp một phần không nhỏ trong lĩnh vực này. Kiến thức, kỹ năng Vật lí cũng không ngừng được vận dụng vào cuộc sống của con người góp phần tạo ra của cải, vật chất cho xã hội. 
Trong giảng dạy Vật lí, việc hướng dẫn học sinh có phương pháp giải bài tập là một vấn đề hết sức quan trọng bởi vì: việc giải bài tập vật lí không những tạo cho học sinh những tư duy lô gic, mà còn tạo ra cho học sinh những tình huống phải suy nghĩ, sẽ kích thích được hứng thú cao của học sinh đối với nội dung bài học. 
Củng cố kiến thức đã có và xây dựng được mối liên quan giữa những kiến thức cũ và kiến thức mới đặc biệt là cho các tiết tổng kết, làm cho học sinh sẽ được thỏa mãn vì các kiến thức học sinh tiếp thu được đã giúp các em giải thích một số hiện tượng trong thực tế, áp dụng một số tình huống đơn giản của cuộc sống hàng ngày liên quan đến vật lí.
Là giáo viên trực tiếp làm công tác giảng dạy bộ môn này. Tôi được phân công dạy Vật lí ở tất cả các khối từ lớp 6 đến lớp 9. Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy:
- Kỹ năng giải bài tập vật lí nhất là dạng bài tập thí nghiệm thực hành và bài tập định lượng, học sinh chưa thực sự thành thạo.
- Dạng bài tập trắc nghiệm khách quan: Học sinh phân biệt chưa rõ ràng từng loại bài, còn nhầm lẫn trong khi làm bài nhất là đối với học sinh khối 6 mới tiếp cận với bộ môn vật lí.
- Ở lớp 6,7 học sinh mới chủ yếu làm quen với các dạng bài tập định tính. Khi bắt đầu bước vào chương học đầu tiên là chương I ‘Cơ học’’ của lớp 8 các em phải hình thành ngay kĩ năng trình bày một bài tập định lượng. Vì vậy học sinh cần phải biết phân loại bài tập và hình thành cho mình kỹ năng giải bài tập vật lý. 
 Khi giúp học sinh có phương pháp giải bài tập một cách đúng đắn, lúc đó các em cảm thấy học “ Vật lí” dễ hơn. Các em tin tưởng, tự tin vào bản thân mình. Các em sẽ càng yêu thích môn học, đó là một động lực để phát huy triệt để tính tích cực, chủ động và sáng tạo, niềm say mê học tập của học sinh. Giúp các em nắm vững kiến thức Vật lí Trung học cơ sở làm hành trang bước lên Trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động một cách tự tin hơn. Đứng trước yêu cầu của xã hội về đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng học tậpvà đổi mới phương pháp dạy học cũng là nhiệm vụ cần thiết của mỗi người dạy. Học tốt môn Vật lí cũng nhằm giúp học sinh học tốt các môn KHTN khác trong quá trình vận dụng. Chính vì những yêu cầu trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 8 giải bài tập Vật lí có hiệu quả trong chương I : Cơ học” nhằm giúp học sinh yêu thích môn học và học Vật lí tốt hơn.
1.2 - Mục đích nghiên cứu:
 - Việc giúp học sinh có phương pháp giải bài tập một cách đúng đắn sẽ giúp các em cảm thấy học “ Vật lí” dễ hơn. Các em sẽ càng yêu thích môn học, đó là một động lực để phát huy triệt để tính tích cực, chủ động và sáng tạo, niềm say mê học tập của học sinh.
 - Hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lí còn giúp các em nắm vững kiến thức Vật lí Trung học cơ sở làm hành trang bước lên Trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động một cách tự tin hơn. 
1.3 - Đối tượng nghiên cứu:
 - Học sinh lớp 8 trường THCS Thành Vân, năm học 2015 – 2016.
1.4 - Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Nghiên cứu tài liệu trên mạng intenet, tài liệu đã được tham gia tập huấn, đặc biệt là sách giáo khoa, sách bài tập vật lí 8 và các sách tham khảo.
- Phương pháp điều tra: Tiến hành điều tra về hứng thú và chất lượng học tập bộ môn vật lí 8 tại trường THCS Thành Vân.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu được và lập bảng thống kê về hứng thú, chất lượng học tập bộ môn trước và sau khi áp dụng đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát kỹ năng làm bài tập, thái độ, hứng thú học tập của học sinh khối lớp 8 khi thực hiện giir bài tập vật lí 8 ở chương I: Cơ học.
- Phương pháp kiểm tra sư phạm: Qua các bài kiểm tra để đánh giá về hiệu quả nhận thức, kĩ năng và năng lực của học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục: Qua việc áp dụng đề tài trong thực tế giảng dạy để đúc rút ra kinh nghiệm trong việc tổ chức dạy học chương I: Cơ học.
 Phương pháp dạy hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lí yêu cầu giáo viên chú ý hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài, tìm ra kiến thức có liên quan,vận dụng những kiến thức đó để giải bài tập. Đồng thời phải biết phân loại các dạng bài tập để tìm ra cách giải phù hợp . Từ đó giúp hình thành kĩ năng cơ bản cho học sinh giải bài tập Vật lí.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1 - Cơ sở lí luận.
Trong những năm gần đây, ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới về phương pháp dạy học. Tuy nhiên việc dạy học trong nhiều trường phổ thông còn chịu tác động nặng nề bởi mục tiêu thi cử, “chạy theo thành tích” “ học để thi, dạy để thi” chứ chưa quan tâm đến học sinh học được gì.
 	Ở mỗi quốc gia, đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu thực tiễn của Giáo dục – Đào tạo trong cải cách CNH – HĐH đất nước. Bởi lẽ mỗi đất nước muốn CNH – HĐH phải lấy giáo dục làm quốc sách hàng đầu, là chìa khóa mở cửa vào tương lai, không thể không đào tạo những con người chủ động, sáng tạo. Chính vì mục tiêu này mà tư tưởng chỉ đạo phát triển giáo dục của Đảng ta là: “Xây dựng con người và thế hệ tha thiết gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy tích cực của cá nhâncó tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi” (NQ 02/ HNTWW- khóa VIII). Nghị quyết TW 2 cũng yêu cầu “ Đổi mới mạnh mẽ PPDH, khắc phục lối truyền thụ một chiều rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học.
1.2 - Thực trạng vấn đề:
 Thực trạng:
Hiện nay với yêu cầu đòi hỏi sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, Về nội dung chương trình sách giáo khoa vật lí cấp trung học cơ sở đã có những thay đổi cơ bản, tạo điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình học tập. Thời lượng dành cho môn vật lí THCS là 5 tiết / tuần. Môn Vật lí được bố trí ở cả bốn lớp, từ lớp 6 đến lớp 9.
Việc giảm thời lượng của chương trình dẫn tới việc giảm khối lượng và mức độ yêu cầu về : kiến thức, kỹ năng của chương trình vật lí.
Trong một bài học, mỗi đơn vị kiến thức hoặc kỹ năng được trình bày dưới dạng những định hướng hoạt động nhằm giúp học sinh tìm ra và chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Nhìn chung các hoạt động này được bố trí theo trình tự lô gic sau:
- Thu thập thông tin
- Xử lý thông tin
- Vận dụng
- Ghi nhớ
Ở các lớp 6, 7, 8 tiết bài tập còn rất ít. Cả chương trình học chỉ có 2 – 3 tiết ôn tập và tổng kết chương. Đến lớp 9 mới có tiết dành riêng cho giải bài tập. Đây là một vấn đề khó đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn vật lí.
Để hình thành cho học sinh được phương pháp giải bài tập cũng như giới thiệu cho học sinh các dạng bài tập cơ bản mà các em thường gặp bắt đầu từ khi các em học lớp 6. Và bắt đầu vào chương trình vật lý lớp 8 thì yêu cầu để giải một bài tập vật lý cao hơn rất nhiều. Vậy làm thế nào để cho học sinh biết cách giải và trình bày một bài tập vật lý cho đúng yêu cầu?
Với thời gian dành cho mỗi tiết học chỉ 45 phút, học sinh phải thu thập thông tin qua sách giáo khoa, qua các thí nghiệm tiến đến là xử lý thông tin để hình thành kiến thức mới. Các tiết dạy có thí nghiệm theo chương trình đổi mới thì số tiết học có thí nghiệm chiếm khoảng 60 % chương trình học. Học sinh phải tìm hiểu về mục đích thí nghiệm, dụng cụ thí nghiệm cần thiết rồi tự tay lắp đặt dụng cụ. Tiếp đến là tiến hành thí nghiệm để rút ra được kiến thức mới thông qua thí nghiệm. Đó là chưa kể đến do đặc điểm về tâm lí lứa tuổi: tò mò, ham hiểu biết trước các dụng cụ thí nghiệm mới lạ, hấp dẫn học sinh còn sa vào việc: “Nghịch đồ thí nghiệm” trước khi tiến hành thí nghiệm.
Từ những vấn đề tế nhị trên dẫn đến thời gian dành cho phần vận dụng đôi khi quá eo hẹp. Mặt khác phần vận dụng mà sách giáo khoa đưa ra: mỗi câu hỏi, mỗi bài tập đều nhằm mục đích củng cố, khắc sâu được ở các hoạt động trên. Và cũng thông qua đó giải thích một số hiện tượng gặp trong cuộc sống hàng ngày Do vậy không thể bỏ qua được câu nào, bài nào.
Sau mỗi bài học còn có phần “ Có thể em chưa biết” – Có những bài có thể cho học sinh về nhà đọc (nếu không còn thời gian).
 Ví dụ: Phần có thể em chưa biết sau bài 1;3;4;5;6; 10 (SGK Vật lí 8).
 Nhưng cũng có những bài bắt buộc phải đọc ngay tại lớp. Giáo viên có trách nhiệm phân tích giúp học sinh nắm được vì đây cũng là một phần kiến thức mà học sinh phải vận dụng để giải thích các hiện tượng hoặc giải các bài tập có liên quan đến bài học.
 Ví dụ: phần có thể chưa biết sau bài: 2; 7;8; 8; 14; 22 ; 23; ( SGK Vật lí 8). 
 Theo phân phối chương trình của bộ về chương trình dạy sách giáo khoa mới hiện nay đã có tiết ôn tập và sau mỗi chương có tiết tổng kết chương phần nào đã giúp cho giáo viên có thời gian ôn lại kiến thức về lý thuyết cũng như bài tập chuẩn bị cho tiết kiểm tra. Tuy nhiên thời gian dành cho tiết học chỉ đủ cho giáo viên hướng dẫn học sinh tự tìm kiến thức mới – rồi vận dụng kiến thức mới để giải một số bài tập trong phần vận dụng, bài tập trong sách bài tập có những bài khó, học sinh yêu cầu giải đáp Nếu giáo viên không bố trí thời gian hợp lí, không có kinh nghiệm trong giảng dạy thì không thể giải quyết hết. Đó là chưa nói đến phải có thời gian để hình thành cho học sinh kĩ năng giải các loại bài tập.
Kết quả của thực trạng
Từ thực trạng trên, những năm đầu dạy chương trình sách giáo khoa mới, giáo viên chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy, dẫn đến chất lượng học tập của học sinh còn chưa cao; nhất là học sinh khối 8.
 	Cụ thể: Chất lượng học tập môn vật lí của học sinh khối 8 của trường THCS Thành Vân theo năm học trước đây như sau:
Năm học
Tổng số
Chất lượng
Ghi chú
Giỏi
Khá
TB
Yếu
TS
%
TS
%
TS
%
TS
%
2012- 2013
73
6
8,2
12
16,4
48
65,8
7
9,6
2013- 2014
78
8
10,2
17
21,8
47
60,3
6
7,7
 Để khắc phục những khó khăn như trên bản thân tôi đã từng trăn trở và đi sâu nghiên cứu nội dung chương trình kết hợp với nhiều năm liên tục dạy sách giáo khoa mới ở tất cả các lớp, tôi đã tìm ra được một số giải pháp để hình thành cho học sinh phương pháp giải bài tập vật lí.
 2. 3. Các giải pháp thực hiện.
 Để giúp học sinh hình thành phương pháp giải bài tập vật lí tôi đã hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các bước sau:
a. Phân loại dạng bài tập.
Từ năm học lớp 6 ngay ở những tiết đầu tôi đã gúp học sinh phân loại dạng bài tập thành 2 loại: 
 - Trắc nghiệm khách quan.
 - Trắc nghiệm tự luận.
Trong: trắc nghiệm khách quan gồm các dạng bài:
 A. Câu hỏi nhiều lựa chọn
 B. Câu điền khuyết 
 C. Câu đúng sai.
 D. Câu ghép đôi.
Trong: trắc nghiệm tự luận thì có các loại bài:
Bài tập định tính
Bài tập định lượng
Bài tập thí nghiệm thực hành. 
 Đến lớp 8 này tôi lại tiếp tục củng cố lại cho học sinh để các em thành thạo hơn và đặc biệt cho các em làm quen với cách trình bày một bài tập định lượng. Học sinh đã có thể nắm được phương pháp giải cũng như nhận dạng các loại bài tập sẽ gặp trong khi làm bài kiểm tra 45 phút. 
 Trong sách giáo khoa phần vận dụng ở mỗi tiết học có thể ra không đủ được các dạng bài tập – giáo viên có thể chuẩn bị trước ra bảng phụ các dạng bài tập làm thêm với các dạng bài tập mà đã phân loại.
 b. Hướng dẫn học sinh có phương pháp giải từng loại bài tập cụ thể
Khi học sinh đã nhận dạng được các loại hình bài tập thì tôi hướng dẫn học sinh phương pháp giải từng loại bài tập.
 Loại bài tập: trắc nghiệm khách quan.
 Dạng A: Câu hỏi nhiều lựa chọn:
 Dạng này thường gồm 2 phần:
 Phần dẫn : trình bày 1 câu hỏi hoặc một câu chưa hoàn chỉnh
 Phần trả lời gồm một số các câu trả lời ?( thường là 4) hoặc mệnh đề dùng để trả lời hoàn chỉnh câu dẫn. Để làm bài tập này yêu cầu các em phải đọc hết toàn bộ phần dẫn và phần trả lời rồi mới lựa chọn câu trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái trước một câu được chọn. Tùy theo phần dẫn yêu cầu mà phần trả lời chỉ có thể là một đáp án duy nhất đáp án đúng và có thể toàn bộ đáp án là đúng hoặc sai ( trường hợp này rất ít xảy ra).
 Dạng B: Câu điền khuyết:
Câu điền khuyết là những câu còn lại một hay nhiều chỗ trống mà các em phải lựa chọn từ, cụm từ thích hợp để điền vào được câu có nội dung đúng. Với dạng này các em phải đọc hết cả câu rồi mới điền vào.
Ví dụ: Chọn các cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau cho đúng:
 Một số vật chịu tác dụng của(1). Thì vật sẽ tiếp(2.hoặc(3).Vật tiếp tục đứng yên là do(4) chuyển động trên được gọi là(5).
 Đáp án:
 (1) hai lực cân bằng .
 (2) đứng yên
 (3) chuyển động thẳng đều
 (4) quán tính	
 (5) chuyển động theo quán tính
 Dạng C: Câu đúng sai:
 Phần dẫn của loại này trình bày một số nội dung nào đó mà các em phải đánh giá đúng hay sai. Phần trả lời chỉ có hai phương án là đúng ( Đ) và sai (S). Khi làm bài, các em chọn phương án nào thì khoanh vào chữ kí hiệu của phương án đó.
 Ví dụ: Em hãy điền Đ cho câu đúng và S cho câu phát biểu sai
a. Muốn tăng áp suất thì giảm áp lực và tăng diện tích bị ép. 1 
b. Chuyển động không đều là chuyển động có vận tốc thay đổi theo thời gian.1
c. Lực ma sát trượt cản trở chuyển động trượt của vật này trên vật kia. 1
d. Ròng rọc cố định có tác dụng làm giảm lực nâng vật đi một nửa. 1
 Dạng D: Câu ghép đôi: Dãy bên trái là các câu chưa hoàn chỉnh, dãy bên phải là phần trả lời gồm các câu trả lời hoặc các mệnh đề để hoàn chỉnh câu dẫn. Các em phải đọc hết phần dẫn và phần trả lời rồi ghép chúng lại bằng một gạch nối: câu dẫn với câu trả lời thích hợp để câu có nội dung đúng.
 Ví dụ: Ghép nội dung ghi ở cột A với nội dung ghi ở cột B để được khẳng định đúng:
1, Đơn vị củavận tốc là: a, Jun (J)
2, Đơn vị của công là: b, Niu Tơn (N)
3, Đơn vị của công suất là: c, Ki lô mét trên giờ (km/h)
4, Đơn vị áp suất là: d, Oát (W)
5, Đơn vị của lực đẩyÁc-si-met là e, Niu tơn trên mét vuông(N/m2)
Đáp án: 1- c 2 – a 5 – b 2 – d 4 - e
Loại bài: trắc nghiệm tự luận:
 a, Dạng A: Bài tập định tính:
 Đây là loại bài tập mà các em phải tự viết trọn vẹn câu trả lời. Những bài tập loại này thường khó vì ngoài việc nắm chắc nội dung vật lí của câu hỏi và câu trả lời, các em còn phải biết diễn đạt các câu trả lời một cách ngắn gọn nhưng phải đầy đủ và đúng ngữ pháp.
 Ví dụ Vì sao khi mở nắp chai bị vặn chặt người ta thường lót tay bằng vải hoặc cao su?
 Trả lời: Lót tay bằng vải hay cao su sẽ tăng lực ma sát lên nút chai. Lực ma sát này sẽ giúp dễ xoay nút chai ra khỏi miệng chai.
 Nhược điểm của đa số học sinh ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết còn rất hạn chế. Các em có thể hiểu được đúng về nội dung của câu trả lời nhưng nói cũng như viết thường là dài dòng hoặc khi diễn tả cái điều mình hiểu thành lời hoặc thành câu chưa được chính xác, khoa học. Khi đó dạy học sinh dạng bài này giáo viên nên lưu ý dạy học sinh cả cách trình bày: Bằng lời hoặc viết luôn ngắn gọn nhưng đủ ý và đúng ngữ pháp.
 b, Dạng B. Bài tập thí nghiệm thực hành:
 Với yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học là đào tạo ra con người vừa có kiến thức khoa học kỹ thuật vừa có kĩ năng thực hành. Do đó sách giáo khoa mới rất chú trọng đến việc thực hành của học sinh. Khi làm dạng bài tập này học sinh phải nắm vững được yêu cầu của đề là: Xác định đại lượng nào hoặc tìm một đại lượng có liên quan để chọn dụng cụ thực hành cho hợp lí và các thao tác tiến hành thí nghiệm để xác định các đại lượng cần biết hay các đại lượng liên quan đó.
 Ví dụ 1: Nghiệm lại lực đẩy Ác-si-mét. Với bài này học sinh cần phải nêu được: 
+ Dụng cụ thực hành: 
Bình chia độ.
Lực kế 0 – 2,5N.
Một vật nặng có thể tích 50cm3.
Giá đo.
+ Cách tiến hành thí nghiệm:
Đo trọng lượng P của vật khi vật đặt ngoài không khí
Đo lực F tác dụng vào lực kế khi vật chìm trong nước.
Xác định độ lớn của lực đẩy Ác si mét bằng công thức FA = P – F
Cho thể tích nước ban đầu V vào bình chia độ
Nhúng chìm vật vào chất lỏng rồi ghi lại thể tích V2
Thể tích của vật được tính bằng V= V2-V1
Dùng lực kế đo trọng lượng P1 của bình chứa mực nước V1
Đổ thêm nước vào bình đén mức nước V1. Đo trọng lượng P2 của bình nước ở mức V2
Trọng lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ được tính:
 P = P2 – P1
Ví dụ 2: Xác định khối lượng riêng Dx của một chất lỏng với các dụng cụ : cốc, nước đã biết khối lượng riêng Dn Cân và bộ quả cân.
 Với các loại bài tập này học sinh phải xác định được đại lượng cần tìm và các đại lượng liên quan, khi đã biết dụng cụ cần thiết. Học sinh phải nêu được cách sử dụng các dụng cụ này để xác định đại lượng nào? Các bước tiến hành ra sao? Công thức liên quan để tính được các loại đại lượng đó.
 Với các bước tiến hành thí nghiệm cần phải chọn lựa bước nào làm trước, bước nào làm sau cho hợp lý để không phải thao tác nhiều lần mất thời gian và đảm bảo độ chính xác.
 Bài giải:
B1: Dùng cân – bộ quả cân: Xác định khối lượng cốc rỗng m1
B2: Đổ đầy nước vào cốc, dùng cân – bộ quả cân xác định khối lượng cốc m2 
 khối lượng nước là : mn = m2 – m1.
B3: Đổ hết nước, lau khô cốc, đổ đầy chất lỏng vào cốc, dùng cân – bộ quả cân, xác định khối lượng cốc + chất lỏng : m3 Khối lượng chất lỏng: mL = m3 – m1
B4: Do lượng chất lỏng và lượng nước có cùng thể tích V1 = Vn (*).
Ta tính thể tích của nước theo công thức: 
V= Vn = Vn = (1)
Ta cũng có : V1 = Hay V1 = (2)
Từ (1) và (2) thay vào (*) ta có: = Dx = 
 c, Dạng C: Bài tập định lượng
	Dạng bài tập này học sinh được gặp ngay từ lớp 6. Sauk hi học xong bài 11: Khối lượng riêng. Đến năm lớp 7 HS lại gặp sau khi học xong bài 4 chương II: Phản xạ âm – Tiếng vang; và bài 24; 25 – Chương III – Cường độ dòng điện và hiệu điện thế. Rồi đến đầu năm học lớp 8 , lớp 9 học sinh lại mới tiếp tục làm bài tập dạng này.
	Do dạng bài tập này học sinh không được giải một cách liên tục và không có tiết bài tập riêng để giáo viên rèn luyện kỹ năng giải bài tập loại này cho học sinh nên khi học ở đầu năm lớp 8, học sinh gặp phải khó khăn: Từ chỗ không biết cách giải bài tập đến “Ngại” học và đều cho rằng học “Vật lý” khó.
	Khi đưa ra một bài tập, học sinh có thể làm ra ngay kết quả nhưng khi yêu cầu giải bài toán theo phương pháp vật lý thì học sinh không làm được. Vấn đề này không chỉ xảy ra ở trường tôi và cũng không phải chỉ học sinh học trung bình hay yếu mới gặp phải khó khăn này mà đối với cả học sinh giỏi cũng mắc phải sai lầm này. Giải bài vật lý mà các em giải như một bài toán: Không có lời giải, không có áp dụng công thức, không ghi đơn vị đo đại lượng vừa tìm ra, hoặc có ghi thì chỉ ghi một cách tùy tiện.
	Là giáo viên trực tiếp dạy tôi nhận thấy: Học sinh học ở lớp 6,7 các em đã được làm quen với phương pháp giải một bài tập định lượng của chương trình vật lý, nên đến năm lớp 8 học sinh dã biết giải loại bài tập này thành thạo hơn.
	Nhưng để giúp học sinh có phương pháp và hình thành được kỹ năng giải loại bài tập định lượng thì giáo viên cần phải hướng dẫn học sinh từng bước giải cụ thể.
Bước 1: Tìm hiểu và tóm tắt đề bài.
 Học sinh phải đọc đề thật kĩ. Để biết đại lượng nào đã cho, đại lượng nào cần tìm, các đại lượng đã cho và cần tìm phải được viết theo ký hiệu của đại lượng, phải đổi đơn vị các đại lượng về đơn vị hợp pháp.
Bước 2 : Tìm các công thức có liên quan đến các đại lượng cần tìm, khi xác định được đại lượng c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lop_8_giai_bai_ta.doc