SKKN Dạy học tích hợp hóa học với đời sống và môi trường nhằm tăng hứng thú học tập bộ môn, nâng cao hiệu quả giáo dục của môn học

SKKN Dạy học tích hợp hóa học với đời sống và môi trường nhằm tăng hứng thú học tập bộ môn, nâng cao hiệu quả giáo dục của môn học

Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.

Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi người giáo viên bên cạnh việc có kiến thức tốt còn phải có kỹ năng truyền đạt kiến thức sao cho kiến thức đến với người học ngắn nhất, dễ hiểu nhất

Đổi mới phương pháp dạy học môn Hoá học cũng không ngoại lệ. Ngoài việc nâng cao hiệu quả dạy học bằng nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp thực hành, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng công nghệ thông tin thì việc tạo hứng thú say mê học tập môn hoá học cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Do đó giáo viên bộ môn cần hình thành ở các em lòng yêu thích môn học, những cách học dễ nhớ, phương pháp làm việc khoa học là nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực hành động và hình thành kỹ năng sống.

Qua thực tế quá trình dạy học bản thân tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức các môn học, các tình huống thực tiễn vào giảng dạy bộ môn Hóa học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng tìm hiểu kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Về phía học sinh việc huy động kiến thức của nhiều môn học vào giải quyết các tình huống sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó, giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và hứng thú hơn trong học tập. Từ đó kích thích sự tìm tìm tòi, ham học hỏi và vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.

Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển thì vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trong tương lai càng đặt ra cho ngành giáo dục một nhiệm vụ quan trọng đó là phải giáo dục ý thức trách nhiệm mỗi cá nhân trong vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Xuất phát từ những lý do trên cùng với suy nghĩ làm thế nào giúp học sinh ham học và yêu thích môn học, tạo tiền đề cho việc phát triển tư duy của các em ở cấp cao hơn tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp: "Dạy học tích hợp hóa học với đời sống và môi trường nhằm tăng hứng thú học tập bộ môn, nâng cao hiệu quả giáo dục của môn học”

 

doc 23 trang thuychi01 7100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học tích hợp hóa học với đời sống và môi trường nhằm tăng hứng thú học tập bộ môn, nâng cao hiệu quả giáo dục của môn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
Phần I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng nghiên cứu
IV. Phương pháp nghiên cứu
1
1
2
2
2
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. Cơ sở lý luận 
II. Thực trạng
III. Nội dung, biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề: 
1. Nguyên tắc khi giảng dạy tích hợp 
2. Hình thức giảng dạy tích hợp
3. Một số ví dụ cụ thể
IV. Hiệu quả của sáng kiến:
2
3
4
4
4
6
19
3
PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
I. Kết luận
II. Kiến nghị
20
20
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. 
Đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi người giáo viên bên cạnh việc có kiến thức tốt còn phải có kỹ năng truyền đạt kiến thức sao cho kiến thức đến với người học ngắn nhất, dễ hiểu nhất
Đổi mới phương pháp dạy học môn Hoá học cũng không ngoại lệ. Ngoài việc nâng cao hiệu quả dạy học bằng nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp thực hành, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng công nghệ thông tin thì việc tạo hứng thú say mê học tập môn hoá học cũng là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Do đó giáo viên bộ môn cần hình thành ở các em lòng yêu thích môn học, những cách học dễ nhớ, phương pháp làm việc khoa học là nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực hành động và hình thành kỹ năng sống.
Qua thực tế quá trình dạy học bản thân tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức các môn học, các tình huống thực tiễn vào giảng dạy bộ môn Hóa học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc môn mình dạy mà còn phải không ngừng tìm hiểu kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. 
Về phía học sinh việc huy động kiến thức của nhiều môn học vào giải quyết các tình huống sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề đặt ra trong môn học đó, giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sáng tạo trong học tập và hứng thú hơn trong học tập. Từ đó kích thích sự tìm tìm tòi, ham học hỏi và vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển thì vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển trong tương lai càng đặt ra cho ngành giáo dục một nhiệm vụ quan trọng đó là phải giáo dục ý thức trách nhiệm mỗi cá nhân trong vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
Xuất phát từ những lý do trên cùng với suy nghĩ làm thế nào giúp học sinh ham học và yêu thích môn học, tạo tiền đề cho việc phát triển tư duy của các em ở cấp cao hơn tôi mạnh dạn đưa ra phương pháp: "Dạy học tích hợp hóa học với đời sống và môi trường nhằm tăng hứng thú học tập bộ môn, nâng cao hiệu quả giáo dục của môn học”
II. Mục đích nghiên cứu:
Việc tích hợp các kiến thức thực tế, các nội dung về môi trường trong học tập có tác dụng tăng hứng thú cho tiết học, giúp học sinh hăng say vào học tập, chống mệt mỏi không làm cho tiết học nặng nề, nhàm chán. Tăng cường khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Phát huy tính tư duy, tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của học sinh lôi cuốn các em
vào những hoạt động học tập. 
Đặc biệt với việc lồng ghép các kiến thức về môi trường trong bài học góp phần giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thế hệ trẻ góp phần vào việc phát triển bền vững
III. Đối tượng nghiên cứu:
Cách thức, địa chỉ, phương pháp tích hợp áp dụng trong giảng dạy chương trình Hóa học THCS 
IV. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: 
2. Phương pháp quan sát:
- Quan sát học sinh tiếp thu và vận dụng kiến thức đã học.
- Giáo viên dự giờ, thăm lớp.
3. Phương pháp điều tra và thực nghiệm:
- Dùng hệ thông câu hỏi và phiếu điều tra.
- Trao đổi với giáo viên và học sinh.
- Trực tiếp giảng dạy và kiểm tra kết quả của học sinh.
4. Phương pháp tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm 
PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. Cơ sở lý luận: 
 Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS, đặc biệt là HS lớp 8,9 – Đây có thể nói là giai đoạn khủng hoảng tâm lý, các em thường bị phân tán sự chú ý, khó tập trung vào một vấn đề nào đó. Bên cạnh đó bộ môn Hóa học lại là một môn khoa học tự nhiên, đòi hỏi sự tư duy logic, sự tập trung cao độ và có phần khô khan.
 Đồng thời đối với học sinh THCS các em chưa có nhiều định hướng nghề nghiệp cho tương lai nên ý thức học tập các bộ môn chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có kết quả cao hoặc thích giáo viên nào thì thích học môn đó. Người giáo viên dạy hóa học phải biết nắm tâm lý và đặc điểm lứa tuổi của học sinh, để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.
Đối với học sinh những kiến thức đời sống, những hiện tượng trong thực tế luôn làm cho các em thắc mắc, đặt ra những câu hỏi và muốn được giải đáp. Vì vậy phương pháp dạy học bằng cách khai thác các hiện tượng hóa học thực tiễn trong tự nhiên và trong đời sống hàng ngày sẽ đưa các em đến với (kích thích) sự tò mò, muốn tìm hiểu, khám phá môn học. 
Thông qua việc lồng ghép các kiến thức thực tiến, gần gũi với đời sống để củng cố, luyện tập lại kiến thức của bài học hoặc phát hiện ra kiến thức của bài mới. Bằng cách đó các kiến thức được truyền tải đến người học một cách nhẹ nhàng, dễ nhớ và nhớ lâu. 
Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động, làm cho kiến thức thêm sinh động, phong phú, giờ học bớt căng thẳng, gây hứng thú, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu trong học tập. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, ham học và yêu thích bộ môn. 
 Ngoài ra việc tích hợp các kiến thức thực tiễn còn giúp hình thành cho HS một số kỹ năng cần thiết như: quan sát, phân tích, suy luận, kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống thực tiễn
II. Thực trạng:
Thực trạng cho thấy với đặc thù của bộ môn, học sinh cảm thấy rất khó khăn trong vấn đề lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, dẫn đến không yêu thích môn học, hoặc có tư tưởng chỉ học thuộc lòng những kiến thức. Do đó, việc tiếp thu kiến thức diễn ra một cách thụ động, hạn chế khả năng tư duy, sáng tạo, tầm nhìn, tầm hiểu biết kiến thức khoa học, các em rất nhanh quên kiến thức. Các em thường gặp khó khăn và lúng túng trong cách giải quyết những bài tập liên quan đến nhiều kiến thức do sự liên kết các kiến thức là không có; không biết sử dụng kiến thức đã học vào những tình huống thực tiễn
Bên cạnh đó một số giáo viên chỉ chú trọng vào rèn kĩ năng, phương pháp giải các dạng bài tập mà chưa chú ý nhiều đến việc liên hệ kiến thức thực tế với kiến thức bài học, phương pháp làm cho bài giảng sinh động Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc nâng cao hiệu quả bài dạy, chưa phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, học sinh không có động cơ học tập đúng đắn, kiến thức thực tế còn nhiều thiếu xót. Điều đó đã thôi thúc tôi cần phải thực hiện vận dụng đề tài để góp phần đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng.
Qua khảo sát khi chưa áp dụng phương pháp tích hợp vào giảng dạy bộ môn thì nhiều học sinh ngại học, chất lượng làm bài tập, kiểm tra bài cũ và khả năng liên hệ, giải thích hiện tượng thực tế của các em học sinh qua từng năm học còn thấp, cụ thể:
Năm Học
2014 – 2015
(Sĩ số: 44HS)
2015 - 2016
(Sĩ số: 49HS)
2016 - 2017
(Sĩ số: 40HS)
SL
%
SL
%
SL
%
Thái độ môn học
Sợ
20
45.5
23
46.9
18
45.0
Không thích
15
34.1
16
32.7
17
42.5
Bình thường
6
13.6
7
14.3
4
10.0
Thích
3
6.8
3
6.1
1
2.5
Học lực
Yếu, kém
24
54.5
25
51.0
19
47.5
TB
16
36.4
18
36.8
18
45.0
Khá
4
9.1
5
10.2
2
5.0
Giỏi
0
0
1
2.0
1
2.5
Bản thân tôi là một giáo viên trẻ được phân công công tác tại trường THCS Thành Lâm - một trường học vùng cao, với điều kiện còn nhiều khó khăn, thiếu trang thiết bị, không có phòng học bộ môn; đồng thời tất cả học sinh là dân tộc thiểu số với trình độ còn hạn chế, năng lực tư duy chưa cao và sự đầu tư cho học tập của đại đa số gia đình là không có. Vì vậy trong quá trình giảng dạy và học tập gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là với bộ môn thực nghiệm như môn Hóa. Tuy nhiên bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra những hướng đi, cách giải quyết vấn đề sao cho ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ. Trong sáng kiến này tôi xin trình bày những kinh nghiệm của bản thân trong quá trình lồng ghép các kiến thức thực tế và môi trường vào trong giảng dạy góp phần làm giảm sự khô cứng, tăng sinh động cho bài giảng, nâng cao hứng thú học tập của học sinh với bộ môn Hoá học, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và góp phần giáo dục y thức trách nhiệm về vấn đề bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững.
III. Nội dung, biện pháp thực hiện để giải quyết vấn đề: 
1. Nguyên tắc khi giảng dạy theo hướng tích hợp:
	 Khi dạy kiến thức hóa học bất kể từ lĩnh vực nào: cấu tạo nguyên tử, phương trình hóa học, dung dịch, hóa vô cơ hay hữu cơđều liên quan đến kiến thức nhiều môn học hoặc các hiện tượng thực tế. Do đó, trong quá trình dạy học, GV sử dụng kết hợp những câu hỏi mở rộng theo hướng tích hợp sẽ làm cho học sinh chủ động tìm tòi câu trả lời, đồng thời thấy được sự liên hệ giữa các môn học với nhau và tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
	Tuy nhiên để dạy theo cách trên, người giáo viên phải biết chọn những vấn đề quan trọng, mấu chốt nhất của chương trình để giảng dạy. Ngoài ra giáo viên phải chọn lựa các hiện tượng thực tiễn gần gũi, phù hợp với nội dung bài học, tránh việc tích hợp lan man, không trọng yếu
	Nếu người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp sử dụng các hiện tượng thực tiễn không chỉ giúp học sinh chủ động, tích cực say mê học tập mà còn lồng ghép được nhiều nội dung, nhiều hoạt động khác nhau như: bảo vệ môi trường, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức thực tiễn đó đồng thời góp phần hình thành và rèn luyện ở học sinh những kĩ năng cần thiết cho một con người trong thời đại mới. Đây cũng là hướng đi mà ngành giáo dục nước ta đang đẩy mạnh trong các năm gần đây.
	Trong quá trình dạy, giáo viên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày. Để hình thành ở các em thói quen liên hệ từ kiến thức đến thực tiễn, hình thành kĩ năng vận dụng kiến thức vào đời sống.
2. Hình thức giảng dạy tích hợp:
	Trong quá trình dạy học nếu ta chỉ áp dụng một kiểu dạy thì học sinh sẽ nhàm chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học lồng ghép vào nhau;	Giáo viên cũng có thể tích hợp bằng cách thay đổi loại hình hoạt động như khi thì tổ chức trò chơi, khi thì lồng ghép giải thích các hiện tượng thực tế, khi thì đặt ra các tình huống giả định có thể lồng ghép bằng tranh ảnh; các đoạn video; các thí nghiệm vui, thí nghiệm thực tế hoặc kể những mẩu chuyện nhỏ liên quan đến nội dung bài học.
	Thông qua đó vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh vừa tạo được môi trường thoải mái để các em trao đổi từ đó giúp học sinh thêm yêu thích môn học hơn.
2.1. Lồng ghép môi trường vào bài dạy:
	Trong cuộc sống hằng ngày, những hiện tượng thường xuyên bắt gặp như vứt rác bừa bãi, nước thải sinh hoạt, nước thải của các nhà máy xí nghiệp, các khu công nghiệp không qua xử lí được thải ra môi trường...; Việc sử dụng các sản phẩm hóa học trong nông nghiệp (thuốc trừ sâu, trừ cỏ,); khói bụi của các phương tiện giao thông, của các khu công nghiệp,...đã và đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, gây nên biến đổi khí hậu
Giáo viên dạy học bộ môn hóa có thể lồng ghép các hiện tượng đó khi giảng dạy tính chất của một chất cụ thể hoặc khi giảng dạy phần sản xuất các chất, hay ứng dụng của một số chất... Ngoài việc gây sự chú ý của học sinh trong tiết dạy còn giáo dục ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho từng học sinh. Tùy vào thực trạng của từng địa phương mà ta lấy các hiện tượng cho cụ thể và gần gũi với các em.
2.2. Liên hệ thực tế.
Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ thời gian nào trong suốt tiết học. Hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học hoá.
GV có thể đưa học sinh vào “tình huống có vấn đề” bằng cách đặt ra một câu hỏi rất khôi hài hoặc một vấn đề rất bình thường, gần gũi mà thường ngày học sinh vẫn gặp thay cho lời giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này tạo cho học sinh bất ngờ, tò mò từ đó lôi kéo các em vào các hoạt động học tập
Lồng ghép kiến thức thực tế sau khi đã kết thúc bài học hoặc kết thúc một phần có liên quan. Bằng cách này giúp cho học sinh hiểu sâu hơn, ghi nhớ lâu hơn lượng kiến thức đã được tìm hiểu trước đó đồng thời hình thành cho các em thói quen liên hệ kiến thức khi bắt gặp hiện tượng liên quan, các em sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo. 
Liên hệ thực tế cũng có thể được sử dụng thông qua các phản ứng hoá học cụ thể trong bài học. Cách này có thể sẽ mang tính cập nhật, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh mặc dù vấn đề được giải thích có tính chất rất phổ thông. 
Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thường ngày thông qua các bài tập tính toán. Vì muốn giải được bài toán hoá học sinh phải hiểu được nội dung kiến thức cần huy động, hiểu được bài toán yêu cầu gì? Và giải quyết như thế nào? Từ đó có thể giúp cho học sinh củng cố kiến thức hoặc lĩnh hội được vấn đề cần truyền đạt, cần giải thích. 
Tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường ở địa phương, gia đình sau khi đã học bài giảng. Cách này có thể giúp học sinh tự tái tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm hay những lúc bắt gặp hiện tượng, tình huống đó trong cuộc sống. Góp phần phát huy khả năng ứng dụng hoá học vào đời sống thực tiễn.
 Từ hiện tượng thực tiễn, xung quanh đời sống liên hệ với nội dung bài giảng để rút ra những kết luận mang tính quy luật. Khi học xong bất kỳ vấn đề gì học sinh thấy có ứng dụng cho thực tế cuộc sống thì các em sẽ chú ý hơn, hứng thú hơn. Từ đó các em sẽ tìm tòi, chủ động tư duy để tìm hiểu, để nhớ hơn. Do đó mỗi bài học giáo viên nên cố gắng đưa ra một số ứng dụng thực tiễn (nếu có) sẽ lôi cuốn được sự chú ý của học sinh hơn.
 Giáo viên cũng cần chú ý vì cấp độ bộ môn hóa ở THCS chưa tìm hiểu sâu quá trình diễn biến của sự việc hay hiện tượng nên khi sử dụng các hiện tượng hóa học thực tiễn nên khéo léo trong giải thích vấn đề, và phải biết lựa chọn cách giải thích cho phù hợp.
3. Một số ví dụ cụ thể:
Thay cho các câu hỏi thông thường để tránh nhàm chán giáo viên có thể cho HS xem một đoạn video khoảng 3- 4 phút có nội dung liên quan sau đó yêu cầu học sinh giải quyết các vấn đề đặt ra
Ví dụ 1: Bài 29, hóa học 9 – Axit cacbonic và muối cacbonat
Cách thức
Nội dung tích hợp
Nhận xét
 HS theo dõi một đoạn video giới thiệu về động cây Đăng – suối cá thần xã Lương Ngọc, Huyện Cẩm Thủy, Tỉnh Thanh Hóa (nguồn internet, có chỉnh sửa)
→ GV đưa ra câu hỏi
 Em hãy giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động?
- Nội dung video:
 + Vị trí xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
 + Suối cá thần – một điểm đến của khách du lịch
 + Động cây Đăng có nhiều thạch nhũ với nhiều hình thù đẹp mắt
- Giải thích câu hỏi: Thành phần chính của núi đá vôi là CaCO3. Khi gặp nước mưa và khí CO2 trong không khí, CaCO3 chuyển hóa thành Ca(HCO3)2 tan trong nước chảy qua khe đá vào trong hang động. Dần dần Ca(HCO3)2 lại chuyển hóa thành CaCO3 rắn không tan. Quá trình chuyển hóa này xảy ra liên tục, lâu dài tạo nên những khối thạch nhũ với những hình thù khác nhau.
CaCO3+CO2+H2O Ca(HCO3)2
- Thông qua đoạn video học sinh được cung cấp thêm thông tin về địa lí địa phương góp phần làm tăng hiểu biết xã hội
- Việc trả lời câu hỏi giúp các em củng cố thêm kiến thức về tính chất của muối cacbont
- Từ đó học sinh vận dụng để giải thích một số hiện tượng khác trong thực tế như: các mảng bám ở đáy ấm khi đun nấu nước có nhiều đá vôi và cách khắc phục (dùng giấm ăn), giải thích câu tục ngữ: “nước chảy đá mòn” 
Ví dụ 2: Sau khi học xong bài tính chất hóa học của oxit hoặc khi học đến tính chất hóa học của canxi oxit. Gv có thể yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi trong đoạn video sau:
Cách thức
Nội dung tích hợp
Nhận xét
HS quan sát đoạn video 2 – 3 phút: thí nghiệm về sự hô hấp của cây xanh:
 - Có 2 chuông thủy tinh A, B. Đặt vào chuông A chậu cây và cốc nước vôi trong; Đặt vào chuông B một cốc nước vôi trong. Sau thời gian thí nghiệm
→ Em hãy cho biết, cốc nước vôi trong có thay đổi gì? Giải thích sự thay đổi đó?
 - Cây hô hấp thải ra khí CO2
 - CO2 sinh ra làm đục nước vôi trong do xảy ra phản ứng giữa CO2 với Ca(OH)2 tạo kết tủa trắng là CaCO3
CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3↓ + H2O
 - Liên hệ: không đặt các chậu cây trong phòng ngủ vào buổi tối vì dễ gây ngạt
- Thông qua đoạn video và trả lời câu hỏi học sinh được củng cố kiến thức về sự hô hấp ở cây xanh (sinh học 6), tính chất hóa học của oxit axit, oxit bazơ (hóa học 9)
- Học sinh liên hệ thực tế để bảo vệ sức khỏe
Ví dụ 3: Khi học về tính chất của muối NaCl (Bài 10 – Một số muối quan trọng - Hóa học 9), Gv có thể mở rộng kiến thức và thay đổi không khí học tập bằng đoạn video sau:
Cách thức
Nội dung tích hợp
Nhận xét
HS xem đoạn video cách luộc món rau muống
→ Em hãy giải thích vai trò của muối trong khi luộc rau?
 - Quy trình thực hiện món rau muống luộc: sơ chế (nhặt bỏ phần già, sâu, úa..; rửa sạch; cắt ngắn), đun sôi nước cho rau vào luộc chín (cho thêm chút muối ăn); trình bày
 - Yêu cầu kĩ thuật: rau luộc xanh, giòn, trình bày đẹp
* Giải thích: Muối ăn (NaCl) dễ hòa tan trong nước, đặc biệt là nước nóng; nước muối có nhiệt độ sôi cao hơn so với nước nên làm rau nhanh chín . Do đó giữ được độ xanh tự nhiên và độ giòn của rau.
- HS được củng cố kiến thức về các phương pháp chế biến món ăn đã được học trong bộ môn công nghệ 6 (món luộc) đồng thời được cung cấp thêm kiến thức mở rộng về muối ngoài ra giải thích được hành động trong thực tế
- Thông qua đó góp phần hình thành ở các em kĩ năng nội trợ
	Ví dụ 4: Không khí – sự cháy (bài 28, hóa học 8) hoặc Dầu mỏ và khí thiên nhiên (bài 40, hóa học 9)
Cách thức
Nội dung tích hợp
Nhận xét
- GV đưa ra câu hỏi sau:
 Vì sao không dùng nước để dập tắt đám cháy do xăng dầu?
- HS vận dụng kiến thức để trả lời 
- GV cung cấp thêm các kiến thức liên quan về kỹ năng thoát hiểm trong đám cháy
 - Do xăng, dầu nhẹ hơn nước, nổi trên mặt nước sẽ tiếp xúc với oxi trong không khí và tiếp tục cháy; đồng thời xăng, dầu loang rộng trên mặt nước nên làm lan rộng đám cháy
 - Có thể dùng cát, đất, chăn chùm kín (đối với đám cháy nhỏ), bình cứu hỏa. Tuyệt đối không dùng nước
 - Khi phát hiện có đám cháy xảy ra cần bình tĩnh và thực hiện các biện pháp thoát hiểm như sau: 
+ Tìm cách thông báo cho những người xung quanh
+ Đi khom lưng hoặc bò dưới đất để thoát khỏi đám cháy; đóng các cửa trên đường di chuyển
+ Dùng khăn ướt, chăn ướt chùm kín khi chạy qua đám cháy
+ Khi bị bén lửa lăn nhiều vòng dưới đất
+ Đóng hết các của lớn, cửa sổ để cô lập đám cháy....[8]
- HS được củng cố kiến thức về sự cháy (điều kiện phát sinh, nguyên tắc dập tắt đám cháy), tính chất của dầu mỏ
- Mở rộng kiến thức và góp phần rèn luyện kĩ năng dập tắt đám cháy, kĩ năng thoát hiểm khi có sự cháy diễn ra
	Ví dụ 5: Bài 27 - Hóa học 9: Cacbon.
Cách thức
Nội dung tích hợp
Nhận xét
Sau khi học xong phần tính chất hóa học của Cacbon, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:
Trong thực tế, để sưởi ấm về mùa đông người ta thường đốt một chậu than trong nhà và đóng kín cửa để giữ ấm nhiệt độ căn phòng. Em hãy cho biết cách làm đấy đúng hay sai? Vì sao?
- HS vận dụng kiến thức để trả lời
- GV có thể yêu cầu HS trình bày những hiểu biết về triệu chứng, cách sơ cứu người bị ngạt
- GV cung cấp thêm thông tin 
 - Quá trình ủ than có các phản ứng xảy ra: C + O2 to CO (

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_tich_hop_hoa_hoc_voi_doi_song_va_moi_truong_nha.doc