SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua bài axit sunfuric- Muối sunfat (Hóa học lớp 10 – chương trình cơ bản)

SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua bài axit sunfuric- Muối sunfat (Hóa học lớp 10 – chương trình cơ bản)

 Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đã đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực ”[10]. Như vậy, mục tiêu thay đổi thì phương pháp dạy học phải thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, dạy học theo hướng phát triển năng lực là phương pháp dạy học đang được đặt ra trong các nhà trường hiện nay.

 Hóa học là một bộ môn khoa học thực nghiệm nên có điều kiện thuận lợi để đổi mới dạy học và đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Trong chương trình hóa học phổ thông, tôi nhận thấy bài Axit sunfuric – Muối sunfat có nhiều dạng bài tập được ra trong các kì thi THPT quốc gia. Và nhiều học simh vẫn còn lúng túng khi gặp các bài liên quan đến tình huống thực tiễn. Một phần do nhiều giáo viên ngại đổi mới vẫn chỉ sử dụng các phương pháp truyền thống: thuyết trình, đàm thoại hoặc giáo viên lúng túng áp dụng phương pháp dạy học mới, hiện đại. Nhằm góp phần dạy học có hiệu quả phần Axit sunfuric – Muối sunfat trong chương trình hóa học THPT, tôi chọn đề tài “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua bài Axit sunfuric – Muối sunfat (hóa học lớp 10 – chương trình cơ bản)”.

 

doc 24 trang thuychi01 22665
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua bài axit sunfuric- Muối sunfat (Hóa học lớp 10 – chương trình cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT LÊ HOÀN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH QUA BÀI AXIT SUNFURIC- MUỐI SUNFAT (HÓA HỌC LỚP 10 – CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN)
 Người thực hiện: Đỗ Thị Bích
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
	Trang
I. Mở đầu ......................................................................2	 I.1. Lí do chọn đề tài ............................. .............2	 
 I.2. Mục đích nghiên cứu.....................................	2
 I.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................... ...........	2
 I.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................. .........3	II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm......................................................... ....	 3
 II.1. Cở sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm................................................ 3
 II.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm .............4
 II.3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.......................................................... 5
 II.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm......................................................15
III. Kết luận và kiến nghị...............................................................................16	 	
I. MỞ ĐẦU
I.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đã đặt ra những yêu cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực”[10]. Như vậy, mục tiêu thay đổi thì phương pháp dạy học phải thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, dạy học theo hướng phát triển năng lực là phương pháp dạy học đang được đặt ra trong các nhà trường hiện nay. 
 Hóa học là một bộ môn khoa học thực nghiệm nên có điều kiện thuận lợi để đổi mới dạy học và đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Trong chương trình hóa học phổ thông, tôi nhận thấy bài Axit sunfuric – Muối sunfat có nhiều dạng bài tập được ra trong các kì thi THPT quốc gia. Và nhiều học simh vẫn còn lúng túng khi gặp các bài liên quan đến tình huống thực tiễn. Một phần do nhiều giáo viên ngại đổi mới vẫn chỉ sử dụng các phương pháp truyền thống: thuyết trình, đàm thoại hoặc giáo viên lúng túng áp dụng phương pháp dạy học mới, hiện đại. Nhằm góp phần dạy học có hiệu quả phần Axit sunfuric – Muối sunfat trong chương trình hóa học THPT, tôi chọn đề tài “Dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh qua bài Axit sunfuric – Muối sunfat (hóa học lớp 10 – chương trình cơ bản)”. 
I.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 - Tạo lòng yêu thích môn hóa học
 - Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, năng lực thực hành của học sinh khi học bài axit sunfuric-muối sunfat
 - Phát huy năng lực vận dụng tri thức về tính chất của axit sunfuric-muối sunfat trong những tình huống thực tiễn.
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu những năng lực chung, năng lực chuyên biệt trong môn Hóa học và các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua môn hóa học nói chung và bài axit sunfuric-muối sunfat nói riêng.
I.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 - Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết: Nghiên cứu tài liệu về năng lực học sinh và phát triển năng lực học sinh thông qua môn hóa học; phương pháp dạy học môn hóa học theo định hướng phát triển năng lực học sinh và tài liệu đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong môn hóa học.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh thông qua các câu hỏi, bài kiểm tra.
 - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê để xử lí số liệu và rút kinh nghiệm cho bài sau.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 II.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Khái niệm năng lực 
Khái niệm năng lực được hiểu như sau:
 “ Khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và sự đam mê để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống” (Theo Québec- Ministere de l’Eduction, 2004) [8].
2. Khái niệm năng lực chung và năng lực chuyên biệt trong môn hóa học
* Năng lực chung 
 Năng lực chung là năng lực cơ bản, thiết yếu, cốt lõi làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp[6]. 
Năng lực chung bao gồm:
- Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí. 
- Nhóm năng lực về quan hệ xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. 
- Nhóm năng lực công cụ: Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán.
* Năng lực chuyên biệt trong môn Hóa học
 Năng lực chuyên biệt là năng lực được hình thành và phát triển trên cở sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt cho một lĩnh vực/môn học nào đó [11]. 
Năng lực chuyên biệt trong môn hóa học bao gồm :
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học. 
- Năng lực tính toán. 
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống.
- Năng lực sáng tạo[9].
3. Phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực trong môn hóa học
3.1. Quan điểm, tư tưởng cơ bản dạy học trong các bài lên lớp (tiết học) môn hóa học theo định hướng phát triển năng lực
 Quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực - đó là đặt người học vào vị trí trung tâm của quá trình dạy học, xem cá nhân người học, với những phẩm chất và năng lực riêng của mỗi người, vừa là chủ thể vừa là mục đích cuối cùng của quá trình đó, phấn đấu cá thể hóa quá trình học tập, để cho tiềm năng của mỗi cá nhân được phát triển tối ưu.
3.2. Xác định các phương pháp dạy học để phát triển năng lực học sinh trong giờ dạy hóa học
Một số phương pháp dạy học đặc trưng cho môn hóa học :
a) Sử dụng thí nghiệm và các phương tiện trực quan khác trong dạy học hoá học.
 Sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học là một trong những cách tích cực hóa hoạt động dạy và học. Trong đó thí nghiệm là một trong các phương tiện trực quan quan trọng với môn hóa học.
b) Tăng cường xây dựng và sử dụng bài tập hóa học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh
 + Bài tập giải thích hiện tượng thí nghiệm, thực tế.
 + Bài tập sử dụng hình vẽ, sơ đồ.
+ Bài tập gắn với bối cảnh thực tiễn.
II.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Người dạy 
 Hầu hết giáo viên chỉ quan tâm đến việc phải truyền đạt cho hết kiến thức đã quy định trong chương trình và SGK. Nội dung dạy học thiết kế chú trọng đến hệ thống kiến thức lí thuyết. Đa số giáo viên thuyết trình, giảng giải, tuy giáo viên có sử dụng phương pháp phát vấn nhưng mới chỉ dừng lại phát vấn tái hiện. 
 Đặc biệt, khi dạy phần tính chất hóa học của axit sunfuric đặc (phần trọng tâm của bài học), nhiều giáo viên chỉ thuyết trình thông báo cho học sinh biết sau đó giáo viên lấy các ví dụ minh họa. Hoặc có một số giáo viên dẵn dắt học sinh nghiên cứu tính oxi hóa mạnh của axit sunfuric đặc bằng cách cho học sinh xác định số oxi hóa của lưu huỳnh trong H2SO4, rồi đưa ra kết luận. Điều đó khiến cho học sinh sẽ không chắc chắn về kiến thức tính chất hóa học của axit sunfuric loãng và đặc.
2. Người học	
 Qua việc theo dõi sự tiếp thu kiến thức của học sinh qua việc trả lời các câu hỏi trên lớp và tinh thần, thái độ trong học tập kết hợp phát phiếu điều tra ở lớp 10A1 và 10A4 của Trường THPT Lê Hoàn năm học 2015- 2016, tôi đã tổng hợp được kết quả (phần phụ lục).
Qua kết quả khảo sát, tôi rút ra một số nhận xét sau: 
- Đa số học sinh nắm được về tính chất vật lý của axit, tính chất hóa học axit sunfuric loãng, và muối sunfat. Phần lớn học sinh không nắm được tính chất hóa học của axit sunfuric đặc (phần trọng tâm). 
- Qua kết quả khảo sát còn cho thấy tình hình dạy học của giáo viên và tiếp thu bài Axit sunfuric – Muối sunfat của học sinh trong nhà trường THPT hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đáng bàn . Nhiệm vụ của chúng ta là tìm ra một hướng đi tích cực và phù hợp để phát huy được năng lực của người học.
II.3. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
II.3.1. Xác định những năng lực cần phát triển cho học sinh qua việc dạy bài Axit sunfuric – Muối sunfat
a) Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
 Qua bài học “Axit sunfuric – Muối sunfat”, học sinh sẽ nghe và hiểu được thuật ngữ : “axit sunfuric”, “muối sunfat”; biết qui tắc gọi tên các muối sunfat và biểu diễn được công thức phân tử, công thức cấu tạo của axit sunfuric, muối sunfat, hay các phương trình hóa học của axit sunfuric, muối sunfat. Các em có thể nêu được các hiện tượng thí nghiệm, trình bày cách giải thích từ đó rút ra kết luận.
b) Năng lực thực hành hóa học
 Thí nghiệm hóa học giúp hình thành cho học sinh kĩ năng tư duy thí nghiệm, kĩ năng quan sát, kĩ năng thực hành và kĩ năng dùng lí thuyết để đi sâu giải thích bản chất của hiện tượng quan sát được. Bao gồm:
Thí nghiệm pha loãng axit sunfuric đặc. 
Thí nghiệm axit sunfuric đặc tác dụng với đồng.
Thí nghiệm cho axit sunfuric đặc vào đường saccarozơ.
Thí nghiệm cho dung dịch BaCl2 lần lượt tác dụng với dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4 loãng.
c) Năng lực giải quyết vấn đề
 Học sinh có thể phát hiện và giải quyết được các tình huống có vấn đề xảy ra trong học tập như: 
 Vấn đề: axit sunfuric đặc tác dụng được với đồng (kim loại đứng sau hiđro).
 Vấn đề: Khi cho axit sunfuric đặc vào cốc đựng đường saccarozơ. Tại sao đường chuyển thành màu đen? Tại sao khối đen bị đẩy trào ra ngoài cốc? 
 Vấn đề xảy ra trong thực tiễn như: Vì sao không nên đổ nước vào axit sunfuric đậm đặc mà phải rót từ từ axit sunfuric đậm đặc vào nước?
Tại sao cần cẩn thận khi tiếp xúc với axit sunfuric đặc?
d) Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
 Dựa vào các kiến thức đã được học, HS biết cách pha loãng axit sunfuric đặc. Khi tiếp xúc với axit sunfuric biết cần phải thận trọng. Hay khi vận chuyển axit sunfuric đặc thì người ta thường dùng các thùng sắt... Dùng axit sunfuric đặc có thể làm khô một số khí.
Học sinh biết được axit sunfuric được sản xuất trong công nghiệp như thế nào, học sinh hiểu được trong công nghiệp tại sao người ta không sản xuất H2SO4 từ nguyên liệu là H2S hay tại sao lại dùng H2SO4 98% để hấp thụ SO3 mà không dùng H2O? Học sinh biết được các ứng dụng của axit sunfuric trong thực tế, là hóa chất hàng đầu được dùng trong nhiều nghành sản xuất (trong sản xuất thuốc trừ sâu, phân bón, chất giặt rửa tổng hợp, chất dẻo).
e) Năng lực tính toán
 Vận dụng thành thạo phương pháp bảo toàn (bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích, bảo toàn electron...) và phương pháp đại số trong việc tính toán giải các dạng bài tập axit sunfuric.
II.3.2. Phương pháp và kĩ thuật dạy bài axit sunfuric - muối sunfat theo định hướng phát triển năng lực
 Để phát huy được năng lực của người học, khi dạy bài axit sunfuric - muối sunfat , người dạy cần vận dụng tổng hợp, phù hợp và có các phương pháp, kĩ thuật dạy học đặc biệt là các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên, tùy từng đối tượng học sinh cụ thể, giáo viên cần hết sức linh hoạt trong việc lựa chọn các phương pháp, biện pháp thích hợp trong dạy bài axit sunfuric - muối sunfat để đạt được kết quả tốt nhất.
1. Phương pháp phát hiện - giải quyết vấn đề
 Theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, GV đặt ra cho HS một bài toán nhận thức, HS tiếp nhận mâu thuẫn nhận thức đó và biến thành mâu thuẫn nội tại của bản thân, có nhu cầu muốn giải quyết mâu thuẫn đó, tạo động cơ suy nghĩ, học tập. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề, qua đó rút ra kiến thức cần lĩnh hội đồng thời dần hình thành kĩ năng nhận ra vấn đề và phương pháp suy nghĩ, thực hiện giải quyết vấn đề.
* ) Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề khi nghiên cứu tính chất hóa học của axit H2SO4 đặc .
1. GV cho tái hiện kiến thức cũ có liên quan: Axit tác dụng với kim loại (đứng trước H trong dãy hoạt động) tạo thành muối và khí H2.
2. Làm xuất hiện mâu thuẫn: GV làm thí nghiệm biểu diễn về tác dụng của axit sunfuric đặc nóng với Cu.
3. Phát biểu vấn đề: H2SO4 đặc nóng tác dụng được với kim loại Cu. Axit sunfuric đặc nóng còn có những tính chất của axit không hay có thêm những tính chất gì mới?
4. Giải quyết vấn đề: Học sinh từng bước giải quyết vấn đề dựa vào các câu hỏi gợi ý của giáo viên (- Dự đoán sản phẩm tạo thành? Viết và cân bằng PTPƯ?
- Xác định số oxi hoá của S trong các phản ứng đó? Vai trò của axit sunfuric?
- Rút ra kết luận về tính chất hoá học của dung dịch axit sunfuric đặc nóng? ) 
GV hướng dẫn HS rút ra kết luận: H2SO4 đặc có tính chất đặc biệt là tính oxi hóa mạnh (do tác nhân oxi hóa S+6), tác dụng hầu hết các kim loại (trừ Au, Pt).
*) Tạo ra tình huống có vấn đề (tình huống vận dụng) khi dạy về tính chất vật lý của axit sunfuric
 Vì sao khi muốn pha loãng axít H2SO4 đặc không nên đổ nước vào axit mà nên rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ ? 
2. Phương pháp nghiên cứu
Theo phương pháp nghiên cứu thì thí nghiệm hóa học được dùng là nguồn kiến thức để HS nghiên cứu tìm tòi, là phương tiện xác định tính đúng đắn của các giả thuyết khoa học đưa ra. Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp này không những dạy HS cách tư duy độc lập, sáng tạo và có kĩ năng nghiên cứu tìm tòi mà còn giúp HS nắm kiến thức vững chắc, sâu sắc và phong phú cả về lí thuyết lẫn thực tế.
*) Tiến hành sự nghiên cứu tính chất vật lý của axit sunfuric
 GV cho học sinh quan sát bình đựng axit sunfuric đặc, yêu cầu học sinh quan sát và từ đó cho biết một số tính chất vật lý của axit sunfuric?.
 GV làm thí nghiệm hòa tan axit sunfuric đặc vào nước.
Hỏi:
+ Nhận xét khả năng tan của axit sunfuric trong nước?
+ Nhận xét nhiệt độ của ống nghiệm; từ đó rút ra kết luận quá trình hòa tan axit vào nước ứng tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
*) Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu khi cho học sinh nghiên cứu tính háo nước của axit sunfuric đặc
 GV đặt vấn đề: ngoài tính oxi hóa mạnh, axit sunfuric còn thể hiện tính chất đặc biệt nào khác nữa không? 
 GV SHSbiểu diễn thí nghiệm: cho axit sunfuric đặc vào đường saccarozơ.
HS quan sát, mô tả các hiện tượng thí nghiệm, phân tích hiện tượng rồi rút ra kết luận dựa vào các câu hỏi trong bài toán nhận thức GV đưa ra.
 + Hãy quan sát thí nghiệm và cho biết hiện tượng xảy ra?
+ Màu đen xuất hiện chứng tỏ có sản phẩm là gì? 
+ Axit sunfuric đặc thể hiện tính chất gì qua thí nghiệm trên? Có phải tính oxi hoá không?
+ Tại sao lượng cacbon sinh ra bị đẩy ra ngoài ống nghiệm?
 + Viết các PTPƯ xảy ra?
+ Hãy dự đoán xem nếu da thịt tiếp xúc với axit sunfuric đặc sẽ xảy ra hiện tượng gì?
*) Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu khi học sinh tìm hiểu cách nhận biết ion sunfat (SO42-).
GV yêu cầu: 
- Nêu nguyên tắc chung để nhận biết các chất?
- Quan sát thí nghiệm sau: GV làm thí nghiệm hoặc chiếu hình ảnh thí nghiệm dd Na2SO4 tác dụng với dd BaCl2 và thí nghiệm dd H2SO4 tác dụng với dd BaCl2.
HS trả lời các câu hỏi:
+ Nêu hiện tượng? Viết PTPƯ xảy ra? 
+ Từ đó rút ra được phản ứng đặc trưng dùng để nhận biết axit sunfuric và ion sunfat?
3. Phương pháp đàm thoại tìm tòi (đàm thoại gợi mở)
Vấn đáp tìm tòi (hay đàm thoại phát hiện, đàm thoại gợi mở) là pp mà giáo viên đặt ra những câu hỏi có tính chất vấn đề gây cho HS gặp phải tình huống có vấn đề và qua đó họ có nhu cầu phải lĩnh hội tri thức mới để giải quyết vấn đề đó. Phương pháp này kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức của HS và bồi dưỡng cho HS cách diễn đạt bằng lời những vẫn đề khoa học một cách chính xác, đầy đủ, xúc tích; giúp GV và HS thu được tín hiệu ngược để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học kịp thời.
*) Sử dụng phương pháp đàm thoại tìm tòi khi dạy phần tính chất oxi hóa mạnh của axit sunfuric đặc.
GV đưa ra tình huống: chúng ta đã biết axit H2SO4 loãng không tác dụng với kim loại đứng sau H trong dãy hoạt động.
Vậy axit H2SO4 đặc nóng có tác dụng với kim loại Cu (Cu đứng sau H trong dãy hoạt động) hay không?
GV làm thí nghiệm biểu diễn về tác dụng của axit sunfuric đặc nóng với Cu.
GV đưa ra hệ thống câu hỏi để HS trả lời:
- Quan sát, nêu hiện tượng của thí nghiệm trên?
- Dự đoán sản phẩm tạo thành? Viết và cân bằng PTPƯ?
- Xác định số oxi hoá của S trong phản ứng đó? Vai trò của axit sunfuric?
- Rút ra kết luận về tính chất hoá học của dung dịch axit sunfuric đặc nóng? 
*) Sử dụng phương pháp đàm thoại tìm tòi khi dạy phần tính háo nước của axit sunfuric đặc.
GV nêu vấn đề: ngoài tính oxi hóa mạnh, axit sunfuric còn thể hiện tính chất đặc biệt nào nữa không?
 GV: Làm thí nghiệm H2SO4 đặc tác dụng với đường saccazozơ.
HS lần lượt trả lời hệ thống câu hỏi mà GV đưa ra: 
+ Hãy quan sát thí nghiệm và cho biết hiện tượng xảy ra?
+ Màu đen xuất hiện chứng tỏ có sản phẩm là gì? 
+ Axit sunfuric đặc thể hiện tính chất gì qua thí nghiệm trên? Có phải tính oxi hoá không?
+ Tại sao lượng cacbon sinh ra bị đẩy ra ngoài ống nghiệm?
 + Viết các PTPƯ xảy ra?
+ Hãy dự đoán xem nếu da thịt tiếp xúc với axit sunfuric đặc sẽ xảy ra hiện tượng gì?
GV lưu ý HS cần cẩn thận khi tiếp xúc với axit sunfuric đặc
GV đưa ra bài tập vận dụng:
 Axit sunfuric đặc thường được dùng để làm khô các chất khí ẩm. Khí nào dưới đây có thể được làm khô nhờ axit sunfuric đặc?
A. Khí CO2 B. Khí H2S C. Khí NH3 D. Khí HI
 HS: đáp án A
4. Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ
 Trong dạy học hợp tác, giáo viên tổ chức cho HS thành những nhóm nhỏ để học sinh cùng nhau thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong một thời gian nhất định. Trong nhóm, dưới sự chỉ đạo của nhóm trưởng, học sinh kết hợp giữa làm việc cá nhân, làm việc theo cặp, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác cùng nhau trong nhóm.
 Khi nghiên cứu về tính chất hóa học của H2SO4 đặc , GV có thể chia học sinh thành 4 nhóm, làm hai nhiệm vụ sau:
Hoàn thành các phương trình phản ứng sau, cho biết trong mỗi phản ứng axit sunfuric thể hiện tính chất gì?
Nhóm 1,3: FeO + H2SO4 loãng 
 FeO + H2SO4 đặc 
Nhóm 2,4 : Fe2O3 + H2SO4 loãng 
 Fe2O3 + H2SO4 đặc 
 Hay khi cho học sinh tìm hiểu phương pháp sản xuất axit sufuric trong công nghiệp, giáo viên có thể chia học sinh thành 4 nhóm, tất cả các nhóm đều thực hiện một nhiệm vụ chung là:
 - Trong công nghiệp axit sunfuric được sản xuất theo phương pháp nào? Gồm mấy giai đoạn?
 - Gọi tên các giai đoạn và viết PTPƯ minh họa (ghi rõ điều kiện phản ứng)?
 - Tại sao không sản xuất H2SO4 từ nguyên liệu là H2S?
 - Tại sao lại dùng H2SO4 98% để hấp thụ SO3 mà không dùng H2O?
GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM DẠY BÀI AXIT SUNFURIC – MUỐI SUNFAT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
 Trên cơ sở xây dựng phương pháp dạy bài Axit sunfuric – Muối Sunfat theo định hướng phát triển năng lực, tôi thiết kế giáo án thể nghiệm nhằm cụ thể hóa những vấn đề lý thuyết đã được trình bày ở phần một. Bài dạy Axit sunfuric – Muối Sunfat (chương trình 10 cơ bản) gồm 2 tiết, ở đây tôi xin trình bày tiết 1
 Bài 33.	AXIT SUNFURIC VÀ MUỐI SUNFAT (tiết 1)	 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Biết được: Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4.
Hiểu được: 
 - H2SO4 có tính axit mạnh (tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu...).
- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất).
 2. Kĩ năng
 Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, viết phương trình hóa học, giải bài tập.
3. Tình cảm, thái độ: Tạo hứng thú cho học sinh. 
4. Phát triển năng lực
Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_day_hoc_theo_dinh_huong_phat_trien_nang_luc_hoc_sinh_qu.doc