SKKN Dạy học theo chủ đề “vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên” chương trình Địa lí 12 – Ban cơ bản
Đổi mới dạy học nói chung, dạy học môn Địa lí nói riêng là nhiệm vụ rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay học sinh ít hứng thú với môn học, học sinh chỉ tập trung học môn học Địa lí khi chuẩn bị cho kỳ kiểm tra hoặc ôn thi.
Cần khẳng định rằng, mục tiêu giáo dục hiện nay của chúng ta đã bắt đầu chuyển hướng sang chú trọng tới định hướng phát triển năng lực học sinh. Trước đây và hiện nay, trong chương trình giảng dạy tại các trường THPT vẫn dạy theo mô hình dạy học theo từng bài tương ứng với phương pháp dạy học truyền thống, chủ yếu là giáo viên thuyết trình, học sinh lĩnh hội. Bản thân là một giáo viên, tôi nhận thấy phương pháp dạy học đấy không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp đa chiều, liên môn. Do đó, hệ quả là buộc chúng ta phải xây dựng các chủ đề để tiến hành dạy học. Việc xây dựng các chủ đề trong dạy học là mở đường cho giáo viên và học sinh tiếp cận với kiến thức theo một hướng khác. Không phải là sự thụ động mà là chủ động của học sinh. Không phải là sự tiếp nhận kiến thức sau khi học mà có thể là ngay khi làm nhiệm vụ học để có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và định hướng phát triển năng lực cho học sinh.
Từ những lý do trên, trong quá trình giảng dạy, bằng những kinh nghiệm thực tế của bản thân, tôi đã xây dựng sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Dạy học theo chủ đề “Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên” chương trình địa lí 12 - Ban cơ bản”
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THANH HÓA Trường THPT chuyên Lam Sơn -----------c { d----------- DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ “VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN” CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 12 – BAN CƠ BẢN Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Địa lí THANH HÓA, NĂM 2017 MỤC LỤC NỘI DUNG Trang I. MỞ ĐẦU I.1. Lí do chọn đề tài I.2. Mục đích nghiên cứu I.3. Đối tượng nghiên cứu I.4. Phương pháp nghiên cứu II. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM II.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm II.2. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện II.3. Giải pháp dạy học theo chủ đề II.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ III.1. Kết luận III.2. Kiến nghị PHỤ LỤC Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3 Phụ lục 4 Phụ lục 5 Phụ lục 6 2 2 2 2 3 3 4 7 9 9 10 11 11 12 14 16 18 19 I. MỞ ĐẦU I.1. Lí do chọn đề tài. Đổi mới dạy học nói chung, dạy học môn Địa lí nói riêng là nhiệm vụ rất cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay học sinh ít hứng thú với môn học, học sinh chỉ tập trung học môn học Địa lí khi chuẩn bị cho kỳ kiểm tra hoặc ôn thi. Cần khẳng định rằng, mục tiêu giáo dục hiện nay của chúng ta đã bắt đầu chuyển hướng sang chú trọng tới định hướng phát triển năng lực học sinh. Trước đây và hiện nay, trong chương trình giảng dạy tại các trường THPT vẫn dạy theo mô hình dạy học theo từng bài tương ứng với phương pháp dạy học truyền thống, chủ yếu là giáo viên thuyết trình, học sinh lĩnh hội. Bản thân là một giáo viên, tôi nhận thấy phương pháp dạy học đấy không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp đa chiều, liên môn. Do đó, hệ quả là buộc chúng ta phải xây dựng các chủ đề để tiến hành dạy học. Việc xây dựng các chủ đề trong dạy học là mở đường cho giáo viên và học sinh tiếp cận với kiến thức theo một hướng khác. Không phải là sự thụ động mà là chủ động của học sinh. Không phải là sự tiếp nhận kiến thức sau khi học mà có thể là ngay khi làm nhiệm vụ học để có thể phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Từ những lý do trên, trong quá trình giảng dạy, bằng những kinh nghiệm thực tế của bản thân, tôi đã xây dựng sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Dạy học theo chủ đề “Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên” chương trình địa lí 12 - Ban cơ bản” I.2. Mục đích nghiên cứu. - Giúp giáo viên có nhận thức và hướng đi tích cực khi xây dựng kế hoạch dạy học cũng như tổ chức các chuỗi hoạt động học tập của học sinh có thể thực hiện ở trên lớp hay thực hiên ở nhà, qua đó giáo viên có thêm quỹ thời gian để ôn tập rèn kỹ năng, củng cố kiến thức cho học sinh. - Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ học tập; kỹ năng tích cực, chủ động, sáng tạo hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; kỹ năng trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập. I.3. Đối tượng nghiên cứu. Sáng kiến tập trung vào nghiên cứu việc tổ chức dạy học theo chủ đề môn địa lí lớp 12: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên. Đối tượng thực hiện là: - Giáo viên trong việc giảng dạy môn Địa lí. - Học sinh trong việc học tập. I.4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Dựa vào chương trình, Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xây dựng kế hoạch dạy học. - Phương pháp nghiên cứu thực tế: Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau (sách, báo, truy cập Internet, trải nghiệm thực tế) - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp: Từ các tài liệu thu thập được kết hợp với kiến thức trong chương trình sách giáo khoa tiến hành phân tích, xử lý để hoàn thành kế hoạch giảng dạy. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM II.1. Cơ sở của sáng kiến kinh nghiệm. Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề, có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn. Dạy học theo chủ đề có những ưu điểm sau: - Học sinh là trung tâm trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, chủ động hỗ trợ, hợp tác lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Trình độ nhận thức của học sinh có thể đạt được ở mức độ cao: Phân tích, tổng hợp, đánh giá. - Kết thúc một chủ đề học sinh có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ và khác với nội dung trong sách giáo khoa. - Kiến thức gần gũi với thức tiễn mà học sinh đang sống hơn do yêu cầu cập nhật thông tin khi thực hiện chủ đề. - Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ đề thường vượt ra ngoài khuôn khổ nội dung cần học do quá trình tìm kiếm, xử lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chính thức của học sinh. - Có thể hướng tới, bồi dưỡng các kĩ năng làm việc với thông tin, tăng khả năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác giữa các thành viên để giải quyết nhiệm vụ học tập. II. 2. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Để thực hiện kế hoạch dạy học theo chủ đề, tôi đã thực hiện các bước sau: Bước 1: Nghiên cứu chương trình địa lí theo chuẩn, sắp xếp các tiết học có nội dung liên quan với nhau để lập thành một chủ đề hoặc chuyên đề. Bước 2: Từ các chủ đề đã được xác lập, tiến hành thảo luận xây dựng kế hoạch tổng thể cho việc thiết kế tiến trình dạy học. Bước 3: Tổ chức hoạt động dạy học Trên cơ sở các chủ đề/chuyên đề đã được xây dựng, giáo viên tổ chức hoạt động học tập thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập với yêu cầu sau: - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sáng thực hiện nhiệm vụ. - Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả, không có học sinh bị bỏ quên. - Báo cáo kết quả và thảo luận: hình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập, và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí. Bước 4. Tiến hành tổ chức dạy học trên lớp. II.3. Giải pháp dạy học theo chủ đề. Sau đây, tôi sẽ đưa ra một ví dụ minh họa về tiết học dạy học theo chủ đề trong chương trình địa lí lớp 12. CHỦ ĐỀ: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN Tiêu đề bài dạy Chủ đề: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên Tóm tắt bài dạy Chủ đề “Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên” được gộp bởi 2 bài: Bài 14 và Bài 15 trong chương trình SGK Địa lí 12. Trong khuôn khổ chủ đề này, học sinh sẽ được tìm hiểu về 4 nội dung chính: - Nội dung 1: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Nội dung 2: Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng tránh. - Nội dung 3: Vấn đề bảo vệ môi trường. - Nội dung 4: Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Thông qua bài học học sinh sẽ được chủ động tham gia vào các hình thức tổ chức hoạt động nhóm, tích cực chủ động tìm kiếm thông tin, đa dạng hóa hoạt động báo cáo; tăng khả năng ứng dụng CNTT và trải nghiệm thực tế trong vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường ở địa phương. Lớp triển khai thực hiện Lớp 12N, Trường THPT chuyên Lam Sơn. 4. Thời gian thực hiện Chủ đề “ Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên” được thực hiện trong 2 tiết: 01 tiết học sinh tự nghiên cứu ở nhà; 1 tiết học trên lớp. 5. Giáo án CHỦ ĐỀ: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN Số tiết: 2 tiết (01 tiết học sinh tự nghiên cứu ở nhà, 01 tiết học trên lớp) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra đã phá hoại sản xuất, gây thiệt hại về người và của (Bão, lũ, ngập úng, hạn hán, động đất) - Phân tích được sự suy thoái tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, đất; một số nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. - Phân tích được các vấn đề bảo vệ môi trường. - Trình bày được chiến lược, chính sách về tài nguyên và môi trường của Việt Nam 2. Kỹ năng - Phân tích bảng số liệu, biểu đồ, đánh giá nhận xét. - Vận dụng các biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường ở địa phương. - Viết và trình bày báo cáo. 3. Thái độ: Có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực sử dụng CNTT - Năng lực hợp tác - Năng lực giao tiếp - Năng lực tự học - Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. - Năng lực sử dụng hình ảnh, bản đồ, video, II. Bảng mô tả các năng lực cần phát triển Nội dung chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Nội dung 1: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tài nguyên Suy giảm tài nguyên rừng, số lượng loài động vật và thực vật; hiện trạng sử dụng đất Sự suy giảm của các tài nguyên ảnh hưởng đến môi trường và đời sống con người như thế nào Nhận xét bảng số liệu thống kê để rút ra nhận xét cần thiết về hiện trạng sử dụng tài nguyên Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ:(Đưa ra được nguyên nhân, các giải pháp và hành động cụ thể để bảo vệ môi trường). Nội dung 2: Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống Nhận biết được một số thiên tai chủ yếu ở nước ta Hậu quả của thiên tai đối với đời sống, sản xuất. - Xây dựng được sơ đồ tư duy về các thiên tai ở Việt Nam. - Năng lực học tập tại thực địa (Khảo sát, thu thập, xử lý số liệu về các thiên tai ở địa phương) - Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ (Đưa ra các giải pháp phòng chống thiên tai ở địa phương) Nội dung 3: Vấn đề bảo vệ môi trường Khái niệm: - Ô nhiễm môi trường - Ô nhiễm nước - Ô nhiễm Không khí Hiểu tình trạng ô nhiễm môi trường và mất cân bằng môi trường sinh thái Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng môi trường sinh thái - Đưa ra các giải pháp bảo vệ tài nguyên môi trường ở địa phương. Nội dung 4: Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Trình bày các chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi môi trường. Luật bảo vệ môi trường của nhà nước - Sử dụng video đưa ra các hành động “Nên hay không nên” trong bảo vệ môi trường III. Hoạt động dạy học 1. Hoạt động học tập ở nhà a. Giáo viên 1. Lựa chọn các nội dung của bài học để học sinh tự tìm hiểu ở nhà, không thảo luận trên lớp. Giáo viên thu sản phẩm để chấm điểm: - Hệ thống rừng đặc dụng và vai trò - Vườn quốc gia và vai trò - Khái niệm về ô nhiễm môi trường - Khái niệm ô nhiễm nước - Khái niệm ô nhiễm không khí. - Tình hình sử dụng các tài nguyên: Nước, Biển, Khí hậu, Khoáng sản. - Các biện pháp bảo vệ tài nguyên và phòng chống thiên tai ở huyện Kim Sơn. 2. Chia các nhóm học tập. 3. Ký kết hợp đồng học tập với nhóm trưởng các nhóm (theo phụ lục 1) 4. Giáo viên thiết kế các phiếu học tập để các nhóm tự tìm hiểu ở nhà. - Tất cả các nhóm cùng nghiên cứu nội dung chủ đề theo hướng dẫn của phiếu học tập (theo phụ lục 2,3,4). - Giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm chuyên sâu về một nội dung của chủ đề. - Giáo viên giúp đỡ học sinh của các nhóm nếu các nhóm có yêu cầu. 5. Chuẩn bị các thiết bị đồ dùng dạy học - Thông tin phản hồi phiếu học tập (Theo phụ lục 2,3,4) - Máy chiếu - Giáo án điện tử. b. Học sinh - Sau khi ký kết hợp đồng học tập với giáo viên, các nhóm tiến hành thảo luận các nội dung cần nghiên cứu. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ. - Nghiên cứu sách giáo khoa, tra cứu các tài liệu liên quan trên mạng, sách báo để hoàn thiện phiếu học tập. - Chuẩn bị nội dung chuyên sâu để báo cáo trên lớp. Báo cáo các nhóm có thể trình bày dưới nhiều hình thức: powerpoint, văn bản đánh máy, tiểu phẩm, sơ đồ tư duy. 2. Hoạt động học tập trên lớp * Khởi động: - GV yêu cầu học sinh quan sát video về Môi trường => Yêu cầu các nhóm đưa ra các khẩu hiệu về môi trường liên quan đến đoạn video. - Nhóm nào đưa ra khẩu hiệu gần đáp án nhất sẽ được phần thưởng. GV đưa kết quả và dẫn dắt vào bài. * Nội dung tiết học: Tuần trước cô giáo đã giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà nghiên cứu trước bài 14,15, tiết hôm nay các nhóm sẽ trình bày kết quả nghiên cứu trên lớp, các nhóm còn lại sẽ có ý kiến nhận xét trao đổi. Cô giáo sẽ lắng nghe các nhóm thảo luận nếu cần thiết cô giáo sẽ bổ sung. Vì thời gian trình bày kết quả chỉ có khoảng 40 phút nên mỗi nhóm chỉ có 5 phút trình bày và 5 phút thảo luận. Sau đây đại diện các nhóm lên trình bày sản phẩm theo thứ tự từ nhóm 1 đến nhóm 3. Trong quá trình các nhóm lên trình bày kết quả tự nghiên cứu, các thành viên còn lại của nhóm và các nhóm khác lắng nghe, từng cá nhân sẽ cho điểm đánh giá nhóm trình bày vào phiếu đánh giá (theo phụ lục 5). Các em sẽ tự ghi những nội dung cần thiết vào vở. * Kết thúc tiết học - Củng cố kiến thức. - Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả làm việc của các nhóm, hướng dẫn các nhóm thống kê kết quả phiếu đánh giá cá nhân vào bảng điểm thống nhất (Theo phụ lục 6); hướng dẫn nội dung học tập của tiết sau. IV. Câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá chủ đề. - Phần câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá theo chủ đề có thể được thực hiện trên lớp hoặc được biên soạn sử dụng trong tiết kiểm tra 15 phút hoặc 1 tiết theo hình thức câu hỏi trắc nghiệm. Ví dụ: Dựa vào hiểu biết của bản thân và kiến thức đã học, Anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Em có sẵn sàng tham gia vào các tổ chức phi chính phủ về các vấn đề môi trường trên Thế giới hay không? Có Không Câu 2: Khi phát hiện các hoạt động săn bắn, mua bán động vật trái phép em sẽ: Coi như không biết Giận dữ Báo cơ quan chức năng Câu 3: Em đã từng sử dụng hay có ý định sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã hay chưa? Đã sử dụng Chưa sử dụng Có ý định Có ý định nhưng chưa sử dụng Câu 4: Bảo vệ Môi trường là trách nhiệm của ai? Của mỗi cá nhân Các cơ quan chức năng Các nước phát triển Câu 5: Theo em bảo vệ môi trường được thể hiện bằng những hành động cụ thể nào? Câu 6: Tại sao nói trong bảo vệ môi trường cần “Tư duy toàn cầu, hành động địa phương”? II.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 1. Hiệu quả kinh tế Môn Địa lí lớp 12 nằm trong chỉnh thể các môn ôn thi tốt nghiệp THPTQG. Thực tế hiện nay, với cách dạy học truyền thống là học theo từng bài với thời lượng hạn chế, khi học sinh bước vào ôn thi THPTQG có những năm kiến thức dạy trên lớp chưa xong, khoảng thời gian ôn thi lại phải dành cho thời gian “chạy” chương trình. Và như vậy, mô hình chung thời lượng ôn thi sẽ phải kéo dài ra. Trong khi đó, với việc dạy học theo chủ đề, bên cạnh việc cấu trúc lại nội dung môn học một cách logic, chủ đề còn chủ động cấu trúc lại thời gian học. Ví dụ: Thay vì trước đây mất 2 tiết học bài 14 và bài 15, thì nay với chủ đề “Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên”, thời gian học trên lớp chỉ còn 1 tiết, còn 1 tiết học sinh sẽ tự nghiên cứu ở nhà. Vậy với khung phân phối chương trình không đổi, các tiết dạy học theo chủ đề vừa hệ thống được những kiến thức trọng tâm, vừa đảm bảo hoàn thành chương trình trước khi học sinh bước vào ôn tập. Thêm vào đó, với thời gian còn lại học sinh các khối, đặc biệt là học sinh lớp 12 sẽ có khoảng thời gian ôn tập dài hơn, giúp các em củng cố kiến thức vững chắc trước khi bước vào kỳ thi lớn. 2. Hiệu quả xã hội Dạy học theo chủ đề khi so sánh với dạy học theo cách tiếp cận truyền thống hiện nay, đã thu được những hiệu quả sau trong công tác giáo dục tại các trường THPT: - Học sinh là trung tâm trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, chủ động hỗ trợ, hợp tác lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Dạy học theo chủ đề hướng tới các mục tiêu: chiếm lĩnh nội dung kiến thức, rèn luyện các kĩ năng quan sát, thu thập thông tin, dữ liệu; xử lý (so sánh, sắp xếp, phân loại, liên hệthông tin); suy luận, áp dụng thực tiễn. - Dạy học theo một chủ đề được tổ chức lại theo hướng tích hợp từ một phần trong chương trình học. - Kiến thức thu được là các khái niệm trong một mối liên hệ mạng lưới với nhau. - Trình độ nhận thức có thể đạt được ở mức độ cao: Phân tích, tổng hợp, đánh giá. - Kết thúc một chủ đề học sinh có một tổng thể kiến thức mới, tinh giản, chặt chẽ và khác với nội dung trong sách giáo khoa. - Kiến thức gần gũi với thức tiễn mà học sinh đang sống hơn do yêu cầu cập nhật thông tin khi thực hiện chủ đề. - Hiểu biết có được sau khi kết thúc chủ đề thường vượt ra ngoài khuôn khổ nội dung cần học do quá trình tìm kiếm, xử lý thông tin ngoài nguồn tài liệu chính thức của học sinh. - Có thể hướng tới, bồi dưỡng các kĩ năng làm việc với thông tin, tăng khả năng giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác giữa các thành viên để giải quyết nhiệm vụ học tập. Thực chất, đó chính là việc hình thành và trang bị những năng lực phát triển của học sinh. 3. Hiệu quả của tiết dạy thực nghiệm Kết quả thực nghiệm của tác giả với lớp thực nghiệm là lớp 12N, lớp đối chứng là lớp 12P trong năm học 2016 - 2017. + Đối với lớp thực nghiệm: Tác giả dạy theo chủ đề “Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên” + Ở lớp đối chứng: tác giả dạy theo 2 bài học: Bài 14 và Bài 15 theo phân phối chương trình Sách giáo khoa * Về mức độ gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập Lớp Hiệu quả Số ý kiến Tỉ lệ (%) 12N Rất hứng thú 19 82% Hứng thú 3 12% Không hứng thú 2 6% 12P Rất hứng thú 1 6% Hứng thú 2 12% Không hứng thú 13 82% * Điểm bài trắc nghiệm, đơn vị: % Xếp loại học sinh 12N 12P Số học sinh Tỉ lệ (%) Số học sinh Tỉ lệ (%) Giỏi 15 44,1 9 23,7 Khá 16 47,1 21 55,3 Trung bình 3 8,8 8 21 Yếu 0 0 0 0 Tổng 34 100 34 100 Qua bảng trên cho thấy phương pháp dạy học theo chủ đề có hiệu quả rất cao, không những gây hứng thú cho học sinh mà còn giúp các em chủ động trong quá trình lĩnh hội kiến thức, tránh tình trạng học thu động, theo lý thuyết đồng thời phát huy tính tích cực tư duy, sáng tạo trong học sinh. Sau khi sử dụng phương pháp này, kết quả học tập của các em được nâng cao rõ rệt. * Về việc hình thành và phát triển năng lực Thông qua việc dạy học theo chủ đề có sử dụng kiến thức liên môn, học sinh có khả năng phát triển năng lực hơn so với việc học theo bài với kiến thức các môn độc lập như trước đây. Biểu đồ: Tỷ lệ năng lực phát triển của học sinh % Trong đó: 1. Năng lực sử dụng CNTT 2. Năng lực hợp tác 3. Năng lực giao tiếp 4. Năng lực tự học 5. Năng lực Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ. 6. Năng lực sử dụng hình ảnh, bản đồ, video, III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ III.1. Kết luận. Thông qua dạy học theo chủ đề, việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Học sinh cũng được tạo điều kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào.Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc. Dạy học theo chủ đề ở bậc trung học là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào nội dung những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn. Có thể nói, việc áp dụng mô hình dạy học theo chủ đề như là luồng gió mới, “thổi hơi thở” của cuộc sống vào những kiến thức cổ điển, hàn lâm, nâng cao chất lượng “cuộc sống thật” trong các bài học. Tôi đã thiết kế một giáo án cụ thể theo hướng dạy học theo chủ đề. Đồng thời, tôi cũng đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại một trường phổ thông và kết quả đạt được theo hướng tích cực. III.2. Một số kiến nghị. Trên cơ sở kết quả đã đạt được và những khó khăn, tồn tại, tôi xin đưa ra một số giải pháp để thực hiện tốt hơn kế hoạch dạy học theo chủ đề: - Một là, Sở GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo và tạo điều kiện cho các trường phổ thông thực hiện nhiều chuyên đề địa lí hơn nữa để giáo viên được tham dự, học hỏi kinh nghiệm, nâng cao năng lực tổ chức và năng lực
Tài liệu đính kèm:
- day_hoc_theo_chu_de_van_de_su_dung_va_bao_ve_tu_nhien_chuong.doc