SKKN Dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mỹ thuật ở trường THCS
Dạy học là một nghệ thuật, nhưng dạy nghệ thuật lại càng phải nghệ thuật hơn, do vậy người giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật luôn giữ vai trò là một giáo viên và vai trò là một người nghệ sĩ trên bục giảng để dẫn các em tiếp cận với nghệ thuật. Do vậy trong thời gian công tác và giảng dạy môn mĩ thuật tôi luôn tìm tòi và vận dụng những phương pháp dạy học tích cực theo tinh thần đổi mới phương pháp. Tôi nghĩ người giáo viên phải có vai trò dẫn dắt khéo léo để biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức của mỗi học sinh để giờ học trở thành sự trao đổi kiến thức giữa giáo viên và học sinh theo chủ đề của bài học. Học sinh không chỉ được nắm bắt, ghi nhận kiến thức ở 1 môn như dạy học bình thường mà dạy theo chủ đề tích hợp giáo viên còn có thể lồng ghép kiến thức ở nhiều môn khác nhau để giải quyết về một chủ đề, học sinh không chỉ nhìn chủ đề giáo viên đưa ra ở một môn mà có thể vận dụng kiến thức ở nhiều môn khác nhau cùng một lúc.
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP TRONG MÔN MỸ THUẬT Ở TRƯỜNG THCS Tác giả : Huỳnh Thị Bích Hồng Đơn vị công tác: Trường THCS Hà Bắc – Hà Trung- Thanh Hóa A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Dạy học là một nghệ thuật, nhưng dạy nghệ thuật lại càng phải nghệ thuật hơn, do vậy người giáo viên giảng dạy môn Mĩ thuật luôn giữ vai trò là một giáo viên và vai trò là một người nghệ sĩ trên bục giảng để dẫn các em tiếp cận với nghệ thuật. Do vậy trong thời gian công tác và giảng dạy môn mĩ thuật tôi luôn tìm tòi và vận dụng những phương pháp dạy học tích cực theo tinh thần đổi mới phương pháp. Tôi nghĩ người giáo viên phải có vai trò dẫn dắt khéo léo để biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, tự khám phá và xây dựng kiến thức của mỗi học sinh để giờ học trở thành sự trao đổi kiến thức giữa giáo viên và học sinh theo chủ đề của bài học. Học sinh không chỉ được nắm bắt, ghi nhận kiến thức ở 1 môn như dạy học bình thường mà dạy theo chủ đề tích hợp giáo viên còn có thể lồng ghép kiến thức ở nhiều môn khác nhau để giải quyết về một chủ đề, học sinh không chỉ nhìn chủ đề giáo viên đưa ra ở một môn mà có thể vận dụng kiến thức ở nhiều môn khác nhau cùng một lúc. 2. Mục đích nghiên cứu: Để nâng cao chất lượng bộ môn và tạo sự lôi cuốn cho môn học là giáo viên mỹ thuật tôi nghĩ không chỉ dạy các em biết vẽ, thích vẽ mà với tôi mục đích chủ yếu là thông qua môn học để giáo dục thẩm mĩ, giáo dục đạo đức và bổ sung những kiến thức khoa học, kỹ năng sống cho học sinh những kiến thức đó không chỉ có ở một môn mà nó còn có sự liên kết giữa môn học này và môn học khác. Để làm tốt điều đó người giáo viên cần phải nắm vững phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của đổi mới của Bộ giáo dục nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh đồng thời phải tìm hiểu kiến thức ở các môn có liên quan đến bài học. Ví dụ : Chủ đề Gia đình ngoài môn mĩ thuật giáo viên có thể tìm hiểu kiến thức ở môn Công dân như bài: “Xây dựng gia đình văn hóa, bài giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp” Vì vậy thông qua một bài học GV có thể củng cố kiến thức cho học sinh ở nhiều bộ môn khác nhau, học sinh chủ động tham gia vào các hoạt động học tập để lĩnh hội kiến thức, chủ động nắm bắt kiến thức một cách tự nhiên, không gò bó giáo viên chỉ cần đứng vai trò là người hướng dẫn. Tôi thấy “ Dạy học theo chủ đề tích hợp” là một trong những cách dạy hay và rất hiệu quả kích thích HS tính tích cực suy nghĩ, luôn luôn phải vận động xoay quanh kiến thức của bài tiếp thu kiến thức một cách chủ động sáng tạo. Do vậy tôi đã quyết định chọn đề tài “ dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn mỹ thuật ở trường THCS” để nghiên cứu và ứng dụng trong thực tế giảng dạy bước đầu đã cho thấy những kết quả bất ngờ. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài này tôi áp dụng cho việc nghiên cứu và áp dụng vào dạy học sinh THCS mà cụ thể trong đề tài này được đề cập đến là học sinh lớp 6 trường THCS Hà Bắc, Hà Trung, Thanh Hóa. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Phương pháp thống kê- phân tích - tổng hợp - Phương pháp điều tra điền dã - phương pháp thực nghiệm. B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm Trước hết chúng ta cần hiểu bản chất của dạy học tích hợp là tạo điều kiện cho mọi học sinh đều được tham gia vào quá trình học tập một cách tự giác bằng khả năng của mình. Thông qua kiến thức mà các em tích hợp ở nhiều môn có liên quan đến nội dung bài học xây dựng cho học sinh tính tự giác nói lên cảm nhận của mình về một vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau, các em sẽ tự tin hơn trong giao tiếp có tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng với công việc chung, đồng thời hình thành cho học sinh phương pháp làm việc khoa học các em biết cách tự lập ra vấn đề và giải quyết vấn đề đó theo nhiều hướng khác nhau. Dạy học theo theo chủ đề góp phần vào viêc đổi mới phương pháp dạy học một cách tổng thể theo hướng tích cực, mỗi chủ đề có 1 đặc thù riêng, và mang lại hiệu quả rất cao trong giảng dạy không chỉ cho môn học Mỹ thuật mà nó phù hợp với tất cả môn học khác. Tuy nhiên áp dụng việc dạy học theo chủ đề tích hợp trong môn Mĩ thuật như thế nào cho hiệu quả là một bài toán khó đòi hỏi người giáo viên cần thường xuyên nghiên cứu và sưu tầm các tài liệu, có liên quan đến chủ đề để lựa chọn và xây dưng hệ thống kiến thức cho phù hợp.. 2 .Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.1 Thực trạng chung Được sự chỉ đạo của nghành giáo dục, của ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn nói riêng và đội ngũ GV nói chung tích cực tham gia thao giảng dự giờ và dạy chuyên đề về đổi mới phương pháp cấp trường, cấp cụm, cấp huyện. Qua mỗi giờ dạy đều được đánh giá nhận xét rút kinh nghiệm và tìm ra những ưu điểm và hạn chế khi áp dụng đổi mới phương pháp trong giờ dạy. Nhưng qua thực tế bản thân tôi đã được dự một số tiết dạy Mĩ thuật và nhận thấy việc áp dụng phương pháp thông thường trong từng tiết dạy còn có nhiều hạn chế đôi khi trở nên máy móc và cứng nhắc, giờ học còn căng thẳng, học sinh yếu chưa chủ động tham gia vào hoạt động của lớp các em còn thiếu tự tin vì giáo viên chỉ khai thác kiến thức ở một môn trong khi có thể các em muốn nêu cảm nhận của mình một cách mộc mạc bằng ngôn ngữ môn :Văn học, Âm nhạc hay Công dân Ví dụ: ? Em hãy diễn tả một bức tranh về mùa xuân mà em sẽ thể hiên? Nếu giáo viên chỉ yêu cầu các em trả lời câu hỏi đó bằng ngôn ngữ hội họa thì có em trả lời được có em sẽ ngại ngùng không mạnh dạn. Nhưng khi hỏi ? Em hãy nêu vẻ đẹp của mùa xuân thông qua kiến thức và hiếu biết của mình ở các môn đã học? với câu hỏi này các em sẽ cảm nhận mùa xuân một cách tự nhiên qua môn Văn. Âm Nhạc, Tiếng Anh ( minh họa có trong giáo án mẫu) 2.2 Thực trạng vối giáo viên - Giáo viên còn chưa chịu khó đầu tư nghiên cứu và sưu tầm tài liệu để chắt lọc kiến thức có liên quan đến bài dạy ở các môn trong chương trình giáo dục. - Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về bản chất, quy trình, những ưu điểm, hạn chế của hình thức dạy học tích hợp còn dạy dập khuôn theo cách thông thường. - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh chưa cụ thể, câu hỏi chưa mang tính chất “mở” - Giáo viên chưa quan tâm nhiều đến chất lượng bộ môn, chưa lồng ghép kiến thức để các em hiểu vấn đề ở nhiều môn để HS khắc sâu kiến thức. - Giáo viên dạy đôi khi còn đối phó, dạy cho xong chưa thực sự đầu tư và tâm huyết. 2.3. Đối với học sinh Với những tiết dạy thông thường. - Học sinh không tập trung chú ý, mất trật tự, những HS lười có cơ hội trốn tránh công việc ỷ lại vào các bạn khác . - Trong tiết dạy còn trầm HS không hứng thú vì kiến thức của bài đôi khi lặp lại và đơn điệu. - Học sinh còn ỷ lại vào những bạn hay phát biểu xây dưng bài, tiếp thu kiến thức một cách thụ động, thảo luận chưa đúng nội dung yêu cầu. - Trình bày ý kiến thảo luận hoặc sản phẩm hoạt động còn sơ sài, chưa có ý kiến phản biện, phỏng vấn, tranh luận để khai thác sâu hơn nội dung bài học ở nhiều hướng khác nhau. 2.4 Thực trạng về cơ sở vật chất - Cơ sở vật chất, phòng bộ môn chưa có nên chưa đáp ứng được nhu cầu của môn học một cách thường xuyên. - HS chuẩn bị đồ dùng học tập chưa tốt trước khi đến lớp... Kết luận : Áp dụng cách dạy thông thường còn mang tính hình thức, đối phó và phong trào, ít hiệu quả ... Tôi đã dự giờ và phát hiện ra những hạn chế mà giáo viên thường mắc phải và đưa ra các giải pháp khắc phục những hạn chế đó qua cách dạy học theo chủ đề tích hợp như sau: 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 3.1 Giải pháp: GP1.Chuẩn bị cơ sở vật chất trang thiết bị cho môn học, bài học. GP2: Sưu tầm tài liệu chắt lọc kiến thức liên quan đến chử đề bài học GP3: Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp theo chủ đề một cách logic giữa các môn. GP4: Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học một cách linh động và phù hợp với đặc trưng từng chủ đề. GP5: Ứng dụng CNTT vào dạy học. 3.2. Tổ chức thực hiện các giải pháp: Giải pháp 1: Tham mưu với BGH nhà trường bổ sung cơ sở vật chất, phòng bộ môn phù hợp, thuận tiện cho việc dạy học và áp dụng hình thức dạy học theo chủ đề tích hợp. Để có tiết dạy sinh động giáo viên cần lưu ý xem xét bài học cần những thiết bị cần thiết nào để chuẩn bị. VD: Ở chủ đề “ Gia đình” tôi đã sưu tầm một số clip và bài hát về gia đình để mở đầu tiết dạy cũng như tạo cảm hứng và sáng tạo trong quá trình HS thực hành vẽ tranh vì vậy để đảm bảo về âm thanh và các slide được xuyên suốt giáo viên cần chuẩn bị các thiết bị sau: + Máy tính + Loa + Máy chiếu + Tranh, ảnh liên quan đến bài học. + Một số video, clip chủ đề gia đình. Giải pháp 2: Sưu tầm tài liệu chắt lọc kiến thức liên quan đến bài học. Trước khi sưu tầm tài liệu giáo viên cần xác định chủ đề mình dạy có liên quan đến môn nào và lựa chọn có thể sử dụng kiến thức ở các môn các em đã học ở những năm trước. Không nên sử dụng quá nhiều môn sẽ làm phân tán kiến thức không tập trung vào mục tiêu của bài chỉ nên tích hợp từ 2 đến 3 môn. VD: Với chủ đề “ Ngày tết và mùa xuân” đây là chủ đề mang đậm tính nhân văn, nêu cao tình yêu quê hương đất nước nó là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam có từ xa xưa được truyền tư đời này sang đời khác có vai trò tích cực trong việc giáo dục nhân cách con người trong xã hội bởi vì những nét văn hóa truyền thống đó hướng con người ta luôn nhớ về cội nguồn, quê hương, tình làng nghĩa xóm cho dù chúng ta đi xa quê hương thì đến ngày tết cổ truyền của dân tộc cũng phải hướng về quê hương, đất nước. Vì vậy tôi đã chọn một số môn như: Âm nhạc 6, Sinh học 6, Tiếng Anh 6, Văn học 6. Hoặc với chủ đề “Gia đình” lớp 8 Tôi lại có thể tích hơp bài: Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình dòng họ; Xây dựng gia đình văn hóa ở môn Công dân lớp 7, các câu ca dao tục ngữ về tình cảm gia đình môn Ngữ Văn lớp 7Mặc dù đó là những kiến thức cũ đã học. Ở các môn được tích hợp chúng ta không nên quá tham kiến thức mà chỉ nên sử dụng 1 đến 2 câu hỏi để khai thác kiến thức có liên quan đến chủ đề. Giải pháp 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp theo chủ đề một cách logic giữa các môn. Sau khi đã có đầy đủ tài liệu tôi nghiên cứu và chọn lựa các câu hỏi theo hệ thống kiến thức từ dễ đến khó có những câu hỏi cho HS khá, giỏi và có những câu cho học sinh yếu. VD: Trong chủ đề Gia đình tôi có nột số câu hỏi như sau: ? Theo em gia đình là gì? Gia đình em gồm những ai? ? Em hãy nêu một số câu ca dao, tục ngữ về tình cảm gia đình mà em biết? ? Để đền đáp công ơn của ông, bà, bố, mẹ em cần phải làm gì? Lưu ý : Khi giáo viên đặt câu hỏi không nên hỏi theo kiếu áp đặt như: Cho biết, vì sao, tại sao...mà nên hỏi là: Theo em...? VD: ? Theo em đâu là hình ảnh chính trong tranh ? · Giáo viên nên gợi ý để HS nêu lên 1 số câu hỏi phỏng vấn và phản biện các nhóm khác giúp bổ xung kiến thức bài, tạo tâm lí hứng thú trong giờ học. · Sau khi học sinh trả lời giáo viên nên nhận xét bổ sung cần chính xác, đánh giá công bằng, khách quan, động viên kịp thời. Giải pháp 4: Sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học phù hợp Khi dạy Mỹ thuật theo chủ đề tích hợp có rất nhiều phương pháp và kỹ thuật có thể sử dụng nhưng tôi thường sử dụng chủ yếu những phương pháp và kỹ thuật sau: + Phương pháp quan sát: Đây là phương pháp được sử dụng gần như xuyên suốt tiết dạy bởi với môn Mỹ thuật trực quan là hình thật, vật thật để học sinh có thể quan sát và cảm nhận theo mỗi cách riêng nhưng đều hướng về mục tiêu chung của bài học vì vậy tôi yêu cầu học sinh phải quan sát không những trong tiết học mà còn có thể quan sát mọi lúc, mọi nơi. VD: Trong chủ đề Ngày tết và mùa xuân tôi có một câu hỏi ? Theo em hoa đào hoa nào là hoa đực, hoa nào là hoa cái? Vì sao? Để trả lời được câu hỏi này các em phải sử dụng kiến thức môn Sinh nhưng cũng phải chịu khó quan sát thực tế, khi các em đã nhìn thấy vấn đề kiến thức sẽ càng khắc sâu hơn. + Phương pháp vấn đáp, gợi mở: Khi đặt câu hỏi điều đầu tiên là bám theo hệ thống kiến thức ngoài ra ở các câu hỏi tôi thường gợi mở để những học sinh yếu còn ngập ngừng chưa tự tin có thể trả lời theo suy nghĩ một cách mộc mạc và chân thực nhất. Còn với học sinh khá giỏi có thể phát huy hơn nữa. VD: Sau khi cho học sinh nghe clip bài hát về mùa xuân có thể hỏi ? Theo em bài hát tên gì? Cảm nhận của em về bài hát? ? Em hãy kể tên một số bài hát về mùa xuân mà em biết? Hoặc: Sau khi cho HS xem tranh có thể hỏi: ? Theo em bức tranh trên vẽ về nội dung gì? Không khí trong tranh được diễn tả như thế nào? Chính vì vậy việc đặt câu hỏi theo cách gợi mở luôn kích thích tinh thần tự giác của học sinh. + Phương pháp thực hành, luyện tập: Thời gian cho thực hành trong tiết dạy ít nhất phải từ 20 phút trở lên bởi vẽ tranh không giống như làm một bài toán hay viết một bài văn mà phải vừa tính toán cho bố cục, hình ảnh lại phải có cảm xúc thẩm mỹ khi vẽ tranh để mang đến cho bức tranh sự tươi mới, màu sắc trong sáng nên các em cần có thời gian để tư duy và thể hiện. Nếu giáo viên đi sâu vào lý thuyết mà để quá ít thời gian thực hành kết quả sẽ không cao chính vì thế thời gian thực hành, luyện tập là tạo ra thành quả của thầy và trò nên giáo viên phải sắp xếp, phân bố thời gian hết sức khoa học. + Vận dụng kiến thức liên môn: Khi dạy học theo chủ đề tích hợp học sinh không chỉ được nắm bắt, ghi nhận kiến thức ở 1 môn như dạy học bình thường mà dạy theo chủ đề tích hợp giáo viên có thể lồng ghép kiến thức ở nhiều môn khác nhau để giải quyết về một chủ đề, học sinh không chỉ nhìn chủ đề giáo viên đưa ra ở một môn mà có thể vận dụng kiến thức ở nhiều môn cùng một lúc vì thế học sinh cũng cần phải huy động kiến thức của mình ở nhiều môn đã học hoặc đang học để tham gia vào chủ đề lúc này giữa giáo viên và học sinh đóng vai trò cùng trao đổi học sinh chủ động , tự tin bàn luận chứ không phải áp đặt hay tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Xây dựng cho học sinh tự giác nói lên cảm nhận của mình về một vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau, các em sẽ tự tin hơn trong giao tiếp có tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng với công việc chung, đồng thời hình thành cho mình phương pháp làm việc khoa học các em biết cách tự lập ra vấn đề và giải quyết vấn đề đó theo nhiều hướng khác nhau. Giải pháp 5: Ứng dụng CNTT vào dạy học. Để có một tiết dạy đạt hiệu quả cao giáo viên phải xây dựng được giáo án điện tử ( Powerpoint) một cách hợp lý, các clip, video được chèn vào các slide của giáo án để bài học xuyên suốt và giảm bớt các thao tác không cần thiết như: Treo tranh, mở clip, video với tôi, tôi đã sử dụng CNTT trong tiết dạy cụ thể như sau: VD: Ở chủ đề Ngày tết và mùa xuân. + Mở đầu tiết dạy tôi cho học sinh quan sát một clíp và nghe một bài hát về ngày tết và mùa xuân kết hợp với hình ảnh trình chiếu bằng các slide để khởi động tạo hứng thú và lôi cuốn học sinh trong bài học. +Tôi mở bài hát Happy new year cho học sinh nghe sau khi kết thúc phần tích hợp kiến thức môn Tiếng Anh và bài ngày tết và mùa xuân với âm lượng nhỏ ở phần thực hành để tạo cảm hứng và sáng tạo cho học sinh trong vẽ tranh. + Sử dụng hệ thống câu hỏi, nội dung kiến thức kết hợp với hình ảnh minh họa ở các slide theo trình tự kiến thức của chủ đề. + Sử dụng CNTT để trình chiếu các bước vẽ tranh lần lượt theo hình ảnh cụ thể, chi tiết. 3.3 Giáo án minh họa Mỹ thuật Lớp 6 Tiết 23,24: Vẽ tranh - Chủ đề: NGÀY TẾT VÀ MÙA XUÂN I. Mục tiêu 1. Kiến thức: . Giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn để hiểu về đề tài ngày Tết và mùa xuân. - Biết tìm nhiều nội dung và hình thức thể hiện về ngày tết và mùa xuân, giới thiệu vài nét bằng Tiếng Anh về ngày tết và mùa xuân ở quê hương với bạn bè thế giới và biết cách vẽ một bức tranh đề tài ngày tết và mùa xuân. 2. Kỹ năng: HS có thể hát, viết, vẽ, giới thiệu bằng Tiếng Anh... về ngày tết và mùa xuân ở quê hương. 3. Thái độ: HS yêu quý gìn giữ và phát huy các lễ hội, trân trọng những nét văn hoá truyền thống của cha ông, luôn hướng tới cội nguồn dân tộc và ngày tết cổ truyền của Việt Nam. II.Chuẩn bị: 1.GV:Tài liệu tham khảo: + SGK,SGV Công Dân lớp 6 + SGK,SGV Ngữ Văn lớp 6 + SGV,SGK Mĩ Thuật lớp 6. + SGK,SGV Sinh học 6 + Địa lí lớp 4 +Tiếng Anh lớp 6 + Thư viện học liệu mở( Internet) 2. Đồ dùng dạy học: - Clip về ngày tết và mùa xuân. - Một số bài hát về ngày tết và mùa xuân - Bài vẽ của học sinh về đề tài ngày tết và mùa xuân - Máy chiếu. - Máy tính - Loa ... 3. Phương pháp dạy học: - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp gợi mở. - Phương pháp thực hành luyện tập. - Vân dụng kiến thức liên môn. III.Tiến hành A.ổn định tổ chức (1'): Kiểm tra sĩ số B.Bài mới: Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt Hoạt động 1: Tìm và chọn nội dung đề tài - Gv cho hs xem clip về những hình ảnh của ngày tết và mùa xuân ? Những hình ảnh vừa xem nói về nội dung gì? ( Tích hợp môn Âm Nhạc) GV cho HS nghe hai bài hát: Tết đến rồi và bài Xuân ơi xuân đã về. ? Bài hát tên gì? Em có cảm nhận gì sau khi nghe bài hát? ? Em hãy kể tên một số bài hát về ngày tết và mùa xuân mà em biết? ( Tích hợp môn Ngữ Văn) ? Em hãy tả vài nét đặc trưng của ngày tết và mùa xuân ở địa phương em? ? Em hãy đọc một vài câu thơ của Bác Hồ nói về ngày tết và mùa xuân? - Gv cho HS quan sát hình ảnh. ( Tích hợp môn Tiếng Anh) ? Theo em mùa xuân trong Tiếng Anh gọi là gì? ? Ngày tết trong Tiếng Anh là gì? ? Em hãy nói một câu chúc mừng năm mới bằng Tiếng Anh? ? Tả vài nét về mùa xuân bằng Tiếng Anh? GV:Cho HS nghe bài hát Happynewyear. GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh về ngày tết và mùa xuân. ( Tích hợp môn Địa lý) ? Theo em hoa đào, hoa mai được phân bố ở vùng nào? Vì sao? ( Tích hợp môn Sinh học) ? Đố em biết trên cành hoa đào hoa nào là hoa đực, hoa nào là hoa cái? Vì sao -GV cho học quan sát 2 bức tranh có nội dung khác nhau. ? Không khí và màu sắc trong tranh được diễn tả như thế nào? ? Hình ảnh con người và cảnh vật trong tranh được diễn tả NTN? ? Em và gia đình thường cùng nhau làm gì để chuẩn bị cho ngày tết? ? Theo em ta có thể vẽ về nội dung gì để phù hợp với đề tài? ? Em sẽ chọn nội dung gì để thể hiện (hỏi từ 2- 3 HS) + Hoa mai, hoa đào, chợ tết , trò chơi đu, lễ hội mua rồng, trọi trâu, đua voi, .... - Bài hát nói về ngày tết và mùa xuân diễn tả không khí tưng bừng và nhộn nhịp, háo hức của mọi người, có hoa đào, hoa mai... Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân - Spring - Tet holiday - Happy new year - Spring’s arm, beautiful flowers and people are happy. - Miền Bắc có mùa đông lạnh nên phù hợp với hoa đào còn miền Nam quanh năm nắng ấm nên phù hợp với hoa mai. - Hoa đào vừa là hoa cái vừa là hoa đực( còn gọi là hoa lưỡng tính) - Không khí và màu sắc trong tranh được diễn tả vui vẻ nhộn nhịp và ấm cúng. - Diễn tả sinh động, con người luôn là trọng tâm bức tranh. - Gói bánh chưng, chuẩn bị mâm ngũ quả,cành đào... Có thể vẽ về: Chợ tết, bữa cơm gia đình, làm bánh chưng, chuẩn bị cành đào, đua thuyền, múa rồng, múa lân, chơi đu... Hoạt động 2: Cách vẽ tranh ? Nêu các bước của bài vẽ tranh đề tài? -GV minh hoạ cách vẽ qua màn chiếu đồng thời minh họa trên bảng cho HS quan sát. - Gv cho học sinh xem một số tranh tham khảo. B1. Tìm và chọn nội dung đề tài. Nội dung làm bánh tét. B2.Tìm bố cục( mảng chính, mảng phụ) B3.Vẽ nét chính B4. vẽ chi tiết. B5. Vẽ màu ( Một số tranh tham khảo của họa sĩ và học sinh) Hoạt đông 3: Thực hành - GV ra bài tập thực hành: - GV mở bài hát “ Xuân, xuân ơi xuân đã về và bài Happy new year” âm lượng nhỏ để tạo cảm xúc cho HS vẽ bài. - GV bao quát lớp, hướng dẫn chỉnh sửa cho những em vẽ chưa được. Vẽ một bức tranh đề tài ngày tết và mùa xuân vào giấy A4 - Màu sắc: Tự chọn HĐ4: Đánh giá kết quả học tập: - GV thu từ 4- 5 bài và hướng dẫn HS nhận xét về: ? Nội dung của các bức tranh ? ? Bố cục trong tranh được thể hiện NTN ? Hình vẽ, màu sắc ? - GV kết luận bổ sung , và tuyên dương những em làm tốt, động viên khuyến khích những em làm chưa được. - Nhắc nhở học sinh phát huy và học tập những bài vẽ tốt và khắc phục những tồn tại của bài còn chưa hoàn thiện. HĐ5.Củng cố dặn dò ? Ngà
Tài liệu đính kèm:
- skkn_day_hoc_theo_chu_de_tich_hop_trong_mon_my_thuat_o_truon.doc