SKKN Công tác chỉ đạo đưa trò chơi dân gian vào trường tiểu học

SKKN Công tác chỉ đạo đưa trò chơi dân gian vào trường tiểu học

Trò chơi dân gian là một hoạt động đặc thù chỉ có trong xã hội loài người được nhân dân sáng tạo ra từ thực tiễn cuộc sống của họ, được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ. Trong các nhà trường nếu được trú trọng và quan tâm thì nó là một môn học luôn được học sinh hứng thú và đặc biệt nếu được bổ sung cho phù hợp với từng nơi, từng lúc, thì trò chơi dân gian giúp ích cho tinh thần về nhu cầu vui chơi giải trí, giao lưu văn hóa và phát triển các mặt thể chất tinh thần của con người.

Hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, việc đưa trò chơi dân gian vào trường học mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Nó không chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm mà còn giúp học sinh rèn khả năng ứng xử văn hóa, không sa đà vào những games trực tuyến bạo lực vô bổ đang tràn lan và các tệ nạn xã hội.

Trong trường học sau những giờ học căng thẳng, những buổi sinh hoạt ngoại khoá, các em được chơi các trò chơi dân gian bổ ích sẽ tạo nên hứng thú cho những giờ học tiếp theo. Thông qua hoạt động tiếp cận của học sinh khi chơi trò chơi dân gian thì chính các em là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hoá dân tộc ở lứa tuổi đó là điều quan trọng nhất để hình thành văn hoá dân tộc. Vì vậy đưa trò chơi dân gian vào trường học là phù hợp và cần thiết vì nó không chỉ là một giải trí đơn thuần mà thông qua việc chơi cũng đã góp phần vào việc giáo dục có hiệu quả, giúp học sinh tăng cường sức khoẻ, phát triển giao tiếp, bình đẳng giới, hình thành nhân cách con người Việt Nam trong thời đổi mới. Vì tất cả những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Công tác chỉ đạo đưa trò chơi dân gian vào trường tiểu học”.

 

doc 17 trang thuychi01 7274
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Công tác chỉ đạo đưa trò chơi dân gian vào trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trò chơi dân gian là một hoạt động đặc thù chỉ có trong xã hội loài người được nhân dân sáng tạo ra từ thực tiễn cuộc sống của họ, được lưu truyền tự nhiên qua nhiều thế hệ. Trong các nhà trường nếu được trú trọng và quan tâm thì nó là một môn học luôn được học sinh hứng thú và đặc biệt nếu được bổ sung cho phù hợp với từng nơi, từng lúc, thì trò chơi dân gian giúp ích cho tinh thần về nhu cầu vui chơi giải trí, giao lưu văn hóa và phát triển các mặt thể chất tinh thần của con người.
Hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, việc đưa trò chơi dân gian vào trường học mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Nó không chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm mà còn giúp học sinh rèn khả năng ứng xử văn hóa, không sa đà vào những games trực tuyến bạo lực vô bổ đang tràn lan và các tệ nạn xã hội.
Trong trường học sau những giờ học căng thẳng, những buổi sinh hoạt ngoại khoá, các em được chơi các trò chơi dân gian bổ ích sẽ tạo nên hứng thú cho những giờ học tiếp theo. Thông qua hoạt động tiếp cận của học sinh khi chơi trò chơi dân gian thì chính các em là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hoá dân tộc ở lứa tuổi đó là điều quan trọng nhất để hình thành văn hoá dân tộc. Vì vậy đưa trò chơi dân gian vào trường học là phù hợp và cần thiết vì nó không chỉ là một giải trí đơn thuần mà thông qua việc chơi cũng đã góp phần vào việc giáo dục có hiệu quả, giúp học sinh tăng cường sức khoẻ, phát triển giao tiếp, bình đẳng giới, hình thành nhân cách con người Việt Nam trong thời đổi mới. Vì tất cả những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Công tác chỉ đạo đưa trò chơi dân gian vào trường tiểu học”.	
1.2 . Mục đích nghiên cứu.
Trò chơi dân gian là một sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng, trò chơi dân gian xưa được xem như là hình thức giáo dục đơn giản, giúp hình thành nhân cách cũng như phát triển thể chất cho trẻ nhỏ. 
Đưa trò chơi dân gian vào trường tiểu học với mục đích giới thiệu đến các em những trò chơi bổ ích, học mà chơi - chơi mà học của cha ông xưa. Trong khuôn viên nhà trường học sinh có thể thỏa sức chơi những trò chơi dân gian. Qua đó, đã giúp các em có được giờ phút giải trí đúng nghĩa sau những ngày học tập căng thẳng. Đưa ra được những giải pháp nhằm chỉ đạo tốt công tác đưa các trò chơi dân gian vào trường tiểu học.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu.
           Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian nhằm phát triển trí tuệ, thể chất cho học sinh từ khối lớp 1 đến khối lớp 5 của trường Tiểu học Nam Xuân.
	1.4. Phương pháp nghiên cứu.
	Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
	+ Phân tích, so sánh, hệ thống hóa các vấn đề lí luận từ các công trình nghiên cứu có liên quan đến sử dụng trò chơi và trò chơi dân gian, các vấn đề liên quan đến tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường tiểu học.
	+ Nghiên cứu các văn bản và chỉ thị giáo dục về tổ chức các hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường tiểu học, nghiên cứu chương trình giáo dục của tiểu học, xác định cơ sở pháp lý của việc đề xuất các biện pháp sử dụng trò chơi dân gian trong nhà trường tiểu học hiện nay.
	Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
	+ Phương pháp điều tra bằng khảo sát ý kiến của giáo viên tiểu học, các em học sinh các khối lớp từ khối 1 đến khối 5.
	Quan sát và ghi chép có biên bản nhận xét đánh giá đối với những hoạt động tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí.
	Đàm thoại với giáo viên và học sinh để tìm hiểu những nội dung liên quan đến nội dung tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho các em học sinh tiểu học.
	Tổ chức lấy ý kiến của phụ huynh học sinh.
	Phương pháp thống kê lựa chọn
	Sử dụng phương pháp thống kê lựa chọn để xử lý kết quả khảo sát thực trạng đề tài.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận:
Trò chơi dân gian là loại trò chơi do nhân dân nghĩ ra và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Từ xa xưa người lớn dùng để dạy trẻ học nói, học đếm, học tính toánTrò chơi dân gian là một hình thức văn hóa phản ánh cuộc sống của mỗi dân tộc, mỗi địa phương qua các thời kỳ lịch sử. Chính vì vậy, mỗi dân tộc, mỗi địa phương đều có những trò chơi của dân tộc mình, các trò chơi đó lớn lên, sống mãi theo thời gian với dân tộc mà ngày nay người ta gọi là trò chơi dân gian.
Đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó còn chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước. Ngày nay, các em đang sống trong một xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thời gian giành nhiều cho học tập, xem ti vi và chơi điện tử, trò chơi dân gian đang ngày càng bị mai một và quên lãng không chỉ ở các thành phố, mà còn ở các vùng quê, vùng miền núi. Chính vì vậy để giúp các em hiểu và quay về với cội nguồn là một việc làm vô cùng cần thiết, làm cho các em luôn biết quý trọng giá trị tinh thần văn hoá của xã hội.
2.2. Thực trạng của vấn đề:
	 a. Thuận lợi:
 	- Nhà trường đóng trên địa bàn gần trung tâm xã, nhân dân và địa phương rất quan tâm đến phong trào giáo dục.
 	- Các em học sinh chủ yếu là con em dân tộc Thái và dân tộc Mường.
	- Tất cả các thầy cô giáo trong nhà trường đều nhiệt tình, tâm huyết hướng dẫn học sinh tham gia các trò chơi dân gian.
- Các em học sinh chăm ngoan, hăng hái, thích khám phá những điều mới lạ, đặc biệt là các trò chơi. Các em muốn hòa mình vào các trò chơi tìm sự thoải mái thư giãn sau tiết học căng thẳng.
 b. Khó khăn:
- Học sinh còn ham chơi không chú tâm cho việc học, ngoài ra các em thường xem ti vi, chơi điện tử. Chính vì vậy các trò chơi dân gian dường như đã bị lãng quên, có những em không biết gì về các trò chơi dân gian, các bài hát, bài đồng dao, các câu thành ngữ.
- Vốn kiến thức về trò chơi dân gian của giáo viên rất nghèo, nhiều giáo viên không thuộc các bài hát, bài đồng dao, không nắm được cách chơi. Cách tổ chức chơi cho học sinh chưa linh hoạt, sáng tạo, nhiều giáo viên rất lúng túng khi làm người quản trò, thời lượng dành cho tổ chức trò chơi dân gian rất ít.
c. Khảo sát phân loại học sinh:
 	Sau 2 tuần của tháng 8, Tôi đã khảo sát học sinh ở hai khu Nam Tân và khu Bút của trường về việc hiểu khả năng nhận biết về các trò chơi dân gian như sau:
Tổng số
Học sinh
Phân loại đối tượng
HS yêu thích trò chơi dân gian
HS hiểu biết về trò chơi dân gian
HS biết tự tổ chức trò chơi
Hs không quan tâm, không biết về trò chơi dân gian
162
69 (42,5%)
50 (31,8 %)
30 (18,5 %)
13 (7,2%)
2.3. Giải pháp thực hiện:
Để đưa “Trò chơi dân gian vào trường học”, là Hiệu trưởng của một trường tiểu học tôi luôn trăn trở để tìm ra các biện pháp tổ chức trò chơi dân gian cho các em học sinh một cách có hiệu quả nhất, để giúp các em có những phút vui chơi thoái mái sau những giờ học căng thẳng, tạo cho các em thêm hứng thú để học tập, sống hồn nhiên, hạn chế những tật xấu, đồng thời rèn luyện thể chất và tâm hồn trong sáng của các em để giúp các em hiểu và quay về với cội nguồn. Để đưa các trò chơi dân gian vào nhà trường, tôi đồng loạt thực hiện các biện pháp sau:
- Biện pháp thứ nhất là: Tập huấn cho giáo viên và tổng phụ trách đội cách hướng dẫn và tổ chức trò chơi dân gian.
- Biện pháp thứ hai là: Chọn những trò chơi phù hợp với ngày lễ, ngày hội.
- Biện pháp thứ ba là: Chọn những trò chơi tổ chức trong những buổi sinh hoạt ngoại khóa.
- Biện pháp thứ tư là: Tổ chức trò chơi trong những giờ ra chơi.
2.3.1. Tập huấn cho giáo viên cách hướng dẫn và tổ chức trò chơi dân gian.
	 Góp phần hưởng ứng phong trào thi đua “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, góp phần gìn giữ, phát huy các trò chơi dân gian, làm cho vốn kiến thức về trò chơi dân gian ngày càng phong phú về thể loại. Phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo trong các hoạt động để có thể lồng ghép các trò chơi đó vào các tiết học với nội dung phù hợp. Để tất cả giáo viên có những kiến thức và nhớ về trò chơi dân gian (cách chơi và lời đồng dao kèm theo trong khi chơi), ngay từ đầu năm học, tôi đã tổ chức tập huấn giới thiệu một số trò chơi dân gian cho giáo viên trong trường, người trực tiếp tập huấn, triển khai cho giáo viên là cô Hà Thị Thược – giáo viên Âm nhạc kiêm Tổng phụ trách đội. Mỗi trò chơi sau khi đã được hướng dẫn cách chơi, yêu cầu giáo viên đều tham gia chơi thử. Đồng thời yêu cầu mỗi giáo viên giới thiệu cho đồng nghiêp của mình một trò chơi khác mà mình đã biết đề bổ sung vốn kiến thức về trò chơi dân gian cho phong phú. 
	Sau khi tập huấn nhà trường đã thành lập được Thư viện trò chơi dân gian để giáo viên tham khảo. Còn giáo viên trở nên năng động, linh hoạt, tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động tập thể từ đó tham gia nhiệt tình các phong trào tập thể, và nâng cao năng lực chuyên môn.
	2.3.2. Chọn những trò chơi phù hợp với ngày lễ, ngày hội:
Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phong phú, mỗi trò chơi dân gian đều có quy luật riêng, mang những sắc thái khác nhau, chính vì thế người giáo viên phải chọn những trò chơi phù hợp với học sinh về sức khoẻ, trình độ, hoàn cảnh điều kiện, trong những ngày lễ, ngày hội như: Khai giảng, tết Trung thu, chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, chào mừng ngày Thành lập Đoàn 26/3thì cần chọn những trò chơi đồng đội mang tính tập thể. Trong khi tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi có tính chất đồng đội, yêu cầu các thầy cô giáo phải quan tâm đến yếu tố thi đua có chuẩn bị và thang đánh giá thành tích của cá nhân cũng như thành tích chung của đồng đội.
 Nhờ vậy, luôn kích thích được tính tích cực phấn đấu của học sinh vì thành tích bản thân, vì thành tích đồng đội mà mình là thành viên. Qua đó, vun đắp cho các em ý thức đồng đội, tình bạn thân ái. Các trò chơi có thể tổ chức ở các ngày lễ, hội như:
a) Trò chơi: Ném Còn đây là trò chơi đặc trưng của dân tộc Thái. Tiếng Thái gọi trò chơi này là (bặt con).
Học sinh trường Tiểu học Nam Xuân chiếm 90% là dân tộc Thái và Mường, vì vậy tổ chức chơi ném còn vào các ngày lễ hội của trường là rất phù hợp.. "Còn" được thầy cô làm bằng vải, những mảnh vải vụn cắt thành hình ô vuông, có cạnh khoảng 18cm, gấp chéo 4 góc vào nhau, bên trong nhồi bằng hạt bông hay hạt thóc biểu thị của sự cầu mong nảy nở sinh sôi. Dây còn cũng được khâu bằng vải, dài độ nửa sải tay, một đầu đính vào điểm tâm giao của hình vuông quả còn. Tua còn được cắt bằng vải vụn, đủ màu sắc, sau đó đính vào 4 góc quả còn và đính so le điểm trên dây còn, tạo thành biểu tượng như hình con rồng bay. Tiếng Thái gọi là "Cón cuống", mang niềm tin gửi gắm nơi con rồng đem lại sự phồn thịnh, hạnh phúc. 
 	*Cách chơi: Gọi là “ tọt cón vóng” là tung còn vòng, ở giữa sân bãi, chôn một cây tre cao 5 - 8 m, đầu trên cao có gắn một cái vòng tròn đường kính khoảng 50 - 70cm theo phương thẳng đứng. Sau đó gắn vải đỏ, phần trên khâu chắc vào mép vòng, ở dưới thả buông để khi ai đó tung trúng vào trong vòng còn dễ phát hiện ra, thể hiện sự khéo léo của người chơi. Trò chơi này giành cho mọi đối tượng lớp 4, lớp 5.
 	*Hình thức chơi: Mỗi lớp chọn một đội. Ban tổ chức sẽ quy định cách đứng chơi và mục tiêu là phải tung quả còn chui qua vòng. Tổ trọng tài theo dõi chấm điểm.
 	Trò chơi ném còn vừa mang tính văn hóa lại vừa mang tính thể thao, rèn luyện sự tinh tế, khéo léo, tài tình, ước lệ và duyên dáng, nhẹ nhàng khi tung, khi bắt; Vừa kết hợp các động tác toàn thân, vừa sảng khoái tinh thần, vừa được giao lưu, đoàn kết, vui vẻ. Công cụ vừa rẻ tiền lại vừa dễ chơi, ai chưa biết chơi chỉ cần quan sát một đôi lần là sẽ nhập cuộc được ngay.
(Giáo viên hưỡng dẫn học sinh chơi Ném còn)
(Học sinh chơi Ném còn)
b) Trò chơi: Tó Lẹ đây là trò chơi rất phổ biến nhất của dân tộc Thái.
Cách chơi Tó lẹ cũng rất đơn giản, vật dụng để sử dụng trong trò chơi chính là quả má lẹ. Đối tượng tham gia chủ yếu là học sinh nữ, một trong những cách chơi trò này đó là dùng tay ném, đặt lên đùi hay quắp vào chânlàm sao cho quả tó lẹ chạm đổ quả ở vạch đích là ghi điểm. Đội nào càng ghi được nhiều điểm với các tư thế ném khó sẽ thắng cuộc.
(Trò chơi: Tó lẹ)
c) Trò chơi kéo co:
Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc Việt Nam, mỗi địa phương đều có tục kéo co khác nhau, nhưng ở trường chọn luật chơi kéo co như sau:
Chuẩn bị dụng cụ trước khi chúng ta bắt đầu trò chơi: Một sợi dây thừng dài khoảng 7m, dùng một dây vải màu đỏ buộc ở giữa dây thừng làm ranh giới giữa 2 đội để dễ phân biệt thắng thua. Vẽ 1 đường chỉ vạch làm ranh giới giữa 2 đội.
 Cách chơi: Chia các thành viên tham gia thành 2 đội, mỗi đội có số thành viên bằng nhau, tương đương ngang sức nhau, xếp thành 2 hàng dọc đối diện nhau. Mỗi đội nên chọn thành viên có sức khỏe tốt để đứng ở vị trí đầu tiên, mỗi thành viên tham gia kéo co nắm chặt sợi dây thừng của bên mình lại. Khi có tín hiệu của ban tổ chức thì các thành viên tham gia tiến hành kéo sao cho dây thừng về phía bên mình. Nếu đội nào dẫm vạch trước thì đồng nghĩ với việc là đội đó thua cuộc.
. 	Luật chơi: Bên nào dậm vạch trước thì bên đó thua.
( Trò chơi: Kéo co )
d) Trò chơi: Nhảy bao bố.
Nhảy bao bố là trò chơi dân gian mang tính tập thể, nhằm rèn luyện thể lực, sức bật, sự khéo léo và khả năng giữ thăng bằng của người chơi.  
 Thể lệ: 
 	- Trước khi chơi, trọng tài điểm số người chơi để chia thành 3 đội (ứng với 3 lớp), mỗi đội có 5 người (3 nam, 2 nữ). 
- Khi chơi, có bao nhiêu đội tham gia thì kẻ bấy nhiêu hàng dọc và kẻ hai vạch ranh giới ở hai đầu các hàng dọc, cách nhau khoảng 8m, một vạch là mốc xuất phát và một vạch làm điểm quay đầu (điểm quay đầu có cắm một lá cờ, vận
động viên phải nhảy vòng qua lá cờ theo chiều ngược chiều với kim đồng hồ).
- Trong cuộc chơi, người chơi nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát, nhảy chưa đến vạch điểm quy định mà quay lại, nhảy chưa đến đích đã bỏ bao ra đều phạm qui và bị trừ 10 điểm/ 1 lỗi.
- Khi người nhảy trước chưa về đến vạch tiếp sức mà người tiếp theo đã nhảy trước thì phạm quy.
- Vận động viên nào bị ngã trong khi thi thì nhanh chóng đứng dậy nhảy tiếp phần thi của mình
- Phần thắng thuộc về đội có ít lần phạm quy nhất, trường hợp số người phạm qui như nhau hoặc không có đội nào phạm quy thì phần thắng thuộc về đội kết thúc trước phần thi của mình. Trường hợp có hai đội bằng điểm nhau thi chọn mỗi đội 01 VĐV tham gia thi quyết định. 
Cách chơi: Trước khi chơi, mỗi đội được phát một bao bố loại 100kg và xếp thành một hàng dọc trước ô hàng của đội hiệu, người tham gia trò chơi đứng đúng vạch quy định.
 	Khi trọng tài thổi tiếng còi thứ nhất, báo hiệu cuộc chơi bắt đầu, những người đứng đầu ở các đội bước vào trong bao bố, hai tay giữ chặt miệng bao. Khi nghe tiếng còi thứ hai, thì bắt đầu nhảy, người chơi phải nhanh chân nhảy từng bước một đến vạch phía trước rồi quay trở lại vạch xuất phát đưa bao cho người thứ hai. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Việc khó nhất khi nhảy bao bố là phải giữ thăng bằng vì rất dễ bị vấp ngã khi cố sức nhảy nhanh để vượt qua đối thủ. Đội nào về trước, bị trừ ít điểm phạm qui thì thắng cuộc.
(Học sinh chơi Nhảy bao bố)
2.3.3. Chọn trò chơi tổ chức trong những buổi sinh hoạt ngoại khóa.
Trò chơi dân gian nhằm phát triển các tố chất vận động ,mang tính tập thể đòi hỏi phải có không gian rộng, nên tôi chọn tổ chức vào buổi sinh hoạt ngoại khóa, và yêu cầu giáo viên thực hiện. Các trò chơi phù hợp với các buổi sinh hoạt ngoại khóa như là: Bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, Mèo đuổi chuột, Cướp cờ, Trồng nụ Trồng hoa, Nhảy dây.... Là trò chơi nhằm rèn luyện sức khoẻ, sự nhanh nhẹn, khéo léo, kỹ năng ứng xử trong cuộc sống , giáo dục cho trẻ tinh thần đồng đội, giao lưu đoàn kết bạn bè, tôn trọng kỷ luật và khả năng đối đáp.
a) Trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
Rèn luyện thính giác, óc phán đoán. Cần một sân chơi rộng vừa đủ cho số lượng người chơi, phù hợp với những buổi sinh hoạt ngoại khóa.
Cách chơi: Sau khi chơi trò chơi “Tay trắng tay đen” để loại ra 2 người. Hai người đó sẽ chơi oẳn tù tì, người thua sẽ bịt mắt đi tìm dê, người thắng làm dê. Những người còn lại đứng thành vòng tròn. Người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be” và né tránh người bị bịt mắt đang tìm cách bắt dê. Người làm dê không được chạy ra ngoài vòng tròn, nếu phạm luật sẽ bị bịt mắt. Khi nào người bịt mắt bắt được dê thì thay đổi người khác
 (Trò chơi: Bịt mắt bắt dê)
b) Trò chơi: “Rồng rắn lên mây”
Rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn, sức khỏe, tính đồng đội, kỉ luật. Tạo không khí sôi nổi trong học tập, sinh hoạt.
 Chuẩn bị: Địa điểm chơi: Sân chơi khoảng 10m x 10m
 Các bước thực hiện: 
* GV nêu tên trò chơi: Một người đứng ra làm thầy thuốc, những người còn lại xếp thành hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên
vai người trước. Sau đó tất cả đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:
 Rồng rắn lên mây
 Có cây lúc lắc
 Hỏi thăm thầy thuốc
 Có nhà hay không?
Người đóng vai thầy thuốc trả lời:
- Thầy thuốc đi chơi! (hay đi chợ, đi câu cá, đi vắng,.. tùy ý). Đoàn người lại đi và hát tiếp cho đến khi thầy thuốc trả lời:
- Có!
Và bắt đầu đối thoại như sau:
- Thầy thuốc hỏi: Rồng rắn đi đâu?
- Người đứng làm đầu của rồng rắn trả lời: Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.
- Thầy thuốc hỏi: Con lên mấy?
- Trả lời: Con lên một.
- Thầy thuốc: Thuốc chẳng hay!
- Con lên hai.
- Thầy thuốc: Thuốc chẳng hay!
Cứ thế cho đến: Con lên mười.
- Thầy thuốc: Thuốc hay vậy.
Kế đó thì thầy thuốc đòi hỏi:
- Xin khúc đầu
- Những xương cùng xẩu.
- Xin khúc giữa.
- Những máu cùng me.
- Xin khúc đuôi.
- Tha hồ mà đuổi.
Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.
Ngược lại, thì người đứng đầu phải dang tay chạy, cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc. Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra làm thầy thuốc.
Nếu đang chơi dằng co giữa chừng mà rồng rắn bị đứt ngang thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.
( Trò chơi : Rồng rắn lên mây)
c) Trò chơi: Trồng nụ trồng hoa.
Trò chơi trồng nụ trồng hoa giúp học sinh phát triển cơ bắp, phản ứng nhanh.
Cách chơi: 4 học sinh chơi một nhóm: 2 học sinh làm nhiệm vụ nhảy, 2 học sinh ngồi đối diện nhau, 2 chân duỗi thẳng chạm vào bàn chân của nhau, bàn chân của cháu B trồng lên bàn các ngón chân của cháu A (bàn chân dựng đứng). 2 học sinh nhảy qua rồi lại nhảy về. Sau đó cháu A lại chồng 1 nắm tay lên ngón chân của cháu B làm nụ. 2 học sinh lại nhảy qua, nhảy về. Rồi cháu B lại dựng đứng tiếp 1 bàn tay lên trên bàn tay nụ để làm hoa. 2 học sinh nhảy qua, nếu chạm vào nụ hoặc hoa thì mất lượt phải ngồi thay cho học sinh ngồi. Nếu nhảy không chạm vào nụ, hoa thì được học sinh ngồi cõng chạy 1 vòng. Sau đó tiếp tục đổi vai chơi.
đi chợ/ về chợ                    	(chưa đưa chân) 
đi canh một/ về canh một   	(đưa một bàn chân) 
đi canh hai/ về canh hai     	(chồng thêm một chân, là hai bàn chân) 
đi canh ba/ về canh ba       	(chồng thêm, ba bàn chân) 
đi canh tư/ về canh tư         	(chồng thêm, bốn bàn chân) 
đi sen búp/ về sen búp       	(chồng thêm một bàn tay chụm lại) 
đi sen nở/ về sen nở            	(chồng thêm bàn tay hơi xòe nở) 
đi sen tàn/ về sen tàn          	(bàn tay hoa nở xòe rộng hết cỡ)
(Trò chơi: Trồng nụ trồng hoa)
2.3.4. Tổ chức trò chơi trong giờ ra chơi
Giờ ra chơi với thời gian nghỉ là 25 phút vì vậy nên chọn những trò chơi vận động nhẹ nhàng, những trò chơi trí tuệ, khéo léo, luyện sự phán đoán tính toán chính xác. Có thể tổ chức các trò như: Ô ăn quan, chơi chuyền, cờ gánh.
	 	a) Trò chơi: Chơi chuyền (Một bộ chuyến gồm mười cây chuyền dài bằng chiếc đũa ăn cơm, có thề nhỏ hơn hay ngắn hơn một chút và một quả bóng nhỏ bằng nắm tay học sinh) 
	Vừa chơi, học sinh vừa hát những câu đồng dao quen thuộc. Các bài đồng dao đó 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cong_tac_chi_dao_dua_tro_choi_dan_gian_vao_truong_tieu.doc