SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học Nga Yên

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học Nga Yên

Xã hội ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của mọi sự phát triển. Vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là muốn phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của mỗi đất nước thì phải phát triển con người. Vì vậy mà hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong khu vực đều rất quan tâm đến phát triển con người, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Trong bối cảnh đó Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục và đào tạo, coi “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển” và “sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của nhà nước và của toàn dân”. [4 ]

“Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 Chính phủ đã xác định đến năm 2020 nền giáo dục nước ta đã được đổi mới căn bản, toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành. đặc biệt là chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học.”[2 ]

Trong các kỹ năng sống thì kỹ năng giao tiếp chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống thực tiễn, hoạt động lao động của con người. Kỹ năng giao tiếp không phải do bẩm sinh, di truyền mà có được mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình sống, qua hoạt động, qua trải nghiệm, tập luyện, rèn luyện. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì cần thiết phải phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh.

Nội dung của giáo dục tiểu học là tập trung vào các môn văn hóa, giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống. trong những nội dung đó giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh chiếm vị trí vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của giáo dục tiểu học.

 

doc 22 trang thuychi01 5225
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học Nga Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1. Cơ sở lý luận của 
2
2.2. Thực trạng của vấn đề dạy kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học Nga Yên
3
2.3. Các biện pháp thực hiện 
5
2.3.1. Biện pháp 1: Hệ thống các kỹ năng giao tiếp cần thiết cho học sinh Tiểu học
5
2.3.2. Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức cho giáo viên, phụ huynh học sinh về kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học.
6
2.3.3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực.
8
2.3.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo dục kỹ năng giao tiếp thông qua các môn học
9
2.3.5. Biện pháp 5: Phát huy tính tích cực, chủ động, thông qua hoạt động ngoại khóa nhằm tăng cường tính tự chủ cho học sinh trong quá trình giao tiếp.
12
2.3.6. Biện pháp 6. Phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh.
16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
18
3. Kết luận - Kiến nghị
19
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Xã hội ngày nay trong xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của mọi sự phát triển. Vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là muốn phát triển kinh tế, văn hóa xã hội của mỗi đất nước thì phải phát triển con người. Vì vậy mà hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong khu vực đều rất quan tâm đến phát triển con người, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Trong bối cảnh đó Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về phát triển giáo dục và đào tạo, coi “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển” và “sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của nhà nước và của toàn dân”. [4 ]
“Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 Chính phủ đã xác định đến năm 2020 nền giáo dục nước ta đã được đổi mới căn bản, toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành... đặc biệt là chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học...”[2 ]
Trong các kỹ năng sống thì kỹ năng giao tiếp chiếm vị trí quan trọng trong cuộc sống thực tiễn, hoạt động lao động của con người. Kỹ năng giao tiếp không phải do bẩm sinh, di truyền mà có được mà nó được hình thành và phát triển trong quá trình sống, qua hoạt động, qua trải nghiệm, tập luyện, rèn luyện... Vì vậy muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì cần thiết phải phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh.
Nội dung của giáo dục tiểu học là tập trung vào các môn văn hóa, giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống... trong những nội dung đó giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh chiếm vị trí vai trò quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của giáo dục tiểu học. 
Đối với học sinh vùng nông thôn nói chung, học sinh Tiểu học Nga Yên nói riêng, do đặc điểm điều kiện kinh tế, địa lý tự nhiên, môi trường giao tiếp hẹp, do đặc điểm tâm lý học sinh vùng nông thôn nhút nhát, lúng túng, thiếu tự tin, ngại giao tiếp trước người lớn, trước đông người. Chưa có kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm, kỹ năng thích ứng, kỹ năng giải quyết vấn đề....đặc biệt là kiến thức, kỹ năng về cuộc sống còn nghèo nàn. Trong khi đó đời sống của học sinh tiểu học rất cần đến kỹ năng giao tiếp, đó cũng chính là điều kiện để học sinh phát triển một cách toàn diện đáp ứng yêu cầu xã hội ngày nay. Chính vì vậy mà đây cũng chính là lý do tôi lựa chọn đưa ra đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học Nga Yên”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu: 
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học. Đề tài nghiên cứu đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học Nga Yên. Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh Tiểu học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Lý luận về giáo dực kỹ năng giao tiếp cho học sinh.
- Thực tiễn giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở trường tiểu học nói chung và trường tiểu học Nga Yên nói riêng. 
- Học sinh trường Tiểu học Nga Yên.
- Các biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học Nga Yên.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của đề tài, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn: thu thập một số vấn đề lí luận làm cơ sở khoa học cho đề tài nghiên cứu. 
	- Phương pháp đàm thoại: hỏi chuyện, phỏng vấn. 
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp kiểm tra đánh giá.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: nhằm thu thập những thông tin cần thiết về Kỹ năng giao tiếp của học sinh Tiểu học. 
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận:
Trong xu thế hội nhập và phát triển ngày nay, giáo dục cần phải hướng tới các mục tiêu: “Học để biết, học để làm và học để chung sống” và đặt ra vấn đề là: kỹ năng nào cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc sống ? Một trong 3 kỹ năng toàn cầu đòi hỏi ở một con người hoàn thiện chính là kỹ năng giao tiếp. Vậy chúng ta có thể hiểu khái niệm kỹ năng giao tiếp là gì?
* Kỹ năng giao tiếp: Là tập hợp những quy tắc, nghệ thuật về cách ứng xử, đối đáp được đúc kết qua những kinh nghiệm thực tế, giúp việc giao tiếp được hiệu quả và đạt được mục đích đặt ra trong những trường hợp cụ thể. [3]
Kỹ năng giao tiếp bao gồm nhiều loại kỹ năng khác nhau như kỹ năng lắng nghe; kỹ năng giao tiếp bằng mắt, bằng cử chỉ; kỹ năng thuyết trình; kỹ năng diễn đạt; kỹ năng ra quyết địnhTrong trường hợp cụ thể, chúng ta không chỉ sử dụng một kỹ năng nhất định mà cần phối hợp các kỹ năng giao tiếp phù hợp để đạt được mục đích của buổi giao tiếp.
 Chính vì vậy, để thực hiện các mục tiêu giáo dục cho học sinh tiểu học thì điều cần thiết là phải hình thành và phát triển ở các em kỹ năng giao tiếp. Dạy cho các em biết cách giao tiếp có hiệu quả chính là dạy cho các em biết cách nhận thức đúng đắn về mình, nhận biết về đối tượng giao tiếp, biết cách tiếp cận với đối tượng giao tiếp và biết bày tỏ thái độ, quan điểm của mình bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt và bằng cả những việc làm khi cần thiết. 
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, vấn đề mà giáo dục và xã hội quan tâm trong thời gian qua đó là văn hoá ứng xử, khả năng giao tiếp trong cuộc sống của giới trẻ, trong đó có học sinh, còn nhiều hạn chế. Vì thế, nhà trường là nơi tổ chức giáo dục và định hướng đúng đắn cho học sinh, phải là nền tảng vững chắc và trang bị cho các em kỹ năng giao tiếp trở thành kỹ năng sống trong học tập khi ở nhà trường và cuộc sống ngoài xã hội sau này.
2.2. Thực trạng của vấn đề dạy kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học Nga Yên:
	Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước ta cũng như ngành Giáo dục rất quan tâm đến việc đưa vào chương trình dạy giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học mà trong đó kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng rất quan trọng không thể thiếu của mục tiêu giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh nói riêng, đối với mỗi con người thời đại mới nói chung, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay. Có kỹ năng giao tiếp thì học sinh mới dễ dàng thực hiện tốt các kỹ năng khác. Tuy nhiên việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở trường Tiểu học Nga Yên còn một số thực trạng sau: 
- Việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học đặc biệt là trẻ em nông thôn nói chung và học sinh trường tiểu học Nga Yên nói riêng vẫn chưa được chú trọng nhiều.
- Các giờ học chưa chú ý rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Bởi vì tư tưởng của giáo viên và phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức: đọc tốt, viết tốt, làm toán tốtviệc rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh còn mang tính chiếu lệ, đôi khi chỉ tập trung vào một số học sinh nói tốt. 
- Trong khi đó có một số ý kiến cho rằng: hiện nay, chương trình đã quá nặng về dạy kiến thức nên không quan tâm đến việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cho các em, một số khác thì đã có sự quan tâm song còn mang tính hình thức, chưa chú trọng đến tất cả mọi đối tượng học sinh. 
         - Một số gia đình bố mẹ chỉ quan tâm, mải lo đến việc làm kinh tế mà quên mất gia đình là chiếc nôi của con trẻ, quên đi việc cần tạo một môi trường gia đình đầm ấm, người lớn gương mẫu, quan tâm dạy dỗ trẻ. 
- Có những gia đình hoàn toàn phó mặc việc dạy dỗ con em cho nhà trường. Cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế, quá chiều chuộng con con cái muốn gì được nấy, ít quan tâm đến việc giáo dục con em kỹ năng giao tiếp với người lớn, bạn bè với cha mẹ, ông bà, thầy cô giáo, với các mối quan hệ xã hội xung quanh mình.
- Nhiều học sinh được gia đình chiều chuộng dẫn đến các em thiếu các kỹ năng giao tiếp, luôn ỷ lại, phụ thuộc vào người lớn; mỗi khi gặp các tình huống trong thực tế lúng túng không biết xử lý thế nào, hạn chế trong việc tự bảo vệ bản thân mình; hoặc có em được chiều chỉ làm theo ý của mình chứ không làm theo ý người khác.
- Nhiều em do lúc rảnh rỗi xem tivi, điện tử, điện thoại, máy tính dẫn đến các em ngại tiếp xúc, giao tiếp với mọi người xung quanh.
 Trước những thực trạng giao tiếp của học sinh tiểu học nông thôn nói chung và học sinh Tiểu học Nga Yên nói riêng như vậy nó cũng xuất phát từ những nguyên nhân sau: 
* Về phía lãnh đạo các nhà trường: Mặc dù đã được tập huấn, triển khai công tác giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học từ lâu tuy nhiên lãnh đạo các nhà trường chưa thực sự chú trọng nhiều về việc dạy kỹ năng sống đặc biệt là các kỹ năng giao tiếp cho học sinh.
- Các nhà trường vẫn là nặng về thành tích của Nhà trường trong năm học như 
các cuộc thi giáo viên giỏi, chất lượng giờ dạy văn hoá và các hoạt động khác có liên quan đến thành tích của nhà trường.
- Nhiều trường BGH phó mặc cho giáo viên dạy giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, ít kiểm tra, đánh giá. Nhiều khi giáo dục kỹ năng sống mới chỉ tập trung vào một số kỹ năng như: nhận biết cái tốt, cái xấu, biết từ chối cám dỗ, nhưng chưa chú trọng đến rèn kỹ năng giao tiếp như: kỹ năng khẳng định bản thân, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thương lượng, chia sẻ, thuyết trình, thuyết phục. cho học sinh.
*Về phía Giáo viên: Nhìn chung đại đa số giáo viên đã có nhận thức về tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng giao tiếp cho học sinh. Các cấp cũng đã tổ chức các lớp tập huấn về việc dạy kỹ năng sống cho Cán bộ, giáo viên ở các nhà trường.
- Giáo viên cũng đã quan tâm đến vấn đề dạy kỹ năng giao tiếp cho học sinh ở các mức độ khác nhau, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở việc lý thuyết, dạy lồng ghép vào một số tiết học.
- Một số bộ phận giáo viên cao tuổi ngại đổi mới phương pháp dạy học, chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về hoạt động giáo dục này, chưa lựa chọn các hình thức rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các hoạt động dạy học dẫn đến chất lượng kỹ năng giao tiếp của học sinh bị hạn chế.
- Một số giáo viên khác lại chưa chú trọng đến tất cả mọi đối tượng học sinh trong lớp mà mới chỉ tập trung vào một số học sinh nổi bật, có khả năng.
* Về phía học sinh:
- Đa số em đều là gia đình thuần nông, một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, chưa có sự quan tâm chu đáo, chặt chẽ của cha mẹ nên các em ở đây có một thực tế đáng quan tâm là khả năng giao tiếp còn hạn chế. Hơn nữa, nhiều em ít có điều kiện tiếp xúc nơi đông người nên còn nhút nhát, ngại giao tiếp, ít phát biểu ý kiến trong giờ học, chưa tự tin trong luyện nói, một số em nói năng cộc lốc, không biết diễn đạt hết ý của mình.
- Trong trường vẫn có nhiều em còn giao tiếp với bạn thiếu hòa nhã, các hành vi ứng xử với bạn bè đôi lúc chưa văn minh, lịch sự. Nhiều em còn rụt rè, nhút nhát chưa tự tin nói, trình bày vấn đề trước đông người, ứng xử có phần mang tính tùy tiện. Khi gặp gỡ thầy cô giáo, người lớn tuổi không chào hỏi, khi được hỏi một vấn đề nào đó các em chưa biết cách trả lời rõ ràng mạch lạc, hoặc mới trả lời cộc lốc, tùy tiện.
- Các em ngại, ít tham gia vào các hoạt động ngoại khóa nên sự mạnh dạn khi hoạt động với bạn là chưa có. Kĩ năng giao tiếp của các em chưa cao. Chỉ một số học sinh có kỹ năng nói, mạnh dạn bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình trước đông người, có thói quen và kĩ năng tốt. Còn phần lớn các em thường nhút nhát, ngại chỗ đông người, gặp thầy cô giáo ngại, lúng túng, gặp người lạ chưa biết cách chào hỏi, nói chuyện có lễ phép, trả lời cộc lốc, tuỳ tiện, đánh giá về sự việc nhưng chưa có thái độ và cách ứng xử, cách xưng hô chuẩn mực. Học sinh thể hiện kĩ năng còn đại khái, chưa mạnh dạn thể hiện kĩ năng của bản thân. Các em còn ngại nói, ngại viết, khả năng tự học, tự tìm tòi còn hạn chế.
	Qua khảo sát thực tế khả năng giao tiếp của 142 học sinh từ khối 3-khối 
5 khi chưa áp dụng biện pháp của trường Tiểu học Nga Yên, tôi thống kê kỹ năng của học sinh đầu năm như sau:
Khả năng
Số học sinh
Tỉ lệ (%)
Biết vận dụng thành thạo các kỹ năng giao tiếp vào sinh hoạt hàng ngày
53
37,3
Biết vận dụng nhưng chưa thường xuyên
48
33,8
Chưa biết vận dụng các kỹ năng giao tiếp vào trong sinh hoạt hàng ngày
41
28,9
	Nhìn vào bảng thống kê trên chúng ta có thể thấy tỉ lệ học sinh biết giao tiếp với xã hội, cộng đồng chiếm 37,3%. Số học sinh biết vận dụng chưa thường xuyên và chưa biết vận dụng các kỹ năng giao tiếp vào sinh hoạt hàng ngày còn khá cao. Điều nay cho ta thấy chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội ngày càng phát triển. Trước thực trạng trên tôi đề ra các giải pháp chỉ đạo nâng cao hiệu quả rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh.
2.3. Các giải pháp thực hiện: 
2.3.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu và hệ thống các kỹ năng giao tiếp cần thiết cho học sinh Tiểu học:
	Để chỉ đạo rèn luyện các kỹ năng giao tiếp có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu giáo dục hiện nay, trước hết người quản lý phải tìm hiểu, nắm vững và hệ thống được các kỹ năng giao tiếp cần giáo dục cho học sinh Tiểu học, bao gồm:
- Kỹ năng tự khẳng định về bản thân: Giúp HS tự tin đứng trước đám đông, biết giới thiệu về mình với người khác, biết chào hỏi lễ phép và tôn trọng người khác. Biết chào hỏi lễ phép với thầy cô giáo, người trên tuổi, biết nhường nhịn em nhỏ, biết tôn trọng bạn bè.
- Kỹ năng nói lời yêu cầu đề nghị, nói lời cảm ơn, xin lỗi: Giúp học sinh biết nói lời yêu cầu đề nghị của bản thân trước những vấn đề yêu cầu đề nghị. Cảm ơn khi nhận quà hay sự giúp đỡ của người khác, xin lỗi khi làm người khác không hài lòng...
- Kỹ năng từ chối yêu cầu đề nghị của người khác: Giúp các em phân biệt đúng sai, biết ủng hộ cái đúng, cái thiện và kiên định với quan điểm của mình, biết từ chối hay khước từ cái không đúng, hay những lời nói, việc làm thể hiện hành vi lệch chuẩn.
- Kỹ năng xử lý tình huống: Trong cuộc sống học sinh tiểu học phải đối mặt với nhiều tình huống trong học tập, vui chơi, sinh hoạt tập thể và lao động và gặp những tình huống khó xử trong quan hệ với người lớn trong gia đình, với thầy cô, bạn bè và nhiều người xung quanh, đòi hỏi các em phải có kỹ năng ứng xử phù hợp, biết phân tích cái lợi và cái hại của việc ứng xử, tạo ra mối quan hệ chia sẻ, hợp tác.
- Kỹ năng lắng nghe: Giúp học sinh biết lắng nghe, hiểu người khác, biết về mình rõ hơn, lắng nghe một cách chủ động, tích cực, lắng nghe có chủ động để tiếp nhận thông tin và xử lý thông tin có ích cho bản thân.
- Kỹ năng thương lượng: Giúp học sinh biết thương lượng với người khác để đạt
được mục tiêu giao tiếp, thương lượng với người thân để mục tiêu cá nhân, thương lượng với bạn bè để giữ gìn mối đoàn kết...
- Kỹ năng chia sẻ: Giúp học sinh có kỹ năng chia sẻ với cha mẹ niềm vui, nỗi buồn, thành công, thất bại trong cuộc sống, chia sẻ với thầy cô giáo về khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ của lớp, nhà trường, chia sẻ với bạn về công việc của lớp...
- Kỹ năng thuyết trình trước đám đông: Giúp học sinh rèn luyện kỹ năng thuyết trình trước lớp, trước nhóm, tập thể thông qua đó để rèn luyện kỹ năng nói, trình bày một vấn đề trước đám đông.
- Kỹ năng thuyết phục: Trong học tập và lao động, sinh hoạt học sinh phải đưa ra các ý kiến thuyết phục được người khác khi đưa ra các yêu cầu đề nghị.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Giúp các em có kỹ năng phát hiện và giải quyết các vấn đề trong học tập, xử lý các mối quan hệ, giải quyết các vấn đề xúc cảm cá nhân...
- Kỹ năng làm việc hợp tác: Giúp các em có kỹ năng làm việc đồng đội, biết chia sẻ, hợp tác, biết tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của người xung quanh để tự hoàn thiện bản thân mình....
- Kỹ năng biểu lộ thái độ tình cảm: Trang bị cho học sinh kỹ năng biểu lộ cảm xúc và thái độ cá nhân trong quá trình giao tiếp như: tức giận, cáu gắt, quá xúc động... để không làm ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp và chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh.
 Trên đây là 12 kỹ năng giao tiếp cơ bản cần thiết đối với học sinh tiểu học mà bất cứ một nhà quản lý giáo dục, một người giáo viên nào cũng phải nắm được, có như vậy giáo viên mới có thể hướng dẫn, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp một cách thường xuyên trên lớp.
2.3.2. Giải pháp 2: Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và nâng cao nhận thức phụ huynh học sinh về kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học.
Giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người, nhờ có kỹ năng giao tiếp mà con người có thể chung sống và hòa nhập trong một xã hội không ngừng biến đổi. Thực tế đã chứng minh con người hoạt động thành công và hiệu quả nhờ kỹ năng giao tiếp chiếm 60%. Đối với học sinh tiểu học, giao tiếp giúp cho các em trao đổi tri thức, thông tin trong học tập, rèn luyện, chia sẻ các vấn đề trong cuộc sống hoạt động và vui chơi. Nhờ có giao tiếp học sinh biết cách bày tỏ thái độ và quan điểm của mình trong quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội. 
Chính vì thế, sau khi hệ thống các kỹ năng giao tiếp cần thiết bản thân Tôi bắt tay vào việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên, nâng cao nhận thức cho phụ huynh và học sinh về các kỹ năng giao tiếp, tầm quan trọng của giao tiếp trong cuộc sống và sự cần thiết phải giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học. Từ đó giáo viên, phụ huynh, học sinh có thể làm tốt công tác rèn kỹ năng giao tiếp cho các em. 
Trước tiên cần giúp giáo viên, học sinh trong trường hiểu được: Kĩ năng giao tiếp là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại Rèn kĩ năng giao tiếp đơn giản là giúp học sinh có cơ hội giao lưu với bạn bè, thầy cô giáo, với xã hội xung quanh mình và có được khả năng ứng phó một cách linh hoạt nhưng đem lại những thuận lợi trong cuộc sống. Dạy kỹ năng giao tiếp cho học sinh nhằm rèn luyện cho các em có thói quen năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
Tiếp đến là phải giúp giáo viên, phụ huynh, học sinh hiểu rõ: Kỹ năng giao tiếp không phải là cái có sẵn, con người không phải sinh ra đã có kỹ năng giao tiếp tốt. Mà kỹ năng giao tiếp phải được rèn luyện và hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những hoạt động, những trải nghiệm trong cuộc sống và qua giáo dục mà có. 
Trong các buổi sinh hoạt chuyên đề bản thân làm quản lý chỉ đạo chuyên môn tôi tiến hành thực hiện bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và học sinh, nhà trường đã triển khai và cung cấp đầy đủ các Chỉ thị của Bộ Giáo dục, các văn bản hướng dẫn của các ngành, các cấp có liên quan đến giáo dục kỹ năng sống - mà kỹ năng giao tiếp là một phần không thể thiếu trong kỹ năng sống của học sinh Tiểu học - cho giáo viên, học sinh. Tổ chức cho cán bộ giáo viên nghiên cứu các kỹ năng giao tiếp cơ bản, cần thiết đối với học sinh Tiểu học. Tổ chức tập huấn thông tư 22 đến toàn thể cán bộ, giáo viên. Yêu cầu giáo viên nghiên cứu những điểm mới của TT 22 so với TT 30. Đặc biệt là phần: Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh: Cụ thể về Năng lực là: tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quy

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_hieu_qua_ren_ki_nang.doc