SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú tập luyện nâng cao chất lượng môn bóng đá Mini ở trường tiểu học Cẩm Phú

SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú tập luyện nâng cao chất lượng môn bóng đá Mini ở trường tiểu học Cẩm Phú

Theo Bộ GD&ĐT, mục tiêu giáo dục của cấp Tiểu học và THCS (gọi tắt là Giáo dục cơ bản) bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, hình thành, phát triển năng lực tự học chuẩn bị tâm thế cho việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và nhiều mặt của xã hội tương lai đáp ứng yêu cầu phân luồng sau trung học cơ sở.

 Cụ thể chương trình giáo dục cấp tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực định hướng chính vào giá trị gia đình, dòng tộc, quê hương, những thói quen cần thiết trong học tập và sinh hoạt có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất để tiếp tục học trung học cơ sở. Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt/Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Thể dục, Giáo dục lối sống/Giáo dục Công dân, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu tự nhiên/Khoa học tự nhiên, Tìm hiểu xã hội/Khoa học xã hội. Các môn học này được chia theo nhóm lĩnh vực như: Môn học cơ bản (Ngữ văn, tiếng việt), môn học cốt lõi (Toán, lĩnh vực Khoa học xã hội, lĩnh vực Khoa học tự nhiên, Đạo đức - Công dân, giáo dục Thể chất).

 Đối với môn giáo dục thể chất cấp tiểu học nhằm hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ, thông qua luyện tập thể dục thể thao để phát triển các tố chất vận động, ưu tiên phát triển sự khéo léo dưới hình thức các trò chơi vận động, vui chơi tập thể. Chương trình giáo dục thể chất bậc tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có nhiều môn thể thao khác nhau như môn điền kinh, môn bơi, môn cờ vua.

 Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy cũng như qua tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp, tôi nhận thấy chất lượng học tập nói chung và kết quả học tập môn học giáo dục thể chất nói riêng phụ thuộc đáng kể vào thái độ của học sinh với môn học, mà biểu hiện ra bên ngoài bằng sự hứng thú say mê của người học đối với môn học giáo dục thể chất.

 

doc 21 trang thuychi01 10234
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp tạo hứng thú tập luyện nâng cao chất lượng môn bóng đá Mini ở trường tiểu học Cẩm Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Thứ tự
Đầu mục
Trang
I
Mở đầu
1
2
2
I. Cơ sở lý luận.
 2
II. Thực trạng vấn đề.
3
a. Thực trạng địa phương.
3
b. Thực trạng nhà trường.
3
c. Thực trạng của mon bóng đá mini.
4
III. Giải quyết vấn đề.
5
1. Các giải pháp thực hiện.
5
1.1. Lựa chon đội bóng.
5
1.2. Giáo viên dạy học sinh, hiểu được một số luật cơ bản về môn bóng đá mini ở tiểu học.
6
a. Luật cơ bản của môn bóng đá mini
6
b. Vai trò của việc hiểu luật thi đấu.
7
1.3. Tạo tinh thần đồng đội cho học sinh.
7
1.4. Một số kỹ thuật đá bóng cơ bản trong tập luyện
8
a. Đá bóng bằng má trong bàn chân.
8
b. Đá bóng bằng mu bàn chân
9
c. Kĩ thuật đá vô lê.
9
d. Kĩ thuật đánh đầu trán giữa.
9
e. Kỹ thuật tân bóng.
10
f. Kỹ thuật giữu bóng.
11
1.5. Các biện pháp nâng cao thể lực giúp học sinh có sức nhanh, sức bền trong thi đấu.
11
a. Tập chạy bền ( sức bền )
11
b. Chơi một số trò chơi dân gian để tạo sự nhanh nhẹn cho học sinh.
11
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
13
3
Phần ba: Kết luận và kiến nghị
14
1. Ý nghĩa của Sáng kiến kinh nghiệm
14
2. Bài học kinh nghiệm: 
14
3. Kiến nghị.
15
I. MỞ ĐẦU
	1. Lý do chọn đề tài:
	Theo Bộ GD&ĐT, mục tiêu giáo dục của cấp Tiểu học và THCS (gọi tắt là Giáo dục cơ bản) bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, hình thành, phát triển năng lực tự học chuẩn bị tâm thế cho việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và nhiều mặt của xã hội tương lai đáp ứng yêu cầu phân luồng sau trung học cơ sở.
	Cụ thể chương trình giáo dục cấp tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự hình thành và phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực định hướng chính vào giá trị gia đình, dòng tộc, quê hương, những thói quen cần thiết trong học tập và sinh hoạt có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất để tiếp tục học trung học cơ sở. Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt/Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Thể dục, Giáo dục lối sống/Giáo dục Công dân, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu tự nhiên/Khoa học tự nhiên, Tìm hiểu xã hội/Khoa học xã hội. Các môn học này được chia theo nhóm lĩnh vực như: Môn học cơ bản (Ngữ văn, tiếng việt), môn học cốt lõi (Toán, lĩnh vực Khoa học xã hội, lĩnh vực Khoa học tự nhiên, Đạo đức - Công dân, giáo dục Thể chất).
	Đối với môn giáo dục thể chất cấp tiểu học nhằm hình thành thói quen tập luyện nâng cao sức khoẻ, thông qua luyện tập thể dục thể thao để phát triển các tố chất vận động, ưu tiên phát triển sự khéo léo dưới hình thức các trò chơi vận động, vui chơi tập thể. Chương trình giáo dục thể chất bậc tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành có nhiều môn thể thao khác nhau như môn điền kinh, môn bơi, môn cờ vua...
	Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy cũng như qua tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp, tôi nhận thấy chất lượng học tập nói chung và kết quả học tập môn học giáo dục thể chất nói riêng phụ thuộc đáng kể vào thái độ của học sinh với môn học, mà biểu hiện ra bên ngoài bằng sự hứng thú say mê của người học đối với môn học giáo dục thể chất.
	Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao học sinh trong quá trình học tập phần lớn chỉ tập trung vào các môn học có liên quan trực tiếp đến việc làm, công tác sau này mà thờ ơ, coi nhẹ việc học môn giáo dục thể chất. Điều gì chi phối thái độ của các em đối với môn học giáo dục thể chất và làm thế nào để nâng cao sự hứng thú, tích cực của học sinh trong giờ học giáo dục thể chất. Chính là trong suy nghĩ của các em chỉ coi môn học giáo dục thể chất là môn phụ. Vậy thì đồng nghĩa với việc những môn học phụ bị xem nhẹ. 
	Tố chất thể lực yếu, ra tập sợ người khác chê cười, luyện tập vất vả, chưa ý thức được tác dụng của môn học, điều kiện thời tiết xấu, ý thức rèn luyện thể dục thể thao chưa cao, điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức tập luyện còn thiếu thốn, hay nội dung môn học còn nghèo nàn... là những nguyên nhân dẫn tới sự thiếu hứng thú của học sinh đối với giờ học giáo dục thể chất. 
	Bóng đá là môn thể thao tự chọn trong chương trình môn thể dục ở tiểu học do Bộ Giáo dục Đào tạo qui định, nhưng lại được phần đông các em học sinh yêu thích tham gia tập luyện và xem đây là môn thể thao để các em luyện tập thường ngày và đây là đây cũng là môn nằm trong kế hoạch tổ chức Hội Khỏe Phù Đổng các cấp. Trong khi đó điều kiện tập luyện như kích thước, sân bãi, dụng cụ bóng , lưới trang phục, kỹ năng chơi bóng của các em học sinh đối với môn học này đang còn thiếu thốn và hạn chế  Mặt khác các em học sinh còn chơi bộc phát. Vì vậy, trong bóng đá không nên theo khuynh hướng đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn. Với những yêu cầu trên tôi chọn đề tài: “ Một số giải pháp tạo hứng thú tập luyện nâng cao chất lượng môn bóng đá Mini ở trường tiểu học Cẩm Phú”
	2. Mục đích nghiên cứu:
	Để thấy được điều gì đã chi phối thái độ của học sinh đối với môn học giáo dục thể chất. Từ đó tìm giải pháp để nâng cao sự hứng thú, tích cực của học sinh trong giờ học giáo dục thể chất; tránh khuynh hướng đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn trong môn bongd đã Mini ở trường Tiểu học.
	3. Đối tượng nghiên cứu:
	Nghiên cứu, tổng kết một số kinh nghiệm tạo hứng thú tập luyện nâng cao chất lượng môn bóng đá Mini ở trường tiểu học Cẩm Phú.
	4. Phương pháp nghiên cứu.
	Sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát, thực nghiệm và chọn lọc.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
	1. Cơ sở lý luận 
 Trong những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng văn hóa nhà trường luôn quan tâm tới hoạt động vui chơi giải trí của các em; các hoạt động được lồng ghép vào các tiết thể dục tự chọn, giờ ngoại khóa. Nhưng đặc điểm tâm sinh lý của các em là học sinh tiểu học thường hay hiếu động, thiếu tập trung nhất là trong những giờ học ngoại khoá do ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài. Chính điều đó đã ảnh hưởng tới thành tích của các môn thể thao khi thi đấu của các em. Trong các môn thể thao thi đấu đều đòi hỏi niềm say mê, hứng thú trong khi tập luyện, nắm vững nội dung, thực hiện các động tác một cách hoàn hảo... đặc biệt là môn bóng đá mini ở tiểu học. Tuy nhiên phần lớn học sinh còn thiếu những kỹ năng cần thiết để tham gia tập luyện và thi đấu có hiệu quả như: Chưa có chiến thuật thi đấu cụ thể, thể lự yếu, khả năng quan sát, phối hợp nhóm, kỹ thuật cá nhân còn nhiều hạn chế nên chất lượng, hiệu quả thi đấu chưa cao. Vì vậy giáo viên cần tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong khi tập luyện mặt khác phải nghiên cứu kĩ nội dung bài tập, làm mẫu chính xác từng động tác, thao tác thuần thục, phân tích rõ ràng từng chi tiết kĩ thuật động tác trước khi lên lớp. Làm mẫu động tác phải đạt được yêu cầu đẹp đúng kĩ thuật, động tác làm mẫu dễ gây được ấn tượng trong trí nhớ các em. Đối với giáo viên không chuyên nghiệp như chúng tôi thì những động tác quá khó không có khả năng làm mẫu được nên cho học sinh quan sát tranh, băng hình ... Khi phân tích, giảng giải kĩ thuật động tác ngắn gọn, xúc tích, dể hiểu, dùng tranh ảnh, hình ảnh thật từ video để minh hoạ tạo sự chú ý cho học sinh. 
Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học thường hay hiếu động, thiếu tập trung nhất là trong những giờ học ngoại khoá do ảnh hưởng các yếu tố bên ngoài. Vì vậy giáo viên cần tạo cho các em niềm say mê, hứng thú cho các em trong giờ học và quán triệt học sinh thực hiện nghiêm túc nội qui trong giờ học. Chia đội tuyển thành 2 đội, và thường xuyên cho 2 đội thi đua với nhau để kích thích trong mỗi học sinh luôn luôn có sự phấn đấu trong học tập hơn nữa mặt khác tạo điều kiện cho các em có nhiều cơ hội tập luyện vận dụng những kĩ năng đã học một cách nhuần nhuyễn, khéo léo, mạnh dạn... Để mỗi khi thi đấu cấp cụm, cấp huyện, cấp tỉnh luôn tự tin mạnh dạn không nhút nhát, e dè, sợ sệt ...
Để làm được những điều như trên là giáo viên dạy môn thể dục như tôi luôn trăn trở và tìm hiểu kĩ thực trạng, tâm sinh lý của học sinh. Từ đó đưa ra những biện pháp tập luyện tốt nhất, phù hợp nhằm giúp cho đội tuyển bóng đá mini trường tiểu học Cẩm Phú có được chất lượng tốt nhất qua nhiều năm thi đấu như HKPĐ cấp huyện lần thứ VIII, IX luân đạt được những chiến thắng vẻ vang cho nhà trường khi tham gia thi đấu tại cụm cũng như thi đấu tại huyện, tại tỉnh ....
	2. Thực trạng vấn đề
	2.1. Thực trạng địa phương: 
Cẩm Phú nơi tôi công tác là xã thuộc diện 135 điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn phần lớn học sinh của trường là con em đồng bào dân tộc, cuộc sống gia đình các em còn thiếu thốn, phong trào tập luyện thể dục thể thao chưa phát triển. Cha mẹ của các em chưa có điều kiện chăm sóc, quan tâm đến con cái mặt khác địa bàn lại cách xa các trung tâm thể dục thể thao, không được tập luyện thể dục thể thao hằng ngày, không thể hiện được năng khiếu của mình như môn bóng đá mini này. Chính vì vậy sự quan tâm của phụ huynh và học sinh đến vấn đề giáo dục thể chất chưa được coi trọng đúng mức do vậy thể lực của học sinh tương đối yếu, măt khác các em còn bị chi phối bởi công việc gia đình, việc học 2 buổi/ ngày cũng đã ảnh hưởng nhiều đến thời gian tập trung đội bóng tập luyện. 
	2.2. Cơ sở vật chất nhà trường:
 Khuôn viên nhà trường tương đối rộng, nhưng mặt sân không được bằng phẳng đang còn nhiều chướng ngại vật, vào mùa mưa sân luôn bị đậu nước, làm cho việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc tập luyện của học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn. Trang thiết bị phục vụ cho dạy và học đang còn thiếu nhiều, hoàn cảnh gia đình của các em đang còn khó khăn dẫn đến việc tập luyện của các em không được thường xuyên, liên tục.
 Giáo viên công tác tại trường đa phần là ở các địa phương khác đến. vì vậy phong trào thể dục thể thao trong trường cũng phát triển chưa đồng đều chỉ phát triển rộ lên khi ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên phát động nhân dịp chào mừng các ngày lễ lớn như: 20 tháng 11, 22 tháng 12, 26 tháng 3...
Đối với giáo viên dạy môn thể dục chưa được tập huấn về phương pháp huấn luyện môn thể thao bóng đá mini. Vì đây không phải là môn học chính khoá trong chương trình môn thể dục ở tiểu học do Bộ Giáo dục Đào tạo qui định. Nên tôi chủ yếu là tự học, tự bồi dưỡng, học hỏi thông qua đồng nghiệp và bạn bè, qua sách vở báo chí và nhất là qua internet để tự hoàn thiện mình và giúp cho học sinh hiểu biết được kích thước sân, luật bóng đá mi ni, một số những kĩ năng thiết yếu cơ bản trong tập luyện cũng như trong thi đấu. 
	2.3. Thực trạng của môn bóng đá mi ni.
Bóng đá mini là một môn thể thao cần sự phối hợp từ nhiều cầu thủ, được thực hiện từ sự kết hợp ăn ý của đồng đội, tinh thần đồng đội, thành tích phụ thuộc vào kĩ thuật và thể lực của cả đội chứ không phải của một người. Đại đa số học sinh chưa nắm rõ luật dẫn tới khi thi đấu đang còn lúng túng khi nghe trọng tài thổi còi. Môn bóng đá mi ni chỉ là hoạt động ngoại khoá nên ít được quan tâm theo dõi tìm ra những học sinh có năng khiếu để tập luyện mà chỉ đợi đến khi các phong trào thể dục thể thao cấp huyện, cấp tỉnh tổ chức mới chọn một số em đi thi để gọi là tham gia cho có đủ phong trào... dẫn đến kết quả đạt được thường không cao.
Từ thực tế nhiều năm giảng dạy và tập luyện cho đội bóng đá mi ni của nhà trường tham gia đi thi đấu tôi nhận thấy học sinh còn mắc phải những khó khăn và thiếu sót đó là: Học sinh còn chưa nắm rõ về luật bóng đá mi ni mà nắm luật một cách mơ hồ, chưa có tinh thần đồng đội, kĩ thuật còn hạn chế, chưa biết phối hợp với nhau, thể lực học sinh tương đối yếu.
	Kết quả khảo sát về thể lực của đội tuyển khi mới lựa chọn như sau:
Tổng số
Thể lực tốt
Thể lực TB
Thể lực yếu
SL
%
SL
%
SL
%
10
01
10
07
70
02
20
 	Kết quả khảo sát về hiểu biết luật bóng đá mini
Tổng số
Biết rõ luật
Biết ở mức mơ hồ
Chưa biết
SL
%
SL
%
SL
%
10
0
0
05
50
05
50
	Nhìn chung, qua khảo sát thấy các em đội tuyển có thể lực và hiểu biết về luật còn rất hạn chế
 	Do học sinh thường mắc phải những thiếu sót trên nên kết quả chưa cao. Từ những thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, tôi mạnh dạn nghiên cứu và tìm ra các phương pháp khắc phục 4 thiếu sót trên.
 	3. Các giải pháp thực hiện
 	3.1. Lựa chọn đội bóng.
 Vào đầu năm học tôi được Ban giám hiệu, chuyên môn nhà trường phân công phụ trách việc lên kế hoạch lựa chọn, huấn luyện bồi dưỡng đội tuyển bóng đá mini tham gia Hội thi thể dục thể thao cấp trường, cấp huyện. Với kinh nghiệm bản thân qua nhiều năm giảng dạy tôi tổ chức cho các em học sinh giao lưu bóng đá theo từng lớp, từng khối từ lớp 3- lớp 5 lựa chọn lấy 10 học sinh. 
	Lựa chọn đội tuyển là bước quan trọng đầu tiên để có một đội bóng tham gia thi đấu. Giáo viên lựa chọn đội tuyển phải quan sát học sinh khi cho thi đấu cọ sát ở các lớp để lựa chọn những học sinh cơ bản có thể lực và năng khiếu bóng đá. Nhiều em có thể lực tốt nhưng đá bóng kém cũng được lựa chọn vào đội tuyển để qua thời gian tập luyện sẽ các em có kĩ năng đá bóng tốt hơn. Bên cạnh đó các em có năng khiếu nhưng thể lực còn hạn chế cũng được lựa chọn tập luyện. Qua một thời gian tập luyện giáo viên lựa chọn lại đội tuyển. Điều này giúp cho giáo viên thuận lợi hơn khi luyện tập đội tuyển và sẽ có thành tích cao khi thi đấu.
	Bước lựa chọn đổi tuyển mà giao viên không lựa chọn kỹ càng thì khi tập luyện sẽ gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng tới kết quả không co khi thi đấu.
Đội tuyển lựa chọn khảo sát
	3.2. Vai trò của việc hiểu luật thi đấu.
	Khi thi đấu học sinh hiểu chưa biết luật bóng đá mini sẽ gặp nhiều khó khăn, đôi khi mất cơ hội ghi bàn thắng. Trong thi đấu tiếng còi của trọng tài là hiệu lệnh, đôi khi học sinh không nắm rõ luật mà lơ mơ khi thi đấu nhiều khi làm lỡ cơ hội. Học sinh chưa nắm rõ điều lệ luật nên trong quá trình thi đấu chưa biết xử lý những tình huống diễn ra trong lúc tập luyện cũng như khi thi đấu. Thực tế nhiều học sinh khi thi đấu chưa rõ về luật và chưa có hiệu lệnh mắc lỗi của trọng tài đã bỏ bóng vì nhầm tưởng mình mắc lỗi làm mất cơ hội ghi bàn của bản thân.
	Ví dụ: Khi bóng mới chạm đường biên mà trọng tài chưa quan sát kịp nên chưa có hiệu lệnh còi nhưng học sinh đá bỏ bóng làm mất cơ hội dẫn bóng và ghi bàn.
	Để các em cọ sát qua đấu giao lưu giữa các lớp với nhau, giữa các đội tuyển của các trường lân cận để từ đó các em rút kinh nghiệm ở mỗi lần va chạm, phạm luật. Từ đó hướng dẫn các em cách tránh các lỗi cơ bản mà các em hay phạm phải khi thi đấu. Từ việc thường xuyên giao lưu thi đấu giữa các đội với nhau và thường xuyên gặp các lỗi trong lúc đấu giao lưu nên các em nhớ các luật cơ bản. Đến khi thi đấu cấp huyện các em không còn bỡ ngỡ, rụt rè mà thi đấu tự tin trước đội bạn.
	Chính vì điều đó mà khi thi đấu học sinh nắm rõ luật rất thuận lợi cho bản thân và trọng tài bắt trận, không làm mất thời gian trận đấu. 
	3.3. Tạo tinh thần đồng đội cho học sinh.
- Bóng đá là môn thể thao đề cao tinh thần đồng đội. Một cầu thủ biết đồng đội, vì lợi ích của đội bóng thì cầu thủ ấy bao giờ của cũng có cái đầu thông minh, đôi chân tài hoa. Cầu thủ đó là kim chỉ nam dẫn dắt được lối chơi và tạo cảm hứng cho đồng đội thi đấu một cách hiệu quả nhất.
- Thường xuyên cho học sinh thi đấu giữa các đội với nhau. Giáo viên quan sát hướng dẫn trong các trận đấu và chỉ cho học sinh thấy được sự quan trọng của tinh thàn đồng đội. 
- Có tinh thần đồng đội thì mới hỗ trợ cho nhau để đưa bóng vào cầu môn của đối phương được. Ở lứa tuổi các em thì tính bộc phát là chủ yếu chưa biết phối hợp.
Hai đội bóng khảo sát giao lưu
	3.4. Một số kĩ thuật đá bóng cơ bản trong tập luyện .
	3.4.1. Đá bóng bằng má trong lòng bàn chân:
 Đây là kĩ thuật được sử dụng nhiều nhất trong bóng đá. Do diện tích tiếp xúc giữa má trong lòng bàn chân và bóng khá lớn, cho nên đá bóng bằng kĩ thuật này sẽ có tính ổn định và độ chuẩn xác cao. Cách thực hiện động tác theo 5 bước như sau.
- Chạy đà: Chạy theo cách tăng dần đều và bước cuối dài.
- Chân trụ: Khớp gối hơi khuỵu mũi chân hướng về mục tiêu.
- Chân lăng: Được vung từ sau ra trước với biên độ rộng và tốc độ nhanh nhất.
- Điểm tiếp xúc: Cứng cổ chân khi chân tiếp xúc với bóng và điểm tiếp xúc phải vào tâm của quả bóng.
- Kết thúc: Cơ thể giữ thăng bằng và di chuyển về phía trước theo đà của chân lăng.
Học sinh tập luyện đá bóng bằng má trong lòng bàn chân
	 3.4.2 Kĩ thuật đá vô lê:
Đây thực ra cũng là kĩ thuật đá bóng bằng mu bàn chân, nhưng đòi hỏi cầu thủ phải phán đoán chính xác đường bay của bóng và thời điểm tiếp xúc bóng. Để thực hiện được động tác này người ngả về phía chân trụ, chân lăng đá về sau lấy đà theo một đường vòng chếch rồi vung mạnh về trước và dùng phần mu chính diện đá ngang vào bóng. Do trong khi đá theo quán tính người phải xoay theo hướng vòng cung cho nên chân trụ không được đặt cả bàn chân chạm đất, mà phải kiễng lên để tạo điều kiện thuật lợi cho động tác xoay thân Khi bóng ở tầm cao mà muốn thực hiện kĩ thuật này thì cầu thủ có thể giậm nhảy tung người lên không để đá.	
	3.4.3 Kĩ thuật đánh đầu trán giữa:
	+ Tư thế chuẩn bị: đứng chân trước – chân sau. Chân trước đặt nhẹ phía trước, chân sau khuỵu (chùng xuống) để hạ thấp trọng tâm. Ở tư thế chuẩn bị toàn cơ thể như hình cánh cung ngả về sau, nhằm chuẩn bị để cho động tác gập thân kéo dài được biên độ. Mắt mở, nhìn theo bóng bay đến. Hai tay dang tự nhiên để giữ thăng bằng.
	+ Giai đoạn tiếp xúc bóng: Khi phán đoán đúng thời điểm đánh đầu, chân sau từ tư thế khuỵu gối bắt đầu đạp mạnh xuống đất đẩy thân về phía trước. Trọng tâm của cơ thể dồn từ chân sau sang chân trước. Thời điểm trán giữa tiếp xúc bóng chính là lúc thân người đã qua tư thế thẳng đứng và hơi đổ về phía trước. Trong quá trình đánh đầu, mắt luôn mở để quan sát bóng, đảm bảo chính xác của thời điểm và vị trí tiếp xúc bóng.
Đánh đầu trán giữa
	Lưu ý: Đường bóng bay đi phụ thuộc vào vị trí tiếp xúc của trán vào bóng. Nếu tiếp xúc vào phía dưới bóng thì bóng bay cao (bổng ). Nếu đánh vào đúng tâm bóng, thì bóng đi mạnh, gần song song với mặt đất. Nếu đánh vào phần trên của bóng thì bóng bay chếch xuống	 
	3.4.4. Kĩ thuật tâng bóng : 
	Đặc điểm nổi bật của thi đấu bóng đá là tính đối kháng mạnh và tranh đua quyết liệt. vì vậy trong thi đấu để có thể ứng phó được một cách nhanh chóng với các tình huống khác nhau thì các cầu thủ phải tìm hiểu và nắm vững được tính năng cũng như đường bay của bóng trong các tình huống đó. Tập luyện kĩ thuật tâng bóng bằng các bộ phận trên cơ thể là một biện pháp hữu hiệu nhất giúp các cầu thủ nắm chắc được tính năng và nâng cao khả năng khống chế bóng. Bên cạnh đó, luyện tập tâng bóng cũng có thể giúp các cầu thủ tăng cường sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong cơ thể, hoàn thành kĩ năng di chuyển, tăng cường độ linh hoạt của cổ chân, khớp gối, hông đồng thời phát triển kỹ năng phản xạ và ứng biến trong thi đấu. Kĩ thuật thuần thục tâng bóng sẽ tạo ra một nền tảng cơ sở vững chắc cho kĩ thuật chuyền bóng, sút cầu môn, đỡ bóng , dẫn bóng và tranh cướp bóng. Đặc biệt đối với những người mới tập và cầu thủ ở lứa tuổi thanh thiếu niên thì kĩ thuật này lại càng được trú trọng luyện tập nhiều hơn. Các bộ phận cơ thể và phương pháp thường được sử dụng trong luyện tập kĩ thuật tâng bóng là :
	+ Tâng bóng bằng mu chính diện.
	+ Tâng bóng bằng má trong
	+ Tâng bóng bằng má ngoài 
	+ Tâng bóng bằng đùi
	+ Tâng bóng bằng sự phối hợp giữa chân và đùi .
Học sinh tập tâng bóng
	3.4.5. Kĩ thuật giữ bóng.
 Biểu thị hành động của cầu thủ dùng một bộ phận nào đó trong cơ thể (trừ 2 tay) chặn đường bóng đang lăn hay đang bay làm cho nó nằm trong tầm khống chế của mình
Tóm lại: Song song với thể lực thì kỹ thuật đá bóng rất quan trọng để ghi bàn thắng cho đội mình. Khi dẫn bóng mà học sinh có kỹ thuật và thể lực tốt sẽ ít bị mất bóng và cơ hội ghi bàn rất nhiều sẽ tạo nên chiến thắng cho đội mình. Mặt khác khi dẫn bóng mà không co kỹ thuật thì sẽ mất bóng không đưa bóng vào cầu môn đội

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_tao_hung_thu_tap_luyen_nang_cao_chat_l.doc