SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng giáo viên giỏi ở Trường Tiểu học Thanh Tân 1

SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng giáo viên giỏi ở Trường Tiểu học Thanh Tân 1

Như chúng ta đã biết thế kỷ 21 là thế kỷ của tri thức, tài năng và khoa học. Tri thức, trí tuệ là yếu tố quyết định các thành tựu khoa học và là động lực thúc đẩy xã hội tiến lên những bước mới của sự tiến bộ và văn minh. Do vậy, “Chiến lược con người” là cực kỳ cần thiết đối với mọi quốc gia muốn có nền Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Nhận thức rõ về vấn đề này, cương lĩnh của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới đã khẳng định: “Nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất của chúng ta là tiềm lực con người Việt Nam trong đó có tiềm lực trí tuệ”.

 Giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường, giáo viên là lực lượng giáo dục chính giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động giáo dục. Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của Nhà trường. Ông cha ta đã nói: “Muốn có trò giỏi, trước hết phải có thầy giỏi”. Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục. Chúng ta phải xây dựng được đội ngũ giáo viên vừa có phẩm chất, vừa có năng lực chuyên môn giỏi để đáp ứng được những yêu cầu của chương trình mới, tạo ra được lớp học trò giỏi góp phần phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hiện nay đã thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chưa thường xuyên, còn tự phát, chưa theo quy trình,. Vì vậy chưa đáp ứng và xứng tầm với việc "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục" như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định.

 Trường Tiểu học Thanh Tân 1 luôn xác định: Chất lượng gáo dục học sinh là thước đo của nhà trường mà muốn nâng cao chất lượng học sinh thì tất yếu phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Vì vậy, việc bồi dưỡng giáo viên giỏi bao giờ cũng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Ban giám hiệu và của mỗi cá nhân giáo viên. Năm học 2015-2016, công tác bồi dưỡng giáo viên của Trường Tiểu học Thanh Tân 1 bước đầu có được những kết quả đáng khích lệ. Là người làm công tác quản lý trong trường Tiểu học Thanh Tân 1, tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp bồi dưỡng giáo viên giỏi ở Trường Tiểu học Thanh Tân 1” để làm sáng kiến của mình.

 

doc 22 trang thuychi01 12192
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng giáo viên giỏi ở Trường Tiểu học Thanh Tân 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Như chúng ta đã biết thế kỷ 21 là thế kỷ của tri thức, tài năng và khoa học. Tri thức, trí tuệ là yếu tố quyết định các thành tựu khoa học và là động lực thúc đẩy xã hội tiến lên những bước mới của sự tiến bộ và văn minh. Do vậy, “Chiến lược con người” là cực kỳ cần thiết đối với mọi quốc gia muốn có nền Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá. Nhận thức rõ về vấn đề này, cương lĩnh của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới đã khẳng định: “Nguồn lực lớn nhất, quý báu nhất của chúng ta là tiềm lực con người Việt Nam trong đó có tiềm lực trí tuệ”.
	Giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm của Nhà trường, giáo viên là lực lượng giáo dục chính giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động giáo dục. Đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục của Nhà trường. Ông cha ta đã nói: “Muốn có trò giỏi, trước hết phải có thầy giỏi”. Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên có tầm quan trọng chiến lược, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục. Chúng ta phải xây dựng được đội ngũ giáo viên vừa có phẩm chất, vừa có năng lực chuyên môn giỏi để đáp ứng được những yêu cầu của chương trình mới, tạo ra được lớp học trò giỏi góp phần phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hiện nay đã thu được những thành công nhất định. Tuy nhiên việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chưa thường xuyên, còn tự phát, chưa theo quy trình,... Vì vậy chưa đáp ứng và xứng tầm với việc "Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục" như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định.
	Trường Tiểu học Thanh Tân 1 luôn xác định: Chất lượng gáo dục học sinh là thước đo của nhà trường mà muốn nâng cao chất lượng học sinh thì tất yếu phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Vì vậy, việc bồi dưỡng giáo viên giỏi bao giờ cũng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của Ban giám hiệu và của mỗi cá nhân giáo viên. Năm học 2015-2016, công tác bồi dưỡng giáo viên của Trường Tiểu học Thanh Tân 1 bước đầu có được những kết quả đáng khích lệ. Là người làm công tác quản lý trong trường Tiểu học Thanh Tân 1, tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp bồi dưỡng giáo viên giỏi ở Trường Tiểu học Thanh Tân 1” để làm sáng kiến của mình.	
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
	- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong đội ngũ giáo viên của Trường Tiểu học Thanh Tân 1, từ đó nâng cao hiệu quả giáo dục của nhà trường.
	- Góp phần bồi dưỡng năng lực quản lí trong lãnh đạo nhà trường.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
	- Quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên đang tham gia công tác ở trường.
	- Công tác chỉ đạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của Ban giám hiệu trường Tiểu học Thanh Tân 1.
	- Một số giải pháp bồi dưỡng giáo viên giỏi ở trường Tiểu học Thanh Tân 1.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
	- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
	- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
	Đại hội lần thứ VII Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, khoa học, công nghệ, coi đó là quốc sách hàng đầu, để phát huy nhân tố con người – động lực trực tiếp cho sự phát triển". Đây là sự khẳng định đúng đắn xuất phát từ lợi ích chính đáng của toàn dân, đồng thời thể hiện chân lý phổ biến của lịch sử.
	Đứng trước yêu cầu đó của cách mạng, Giáo dục - Đào tạo phải đào tạo ra những con người tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề. Thực hiện nhiệm vụ giáo dục không ai khác ngoài vai trò của người thầy, vì đó là lực lượng chủ chốt của ngành giáo dục, đồng thời, vai trò của người thầy quyết định sự thành bại của Giáo dục và Đào tạo. Về vị trí, vai trò của người thầy trong sự nghiệp giáo dục, nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói: "Thầy giáo là nhân vật trung tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy thầy giáo phải không ngừng phấn đấu vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng là người thầy xã hội chủ nghĩa." Thủ tướng cũng chỉ rõ:"Vấn đề lớn nhất trong giáo dục hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mạng của mình. Chất lượng giáo dục trước mắt và tương lai tùy thuộc vào đội ngũ người thầy. Cho nên lo cho sự phát triển về giáo dục thì khâu quan trọng bậc nhất là lo cho chất lượng đội ngũ giáo viên".
	Có thể nói năng lực, phẩm chất của thầy cô giáo là bài học sống sinh động đối với học sinh, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách học sinh. Trong tình hình đất nước đang đổi mới hiện nay, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thì điều cần thiết là phải xây dựng được đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị cao, vững vàng về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hóa về trình độ đào tạo. Đồng thời phải tạo ra được môi trường thuận lợi để có thể phát huy cao nhất năng lực của mỗi giáo viên, để mỗi người không ngừng tự học, tự bồi dưỡng về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật những kiến thức mới nâng cao tầm hiểu biết của mình, ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa của ngành giáo dục hiện nay.
	Trong tập thể sư phạm nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng, giáo viên là nguồn lực quan trọng đặc biệt. Người quản lý nhà trường có nhiệm vụ bồi dưỡng và phát huy tiềm năng của từng giáo viên, nhân viên, tạo thành sức mạnh tổng hợp của tập thể sư phạm nhà trường, nhằm hoàn thành mục tiêu giáo dục.
II. THỰC TRẠNG
1. Khái quát về nhà trường
	Trường Tiểu học Thanh Tân 1 nằm trên địa bàn một xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Như Thanh, cách trung tâm huyện khoảng 30 km về phía đông - nam. Cư dân chủ yếu là người bản địa và dân di cư từ lòng hồ Cửa Đạt (Thường Xuân-Thanh Hóa), người dân tộc thiểu số chiếm tới 70%. Số thôn bản nghèo chiếm đến gần 80%. Điều kiện kinh tế dân sinh còn gặp nhiều khó khăn, dân trí nói chung còn thấp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phát triển giáo dục trên địa bàn.
	Trường Tiểu học Thanh Tân 1 được tách ra từ Trường Tiểu học Thanh Tân năm 2004. Hiện có 31 cán bộ giáo viên, 19 lớp học với 367 học sinh. Trường có 3 điểm trường, điểm lẻ xa nhất cách điểm chính 10 km. Đội ngũ giáo viên có 100% đạt chuẩn trở lên, trong đó nữ chiếm 75%, giáo viên là người dân tộc thiểu số và người định cư lâu năm chiếm 70%. Do có sự hỗ trợ của chương trình dự án 135 và tái định cư nên cơ sở vật chất trường học được xây dựng tương đối đầy đủ, đảm bảo cho quá trình dạy học, thiết bị dạy học đảm bảo nhu cầu tối thiểu.
2. Thực trạng về công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi Trường Tiểu học Thanh Tân 1
 2.1Về Ban giám hiệu:
	Năm học 2014-2015, Ban giám hiệu Trường Tiểu học Thanh Tân 1 đã nhận thức đúng về công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, đã có những quan tâm nhất định tới công tác này. Tuy nhiên Ban giám hiệu nhà trường thực hiện chưa thật đầy đủ chức năng và nhiệm vụ của mình. Việc hướng dẫn và tổ chức các hoạt động để bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên còn mang tính hình thức, chưa có kế hoạch cụ thể, chưa phát huy được tính tính tích cực, chủ động sáng tạo của giáo viên. Nhà trường cũng đã có kế hoạch năm học với đầy đủ nội dung các hoạt động giáo dục, song vấn đề bồi dưỡng chuyên môn chưa được đề cập một cách đúng mức, chưa có kế hoạch chi tiết cho từng học kì, tháng, tuần, hướng dẫn, giám sát tổ chuyên môn lên kế hoạch hoạt động cho tổ, chưa phân công, giao việc cụ thể cho người thực hiện. Vì vậy, kế hoạch của tổ chuyên môn còn chung chung, chưa phù hợp thực tế, nội dung sinh hoạt còn đơn điệu.
2.2. Về đội ngũ giáo viên:
	Tình hình đội ngũ giáo viên của trường Tiểu học Thanh Tân 1 năm học 2015 – 2016:
Tổng số giáo
Viên
Nữ
Hệ đào tạo
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học
23
17
2 = 8,7 %
12 = 52,17%
9 = 39,13%
	*Kết quả xếp loại giáo viên năm học trước (Năm học 2014 - 2015)
Tổng số giáo
viên
GV giỏi cấp
trường
GV giỏi cấp huyện
GV giỏi cấp tỉnh
22
9
2
0
	Số còn lại đạt loại Khá và Trung bình, không có loại Yếu.
	- Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy tỷ lệ giáo viên có trình độ chuẩn và trên chuẩn của nhà trường chiếm tỉ lệ cao. Tuy nhiên được đào tạo chắp vá với nhiều hệ đào tạo khác nhau( nhiều giáo viên được đào tạo lên từ hệ 9 + 3), năng lực chuyên môn không đồng đều. 
	-Đa số giáo viên nhiệt tình, tận tâm với nghề, ham học hỏi, song còn một bộ phận giáo viên ý thức tự học, tự rèn luyện chưa cao, khi tham gia dự giờ, mặc dù thấy rõ những mặt còn hạn chế của đồng nghiệp nhưng vẫn né tránh, ngại mất lòng nên không dám nói thẳng, nói thật để giúp đồng nghiệp của mình. Việc xếp loại giờ dạy còn mang tính chiếu lệ, cào bằng. Đây là một thói quen, một tư tưởng hạn chế khiến cho chất lượng đội ngũ bị chậm tiến, tạo sức ì trong đội ngũ giáo viên. Đa số giáo viên chưa mạnh dạn đưa ra những đề xuất tham mưu với ban giám hiệu về công tác chuyên môn, việc tham gia bồi dưỡng thường xuyên còn hình thức, đối phó, nặng về ghi chép, thiếu tính vận dụng, chưa thấy rõ tầm quan trọng của bồi dưỡng chuyên môn đối với nhiệm vụ được phân công. 
	- Không ít giáo viên lệ thuộc vào tài liệu tham khảo như sách giáo viên, thiết kế bài giảng, thiếu sự nghiên cứu, tìm tòi. Điều đó đã làm mai một năng lực chuyên môn, hiệu quả tiết dạy thấp không phù hợp với năng lực thực tế của lớp, của trường.
	- Việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng đổi mới đôi khi còn lúng túng. Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục còn thấp. Thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn cầm chừng. Vẫn còn đó những áp lực về mặt thời gian khi thực hiện đánh giá học sinh theo thông tư 30 do thói quen cũ hoặc thiếu tính kế hoạch và kĩ năng đánh giá.
	- Chỉ có 40% giáo viên có thể dạy được tất cả các lớp, số giáo viên làm được những bài tập môn Toán và Tiếng Việt nâng cao không nhiều. Việc chọn cử giáo viên đi thi giáo viên giỏi cấp huyện hàng năm ở nhà trường gặp nhiều khó khăn, bởi không phải ai có năng lực sư phạm, có kĩ năng dạy học tốt cũng qua được vòng thi kiến thức. 
	- 100 % giáo viên chưa sử dụng thành thạo biết bị máy chiếu, trong đó chỉ có 4/23 giáo viên biết soạn giảng và trình chiếu PowerPoint ở mức độ sơ giản. Trình độ tin học của đa số giáo viên còn hạn chế, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học chưa được chú trọng.
	2.3. Kết quả giáo dục năm học 2014-2015:
Tổng số
học sinh
Tổng số học sinh
hoàn thành
Tổng số học sinh
được khen cấp
trường
Tổng số học sinh
được khen
huyện
361
345- 95,5%
178- 49,3%
2- 0,6%
	- Hiệu quả đào tạo khóa học 2010-2015 là: 72/80 chiếm 90%
	III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN GIỎI Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH TÂN 1
	Xuất phát từ những cơ sở lý luận, thực tiễn, từ việc điều tra khảo sát thực trạng của công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi và kết quả đạt được như đã nêu trên, bản thân tôi xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu trong công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi rút ra từ thực tế năm học 2015-2016 như sau:
	1. Tăng cường nhận thức về công tác bồi dưỡng, tác phong sư phạm trong giáo viên
	Một trong những giải pháp quan trọng đầu tiên mà mọi nhà trường luôn hướng tới trong công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là tăng cường nhận thức về công tác bồi dưỡng, tác phong sư phạm trong giáo viên. Ban giám hiệu Trường Tiểu học Thanh Tân 1 xác định: Cần làm cho mỗi giáo viên nhận thức sâu sắc được vai trò trách nhiệm của mình trong công tác bồi dưỡng và tự bồi bưỡng về mọi mặt. Đây là công việc không thể thiếu và xuyên suốt quá trình bồi dưỡng của mỗi giáo viên.
	- Ban Giám hiệu luôn là những người tiên phong gương mẫu trong công tác bồi dưỡng như: Thường xuyên học tập, bồi dưỡng và rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực lãnh đạo và quản lí nhà trường. Tham gia đầy đủ các lớp học Nghị quyết, lớp tập huấn nghiệp vụ, chuyên đề, bồi dưỡng kiến thức do các cấp, các ngành tổ chức.
	- Tạo điều kiện và giúp đỡ, động viên cán bộ, giáo viên học tập, bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, khuyến khích họ mạnh dạn, tự tin chủ động sáng tạo thể hiện năng lực của mình trong công tác.
	- Tổ chức cho cán bộ giáo viên trong nhà trường thảo luận xây dựng các quy chế như Quy chế dân chủ trong trường học, Quy chế chuyên môn, Quy chế nội bộ, từ đó giáo viên được dân chủ, trực tiếp bàn bạc, thống nhất các quy chế chung trong nhà trường và chủ động, tự giác thực hiện.
 	-Tổ chức cho toàn thể giáo viên tham gia dự giờ đồng nghiệp mà không xếp loại giờ dạy, chỉ nhận xét, góp ý giờ dạy mang tính xây dựng, giúp đỡ đồng nghiệp. Tất cả giáo viên dự đều được khuyến khích đưa ra ý kiến của mình. Điều này phát huy được tính tích cực của mỗi giáo viên, giúp cả người dạy và người dự có tâm lí thoải mái hơn khi nhận xét hoặc được nhận xét. Nêu cao tinh thần trách nhiệm bồi bưỡng cho mình và cho đồng nghiệp.
	- Ban giám hiệu đã tham gia vào dự giờ giáo viên thường xuyên, không còn đẩy công việc này về phía tổ khối. Vì vậy việc giáo viên được nghe những lời nhận xét trực tiếp từ chuyên môn nhà trường đã tác động tích cực đến tâm lí giáo viên rất nhiều, khiến họ yên tâm, tự tin khắc phục hạn chế và phát huy mặt mạnh của mình. Giờ đây giáo viên không còn cảm thấy khó chịu, buồn, mất tự tin khi nghe lời nhận xét chưa hay hoặc nhận kết quả giờ dạy chưa cao. Quan điểm của Nhà trường là "Giúp đỡ nhau là chỉ ra cái sai, cái chưa được ở đồng nghiệp để cùng nhau tiến bộ". Từ đó tạo trong giáo viên tinh thần trách nhiệm với công việc, với đồng nghiệp và với Ban giám hiệu nhà trường.
	- Ban giám hiệu luôn gương mẫu, tạo cho giáo viên có ý thức thực hiện nghiêm túc giờ giấc trong dạy học và chế độ hội họp, điều này đã tác động lớn đến nhận thức và tác phong sư phạm của giáo viên. Đến nay không còn tình trạng đi muộn, về sớm, ra vào lớp không đúng giờ nữa, kể cả ở những điểm trường lẻ. Điều này tạo dựng trong giáo viên ý thức làm việc nghiêm túc, đầy trách nhiệm. Bên cạnh đó, Ban giám hiệu cũng động viên, khuyến khích, nêu gương, khen thưởng kịp thời giáo viên, tạo ra phong trào thi đua trong toàn trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
	2. Bồi dưỡng giáo viên thông qua chỉ đạo hoạt động sinh hoạt chuyên môn tổ khối
	Để có chất lượng giáo dục tốt thì trước hết phải thường xuyên bồi dưỡng, tạo điều kiện cho giáo viên tự bồi dưỡng, trao đổi, học tập kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chuyên môn. Ở đó, sinh hoạt chuyên môn tổ khối là con đường thuận lợi nhất không chỉ duy trì các chế độ chuyên môn mà sinh hoạt chuyên môn còn là nơi tạo cơ hội và thúc đẩy quá trình nâng cao tay nghề cho đội ngũ giáo viên. Như vậy, chất lượng sinh hoạt chuyên môn tổ khối tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.
	Việc giáo viên tham gia sinh hoạt chuyên môn là hoạt động thường xuyên trong mỗi nhà trường. Tuy nhiên sinh hoạt chuyên môn như thế nào để đạt hiệu quả thiết thực cho giáo viên lại là điều không phải nhà trường nào cũng làm được. Khắc phục những yếu kém còn tồn tại trong công tác chỉ đạo tổ khối sinh hoạt chuyên môn năm học 2014-2015, ngay từ đầu năm học 2015-2016 chuyên môn nhà trường đã lên kế hoạch cụ thể cho 2 tổ chuyên môn, ngoài ra yêu cầu 2 tổ chuyên môn lên 
 kế hoạch chi tiết cho tổ của mình theo từng tuần. 
	Dưới đây là kế hoạch chuyên môn tháng, tuần của nhà trường:	
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN NHÀ TRƯỜNG
THÁNG 10 NĂM 2015
Thứ
Ngày
Nội dung công việc
Người thực
hiện
Địa điểm
Hai
05
- 14 giờ, dự giờ lớp 1- chương trình công nghệ và SHCM tổ.
- Đ/c Thọ, Hương, tổ 2 tổ CM
- Lớp 1A, 1B
Ba
06
KT hoạt động nhà giáo đ/c Hằng (3C), Thủy( 5C)
Đ/c Thắng, Bình
Lớp 3C, 5C
Tư
07
KT hoạt động nhà giáo đ/c Đức Hằng (4C), Nguyệt (3D)
Đ/c Thắng, Bình
Lớp 4C, 3D
Năm
08
KT hoạt động nhà giáo đ/c Ngân (2C)
Đ/c Bình
Lớp 2C
Hai
12
KT hoạt động nhà giáo đ/c Đào (2D)
Đ/c Bình
Lớp 2D
Ba
13
KT hoạt động nhà giáo đ/c Huyên TD (4D)
Đ/c Thắng
K.Tân Hùng
Tư
14
 14 giờ Họp Ban chỉ đạo câu lạc bộ
BGH, trưởng, tổ phó CM 
Văn phòng
Năm
15
KT hoạt động nhà giáo đ/c Hương (4D)
Đ/c Bình
Lớp 4D
Sáu
16
KT hoạt động nhà giáo đ/c Hồng 1C, Yên 1D
-14 giờ sinh hoạt chuyên môn nhà trường
Đ/c Thắng, Bình
2 PHT, giáo viên
Lớp 1C, 1D
Văn phòng
Hai
19
Nộp bài kiểm tra giữa kì 1 về chuyên môn nhà trường
19 giáo viên chủ nhiệm
Phòng phó ht
Năm
22
Kiểm tra định kỳ giữa kỳ 1 (đến hết 23/10)
19 lớp
Lớp học
Hai
26
Nộp bài KT, kết quả KT giữa kỳ 1
GVCN
- Phòng phó HT
Ba
27
Kiểm tra chuyên đề: Trang trí lớp học
Đ/c Thắng, Trung, Hà
Lớp học
Tư
28
Sinh hoạt chuyên môn tổ
2 tổ CM
Lớp học
KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN TỔ HAI THÁNG 10 NĂM 2015
Thứ
Ngày
Nội dung công việc
Người thực hiện
Địa
điểm
Hai
05
- 14 giờ, dự giờ lớp 1- chương trình công nghệ và SHCM tổ.
- Triển khai chuyên đề Toán + Tiếng Việt
Đ/c Hương,
GV tổ Hai
Lớp 1B
Tư
14
14 giờ Họp Ban chỉ đạo câu lạc bộ Học tập
BGH,Tổ trưởng,
tổ phó CM
Văn
phòng
Sáu
16
Sinh hoạt chuyên môn tổ: Công tác ra đề kiểm tra
GV tổ Hai
Văn
phòng
Hai
19
Nộp bài kiểm tra giữa kì 1 về chuyên môn nhà trường
GV tổ Hai
Phòng
PHT
Năm
23
Kiểm tra định kỳ giữa kỳ 1
GV, HS
Lớp học
Hai
26
Nộp bài KT, kết quả KT giữa kỳ 1
7 GVCN
Phòng PHT
Ba
27
Kiểm tra chuyên đề: Trang trí lớp học
Trung, Hà
Lớp học
	Ngoài việc có kế hoạch sinh hoạt chuyên môn cụ thể của tổ khối, việc định hướng nội dung sinh hoạt chuyên môn cho tổ khối là rất cần thiết. Khắc phục hạn chế trong năm học trước, ngay từ đầu năm chuyên môn nhà trường đã định hướng nội dung sinh hoạt cho tổ chuyên môn với phương châm học sinh và giáo viên cần gì. Nhờ vậy, hai tổ chuyên môn đã có nội dung phong phú, đa dạng và thiết thực hơn. Cụ thể:
	- Dự giờ minh họa rút kinh nghiệm theo hình thức sinh hoạt chuyên môn mới. (Mỗi tháng ít nhất 1 tiết).
	- Đánh giá, nhận xét học sinh theo Thông tư 30.
	- Phương pháp dạy học một số bài dạy cụ thể, khó dạy trong chương trình.
	- Công tác ra đề kiểm tra định kì.
	- Sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học.
	- Hội thảo kinh nghiệm phụ đạo cho học sinh.
	- Dạy học tích hợp Biến đổi khí hậu.
	- Phương pháp dạy học theo đối tượng học sinh.
	- Tìm hiểu về dạy học Chương trình Tiếng Việt 1-Công nghệ.
	- Quá trình vận dụng sau tập huấn chuyên đề.
	- Kinh nghiệm vận dụng thực tế trong quá trình bồi dưỡng thường xuyên.
	- Ra đề giao lưu Câu lạc bộ Toán, Tiếng Việt.
	- Giải một số đề Toán, Tiếng Việt nâng cao,...
	 Một buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn
	 Giáo viên tổ 1 dự giờ điểm trường lẻ Tân Hùng
	3. Bồi dưỡng giáo viên qua các lớp tập huấn sư phạm
	Việc tổ chức cho giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn sư phạm do Phòng giáo dục và Nhà trường tổ chức đã góp phần không nhỏ vào công tác bồi dưỡng giáo viên của nhà trường. Thông qua các lớp chuyên đề, giúp giáo viên tích lũy, phát hiện kiến thức, khắc phục những kĩ năng sư phạm còn hạn chế, cập nhật cho mình những kiến thức, kĩ năng sư phạm mới.
	Trong năm học 2015-2016 giáo viên Trường Tiểu học Thanh Tân 1 đã tham gia được các lớp tập huấn chuyên đề như sau:
TT
Nội dung tập huấn
Thời gian tập
huấn
Đơn vị triển
khai
Người tham gia
1
CĐ Tiếng Việt 1 Công nghệ
GD
16/9/2015
Trường TH
Thanh Tân 1
BGH, GV
2
Dạy học chuyênsâu môn Toán và Tiếng Việt
04/11/2015
Trường TH
Thanh Tân 1
BGH, GV
3
-Sinh hoạt chuyên môn lấy học sinh làm trung tâm.
-Dạy học chương trình FDS
01/12/2015
Phòng GD-
ĐT Như
Thanh
BGH, GV
4
Sinh hoạt sư phạm chuyên đề
06/1/2016
Trường TH
Thanh Tân 1
BGH, GV
	Một buổi tiếp thu chuyên đề do Đ/C Phạm Văn Thắng -PHT triển khai
	Sau mỗi đợt tập huấn, chuyên môn nhà trường tổ chức cho tổ chuyên môn hội thảo để trao đổi những kinh nghiệm mà mỗi giáo viên đã vận dụng thành công nội dung tập huấn vào thực tế giảng dạy của mình, từ đó nhân rộng trong toàn trường.
Tổ chuyên môn dự giờ sau khi tiếp thu chuyên đề
	 Cô giáo Lê Thị Hoa 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_boi_duong_giao_vien_gioi_o_truong_tieu.doc