SKKN Chỉ đạo dạy học phân môn Lịch sử - Phần: “Tìm hiểu Lịch sử địa phương” ở lớp 5 trường Tiểu học Thiệu Trung

SKKN Chỉ đạo dạy học phân môn Lịch sử - Phần: “Tìm hiểu Lịch sử địa phương” ở lớp 5 trường Tiểu học Thiệu Trung

Trong chương trình dạy học ở tiểu học, Lịch sử là phân môn giữ vị trí quan trọng nhằm cung cấp cho học sinh những biểu tượng sinh động về những sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử và nhân vật tiêu biểu của các thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trên cơ sở đó mà khơi dậy và bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc và biết trân trọng những di sản lịch sử, di sản văn hoá mà các thế hệ cha ông đã để lại. Đồng thời hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội. (1)

Dạy và học phân môn Lịch sử còn giúp cho học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng như: “Quan sát, mô tả, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và tư duy, sáng tạo”. (1)

 Đặc biệt, chương trình dạy học Lịch sử lớp 4,5 Trường tiểu học có 3 tiết học dành cho nội dung: “Tìm hiểu về Lịch sử địa phương”. Đây là nội dung để các thầy cô giáo tổ chức các hình thức dạy học, tạo điều kiện để các em gần gũi, tiếp xúc với những con người, những sự vật, sự việc xung quanh các em. Những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử ngay trên quê hương các em chính là những minh chứng cụ thể, những bài học cụ thể có tác dụng giáo dục trực tiếp đối với các em.

 Trong khi đó, hoạt động dạy học phân môn Lịch sử nói chung, hướng dẫn học sinh tìm hiểu về Lịch sử địa phương nói riêng ở các nhà trường hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Đa số giáo viên còn chưa coi trọng nội dung hướng dẫn học sinh tìm hiểu về Lịch sử địa phương, chưa coi trọng dạy học bộ môn Lịch sử. Điều đó dẫn đến thực tế là chất lượng bộ môn thấp, trong tư duy của học sinh những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu còn quá ít ỏi. Ngay cả những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử ở ngay chính quê hương mình, học sinh cũng biết rất lơ mơ thậm chí có em không biết.

 Xuất phát từ những lý do trên, trong những năm học trước công tác tại Trường tiểu học Thiệu Trung, tôi đã nghiên cứu và ứng dụng đề tài: “Chỉ đạo dạy học phân môn Lịch sử - phần: “Tìm hiểu Lịch sử địa

doc 16 trang thuychi01 6551
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chỉ đạo dạy học phân môn Lịch sử - Phần: “Tìm hiểu Lịch sử địa phương” ở lớp 5 trường Tiểu học Thiệu Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THIỆU HÓA
KINH NGHIỆM
“CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ 
 PHẦN: “TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG” Ở LỚP 5
 TRƯỜNG TIỂU HỌC THIỆU VIÊN ” 
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hương
Chức vụ : Hiệu trưởng
Đơn vị công tác : Trường TH Thiệu Viên
Lĩnh vực : Quản lí
THIỆU HÓA THÁNG 4 NĂM 2018
TT
MỤC LỤC
Trang
1.
MỞ ĐẦU
3
1.1
Lí do chọn đề tài
3
1.2
Mục đích nghiên cứu
4
1.3 
Đối tượng nghiên cứu
4
1.4 
Phương pháp nghiên cứu
4
2.
NỘI DUNG
5
2.1.
Cơ sở lý luận
5
2.2.
Thực trạng dạy và học lịch sử địa phương hiện nay
6
2.3
Các giải pháp và tổ chức thực hiện
7
2.3.1
Tổ chức tìm hiểu về lịch sử cách mạng địa phương, tham quan di tích lịch sử và tìm hiểu các hoạt dộng văn hóa ở địa phương
7
2.3.2.
Định hướng cho giáo viên thực hành soạn giảng
11
2.3.3
Phối hợp với đoàn đội tổ chức hoạt động NGLL lồng ghép nội dung lịch sử địa phương
12
2.3.4.
Tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở địa phương, tham quan tìm hiểu Lịch sử địa phương 
12
2.4
Kết quả đạt được
13
3.
KẾT LUẬN
15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
16
TÊN CÁC SKKN ĐƯỢC XẾP LOẠI.
16
PHẦN 1 : MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài 
Trong chương trình dạy học ở tiểu học, Lịch sử là phân môn giữ vị trí quan trọng nhằm cung cấp cho học sinh những biểu tượng sinh động về những sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử và nhân vật tiêu biểu của các thời kỳ lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trên cơ sở đó mà khơi dậy và bồi dưỡng cho các em tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc và biết trân trọng những di sản lịch sử, di sản văn hoá mà các thế hệ cha ông đã để lại. Đồng thời hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội. (1)
Dạy và học phân môn Lịch sử còn giúp cho học sinh hình thành và phát triển các kỹ năng như: “Quan sát, mô tả, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát và tư duy, sáng tạo”. (1)
	Đặc biệt, chương trình dạy học Lịch sử lớp 4,5 Trường tiểu học có 3 tiết học dành cho nội dung: “Tìm hiểu về Lịch sử địa phương”. Đây là nội dung để các thầy cô giáo tổ chức các hình thức dạy học, tạo điều kiện để các em gần gũi, tiếp xúc với những con người, những sự vật, sự việc xung quanh các em. Những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử ngay trên quê hương các em chính là những minh chứng cụ thể, những bài học cụ thể có tác dụng giáo dục trực tiếp đối với các em.
	Trong khi đó, hoạt động dạy học phân môn Lịch sử nói chung, hướng dẫn học sinh tìm hiểu về Lịch sử địa phương nói riêng ở các nhà trường hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Đa số giáo viên còn chưa coi trọng nội dung hướng dẫn học sinh tìm hiểu về Lịch sử địa phương, chưa coi trọng dạy học bộ môn Lịch sử. Điều đó dẫn đến thực tế là chất lượng bộ môn thấp, trong tư duy của học sinh những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu còn quá ít ỏi. Ngay cả những sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử ở ngay chính quê hương mình, học sinh cũng biết rất lơ mơ thậm chí có em không biết.
	Xuất phát từ những lý do trên, trong những năm học trước công tác tại Trường tiểu học Thiệu Trung, tôi đã nghiên cứu và ứng dụng đề tài: “Chỉ đạo dạy học phân môn Lịch sử - phần: “Tìm hiểu Lịch sử địa phương” ở lớp 5 trường Tiểu học Thiệu Trung” và đã thu được kết quả rất tốt. 
Năm học 2017-2018, tôi nhận công tác tại Trường tiểu học Thiệu Viên. Tại đây, tôi tiếp tục tìm hiểu thực trạng về hoạt động dạy học phân môn Lịch sử - phần: “Tìm hiểu lịch sử địa phương” ở lớp 5. Tôi nhận thấy việc nghiên cứu, đúc rút kinh nghiệm và ứng dụng vào công tác chỉ đạo hoạt động dạy học phân môn Lịch sử là cần thiết. Chính vì vậy, tôi đã quyết định lựa chọn đề tài: “Chỉ đạo dạy học phân môn Lịch sử - phần: “Tìm hiểu lịch sử địa phương” ở lớp 5 Trường tiểu học Thiệu Viên và đã thu được những kết quả khả quan. 
Trong “Tìm hiểu lịch sử địa phương ” ở đề tài này thì nội dung tập trung tìm hiểu nhiều hơn về truyền thống cách mạng của Thiệu Viên, di tích lịch sử tại Thiệu Viên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những hoạt động văn hoá, lễ hội hằng năm của nhân dân địa phương trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội hiện nay.
	Thông qua tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng và thực nghiệm các biện pháp chỉ đạo, bản thân hy vọng bài học kinh nghiệm của mình góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu môn học, mục tiêu cấp học.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
Mục đích của đề tài là :
- Xác định thực trạng công tác dạy học phân môn Lịch sử ở trường Tiểu học Thiệu Viên.
- Xây dựng và tổ chức thực nghiệm công tác 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là “Chỉ đạo dạy học phân môn Lịch sử - phần: “Tìm hiểu lịch sử địa phương” ở lớp 5 Trường tiểu học Thiệu Viên. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu :
Các phương pháp nghiên cứu vận dụng của đề tài
- Thu nhập tư liệu, thông tin về lịch sử địa phương.
- Điều tra cơ bản kết hợp với quan sát, đàm thoại, phỏng vấn, trò chuyện để nghiên cứu thực trạng.
- Thực nghiệm sư phạm để thử nghiệm, đánh giá kết quả hoạt động của giáo viên và học sinh để xác định kết quả công tác dạy - học của giáo viên và học sinh.
- Thống kê, phân tích số liệu điều tra và thực nghiệm và rút ra bài học kinh nghiệm.
PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận : 
	Dạy học Lịch sử nói chung, Lịch sử địa phương nói riêng có vai trò hết sức quan trọng. Nó là hình ảnh thiết thực trong việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển tư duy cho các em học sinh. 
Lịch sử địa phương là một bộ phận không thể tách rời của lịch sử dân tộc, là bộ phận góp phần không nhỏ trong việc cụ thể hoá, chính xác hoá và làm phong phú bức tranh sinh động của lịch sử dân tộc.
Dạy học Lịch sử địa phương trong nhà trường tiểu học là chiếc cầu nối giữa nhà trường, học sinh với đời sống xã hội, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Các nhà lý luận dạy học lịch sử đã khẳng định: Dạy học Lịch sử địa phương là bộ phận quan trọng của việc cụ thể hoá những kiến thức chung về lịch sử dân tộc, làm cho học sinh dễ dàng lĩnh hội được kiến thức khoa học, tạo được những biểu tượng rõ ràng, hình ảnh rõ ràng, giúp cho học sinh “Trực quan sinh động” quá khứ lịch sử dân tộc. Nó làm cho quá khứ xích lại với nhận thức của học sinh, biến những kiến thức sách vở thành những hiểu biết cụ thể, sâu sắc về cuộc sống hiện thực ngày nay, gắn các em vào đời sống xã hội. Hơn nữa, nó còn có tác dụng giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh làm cho các em luôn tự hào, yêu mến và có trách nhiệm với quê hương đất nước. (1)
Thông qua việc tiếp xúc với những tài liệu lịch sử, hiện vật lịch sử, những biểu tượng, nhân vật lịch sử của địa phương các em được trang bị thêm kiến thức về cuộc sống lao động và truyền thống địa phương, biết kính trọng nhân dân lao động. Từ đó biết giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của địa phương mình.
Dạy học tốt Lịch sử nói chung và Lịch sử địa phương nói riêng góp phần thực hiện lời dạy của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Giáo dục phổ thông phải gắn liền lịch sử, thiên nhiên, xã hội, con người ở địa phương, làm cho việc giảng dạy, học tập ở nhà trường thấm đượm hơn cuộc đời thật, học sinh ngay từ lúc đi học đã sống thật với xung quanh”. (1)
“Tìm hiểu lịch sử địa phương ” với nội dung tìm hiểu về truyền thống cách mạng của Thiệu Viên, di tích lịch sử tại Thiệu Viên trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Những hoạt động văn hoá, lễ hội hằng năm của nhân dân Thiệu Viên trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội hiện nay là một nội dung thực sự làm cho “việc giảng dạy, học tập ở nhà trường thấm đượm hơn cuộc đời thật” 
2.2. Thực trạng về dạy học lịch sử địa phương hiện nay
	Tìm hiểu về dạy học phần “Lịch sử địa phương” của giáo viên tại Trường tiểu học Thiệu Viên cũng như ở các nhà trường tiểu học xung quanh tôi nhận thấy phần đa các giáo viên còn lúng túng trong việc sưu tầm tài liệu, soạn giảng cũng như việc tổ chức các hoạt động giáo dục hỗ trợ cho việc lĩnh hội kiến thức lịch sử của học sinh. 
 	Trong tiết Hoạt động tập thể, thứ 6 ngày 29 tháng 9 năm 2017, tôi tiến hành khảo sát chất lượng học sinh khối lớp 5 về: “Tìm hiểu lịch sử địa phương ” gắn với nội dung tìm hiểu về các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội của địa phương, tôi tổ chức cho học sinh làm bài thi , nội dung cơ bản là:
	1- Tên Xã, Huyện, Tỉnh.
	2- Nhân dân địa phương sống chủ yếu bằng nghề gì ?
	3- Hãy kể tên di tích lịch sử cách mạng ở địa phương mà em biết.
	4- Hãy nêu các hoạt động văn hóa, lễ hội ở địa phương.
	5- Trong chương trình: “Uống nước nhớ nguồn” em đã tham gia những hoạt động nào ?	
	( Đáp án đúng cho mỗi câu: 2 điểm. Tổng 10 điểm).
	Tổng số học sinh tham gia thi tìm hiểu là 62 em. 
	Kết quả :
Lớp
Số HS
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
5A
32
4
12.5
10
31.2
15
46.9
3
9.4
5B
30
3
10.0
8
26.7
16
53.3
3
10.0
Tổng
62
7
11.3
18
29.0
31
50.0
6
9.7
Tôi nhận thấy: Kết quả làm bài của học sinh còn thấp là do những nguyên nhân sau đây:
Về phía Giáo viên:
- Do thiếu tài liệu để soạn giảng
- Do giáo viên còn chưa đầu tư sưu tầm, nghiên cứu, tham khảo các tài liệu đặc biệt là tài liệu về Lịch sử và Truyền thống cách mạng của địa phương. Việc nắm bắt tư liệu về các sự kiện lịch sử, di tích lịch sử hiện có ở địa phương còn chung chung, đại khái.
Về phía phụ huynh học sinh và cả học sinh:
Còn có tư tưởng chưa coi trọng việc dạy học nội dung phần: “Tìm hiểu Lịch sử đia phương”.
Về phía nhà trường:
Công tác phối hợp với Đoàn - Đội trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo các chủ đề trong đó có lồng ghép các nội dung liên quan đến phân môn Lịch sử - phần: “Tìm hiểu lịch sử địa phương” chưa chặt chẽ.
	Xác định được nguyên nhân của những yếu kém trên, tôi tiến hành nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp và tổ chức thực hiện với các nội dung chủ yếu như sau:
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện 
2.3.1. Tổ chức cho Giáo viên (và bản thân) tìm hiểu về Lịch sử cách mạng địa phương, tham quan các di tích lịch sử và tìm hiểu các hoạt động văn hoá ở địa phương
Nội dung này được thực hiện thông qua thực tế tham quan, tìm hiểu tài liệu lịch sử địa phương tại thư viện, qua đàm thoại với các bậc cao niên, các bậc phụ huynh học sinh, lãnh đạo địa phương, cán bộ phụ trách lịch sử văn hoá 
a) Tìm hiểu về Lịch sử địa phương
Xã Thiệu Viên cách trung tâm huyện Thiệu Hóa khoảng 7 km về phía Nam. Diện tích tự nhiên là 490,5 ha; dân số là 5374 người. Phía Đông giáp xã Thiệu Vận, phía Nam giáp xã Thiệu Lý, phía Bắc giáp xã Thiệu Tâm, phía Tây giáp xã Dân Quyền của huyện Triệu Sơn.
	Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, Thiệu Viên gồm có 4 làng:
	- Làng Nhật Quang gồm Nguyệt Quang, Xóm Núi và Xóm Trại. 
	- Làng Viên Nội gồm Viên Nội(Viên Nghè), Viên Quang, Viên Nhàn.
	- Làng Viên Ngoại gồm Viên Ngoại, Hoa Đài, Nga Hoàng
	- Làng Vân Đài gồm Vân Đài, Phú Thứ. 
	Tháng 11 năm 1945, theo chủ trương của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã xóa bỏ cấp tổng, thành lập chính quyền cấp xã. 4 làng của Thiệu Viên cùng với làng Hổ Đàm (thuộc Thiệu Lý) thành lập xã Minh Quang (nhỏ) thuộc huyện Thiệu Hóa.
	Tháng 1 năm 1947, Xã Minh Quang (nhỏ) tháp nhập với xã Tây Hồ (thuộc Thiệu Trung và Thiệu Lý) thành Xã Minh Quang (lớn) mới. 
	Tháng 3 năm 1954, Xã Minh Quang (mới) được chia thành 3 xã : Thiệu Trung, Thiệu Lý. Thiệu Viên thuộc huyện Thiệu Hóa. Từ đó, xã Thiệu Viên được ổn định về mặt địa giới cho đến nay. 
	Hiện nay, xã Thiệu Viên có 11 thôn được đặt theo thứ tự từ thôn 1 đến 11:
	+ Thôn 1 - Xóm Núi 
	+ Thôn 2 - Xóm Trại 
	+ Thôn 3 - Nguyệt Quang 
	+ Thôn 4 - Viên Nội
	+ Thôn 5 - Viên Nhàn 
	+ Thôn 6 - Viên Quang 
	+ Thôn 7 - Nga Hoàng
	+ Thôn 8 - Viên Ngoại
	+ Thôn 9 - Hoa Đài
	+ Thôn 10 - Vân Đài
	+ Thôn 11 - Phú Thứ (2)
	Nhân dân Thiệu Viên chủ yếu sống bằng nghề nông truyền thống và tiểu thương, đời sống còn nhiều khó khăn. Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực phấn đấu của các tầng lớp nhân dân, tình hình kinh tế, văn hoá, an ninh chính trị được giữ vững và phát triển, giáo dục được quan tâm.
Năm 2013, Đảng bộ và nhân dân Thiệu Viên đã được Nhà nước tặng thưởng “Huân chương lao động hạng ba” và đón Bằng công nhận: “ Xã đạt chuẩn Nông thôn mới” vào tháng 12/2017. Trường Mầm Non, tiểu học và THCS đều đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, Trường Tiểu học đang phấn đấu đạt chuẩn Quốc gia mức độ II 
	Thiệu Viên có phong cảnh đẹp và có những di tích lịch sử cách mạng được công nhận như: Nơi làm việc của cơ quan tỉnh ủy Thanh Hóa (thời kỳ 1967-1973) Hầm thông tin 15W ở góc Cồn Nán, Hầm bán thiên địa giấu pháo ở Thôn 1.
b) Phong trào yêu nước và truyền thống cách mạng
	Làng quê Thiệu Viên được hình thành và phát triển khá lâu đời, thông qua qúa trình lao động sản xuất và đấu tranh bảo vệ xóm làng, chống giặc nội, ngoại xâm triền miên trong suốt lịch sử dân tộc, hết chống giặc phương Bắc đến chống nhau giữa các thế lực phong kiến trong nước, bao phen chống giặc phương Tây.. Hai qúa trình ấy diễn ra lâu dài và gắn bó chặt chẽ với nhau tạo nên truyền thống qúy báu cho sự tồn tại và phát triển, đó là: 
	- Truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động.
	- Truyền thống đoàn kết, đồng lòng thủy chung son sắt trong lao động sản xuất, trong đấu tranh chống áp bức, cường quyền, trộm cướp, giặc ngoại xâm, dù khó khăn gian khổ vẫn một lòng kiên trung theo Đảng.. Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc ác liệt của Đế quốc Mỹ, nhân dân đã nhường nhà, giành đất cho cơ quan Tỉnh ủy làm việc và đã bảo vệ an toàn cho cơ quan Tỉnh ủy trong những năm 1967 – 1973. (2)
	- Truyền thống thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, trong hoạn nạn, trong tình làng, nghĩa xóm; thường xuyên và thắm thiết trong tình thân tộc, họ hàng. 
	- Truyền thống ghi nhớ công ơn những người có công với làng với nước thể hiện trong việc tôn lập thờ thành hoàng làng, như Xóm Núi, Nhật Quang, thờ thần núi, cùng xã Nhật Quang, Vân Đài và hầu hết các làng ở Thiệu Viên đều thờ 2 vị thần là Cương Chính Tôn thần và Cương Nghị Tôn Thần được thờ làm Thành hoàng làng ở Đình Cả - Đình Hai. Hai anh em đều là võ tướng, dưới triều vua Lê Chiêu Tông (niên hiệu Quang Thiệu 1516-1522), phò Lê diệt Mạc mang hết lòng trung báo quốc. Và thường trực là ơn nhớ tổ tiên. (2)
	- Truyền thống hiếu học, truyền thống yêu nước bất khuất, chống ngoại xâm, gắn bó và trực tiếp là tình yêu quê hương bản quán.
c) Những di tích lịch sử
	Qua gia phả các dòng họ và sự lưu truyền qua các đời, làng Nguyệt Quang (Thôn 3) có lẽ được thành lập sớm hơn cả và dòng họ Nguyễn Văn đã đến đây sinh cơ lập nghiệp, bắt đầu từ Xóm Núi. Với thời gian, con cháu trong dòng họ sinh sôi nảy nở và các dòng họ khác đến sinh cơ lập nghiệp, cùng với họ Nguyễn Văn mở đất, lập ấp, dựng làng, mở rộng, làng mới sang Viên Quang. Hiện tại, ngôi nhà cổ của dòng họ Nguyễn Văn còn đến ngày nay đã là 217 năm. Ngôi nhà được làm bằng gỗ lim, trạm trổ đẹp, tinh xảo và đang còn nguyên bản.
	Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, xã Nhật Quang có 2 đình làng: 
	- Đình lớn (Thôn III) thờ Đức Thánh Cả (Cương chính tôn thần). 
	- Đình nhỏ (cống Nổ Đào hiện nay) thờ Đức Thánh Hai (Cương nghị tôn thần).
	- Xóm Núi (Thôn I) thờ Cao Sơn thần (Cao Sơn tôn thần). 
	Theo sự lưu truyền trong nhân dân Nguyệt Quang và Viên Quang, đình làng được xây dựng vào nửa đầu thế kỷ XVII, đình Nguyệt Quang thờ vị Đức Thánh Cả và đình làng Viên Quang thờ Đức Thánh Hai. Sách Thanh Hoa chư thần lục có chép: ... Xã Nhật Quang, thôn Vân Đài, huyện Thụy Nguyên” thờ hai vị thần là Cương chính tôn thần và Cương Nghị tôn thần. Sách còn chép thần tích của thần như sau : “Hai thần là võ tướng triều Lê, ... giữ chức Thiếu úy )nhà Lê diệt Mạc. Đem hết lòng trung báo quốc, cả hai anh em đều tỏ tiết nghĩa. Sau khi mất rất linh thiêng, dân xã lập đền thờ, các đời đều có phong tặng. (2)
	Viên Quang(Thôn IV) còn có một ngôi Nghè khá khang trang, riêng đình Nguyệt Quang (ở Thôn III) còn có cây trôi đến 1.000 năm tuổi. Hàng năm, đều tổ chức lễ hội, cúng tế thành hoàng làng rất trang trọng, thành kính. Trong làng, thường niên có những kỳ tế lễ: 
- Tế Xuân vào tháng Giêng
- Tế Cơm mới tháng Mười
- Tế cầu yên tháng Tư
- Tế tất niên tháng Chạp
- Tế cầu phúc tháng Bảy.
	Thông thường vào tháng Giêng các làng đều mở hội. Trước tết dựng cây Nêu đến ngày mùng 7 tháng Giêng làm lễ hạ Nêu.
	Trong ba ngày tết, kể cả lúc giao thừa, các chức sắc trong làng đều có lễ vật thắp hương cúng tế thành hoàng làng. Hiện nay,di tích văn hóa còn lại rất ít, đình chùa, miếu mạo không còn, thay vào đó là các nhà văn hóa thôn.
	Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân Thiệu Viên đã nhường đất đai, nhà cửa cho các cơ quan kho bạc, kho dược liệu, kho lương thực (thời chống Pháp), Tỉnh ủy Thanh Hóa, Ty Tài chính, Ty Bưu điện, Ty Thông tin, Công ty ăn uống, xưởng giấy, xưởng nhuộm (trong thời kỳ chống Mỹ) sơ tán về đây làm trụ sở, nơi làm việc. (2) Những di tích cách mạng trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ra Miền Bắc hiện còn: 
	- Hội trường làm việc, hội họp của Tỉnh ủy Thanh Hóa. (Đã được Tỉnh ủy Thanh Hóa cấp Bằng công nhận di tích lịch sử cách mạng. Nơi làm việc của cơ quan tỉnh ủy Thanh Hóa (thời kỳ 1967-1973). Nay thuộc trụ sở làm việc của Đảng ủy-Hội đồng nhân dân-Uỷ ban nhân dân xã.
	- Tại Thôn I - Xóm Núi còn lại 3 di tích:
	+ 2 cái giếng nước đào sâu 8m, xây bằng đá. Những giếng này dùng làm nước sinh hoạt cho cán bộ Tỉnh ủy Thanh Hóa về sơ tán.
	+ Hầm thông tin 15W ở góc Cồn Nán. 
	+ Hầm bán thiên địa giấu pháo.
d) Các hoạt động văn hoá ở địa phương
Ở nước ta, việc lập bàn thờ để cúng tổ tiên, lập đền để phụng thờ và tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, các danh nhân văn hoá, những người có công lao to lớn đối với dân, với nước đã trở thành một tín ngưỡng, một nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt. Từ bao đời cho đến nay, bất kỳ từ Bắc chí Nam ở đâu cũng có đền thờ, gia tộc nào cũng lập đền thờ tổ tiên để thờ cúng và tưởng nhớ công ơn của những người đã mất. Đó là để giáo dục con cháu đời sau tự hào, biết ơn tổ tiên, những người có công lao to lớn đối với dân tộc, đồng thời thời tỏ lòng thành kính, nhân nghĩa, ý thức nhớ về cội nguồn của đời sau. 
Như đã nói trên, ở Thiệu Viên hiện nay, đình chùa, miếu mạo không còn, thay vào đó là hoạt động của các nhà văn hóa thôn. Vào dịp Tết Nguyên đán,các thôn đều tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội.
	- Ngày mùng 1 Tết: Tổ chức đón giao thừa, cúng thành hoàng làng, hái hoa dân chủ. 
	- Ngày mùng 2,3 Tết: Tổ chức các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian như: bóng chuyền hơi, kéo co, cờ tướng. Các chương trình vui chơi ca hát, giao lưu văn nghệ, ca ngợi về truyền thống hiếu học, tình yêu quê hương đất nước..Chọn cử các thành viên xuất sắc giao lưu toàn xã.
	- Ngày mùng 4,5 Tết: Xã tổ chức các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian như: bóng chuyền hơi, kéo co, cờ tướng. Các chương trình vui chơi ca hát, giao lưu văn nghệ, ca ngợi về truyền thống hiếu học, tình yêu quê hương đất nước
	- Ngoài ra, xã còn tổ chức các hoạt động tri ân nhân dịp Kỷ niệm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7, các hoạt động nhân dịp có sự kiện lớn của địa phương. 
2.3.2. Định hướng cho giáo viên trực tiếp giảng dạy thực hành soạn giảng trên lớp
	Trên cơ sở các nội dung đã tìm hiểu trên, tôi tiến hành định hướng cho giáo viên biên soạn nội dung bài học: “Tìm hiểu lịch sử địa phương” theo bố cục cơ bản như: 
- Đặc điểm tình hình địa phương.
- Các di tích lịch sử địa phương
- Các hoạt động văn hóa của địa phương.
- Các hoạt động tri ân, “uống nước nhớ nguồn”,
Đồng thời thống nhất một số phương pháp dạy học phù hợp, vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức cho học sinh học tập nội dung này. Ngoài ra, tôi áp dụng một số biện pháp khác như quản lý việc soạn bài, chuẩn bị bài lên lớp của GV, quản lý hoạt động của HS thông qua hoạt động của GV, kiểm tra dự giờ giáo viên Các biện pháp này có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học nói chung, bộ môn Lịch sử nói riêng.
2.3.3. Phối hợp với Đoàn – Đội tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp với nội dung lồng ghép về Lịch sử địa phương
Hàng tháng, Nhà trường phối hợp với Đoàn - Đội tổ chức các hoạt động giáo dục

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chi_dao_day_hoc_phan_mon_lich_su_phan_tim_hieu_lich_su.doc