SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức tốt hoạt động thực hành thí nghiệm trong môn Khoa học lớp 5 tại trường Tiểu học Vĩnh Hưng

SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức tốt hoạt động thực hành thí nghiệm trong môn Khoa học lớp 5 tại trường Tiểu học Vĩnh Hưng

Chúng ta đều biết mục tiêu của nhà trường Tiểu học là giáo dục toàn diện cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi. Tất cả các em học sinh bước vào ngôi trường Tiểu học, ngoài việc học Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, các em còn được thầy cô trang bị kiến thức, kỹ năng sống, vốn hiểu biết về tự nhiên- xã hội thông qua các môn học khác. Trong đó, “Môn Khoa học giúp học sinh tìm hiểu các kiến thức khoa học đơn giản, cơ bản về con người và sức khỏe, về tự nhiên, con người với thế giới tự nhiên; chú trọng đến việc hình thành và phát triển các kĩ năng quan sát, dự đoán, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, tìm kiếm thông tin, phân tích, so sánh để giải đáp thắc mắc,. đặc biệt chú trọng đến kĩ năng vận dụng kiến thức để ứng xử thích hợp trong cuộc sống.” . Như vậy, môn Khoa học bước đầu hình thành cho các em cách tư duy chặt chẽ mang tính khoa học thông qua một số kĩ năng như: quan sát, dự đoán, thực hành thí nghiệm, vận kiến thức khoa học vào cuộc sống và tiếp tục học tập sau này. Do đó, Khoa học là môn học quan trọng trong nhà trường Tiểu học. Hoạt động thực hành Thí nghiệm trong môn Khoa học lớp 5 chiếm thời lượng tương đối nhiều. Để làm được thí nghiệm thành công đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng hợp tác, kĩ năng lập kế hoạch và kĩ năng thực hành thí nghiệm. Thí nghiệm thành công đồng nghĩa với việc học sinh có thể chiếm lĩnh kiến thức mới một cách tự nhiên, các em hiểu được bản chất vấn đề và sẽ ghi nhớ kiến thức một cách tương đối bền vững. Qua dự giờ thăm lớp tôi thấy nhiều học sinh còn lúng túng khi thực hành làm thí nghiệm. Các em không biết bắt đầu từ việc gì. Có em cứ chăm chăm làm thí nghiệm mà không cần biết làm thí nghiệm để rút ra nội dung bài học gì. Tất cả điều đó có thể khẳng định rằng học sinh chưa có kĩ năng thực hành thí nghiệm.

Là giáo viên dạy lớp 5, tôi luôn trăn trở để tìm ra biện pháp tổ chức hoạt động thực hành thí nghiệm trong môn Khoa học có hiệu quả giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm. Tạo điều kiện cho các em lĩnh hội kiến một cách dễ dàng, chủ động. Chính vì vậy, tôi đã tiến hành nghiên cứu “Một số kinh nghiệm tổ chức tốt hoạt động thực hành thí nghiệm trong môn Khoa học lớp 5 tại trường Tiểu học Vĩnh Hưng”.

 

doc 17 trang thuychi01 12594
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm tổ chức tốt hoạt động thực hành thí nghiệm trong môn Khoa học lớp 5 tại trường Tiểu học Vĩnh Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài:
Chúng ta đều biết mục tiêu của nhà trường Tiểu học là giáo dục toàn diện cho trẻ từ 6 đến 11 tuổi. Tất cả các em học sinh bước vào ngôi trường Tiểu học, ngoài việc học Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, các em còn được thầy cô trang bị kiến thức, kỹ năng sống, vốn hiểu biết về tự nhiên- xã hội thông qua các môn học khác. Trong đó, “Môn Khoa học giúp học sinh tìm hiểu các kiến thức khoa học đơn giản, cơ bản về con người và sức khỏe, về tự nhiên, con người với thế giới tự nhiên; chú trọng đến việc hình thành và phát triển các kĩ năng quan sát, dự đoán, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, tìm kiếm thông tin, phân tích, so sánh để giải đáp thắc mắc,.. đặc biệt chú trọng đến kĩ năng vận dụng kiến thức để ứng xử thích hợp trong cuộc sống.” . Như vậy, môn Khoa học bước đầu hình thành cho các em cách tư duy chặt chẽ mang tính khoa học thông qua một số kĩ năng như: quan sát, dự đoán, thực hành thí nghiệm, vận kiến thức khoa học vào cuộc sống và tiếp tục học tập sau này. Do đó, Khoa học là môn học quan trọng trong nhà trường Tiểu học. Hoạt động thực hành Thí nghiệm trong môn Khoa học lớp 5 chiếm thời lượng tương đối nhiều. Để làm được thí nghiệm thành công đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng hợp tác, kĩ năng lập kế hoạch và kĩ năng thực hành thí nghiệm. Thí nghiệm thành công đồng nghĩa với việc học sinh có thể chiếm lĩnh kiến thức mới một cách tự nhiên, các em hiểu được bản chất vấn đề và sẽ ghi nhớ kiến thức một cách tương đối bền vững. Qua dự giờ thăm lớp tôi thấy nhiều học sinh còn lúng túng khi thực hành làm thí nghiệm. Các em không biết bắt đầu từ việc gì. Có em cứ chăm chăm làm thí nghiệm mà không cần biết làm thí nghiệm để rút ra nội dung bài học gì... Tất cả điều đó có thể khẳng định rằng học sinh chưa có kĩ năng thực hành thí nghiệm.
Là giáo viên dạy lớp 5, tôi luôn trăn trở để tìm ra biện pháp tổ chức hoạt động thực hành thí nghiệm trong môn Khoa học có hiệu quả giúp học sinh có kĩ năng thực hành thí nghiệm. Tạo điều kiện cho các em lĩnh hội kiến một cách dễ dàng, chủ động. Chính vì vậy, tôi đã tiến hành nghiên cứu “Một số kinh nghiệm tổ chức tốt hoạt động thực hành thí nghiệm trong môn Khoa học lớp 5 tại trường Tiểu học Vĩnh Hưng”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở thực tiễn việc học tập môn Khoa học của học sinh chưa phát huy tính chủ động tư duy, đề ra các biện pháp nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động sáng tạo tìm tòi kiến thức mới của học sinh.
- Giúp giáo viên:
+ Nhìn nhận lại sâu sắc hơn thực trạng dạy và học hoạt động thực hành thí nghiệm môn Khoa học của giáo viên và học sinh lớp 5 trường Tiểu học Vĩnh Hưng.
+ Áp dụng được một số biện pháp mà bản Sáng kiến kinh nghiệm đã trình bày vào quá trình dạy học nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động sáng tạo tìm tòi kiến thức mới của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Cách thức tổ chức hoạt động thực hành thí nghiệm môn Khoa học lớp 5 tại trường Tiểu học Vĩnh Hưng.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Từ xa xưa, người phương Đông đã có câu: “Tôi nghe và tôi quên, tôi nhìn và tôi nhớ, tôi làm và tôi hiểu” (Khổng Tử). Thật vậy, nếu chỉ được nghe, trong thoáng chốc ta sẽ quên ngay vấn đề được nghe (Nếu ta ghi nhớ vấn đề đó không chủ định). Song nếu ta quan sát sự vật hiện tượng ta sẽ nhớ lâu hơn. Và ta sẽ thông suốt được vấn đề nếu ta vừa được quan sát vừa được thực hành. Do vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên cần thiết kế bài dạy, thiết kế các hoạt động học tập của học sinh theo quan điểm tích cực hóa hoạt động nhận thức của các em để các em được trải nghiệm. Có như vậy, học sinh mới hiểu bản chất của nội dung bài học và ghi nhớ kiến thức một cách bền vững. Đặc biệt là học sinh tiểu học, có đặc điểm là nhanh nhớ nhưng chóng quên, tư duy từ cụ thể sang trừu tượng nên tổ chức cho học sinh được tham gia thực hành có hiệu quả chính là giáo viên đã đưa học sinh vào trung tâm của quá trình dạy học theo phương pháp dạy học tích cực.
Thực hành thí nghiệm trong môn Khoa học lớp 5 là một hoạt động giúp học sinh chuyển từ tư duy cụ thể sang tư duy trừu tượng và ngược lại. Vì vậy, việc thực hành thí nghiệm giúp các em biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống. Bên cạnh đó, khi tự tay làm thí nghiệm, tận mắt nhìn thấy những gì mình “làm ra”, các em sẽ tin tưởng hơn vào kiến thức mà mình đã học, tin vào khả năng thực sự của mình, hãnh diện với mọi người rằng mình “đã làm được” và mình “sẽ làm được”.... Trong quá trình làm thí nghiệm, đã tạo cơ hội cho học sinh tham gia luyện tập kiến thức và phát triển kĩ năng giao tiếp. Vì vậy việc hướng dẫn học sinh kĩ năng thực hành trong môn Khoa học là nhiệm vụ hết sức quan trọng của người thầy.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thực trạng học môn Khoa học của học sinh lớp 5 trường Tiểu học Vĩnh Hưng.
	Qua thực tiễn giảng dạy tôi thấy, học sinh thường thích học Khoa học hơn so với môn Lịch sử- Địa Lí.... Khi khai thác kiến thức bài mới, học sinh thường trả lời câu hỏi một cách nhanh chóng và tương đối chính xác. Tuy nhiên, khi hỏi về nội dung bài cũ thì nhiều em lại không nhớ. Nhất là những nội dung kiến thức dạng bài thực hành thí nghiệm thì các em quên nhiều. Học sinh thường luống cuống trong khi làm thí nghiệm, làm không đúng quy trình. Thậm chí không xác định rõ mục đích làm thí nghiệm nên sau khi làm xong thí nghiệm không rút ra được kết luận gì. Kĩ năng quan sát của các em còn yếu. Kĩ năng hợp tác nhóm chưa đồng đều. Qua tìm hiểu, tôi rút ra một số nguyên nhân sau:
	- Sở dĩ khi học bài mới, các em thường trả lời đúng các câu hỏi của giáo viên là do các em tìm hiểu phần kênh chữ trong SGK (Cụ thể là mục Bạn cần biết) chứ các em không hiểu sâu kiến thức, không hiểu kĩ bản chất của vấn đề. Chính vì vậy mà các em rất chóng quên nội dung bài.
	- Học sinh Tiểu học dù có khả năng phát huy tính tích cực của mình trong việc tham gia thực hành thí nghiệm trong mỗi giờ Khoa học nhưng vì ít có cơ hội thực tế nên khi thực hành làm thí nghiệm thì các em vẫn tỏ ra luống cuống.
	- Nhận thức của các em không đồng đều nên dẫn đến tình trạng một số học sinh yếu kiến thức kĩ năng cho dù được tham gia hoạt động lĩnh hội kiến thức giống như các bạn nhưng vẫn không đủ tự tin để có thể tham gia các hoạt động thực hành thí nghiệm trong các giờ học. Thậm chí, có em còn nản lòng nên làm việc riêng, không tham gia hợp tác cùng các bạn.
	2.2.2.Thực trạng dạy môn Khoa học của giáo viên lớp 5 trường Tiểu học Vĩnh Hưng.
	Qua dự giờ thăm lớp, tôi thấy trong tiết dạy học Khoa học, giáo viên đã dạy đúng phương pháp đặc trưng của bộ môn, cung cấp đầy đủ kiến thức theo mục tiêu bài học. Tuy nhiên, một số giáo viên khi dạy môn Khoa học, cụ thể là dạy hoạt động Thực hành thí nghiệm, vẫn còn bộc lộ một số tồn tại sau:
	- Một số giáo viên còn dạy học theo kiểu truyền thống: Thầy cung cấp kiến thức, học sinh lắng nghe và ghi nhớ. Cũng có bài học do đồ dùng dạy học của nhà trường còn thiếu nên việc thực hành thí nghiệm đôi lúc không thực hiện được. Giáo viên phải mô tả thí nghiệm cho học sinh dự đoán kết quả và giải thích, kết luận kiến thức. Tiết dạy thiếu tính thực tiễn, không thuyết phục được học sinh dẫn đến các em ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Chính vì vậy, học sinh sẽ hiểu bài không sâu, những khái niệm đơn giản về khoa học cũng trở nên trừu tượng đối với các em.
	- Có giáo viên chuẩn bị tốt đồ dùng, dụng cụ thí nghiệm nhưng khi tổ chức dạy học thì tiến trình làm thí nghiệm lại do giáo viên trực tiếp làm còn học sinh quan sát rút ra kết luận. Học sinh không được trực tiếp trải nghiệm thì chắc chắn hiệu quả giờ dạy sẽ không cao bởi học sinh không được rèn các kĩ năng như: Kĩ năng làm thí nghiệm, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng giao tiếp....
	- Một số giáo viên không chú trọng đến rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm mà chỉ giao nhiệm vụ cho các em làm dẫn đến tình trạng các em luống cuống trong quá trình thực hành. Các em không xác định được mục đích của thực hành thí nghiệm là gì. Có nhóm không phân việc rõ ràng nên có em thực hành, có em chơi. 
	- Có một số giáo viên còn mắc phải sai lầm trong quá trình hướng dẫn làm thí nghiệm. Đó là khi hướng dẫn làm thí nghiệm thì giáo viên không hướng dẫn bằng cách mô phỏng thí nghiệm mà lại trực tiếp làm thí nghiệm. Như vậy, vô tình học sinh không cần làm mà các em cũng biết ngay kết quả của thí nghiệm.
Với thực trạng dạy và học hoạt động “Thực hành thí nghiệm” môn Khoa học lớp 5 của giáo viên và học sinh như trên dẫn đến chất lượng giờ dạy không cao. Tôi thiết nghĩ sẽ khắc phục được thực trạng này nếu như giáo viên có phương pháp truyền đạt hợp lý, hình thức tổ chức dạy học phong phú, biết khơi dậy được tính tự giác học tập của các em. Nhưng để làm được điều đó thì không ít giáo viên còn gặp bỡ ngỡ, lúng túng. Sau đây, tôi xin đưa ra “Một số kinh nghiệm tổ chức tốt hoạt động thực hành thí nghiệm trong môn Khoa học lớp 5 tại trường Tiểu học Vĩnh Hưng”. Cụ thể như sau:
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Giáo viên nghiên cứu kĩ nội dung chương trình Sách giáo khoa Khoa học lớp 5:
Với phạm vi đề tài SKKN, tôi xin trình bày nội dung mà bản thân nghiên cứu đó là nội dung kiến thức thực hành thí nghiệm trong môn Khoa học lớp 5.
Môn Khoa học lớp 5, nội dung kiến thức thực hành thí nghiệm không được tách riêng thành một bài cụ thể mà nó chỉ là một hoạt động trong nhiều hoạt động của một tiết học. Nội dung thực hành thí nghiệm tập trung ở hai chủ đề: Vật chất và năng lượng, Thực vật và động vật. 
Căn cứ vào mục tiêu của hoạt động thực hành thí nghiệm tôi chia hoạt động thực hành thí nghiệm thành ba loại: 
+ Thí nghiệm nêu vấn đề: là thí nghiệm được thực hành nhằm nêu lên vấn đề cần nghiên cứu của mục tiêu bài học. Loại thí nghiệm này thường yêu cầu học sinh làm trước ở nhà hoặc thực hành trước khi GV nêu mục đích của thí nghiệm.
+ Thí nghiệm giải quyết vấn đề: là thí nghiệm được thực hiện để giải quyết vấn đề được đặt ra sau phần nêu mục đích của thí nghiệm. Loại thí nghiệm này được thực hiện ngay trong tiết học.
+ Thí nghiệm củng cố kiến thức: là thí nghiệm được thực hiện để kiểm nghiệm lại chân lí khoa học. loại thí nghiệm này được thực hiện sau bài học (thường yêu cầu HS làm thí nghiệm ở nhà).
 Các bài học sinh được thực hành thí nghiệm để phát hiện ra kiến thức mới đó là:
STT
Tên bài dạy
Hoạt động thực hành thí nghiệm
Kiến thức mới cần phát hiện sau khi làm thí nghiệm
Loại Thí nghiệm
1
Đá vôi
- Thực hành thí nghiệm với mẫu vật: Đá vôi, đá cuội.
- Tính chất của đá vôi.
- Thí nghiệm giải quyết vấn đề.
2
Gốm xây dựng: gạch, ngói
- Thực hành thí nghiệm với mẫu vật: gạch, ngói.
- Tính chất của gạch, ngói.
- Thí nghiệm giải quyết vấn đề.
3
Cao su
- Thực hành thí nghiệm với mẫu vật: Quả bóng cao su, dây cao su.
- Tính chất của cao su.
- Thí nghiệm giải quyết vấn đề.
4
Tơ sợi
- Thực hành thí nghiệm với mẫu vật: Tơ sợi tự nhiên, tơ sợi nhân tạo.
- Đặc điểm của tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
- Thí nghiệm giải quyết vấn đề.
5
Hỗn hợp
- Thực hành: “Tạo một hỗn hợp gia vị”.
- Thực hành: “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp”.
- Đặc điểm của hỗn hợp và từng chất tạo ra hỗn hợp.
- Biết cách tạo ra hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp.
- Thí nghiệm giải quyết vấn đề.
- Thí nghiệm giải quyết vấn đề.
6
Dung dịch
- Thực hành: “Tạo ra một dung dịch”.
- Thực hành: “Tách các chất trong dung dịch”.
- Đặc điểm của dung dịch và từng chất tạo ra dung dịch.
- Biết cách tạo ra dung dịch và tách các chất trong dung dịch.
- Thí nghiệm giải quyết vấn đề.
- Thí nghiệm giải quyết vấn đề.
7
Sự biến đổi hóa học
- Thực hành: Đốt một tờ giấy; Chưng đường trên lửa.
- Trò chơi: “Bức thư bí mật”.
- Nhận biết về sự biến đổi hóa học.
- Vai trò của nhiệt trong biến đổi hóa học.
- Thí nghiệm giải quyết vấn đề.
- Thí nghiệm giải quyết vấn đề.
8
Năng lượng
- Thí nghiệm với đồ vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ... nhờ có năng lượng.
- Vai trò của năng lượng.
- Thí nghiệm giải quyết vấn đề.
9
Sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy
- Thực hành “Làm quay tua-bin”.
- Tác dụng của năng lượng nước chảy.
- Thí nghiệm giải quyết vấn đề.
10
Lắp mạch điện đơn giản
- Thực hành lắp mạch điện
- Thí nghiệm phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện.
- HS lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản.
- Phát hiện vật dẫn điện, vật cách điện.
- Thí nghiệm giải quyết vấn đề.
- Thí nghiệm giải quyết vấn đề.
11
Cây con mọc lên từ hạt.
- Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt.
- Thực hành: Gieo hạt
- Biết được cấu tạo của hạt.
- Quá trình phát triển thành cây của hạt.
- Thí nghiệm nêu vấn đề.
- Thí nghiệm củng cố kiến thức.
12
Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ.
- Thực hành trồng cây bằng một số bộ phận của cây mẹ.
- Quá trình phát triển thành cây từ các bộ phận của cây mẹ.
- Thí nghiệm củng cố kiến thức.
Như vậy, nội dung kiến thức mới HS cần phát hiện sau khi làm thí nghiệm đều là kiến thức trọng tâm của bài học. Trong đó, loại thí giải quyết vấn đề là loại bài đặc trưng của hoạt động thực hành thí nghiệm trong môn Khoa học lớp 5. Căn cứ vào từng loại thí nghiệm để giáo viên chủ động trong việc chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm của GV và HS cũng như lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức cho HS tham gia các hoạt động thực hành thí nghiệm có hiệu quả để các em nắm vững kiến thức bài học. 
2.3.2. Giáo viên chuẩn bị bài dạy chu đáo:
* Bước soạn bài: Bất kì một bài dạy nào, ở một môn học nào thì bước soạn bài là một khâu rất quan trọng góp phần tiết dạy thành công. Đặc biệt, ở môn Khoa học lớp 5 do nội dung kiến thức thực hành thí nghiệm không được tách riêng thành một bài cụ thể nên việc giáo viên phải nghiên cứu kĩ mục tiêu của bài; xác định đúng trọng tâm bài để lựa chọn hình thức tổ chức, phân bố thời gian cho HS thực hành thí nghiệm là một việc làm mà giáo viên không được xem nhẹ. Chú trọng đến việc phân bố thời gian trong tiết dạy Khoa học có hoạt động thực hành thí nghiệm để tránh tiết dạy có thời gian thực hành nhiều quá mà các nội dung khác lại không được khắc sâu hoặc thời gian thực hành ít quá không đủ để hoàn thành thí nghiệm. 
	Có những thí nghiệm làm ngay trên lớp để rút ra nội dung kiến thức, nhưng cũng có những thí nghiệm HS phải làm trước ở nhà rồi mang đến lớp để thảo luận rút ra nội dung bài, cũng có thí nghiệm HS về nhà phải làm sau khi học kiến thức mới để kiểm nghiệm lại kết luận của bài. Chẳng hạn: 
	Nhưng đối với bài “Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ”, HS lại làm thí nghiệm sau khi học xong bài này để giúp HS kiểm nghiệm lại nội dung: “Trong tự nhiên cũng như trong trồng trọt, không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt mà một số cây có thể mọc lên từ thân hoặc từ rễ hoặc từ lá”
	Chính vì vậy, khâu chuẩn bị bài là rất quan trọng giúp giáo viên không bị động khi lựa chọn các phương pháp tổ chức các hoạt động dạy học. 	
* Bước chuẩn bị đồ dùng: Từ mục tiêu bài học, giáo viên lựa chọn các vật liệu, đồ dùng, dụng cụ thí nghiệm phù hợp với nội dung kiến thức bài học, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, điều kiện của nhà trường và địa phương. Vật liệu, đồ dùng dạy học được lựa chọn phải đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm. Có những vật dụng thí nghiệm giáo viên phải chuẩn bị nhưng cũng có những vật dụng thí nghiệm học sinh phải chuẩn bị. Những vật dụng học sinh phải chuẩn bị là những vật dụng sẵn có ở gia đình, địa phương và đảm bảo an toàn khi các em mang đến trường. VD: Khi dạy bài “Đá vôi”, GV yêu cầu HS chuẩn bị đá vôi và đá cuội. Hai vật dụng này sẵn có ở địa bàn Vĩnh Hưng. Hoặc khi dạy bài “Cây con mọc lên từ hạt” có thể yêu cầu học sinh mang hạt lạc, hạt đậu...- vật dụng rất sẵn ở vùng nông thôn. Việc giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị đồ dùng không chỉ rèn cho các em ý thức chuẩn bị bài, trách nhiệm với công việc mà các em còn có hứng thú hơn trong học tập vì các em được trực tiếp thực hành trên đồ dùng mình mang đi.
*Chuẩn bị thí nghiệm: Để đảm bảo việc tổ chức dạy thực hành thí nghiệm trên lớp thành công, giáo viên phải làm thí nghiệm trước ở nhà. Mục đích của việc làm thí nghiệm trước ở nhà giúp GV kiểm tra dụng cụ thí nghiệm có đảm bảo về hiệu quả hay đã hư hỏng; tiến trình làm thí nghiệm như thế có đúng không, sản phẩm của thí nghiệm có đạt được mục tiêu bài học không... Ngoài ra, GV phải dự kiến được các phương án mà học sinh có thể dự đoán kết quả và kết luận đúng của thí nghiệm.
2.3.3. Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung bài, với đối tượng học sinh.
	Căn cứ vào từng loại thí nghiệm để giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp.
	+ Thí nghiệm nêu vấn đề: GV có thể lựa chọn hình thức cá nhân kết hợp với nhóm. GV giao cho cá nhân làm thí nghiệm trước ở nhà rồi mang kết quả thí nghiệm đến lớp để thảo luận nhóm rút ra nội dung bài.
	Chẳng hạn: Khi dạy bài “Cây con mọc lên từ hạt”, để tìm hiểu cấu tạo của hạt, GV phải hướng dẫn HS làm thí nghiệm ở nhà: Đặt một số hạt lạc, hạt đậu vào bông ẩm (hoặc giấy thấm ẩm, đất ẩm) khoảng ba bốn ngày trước khi học bài này. Sau dó mang đến lớp để thảo luận nhóm rút ra cấu tạo của hạt.
	+ Thí nghiệm củng cố kiến thức: Sau khi học sinh được tìm hiểu kiến thức bài mới trên lớp, giáo viên yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để về nhà thực hành.
	Ví dụ: Sau khi học sinh được học bài “Cây con mọc lên từ hạt”, GV yêu cầu học sinh về nhà thực hành gieo hạt. Sau vài ngày, GV yêu cầu học sinh mang sản phẩm đến lớp giới thiệu với các bạn về quá trình phát triển của cây từ hạt và điều kiện để hạt nảy mầm ( Hình 1).
Hình 1: HS thảo luận nhóm giới thiệu về sự phát triển của hạt từ khi được gieo
đến khi thành cây con
+ Thí nghiệm giải quyết vấn đề: Loại thí nghiệm này HS phải tiến hành ngay trên lớp. Các em vừa phải thực hành thí nghiệm vừa phải rút ra nội dung kiến thức mới trong một thời gian ngắn. Vì vậy, khi tổ chức hoạt động thực hành loại thí nghiệm này, tôi thường lựa chọn hình thức tổ chức dạy học hợp tác theo nhóm. Hoạt động nhóm giúp HS “có nhiều cơ hội hơn để diễn đạt và khám phá ý tưởng, mở rộng suy nghĩ, hiểu biết và rèn luyện kĩ năng nói. Nó cũng cho phép HS có cơ hội để học hỏi từ các bạn, phát huy vai trò trách nhiệm, điều đó phát triển kĩ năng xã hội và tính cách của HS, đặc biệt là kĩ năng hợp tác, phối hợp với các bạn khác”. Nhóm có thể từ 4 đến 6 em và có đủ các đối tượng HS để các em hỗ trợ, học tập nhau khi thực hành. Tránh chia nhóm cùng đối tượng vì làm như thế nhóm HS có năng lực hạn chế, kĩ năng hợp tác nhóm yếu thì các em làm thí nghiệm sẽ khó có thể thành công. Các thành viên trong nhóm phải làm việc tích cực, trao đổi, thảo luận sôi nổi, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của nhau, biết chia sẻ đồ dùng thí nghiệm, biết tóm tắt và rút ra ý kiến chung thống nhất của nhóm.
	Tôi chia thành hai loại hình thức tổ chức nhóm. Đó là: 
	Nhóm cá nhân: Mỗi cá nhân trong nhóm thực hiện một nhiệm vụ.
	Ví dụ: Khi tổ chức cho HS thực hành lắp mạch điện để kiểm tra cách lắp nào thì bóng đèn sáng (như hình 5, trang 95, bài “Lắp mạch điện đơn giản”), tôi chia nhóm 5 học sinh, các thành viên trong nhóm cử mỗi bạn lắp một kiểu mạch điện như hình 5a,b,c,d,e. Các thành viên thực hành và báo cáo kết quả thí nghiệm cho nhóm. Nhóm tổng hợp và rút ra cách lắp mạch điện (Hình 2)
	Hình 2: HS thực hành nhóm cá nhân lắp mạch điện
	Hoặc: Khi tổ chức cho HS thực hành thí nghiệm với đồ vật có biến đổi vị trí, hình dạng, nhiệt độ ... nhờ có năng lượng trong bài “Năng lượng”, cũng với cách hoạt động nhóm như trên: có em thực hành với chiếc cặp, em thực hành với cây nến, có em lại thực hành với chiếc ô tô đồ chơi... Nhóm sẽ rút ra được vai trò của năng lượng.
	.......
	Cách hoạt động nhóm như trên rút ngắn được thời gian thực hành mà tất cả HS đều được hoạt động. 
 Nhóm tập thể: Tất cả các thành viên trong nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ.
	Ví dụ: Khi tổ chức cho HS thực hành “Tạo ra một hỗn hợp gia vị” thì tôi sẽ yêu cầu cả nhóm cùng thực hành:
	+ Cùng quan sát và nếm từng chất (muối, mì chính, hạt tiêu) để rút ra nhận xét về tính chất 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_to_chuc_tot_hoat_dong_thuc_hanh_thi.doc