Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 5 - Trường tiểu học Thành Kim

Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 5 - Trường tiểu học Thành Kim

Như chúng ta đã biết, mục tiêu của giáo dục Tiểu học được quy định tại luật Giáo dục Việt Nam năm 2010 như sau: “Trang bị cho học sinh hệ thống tri thức cơ bản ban đầu, hình thành ở học sinh những kĩ năng cơ bản nền tảng, phát triển hứng thú học tập ở học sinh, thực hiện các mục tiêu giáo dục toàn diện đối với học sinh Tiểu học” [4].

Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm:

Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.

Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.

- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.

- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ở Tiểu học, chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của môn học “Tiếng Việt” là rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe cho học sinh kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh. Phân môn này có nhiệm vụ hình thành và phát triển kĩ năng viết và kĩ năng nói cho học sinh. Phân môn chính tả giúp học sinh:

- Trang bị một số kiến thức về quy tắc chính tả tiếng Việt; rèn luyện kĩ năng nghe, kĩ năng viết chính tả một đoạn văn, bài văn.

- Kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh.

- Mở rộng vốn hiểu biết trong cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới; thái độ cẩn thận và yêu cái đẹp trong giao tiếp bằng tiếng Việt [1].

 

doc 30 trang thuychi01 22061
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 5 - Trường tiểu học Thành Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH TẢ 
CHO HỌC SINH LỚP 5 - TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH KIM
Người thực hiện: Đinh Thị Xuyến
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thành Kim, 
 Thạch Thành, Thanh Hoá 
SKKN thuộc môn: Tiếng Việt
THANH HÓA, NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
I. Mở đầu
1
1. Lí do chọn đề tài
1
2. Mục đích nghiên cứu
2
3. Đối tượng nghiên cứu
2
4. Phương pháp nghiên cứu
2
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
8
3.1. Thống kê các bài tập chính tả cần thay thế
8
3.2. Xây dựng hệ thống bài tập thay thế cho những bài tập chính tả lựa chọn và cung cấp, mở rộng các quy tắc chính tả
8
3.3. Rèn đọc và viết đúng ở tất cả các môn học
11
3.4. Xây dựng đôi bạn cùng tiến
11
3.5. Phối hợp với Cha mẹ học sinh 
11
3.6. Hướng dẫn học sinh trang bị, sử dụng Sổ tay chính tả
12
3.7. Tạo hứng thú học tập cho học sinh 
12
3.8. Chấm, chữa bài thường xuyên, chu đáo
14
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
14
III. Kết luận, kiến nghị
15
1. Kết luận
15
2. Kiến nghị
15
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của giáo dục Tiểu học được quy định tại luật Giáo dục Việt Nam năm 2010 như sau: “Trang bị cho học sinh hệ thống tri thức cơ bản ban đầu, hình thành ở học sinh những kĩ năng cơ bản nền tảng, phát triển hứng thú học tập ở học sinh, thực hiện các mục tiêu giáo dục toàn diện đối với học sinh Tiểu học” [4].
Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm:
Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.
- Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Ở Tiểu học, chính tả là một phân môn đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu của môn học “Tiếng Việt” là rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe cho học sinh kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh. Phân môn này có nhiệm vụ hình thành và phát triển kĩ năng viết và kĩ năng nói cho học sinh. Phân môn chính tả giúp học sinh:
- Trang bị một số kiến thức về quy tắc chính tả tiếng Việt; rèn luyện kĩ năng nghe, kĩ năng viết chính tả một đoạn văn, bài văn. 
- Kết hợp rèn luyện một số kĩ năng sử dụng tiếng Việt và phát triển tư duy cho học sinh.
- Mở rộng vốn hiểu biết trong cuộc sống, con người, góp phần hình thành nhân cách con người mới; thái độ cẩn thận và yêu cái đẹp trong giao tiếp bằng tiếng Việt [1].
Qua nhiều năm công tác, tôi thấy học sinh viết sai chính tả hiện đang trở thành căn bệnh phổ biến trong nhà trường. Sai chính tả là vi phạm chuẩn mực ngôn ngữ. Nó chứng tỏ sự thiếu hụt tri thức văn hóa của người viết. Viết sai chính tả sẽ làm giảm hiệu quả thông tin, nhiều khi làm người đọc hiểu sai ý định của người viết và gây phản cảm tiếp nhận văn bản. Nhà trường là nơi dạy người, dạy chữ; do đó giáo viên và học sinh không thể viết sai chính tả. Vì vậy, dạy phân môn chính tả đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với HS Tiểu học - là bậc học nền móng.
Tuy nhiên vấn đề chính tả luôn là vấn đề khá phức tạp do ảnh hưởng phát âm của từng vùng, miền, hay do thói quen của người lớn trong gia đình phát âm theo tiếng địa phương dẫn đến học sinh cũng nói sai theo và dẫn đến viết cũng sai lỗi chính tả.
Là giáo viên Tiểu học nhiều năm được phân công giảng dạy học sinh lớp 5, tôi luôn bị ám ảnh bởi những bài chính tả có nhiều lỗi sai, giáo viên sửa lỗi đỏ bài viết của học sinh. Trong từng tiết dạy, tôi luôn trăn trở, tìm cách để khắc phục lỗi chính tả mà các em mắc phải. Chính vì vậy, tôi đã thử nghiệm và mạnh dạn đề xuất: “Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh lớp 5 - Trường Tiểu học Thành Kim huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm biện pháp khắc phục các lỗi chính tả học sinh thường mắc. 
- Vận dụng các nguyên tắc dạy trong phân môn Chính tả hình thành kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh. 
- Lập Kế hoạch bài học theo hướng đổi mới phương pháp và nội dung bài dạy cho sát thực với việc rèn chính tả cho học sinh. 
- Xây dựng một hệ thống các bài tập chính tả thay thế cho các bài tập chính tả lựa chọn trong chương trình Tiếng Việt lớp 5. 
3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 5 trường Tiểu học Thành Kim huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa.
- Chương trình phân môn Chính tả lớp 5, các tài liệu có liên quan. 
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Tra cứu tài liệu.
- Điều tra, quan sát.
- Thu thập thông tin.
- Áp dụng thực tế
- Thống kê, xử lí số liệu.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm:
“Trong ngôn ngữ học, chính tả của một ngôn ngữ là một hệ thống các quy tắc ghi chép lại lời nói được cộng đồng người sử dụng chấp nhận một cách chính thức (qua các thể chế của nhà nước) hoặc rộng rãi” [4].
Trong phân môn Tiếng Việt lớp 5, mỗi tuần có 1 tiết chính tả. Cả năm học, sinh được học 35 tiết chính tả. Chương trình của phân môn chính tả ở khối lớp 5 gồm các dạng sau:
* Chính tả đoạn, bài:
Nghe – viết hoặc nhớ – viết một đoạn trích từ bài tập đọc hoặc từ các văn bản khác có nội dung phù hợp với chủ điểm học tập của mỗi tuần với độ dài khoảng 100 chữ (tiếng)
* Chính tả âm, vần:
Nội dung các bài tập chính tả âm, vần là ôn lại quy tắc viết một số chữ như: c/k, ng/ngh, g/gh và tiếp tục luyện viết đúng các từ có âm, vần, thanh dễ viết sai chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Các cặp âm vần, thanh dễ lẫn được luyện viết gồm:
Phụ âm đầu: l/n; ch/tr; s/x; r/d/gi
Vần: an/ang, ăn/ăng, ân/âng, en/eng, uôn/uông, ơn/ơng, iên/iêng, ăt/ăc, ât/ăc, uôt/uôc, ơt/ơc, iêt/iêc, ên/ênh, im/iêm, iu/iêu; vần chứa âm chính o/ô.
* Chính tả viết hoa: 
- Ôn luyện cách viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Bước đầu rèn luyện để có ý thức về cách viết hoa tên riêng tổ chức, danh hiệu, giải thưởng, huân chương,[1].
Chữ viết là hệ thống kí hiệu ghi lại ngôn ngữ. Đặc biệt đối với bậc Tiểu học, chữ viết là một trong những công cụ dạy học của giáo viên. Bên cạnh việc dạy cho học sinh viết đẹp thì yêu cầu dạy cho học sinh viết đúng rất quan trọng. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải nắm được những nguyên tắc chính tả Tiếng Việt sau:
+ Nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực: Nghĩa là nội dung giảng dạy về chính tả phải sát với phương ngữ.
+ Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức. Trong nhà trường, giáo viên cần sử dụng và khai thác tối đa phương pháp có ý thức. Muốn vậy, giáo viên cần phải được trang bị những kiến thức về ngữ âm học, về từ vựng – ngữ nghĩa học liên quan đến chính tả.
+ Nguyên tắc phối hợp giữa biện pháp tích cực với biện pháp tiêu cực (xây dựng cái đúng, loại bỏ cái sai). 
Đối với học sinh Tiểu học có ba loại lỗi cơ bản sau: 
Lỗi chính tả do không nắm được trình tự.
Lỗi chính tả do không nắm được cấu trúc Tiếng Việt. 
Lỗi chính tả do viết theo lỗi phát âm địa phương [5].
Chính vì vậy, việc dạy cho học sinh viết đúng chính tả, đặc biệt là dạy cho các em nắm vững nguyên tắc chính tả để thay cho cách viết theo phương ngữ là công việc vô cùng khó, đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, cần rèn luyện cho học sinh thường xuyên và lâu dài. 
Việc rèn luyện các quy tắc chính tả sẽ hình thành kĩ năng viết đúng đơn vị từ của học sinh, khi các em đã viết đúng, viết chính xác thì mới có điều kiện học tốt các môn học khác và trên cơ sở đó, các em rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt có hiệu quả. Trong suy nghĩ và giao tiếp đặc biệt là giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, người xưa thường nói  “Nét chữ nết người”, “Văn hay chữ tốt”. Do đó, việc bảo vệ tiếng nói, chữ viết của dân tộc đã trở thành tư tưởng có tính chất chính thống và mỗi người Việt Nam cần có ý thức gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. 
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.1. Thực trạng về Giáo viên:
- Đa số giáo viên đều dựa vào các bài tập chính tả lựa chọn đã được soạn ở sách giáo khoa để dạy cho học sinh mặc dù có một số bài tập luyện âm vần học sinh không bao giờ bị mắc lỗi. Rất ít giáo viên tìm tòi, nghiên cứu để thay thế các bài tập chính tả trong sách giáo khoa chưa phù hợp với đối tượng học sinh ở địa phương mình.
- Một số giáo viên phát âm không chuẩn các tiếng có âm đầu ch/tr; s/x; r/d. Mà việc phát âm không đúng chuẩn cũng ảnh hưởng rất lớn đến viết chính tả.
- Vẫn còn giáo viên viết chưa đẹp, viết sai lỗi chính tả, viết bảng các môn học khác còn cẩu thả, không đúng mẫu.
- Kết hợp với các môn học khác để rèn chữ viết cho học sinh còn hạn chế, giáo viên chủ yếu chỉ rèn chữ ở phân môn Tập viết và Chính tả. 
- Chưa kịp thời phát hiện sửa chữa các sai sót của học sinh nên lâu ngày tạo thành thói quen trong khi viết.
2.2. Thực trạng về Học sinh:
Qua nhiều năm dạy học sinh trên địa bàn Thạch Thành tôi nhận thấy: học sinh không hoặc nếu có cũng rất ít mắc các lỗi chính tả như: có âm đầu l/n; có âm cuối n/ng hoặc t/c; có vần ao/au; hay thanh hỏi/ thanh ngã. Mà lỗi chính tả cơ bản của các em thường mắc đó là những lỗi phổ biến do các em không nắm được quy tắc chính tả như: r/ d /gi, s/x, ch/tr, c/k, g/gh, ng/ngh 
Cụ thể, đầu năm học 2016-2017, tại lớp 5B do tôi chủ nhiệm các em viết sai lỗi như sau: 
- Em Đỗ Hoàng Lâm, Lê Trần Minh Hiếu, Mai Thành Luân hay nhầm lẫn khi viết c/k. Ví dụ : Khi viết cũ kĩ thì viết thành cũ cĩ, kiến thiết lại viết thành ciến thiết
- Em Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Trung Đức hay viết sai ng/ngh; g/gh. Ví dụ: Khi viết người nghèo thì em lại viết nghười ngèo
- Em Mai Thành Luân, Nguyễn Ngọc Phương Chinh, Chu mạnh Cương, Đỗ Hoàng Lâm, Bùi Minh Đức, Lê Trần Minh Hiếu hay viết sai s/x; Ví dụ: Khi viết sản xuất thì viết thành xản xuất; xích sắt viết thành sích xắt, xâm lược thì viết thành sâm lược,
- Em Nguyễn Văn Thương , Nguyễn Ngọc Phương Chinh, Trương Xuân Quang, Trịnh Việt Dũng hay viết sai r/d/gi; Ví dụ: Khi viết mưa rào thì viết thành mưa dào; nhà giáo viết thành nhà dáo
- Em Nguyễn Trung Đức, Lê Thị Nga, Nguyễn Văn Thương , Nguyễn Ngọc Phương Chinh, Trương Xuân Quang, Trịnh Việt Dũng , hay viết sai ch/tr; Ví dụ: Khi viết trung thành thì viết thành chung thành; trông mong viết thành chông mong
- Em Hà Gia Huy do mới chuyển từ miền Nam ra nên em hay phát âm và viết các tiếng (chữ) có thanh ngã thành thanh hỏi. 
Một số bài viết của các em ở đầu năm học:
(Bài viết của em: Nguyễn Ngọc Phương Chinh - Lớp 5B)
 (Bài viết của em: Mai Thành Luân - Lớp 5B)
 Sau khai giảng 3 tuần, tôi đã tiến hành làm một bài khảo sát với 93 học sinh khối lớp 5, mỗi em làm 2 bài tập sau trong thời gian 30 phút:
Bài 1:
a, Điền vào chỗ trống t hay c?
 Tuổi thơ chở đầy cổ tích
 Dòng sông lời mẹ ngọ ngào
 Đưa con đi cùng đất nướ
 Chòng chành nhịp võng ca dao 
 Trương Nam Hương 
b, Điền vào chỗ trống ao hoặc au để hoàn chỉnh đoạn thơ:
 Thời gian chạy qua tóc mẹ
 Một m trắng đến nôn n
 Lưng mẹ cứ còng dần xuống
 Cho con ngày một thêm c
 Trương Nam Hương 
c, Điền vào chỗ trống l hoặc n để hoàn chỉnh đoạn thơ:
 Còn úi on Cao Bằng
 Đo àm sao cho hết
 Như tình yêu đất nước 
 Sâu sắc người Cao Bằng 
 Trúc Thông 
d, Điền vào chỗ trống n hoặc ng để hoàn chỉnh đoạn thơ:
 Rồi đế... chị rất thươ...
 Rồi đế... em rất thảo
 Ông lành như hạt gạo
 Bà hiề... như suối tro...
 Trúc Thông 
e, Đặt thanh hỏi hoặc thanh ngã thích hợp trên các chữ in đậm để hoàn chỉnh đoạn thơ:
 	Dù giáp mặt cùng biên rộng
 Cưa sông chăng dứt cội nguồn
 Lá xanh môi lần trôi xuống
 Bông nhớ một vùng núi non
 Quang Huy
Bài 2:
a, Điền vào chỗ trống s hoặc x để hoàn chỉnh đoạn thơ:
 Nơi những dòng ...ông cần mẫn
 Gửi lại phù ...a bãi bồi
 Để nước ngọt ùa ra biển
 Sau cuộc hành trình ...a ...ôi.
 Quang Huy
b, Điền vào chỗ trống ch hoặc tr để hoàn chỉnh đoạn thơ:
 Hà Nội có ...ong ...óng
 Cứ tự quay ...ong nhà
 Không cần ...ời nổi gió
 Không cần bạn ...ạy xa.
 Trần Đăng Khoa
c, Điền vào chỗ trống r, d hay gi để hoàn chỉnh đoạn thơ:
Bầm ơi có ét không Bầm
Heo heo ó núi lâm thâm mưa phùn
Bầm a uộng cấy Bầm un
 Chân lội ưới bùn tay cấy mạ non.
 Tố Hữu
d, Điền vào chỗ trống c hay k để hoàn chỉnh đoạn văn sau
Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta ần phải xây dựng lại ơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo ịp các nước khác trên hoàn cầu.Trong công cuộc iến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở ác em rất nhiều. 
	 Hồ Chí Minh
Kết quả khảo sát như sau:
Bài 1:
Tổng số HS
Các lỗi chính tả thường mắc
Ghi chú
t/c
ao/au
l/n
n/ng
thanh hỏi/ thanh ngã
93
em
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
3
3,2%
2
2,2%
2
2,2%
3
3,2%
2
2,2%
Bài 2:
Tổng số HS
Các lỗi chính tả thường mắc
Ghi chú
s/x
ch/tr
r/d/gi
c/k
93em
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
25
26,9%
22
23,7%
27
29%
8
8,6%
Nhìn vào bảng trên ta thấy học sinh lớp 5, trường Tiểu học Thành Kim viết sai cặp âm, vần: t/c, ao/au, l/n, n/ng, thanh hỏi/ thanh ngã rất ít, chỉ có 2 hoặc 3/93 em, có thể là do các em suy nghĩ chưa kĩ khi làm bài, bởi vì khi tôi hỏi các em lại đưa ra đáp án đúng và cách phát âm của các em đối với các tiếng có âm vần trên đều chính xác.
Tuy nhiên, đối với các cặp phụ âm: s/x, ch/tr, r/d/gi, c/k học sinh còn sai rất nhiều. 
Ngoài ra trong quá trình giảng dạy, tôi còn thống kê thêm một số lỗi chính tả các em hay nhầm lẫn như: ng/ngh, g/gh.
Bên cạnh đó, kết quả giữ vở sạch – viết chữ đẹp của các em trong năm học 2015-2016 như sau:
- Khối 4: A: 68/93 em = 73,1%, xếp loại B: 25/93 em = 26,9%. 
- Lớp 4B: A: 17/24 em = 70,8%, xếp loại B: 7/24em = 29,2%.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 
3.1. Thống kê các bài tập chính tả lựa chọn cần thay thế:
Trong chương trình phân môn Chính tả hiện nay của bậc học Tiểu học, phần bài tập chính tả đã được các nhà nghiên cứu giáo dục đã xây dựng chương trình theo hướng mở để giáo viên có thể vận dụng linh hoạt vào thực trạng học sinh của địa phương mà soạn những bài tập thay thế phù hợp. Chính vì vậy tôi đã chủ động thay thế các bài tập cho phù hợp với đối tượng học sinh, cụ thể như sau: 
STT
Tuần
Nội dung bài tập lựa chọn
Nội dung thay thế
1
Tuần 9
phân biệt âm đầu l/n, âm cuối n/ng
phân biệt s/x 
2
Tuần 11
phân biệt âm đầu l/n, âm cuối n/ng
phân biệt ch/tr
3
Tuần 14
phân biệt vần ao/au
phân biệt g/gh, ng/ngh
4
Tuần 16
phân biệt các vần iêm/im, iêp/ip
phân biệt r/d/gi
5
Tuần 19
phân biệt âm chính o/ô
phân biệt c/k
3.2. Xây dựng hệ thống bài tập thay thế cho những bài tập chính tả lựa chọn và cung cấp, mở rộng các quy tắc chính tả:
Sau khi đã thống kê được các bài tập chính tả lựa chọn chưa phù hợp, tôi đã xây dựng hệ thống bài tập cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình như sau: 
* Tuần 9: 
Bài tập1: Điền vào chỗ trống s hoặc x để hoàn chỉnh đoạn văn:
Biển luôn thay đổi tùy theo ắc mây trời. Trời anh thẳm, biển cũng thẳm anh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi ương. Trời âm u mây mưa, biển ám ịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ.
 Vũ Tú Nam
Bài tập2: Tìm và viết lại:
a) Các từ láy âm đầu s: Ví dụ: suồng sã
b) Các từ láy âm đầu x: Ví dụ: xanh xao
Sau hai bài tập, tôi cung cấp cho học sinh cách phân biệt s/x:
- Chữ s không đứng đầu các tiếng có âm đệm (oa, oă, oe, uê, uâ) ngoại trừ các trường hợp: soát, soạt, soạng, soạn, suất. Do đó gặp các tiếng dạng này thì ta chọn x để viết, không chọn s.
Ví dụ:
- Xoa tay, cây xoan, xoắn lại, tóc xoăn, xòe tay, xuyên qua, xoắn ốc, xập xòe, tròn xoe, du xuân, xuất bản, trục xuất,[2]
* Tuần 11: 
Bài tập1: Điền vào chỗ trống tr hoặc ch để hoàn chỉnh đoạn văn:
Sự sống cứ tiếp tục ong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, ong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những ùm hoa khép miệng bắt đầu kết ái. Thảo quả ín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những ùm thảo quả đỏ on ót, như ứa lửa, ứa nắng.
 Ma Văn Kháng
Bài tập2: Tìm và viết lại: 
Các từ láy âm đầu tr: Ví dụ: trong trẻo
Các từ láy âm đầu ch: Ví dụ: chống chọi
Sau hai bài tập này, tôi cung cấp thêm cho học sinh mẹo về cách phân biệt ch/tr khi viết như sau:
+ Chữ tr không đứng trước các tiếng có âm đệm ( oa, oă, oe, uê, oo). Do đó nếu gặp các dạng này ta chọn ch để viết, không chọn tr.
Ví dụ: 
- choàng tỉnh, choáng váng, chếnh choáng, vàng chóe
+ Những từ Hán Việt có thanh nặng hoặc thanh huyền thường có âm đầu tr. Do đó nếu gặp các từ này ta chọn tr để viết, không chọn ch.
Ví dụ:
– tr đi với dấu nặng: Trịnh trọng, trị giá, trụy lạc, trục lợi, trụ sở, vũ trụ, trạm xá, hỗ trợ, triệu phú, trận mạc
– tr đi với dấu huyền: Truyền thống, từ trường, trần thế, trù bị, trùng hợp, phong trào, lập trường, trừng trị
+ Những từ chỉ đồ vật trong nhà, chỉ tên các loại quả, chỉ tên các món ăn, chỉ tên các hoạt động, chỉ quan hệ của những người trong gia đình và những từ mang ý nghĩa phủ định thường có âm đầu ch.
Ví dụ:
- chổi, chiếu, chén, chạn, chảo,
- chuối, chanh, chôm chôm, 
- cháo, chè, chả,
- chặt, chẻ,chém,
- cha, chú, chị, cháu, chắt, chồng, chút, chít, 
- chớ, chưa,chẳng,
+ Một số từ có thể thay âm đầu tr bằng âm đầu gi.
Ví dụ:
- trời - giời, trầu - giầu, nhà tranh – nhà gianh, 
+ Một số từ chỉ vị trí thường viết là tr.
Ví dụ: trong, trên, trước [2]
* Tuần 14:
Bài tập2: Điền vào chỗ trống g/gh hoặc ng/ngh để hoàn chỉnh đoạn thơ:
Gió bấc thật đáng ét
Cái thân ầy khô đét
 Chân tay dài êu ao
 Chỉ ây toàn chuyện dữ
 Vặt trụi xoan trước õ
 Rồi lại é vào vườn
 Xoay luống rau iêng ả
 Gió bấc toàn ịch ác
 Nên ai cũng ại chơi
 Đỗ Xuân Thanh 
Sau bài tập, tôi giúp cho học sinh nắm được các quy tắc chính tả:
+ g, ng luôn đứng trước các nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.
+ gh, ngh luôn đứng trước các nguyên âm: i, e, ê.
* Tuần 16:
Bài Tập2: Điền vào chỗ trông r, d hoặc gi để hoàn chỉnh đoạn thơ sau:
Em bé thuyền ai a ỡn nước
Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm
 Biển bằng không có òng xuôi ngược
 Cơm ữa ngày mưa gạo trắng thơm.
 Huy Cận
Sau bài tập này, tôi cung cấp cho học sinh mẹo để phân biệt r/d/gi như sau:
- Chữ r và gi không đứng đầu các tiếng có vần có âm đệm oa, uê, oe, uy. Do đó gặp các tiếng dạng này thì chọn d để viết.
Ví dụ: Dọa nạt, hậu duệ, kiểm duyệt, duy trì, duy nhất 
- Trong từ Hán Việt:
 + Các tiếng có thanh ngã hoặc thanh nặng thường viết với âm đầu d.
Ví dụ: diễn viên, hấp dẫn, mậu dịch, kỳ diệu,
+ Các tiếng có thanh sắc, thanh hỏi thường viết với gi.
Ví dụ: giám sát, giới thiệu, giá cả, tam giác, giảng giải, giải thích,
+ Các tiếng có thanh huyền hoặc thanh ngang thường viết với âm đầu gi khi vần có âm đầu a, và viết với âm đầu d khi vần có âm đầu khác a.
Ví dụ: gian xảo, giao chiến, giai nhân, tăng gia,du dương, do thám, dư dật,.. [2]
* Tuần 19:
Bài tập1: Điền vào chỗ chấm c hoặc k để hoàn chỉnh đoạn thơ:
 Thuyền đậu, thuyền đi hạ ín mui
 Lưa thưa mưa biển ấm chân trời
 Chiếc tàu chở á về bến ảng
 Khói lẫn màu mây tưởng đảo khơi.
 Huy Cận
Sau bài tập, tôi giúp cho học sinh nắm được các quy tắc chính tả:
+ c luôn đứng trước các nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư.
+ k luôn đứng trước các nguyên âm: i, e, ê.
Sau khi xây dựng được hệ thống bài tập trên, tôi đã đưa ra buổi sinh hoạt chuyên môn để cả khối cùng tham khảo, góp ý. Ý kiến của tôi đã được cả khối tán thành và thống nhất đưa hệ thống bài tập trên vào dạy cho cả khối trong năm học 2016-2017.
3.3. Rèn đọc và viết đúng ở tất cả các môn học:
Không những khi viết chính tả mới rèn cho học sinh mà trong tất cả các môn học tôi đều chú ý sửa lỗ

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_khac_phuc_loi_chinh_ta_cho_hoc_sinh_lop_5_t.doc