SKKN Chỉ đạo dạy học các yếu tố hình học lớp 5 trường TH Tiến Lộc - Hậu Lộc -Thanh Hóa

SKKN Chỉ đạo dạy học các yếu tố hình học lớp 5 trường TH Tiến Lộc - Hậu Lộc -Thanh Hóa

Giáo dục là đào tạo những con người có phẩm chất và trình độ văn hóa. Để tạo ra những con người đó thì bậc Tiểu học là nền tảng cho tương lai.

Môn Toán ở Tiểu học có nhiệm vụ từng bước bồi dưỡng, rèn luyện các thao tác tư duy, phát triển khả năng suy luận cho học sinh. Việc dạy các yếu tố hình học chiếm vị trí quan trọng trong chương trình môn Toán.

Việc dạy-học các yếu tố hình học là làm cho học sinh có biểu tượng, có khái niệm ban đầu chính xác về hình học thường gặp. Có khả năng nhận dạng, phân biệt về mặt hình học không gian, có khả năng ước lượng, tính toán, kẻ vẽ hình. Chính vì vậy, học sinh phải nắm được một số khái niệm về hình học cơ bản gắn với hình học không gian, như độ dài đoạn thẳng, đường gấp khúc Bước đầu dựa vào quan sát, thực hành cắt ghép, phân tích hình mà hình thành khái niệm. Có kĩ năng về hình theo các điều kiện cho trước, biến đổi các hình thành hình cùng diện tích.

Thông qua việc dạy các yếu tố hình học, học sinh hình thành biểu tượng, khái niệm nhằm nâng cao nhận thức về hình học không gian. Vì vậy, học các yếu tố hình học ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng rất quan trọng. Nó không những giúp các em lĩnh hội về mặt tri thức mà còn giúp các em rèn luyện một số kĩ năng, ngoài ra giúp các em vận dụng vào thực tế cuộc sống và là cơ sở để các em học tốt môn hình học ở bậc phổ thông.

Để dạy học tốt yếu tố hình học ở lớp 5 nói riêng, tiểu học nói chung, đáp ứng mục đích yêu cầu của việc dạy học các yếu tố hình học một cách có căn cứ khoa học, tôi chọn vấn đề: “Chỉ đạo dạy học các yếu tố hình học lớp 5 trường TH Tiến Lộc -Hậu Lộc-Thanh Hóa”. Vì trường TH Tiến Lộc là địa bàn có nhiều thuận lợi cho việc dạy-học. Đội ngũ giáo viên đồng đều, chất lượng đại trà tương đối cao. Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình.

 

doc 19 trang thuychi01 6885
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chỉ đạo dạy học các yếu tố hình học lớp 5 trường TH Tiến Lộc - Hậu Lộc -Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục là đào tạo những con người có phẩm chất và trình độ văn hóa. Để tạo ra những con người đó thì bậc Tiểu học là nền tảng cho tương lai.
Môn Toán ở Tiểu học có nhiệm vụ từng bước bồi dưỡng, rèn luyện các thao tác tư duy, phát triển khả năng suy luận cho học sinh. Việc dạy các yếu tố hình học chiếm vị trí quan trọng trong chương trình môn Toán.
Việc dạy-học các yếu tố hình học là làm cho học sinh có biểu tượng, có khái niệm ban đầu chính xác về hình học thường gặp. Có khả năng nhận dạng, phân biệt về mặt hình học không gian, có khả năng ước lượng, tính toán, kẻ vẽ hình. Chính vì vậy, học sinh phải nắm được một số khái niệm về hình học cơ bản gắn với hình học không gian, như độ dài đoạn thẳng, đường gấp khúcBước đầu dựa vào quan sát, thực hành cắt ghép, phân tích hình mà hình thành khái niệm. Có kĩ năng về hình theo các điều kiện cho trước, biến đổi các hình thành hình cùng diện tích.
Thông qua việc dạy các yếu tố hình học, học sinh hình thành biểu tượng, khái niệm nhằm nâng cao nhận thức về hình học không gian. Vì vậy, học các yếu tố hình học ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng rất quan trọng. Nó không những giúp các em lĩnh hội về mặt tri thức mà còn giúp các em rèn luyện một số kĩ năng, ngoài ra giúp các em vận dụng vào thực tế cuộc sống và là cơ sở để các em học tốt môn hình học ở bậc phổ thông.
Để dạy học tốt yếu tố hình học ở lớp 5 nói riêng, tiểu học nói chung, đáp ứng mục đích yêu cầu của việc dạy học các yếu tố hình học một cách có căn cứ khoa học, tôi chọn vấn đề: “Chỉ đạo dạy học các yếu tố hình học lớp 5 trường TH Tiến Lộc -Hậu Lộc-Thanh Hóa”. Vì trường TH Tiến Lộc là địa bàn có nhiều thuận lợi cho việc dạy-học. Đội ngũ giáo viên đồng đều, chất lượng đại trà tương đối cao. Phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Bản thân tôi nghiên cứu đề tài này để tìm ra những biện pháp tốt nhất những kinh nghiệm thiết thực để giúp học sinh biết cách áp dụng các phương pháp, hệ thống hóa kiến thức, hiểu khắc sâu, nhớ lâu tri thức, phát triển hoạt động trí tuệ sáng tạo của học sinh, nhằm nâng cao hiệu quả trong việc dạy- học các yếu tố hình học thông qua môn toán lớp 5
1.3.Đối tượng nghiên cứu
 Chương trình toán tiểu học; toán 5; Học sinh lớp 5 trường tiểu học Tiến Lộc
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lí dữ liệu
- Phương pháp thử nghiệm; phương pháp trực quan.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Môn Toán là môn học nhiều tiết của chương trình học. Mỗi tuần 5 tiết x 35 tuần= 175 tiết. Nội dung chương trình các yếu tố hình học được tách thành chương riêng (chương 3) . Sau các tiết hình thành kiến thức mới thì đều có tiết luyện tập, luyện tập chung. 
Nội dung hình học gồm: 40 bài học. Trong đó: Cung cấp kiến thức mới là 17 bài, 18 bài luyện tập và luyện tập chung, 5 bài ôn tập cuối năm. 
17 bài cung cấp kiến thức mới. Gồm các nội dung kiến thức sau: Hình tam giác, diện tích hình tam giác; hình thang, diện tích hình thang; hình tròn, đường tròn, chu vi hình tròn, diện tích hình tròn; giới thiệu biểu đồ hình quạt; hình hộp chữ nhật, hình lập phương, diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật;diện tích xung quanh và toàn phần của hình lập phương; thể tích của một hình; xăng- ti- mét khối, đề- xi- mét khối, mét khối; thể tích hình hộp chữ nhật; thể tích hình lập phương; giới thiệu hình trụ, giới thiệu hình cầu.
Dạy Toán nói chung, dạy yếu tố hình học nói riêng giáo viên cần giúp học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề của bài học; giúp học sinh tập khái quát hóa (theo mức độ phù hợp) cách giải quyết để tự chiếm lĩnh kiến thức mới. Hướng dẫn học sinh thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học có liên quan, giúp học sinh phát triển trình độ tư duy và khả năng diễn đạt bằng lời, bằng hình ảnh, bằng kí hiệuGiúp học sinh nhận ra kiến thức mới (hoặc kiến thức đã học trong nội dung các bài tập đa dạng, phong phú giúp học sinh tự thực hành luyện tập theo khả năng). Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh. Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành, luyện tập. Tập cho học sinh thói quen tìm phương án để giải quyết vấn đề, không thỏa mãn với kết quả đã đạt được
Sự phát triển của hình học đã trải qua nhiều thời kì từ chỗ còn mang tính trực giác, kinh nghiệm chưa có lập luận chặt chẽ đến việc nghiên cứu các không gian vật lí và mô hình của không gian đó.
  Tuy nhiên trong việc giảng dạy ở Tiểu học thì các kiến thức về hình học mang ý nghĩa thực của nó mà mới đươc coi là bước chuẩn bị cho việc học hình học. Do vậy ở Tiểu học khi học hình học vẫn dựa trên cơ sở trực giác, chưa đòi hỏi phải lập luận chặt chẽ. Như vậy việc dạy các yếu tố hình học ở Tiểu học mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết cần thiết về hình dạng, Vị trí kích thước của các vật trong không gian, đồng thời chuẩn bị cho việc học hình học ở lớp trên. Chính vì đó mà nội dung chương trình hình học ở Tiểu học bao gồm giới thiệu một số đối tượng hình học đơn giản là: điểm, đoạn thẳng, đường thẳng đường gấp khúc một số hình như hình tam giác, tứ giác, hình vuông hình chữ nhật các hoạt động hình học chủ yếu là vẽ hình, nhận dạng hình, cắt ghép hình. Bước đầu làm quen với toán chu vi, diện tích, thể tích.
       Mặc dù vẫn khẳng định và chuẩn bị cho việc học hình học một cách có hệ thống nhưng việc dạy hình học ở Tiểu học vẫn thể hiện được hai phương diện của việc dạy hình học như sau:
Quan sát và hành động trên các đồ vật, thu thâp các thông tin có liên quan nhằm hình thành một số kĩ năng thao tác với các đối tượng hình: Vẽ hình, cát ghép hình, đo đạc, biến hình.
Bước đầu trừu tượng hóa dẫn tới mô hình toán học đồng thời làm quen với ngôn ngữ hình học.
Xuất phát từ các quan điểm chỉ đạo và các định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học, có nhiều giải pháp để triển khai một cách có hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học. Một số giải pháp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cụ thể là: dạy cá nhân, dạy học theo nhóm, trò chơi học tậpdù ở hình thức nào thì giáo viên vẫn là người đóng vai trò chỉ đạo điều khiển tổ cho hoạt động còn dưới sự dẫn dắt của giáo viên sẽ tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức mới theo khả năng của mình, từ đó phát triển tư duy sáng tạo năng lực kiểm tra và đánh giá.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
1. Thực trạng
1.1 Công tác chỉ đạo của Ban Giám hiệu:
Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm đúng mức đến chất lượng day-học nói chung; chất lượng dạy-học môn Toán nói riêng. Trong đó đã đầu tư chỉ đạo chặt chẽ áp dụng các kỹ thuật dạy học trong chương trình cấp học. Hiệu trưởng chỉ đạo chuyên môn nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo điểm khối 5 áp dụng các kỹ thuật dạy học. Phát động phong trào thi đua lập kế hoạch bài học, dạy-học có chất lượng cao đáp ứng tinh thần chỉ đạo của chuyên đề. Đặc biệt quan tâm trong dạy-học nội dung này là ĐDHT và TBDH của học sinh và giáo viên; cách thức sử dụng của HS, GV sao cho phù hợp với yêu cầu của SGK. Bước đầu Sơ đồ tư duy bằng giáo án điện tử.
1.2. Đội ngũ giáo viên.
Tổng số CBGV: 33 đ/c. Trong đó:
- BGH: 3 đ/c
- Hành chính: 3 đ/c
- GV-TV: 1đ/c
- GV đặc thù: 5đ/c.
- GV văn hóa: 22 đ/c.
22 GV văn hóa. Trong đó: Đại học, Cao đẳng: 16 = 73%
Bố trí vào khối 5 gồm 3 đ/c: Các đ/c được bố trí ở khối 5 là những người có kinh nghiệm, nhiều năm dạy ở lớp 5. Tiếp thu chuyên đề thay sách giáo khoa tốt và có khả năng vận dụng vào giảng dạy. Song một vài đ/c kiến thức môn Toán (chương trình phổ thông) còn hạn chế cho nên hiểu vấn đề và SGK chưa cặn kẽ; chưa thực sự đầu tư vào kế hoạch bài học để có hiệu quả cao (chủ yếu phụ thuộc SGV); chưa chú ý để tổ chức cho học sinh hoạt động học tập, sử dụng đồ dùng dạy học đôi khi còn lúng túng. Biết soạn và dạy giáo án điện tử.
1.3. Học sinh.
Tổng số học sinh toàn trường là 509 em. Trong đó khối 5 là 74 em.
 Biên chế:
5A: 2 5 em
5B: 24 em
5C: 25 em
Nhìn chung chất lượng học sinh cao, ổn định. Học sinh có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập. Khả năng tiếp thu kiến thức tốt.
Tuy nhiên còn một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn chưa có sự quan tâm đúng mức của phụ huynh, một số em chưa chăm học nên chất lượng học Toán chưa cao, chưa có khả năng hợp tác, chưa tự tin trong giao tiếp.
2. Kết quả thực trạng:
Ban giám hiệu đã đầu tư trang thiết bị, Cơ cở vật chất đầy đủ cho dạy-học môn Toán. Mỗi lớp một phòng học riêng có tủ giá đựng đồ dùng thiết bị; trang bị đầy đủ sách giáo khoa tài liệu tham khảo. Tập trung xây dựng kế hoạch bài học và chỉ đạo dạy chuyên đề đảm bảo yêu cầu, hướng dẫn chỉ đạo tốt giáo viên soạn – dạy giáo án điện tử, kiểm tra giờ dạy của giáo viên mỗi tháng một lần; ra đề khảo sát chất lượng học sinh, chính vì thế chất lượng giáo viên và học sinh được giữ vững. Cụ thể:
Năm học 2014-2015: Trường TH Tiến Lộc đạt 1 giáo viên giỏi huyện, 15 GV giỏi trường, GV khá 4 đ/c, GV đạt yêu cầu 2.
Không còn giáo viên xếp loại chuyên môn yếu kém. Trong đó: Khối 5: 1GVG đã đạt GVG huyện những năm học trước, năm học này 2 đạt GVG trường. GV đã có niềm tin trong quá trình dạy-học. Say sưa trong công tác chuyên môn.
Học sinh: Qua khảo sát đầu năm học 2015 - 2016: Chất lượng học sinh khối 5 môn Toán như sau:
Lớp
Sĩ số
Chất lượng 
Hoàn thành
Chưa HT
Mức độ 3
Mức độ 2
Mức độ 1
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
5A
25
11
44
10
40
4
16.0
0
5B
24
0
0
10
41,6
7
29.2
7
29,2
5C
25
0
0
10
40
7
28.0
8
32
Cộng
74
11
14,9
30
40,5
18
24.3
15
20,3
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tỉ lệ học sinh học vững môn toán đảm bảo so với kế hoạnh đề ra song tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành còn nhiều. Chính vì thế tôi đã đề ra một số giải pháp sau:
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm sử dụng để giải quyết vấn đề
1. Đầu tư CSVC trang thiết bị phục vụ dạy học.
Ban giám hiệu nhà trường xác định chất lượng dạy học ổn định và phát triển phải dựa trên nền tảng cơ bản của cơ sở vật chất. Chính vì thế trong các năm gần đây nhà trường đã tích cực tham mưu với địa phương về xây dựng Cơ sở vật chất phục vụ dạy-học. Việc tham mưu xây dựng cơ sở vật chất không phải là việc làm của ban giám hiệu mà xác định đây là công việc của tập thể nhà trường. Cho nên tất cả cán bộ giáo viên đều có trách nhiệm tham mưu với các ban ngành đoàn thể của địa phương, tham mưu với phụ huynh học sinh, tuyên truyền để mọi tầng lớp nhân dân hiểu được vai trò trách nhiệm của phụ huynh, của lãnh đạo địa phương trong việc xây dnựg cơ sở vật chất trường học. Chính vì thế cơ sở vật chất nhà trường hiện nay đã khang trang sạch đẹp tương đối đáp ứng nhu cầu dạy-học.
Hàng năm ban giám hiệu căn cứ trên cơ sở phân bổ ngân sách đã giành một phần không nhỏ cho mua sắm trang thiết bị sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ dạy-học.
Năm 2014-2015: 25 triệu
Năm 2015-2016 : 30 triệu ( tính đến thời điểm này)
Ngoài ra nhà trường còn huy động sự đóng góp của phụ huynh học sinh trong việc hỗ trợ kinh phí giúp nhà trường mua sắm nguyên vật liệu làm đồ dùng dạy học; mua SGK đồ dùng học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Ngoài ra nhà trường còn huy động sự đóng góp của phụ huynh học sinh trong việc hỗ trợ kinh phí giúp nhà trường mua sắm nguyên vật liệu làm đồ dùng dạy học; mua SGK đồ dùng học tập cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
2. Chỉ đạo nghiên cứu nội dung chương trình SGK.
Nhà trường đã xây dựng đội ngũ làm cốt cán chuyên môn của trường và bố trí mỗi khối một người để giúp nhà trường chỉ đạo về chuyên môn.
Tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, kinh phí, tài liệu để giáo viên tham gia chuyên đề đầy đủ với tinh thần trách nhiệm cao và kết quả học tập tốt.
Bản thân tôi đầu tư nghiên cứu kĩ nội dung chương trình môn học trong hệ thống nội dung chương trình tiểu học. Đặc biệt nghiên cứu kĩ kiến thức về yếu tố hình học lớp 5 để chỉ đạo giáo viên nhằm nắm vững nội dung chương trình sách giáo khoa.
Sau khi tiếp thu chuyên đề chung yêu cầu giáo viên nghiên cứu kĩ chương trình sách giáo khoa. Tìm những nội dung chưa hiểu rõ để BGH nghiên cứu giải đáp. Tổ chức giải đáp bằng các buổi chuyên đề.
Nội dung 1: Kiến thức hình học được chia 2 loại : Hình học nhận dạng và hình học đại lượng.Về hình học nhận dạng có ba vấn đề: Đối tượng hình học, quan hệ hình học và hoạt động hình học.Về hình học đại lượng có hai vấn đề: Các đại lượng hình học, tính toán hình học (chu vi ,diện tích, thể tích). 
Qua quá trình chỉ đạo tôi thấy giáo viên thường nhầm lẫn các nội dung sau do đó việc dạy học yếu tố hình học chất lượng không cao.
*) Góc:
- GV thường nhầm lẫn góc A như điểm A.
 B
 A C
Chỉ vào (A) giới thiệu cho học sinh góc đỉnh A.
Chính vì thế tôi đã hướng dẫn giáo viên như sau: góc A là góc được tạo bởi cạnh AB và AC (hay chính là phần mặt phẳng được giới hạn bởi hai cạnh AB, AC) để giáo viên hiểu rõ bản chất về góc .
*) Chiều cao, đường cao của hình:
- Chiều cao: Là đại lượng hình học.Ví dụ: Đọc: Chiều cao AH là 4 cm, trong khi đó giáo viên hay đọc là chiều cao AH dài 4 cm 
- Đường cao: Là đối tượng hình học.Ví dụ : Đọc: Độ dài cạnh AH là 4 cm.Trong quá trình dạy vẫn cho phép đọc tắt AH = 4 cm.
Lưu ý: Khi nói về tam giác : Gọi là đường cao( vì cố định)
 Khi nói về hình thang, hình bình hành: Gọi chiều cao ( Vì lấy bất kì chỗ nào của hai đáy cũng bằng nhau). 
*) Chu vi, diện tích, thể tích của một hình:
Chu vi của hình là đường viền giới hạn của hình.
Diện tích là phần mặt phẳng được giới hạn bởi chu vi của hình.
Thể tích là phần được chứa bên trong ( sức chứa, sức đựng) của khối hình đó.
Nội dung 2: Kĩ năng vẽ hình giáo viên: qua dự giờ giáo viên ngại vẽ hình trên bảng lớp. Quy trình vẽ không đúng, vẽ chưa đẹp, chưa chuẩn. Chính vì vậy qua các buổi chuyên đề tôi đã hướng dẫn giáo viên các thao tác kĩ thuật vẽ hình bằng thước thẳng và eke như sau.
Vẽ hình tròn:
Bước 1: Xác định tâm của hình tròn: Tâm 0.
Bước 2: Xác định độ dài của bán kính: 2 cm.
Bước 3: Cố định com pa với độ dài 2cm
Bước 4: Đặt chân có kim của com pa cố định tại tâm 0 quay một vòng theo chiều kim đồng hồ ta được hình tròn tâm 0 bán kính 2 cm.
Vẽ hình thang:
Bước 1: Vẽ đáy lớn trước. D C
Bước 2: Vẽ đáy bé song song với đáy lớn
 . A B
Bước 3: Vẽ 2 cạnh bên: Nối A với D, B với C. Ta được hình thang ABCD
A
B
D
C
Bước 4: Kẻ đường vuông góc với hai cạnh đáy ta được đường cao 
A
B
D
C
H
 Vẽ hình hộp chữ nhật, hình lập phương:
- Bước 1: Vẽ mặt trước của hình.
- Bước 2: Vẽ mặt trên của hình.
- Bước 3: Vẽ mặt bên phải; mặt bên trái( bằng nét đứt).
- Bước 4: Vẽ mặt đáy ( bằng nét đứt)
Nội dung 3: Về SGK: Chỉ đạo giáo viên đọc kĩ phần trong khung màu xanh để hiểu rõ nội dung SGK yêu cầu hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức đúng đủ trọng tâm. Tránh hời hợt hoặc vượt quá chương trình.
Ví dụ: Bài: Hình tam giác:
Vì biểu tượng hình tam giác học sinh đã được làm quen từ lớp 2 nên không phải dùng mô hình để giới thiệu mà bắt buộc giáo viên và học sinh phải vẽ hình.
- Hình vẽ: Là trọng tâm để học sinh hiểu biểu tượng về cạnh, đỉnh, góc, đáy, đường cao, chiều cao. Phần này giáo viên bắt buộc phải vẽ hình trên bảng. Dùng eke để xác định góc và xác định đường cao. Học sinh phải được thực hành vẽ và kiểm tra góc, kiểm tra đường cao,từ đó tạo cho học sinh thói quen ước lượng bằng mắt thường.
- Giới thiệu hình hộp chữ nhật, hình lập phương:
Dạy về phần hình học nhận dạng nên cho học sinh nhận dạng đầy đủ tránh phiến diện.
Ví dụ: Hình hộp chữ nhật: phải đưa các hình có các kích thước khác nhau, màu sắc khác nhau, vị trí đặt hình khác nhau, để học sinh nhận dạng 
3. Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch bài học phù hợp với điều kiện, phương pháp dạy học và chất lượng học sinh.
- Sau khi tiếp thu chuyên đề thay sách giáo khoa, tôi chỉ đạo cho chuyên môn nhà trường lên kế hoạch cụ thể cho giáo viên trong khối thảo luận lại nội dung đã tiếp thu để hiểu rõ về yêu cầu, mục đích và kĩ năng đạt được của chương trình. Chỉ đạo cho giáo viên khảo sát lại chất lượng học sinh, đồ dùng biểu diễn, đồ dùng thực hành từ đó lập kế hoạch bài học.
- Kế hoạch bài học (phần yếu tố hình học) lập xong được tổ chuyên môn bàn bạc đánh giá những ưu nhược điểm tìm phương án khả thi và chuyên môn nhà trường duyệt.
Bài dạy có bao nhiêu nội dung? Nội dung nào mới hoàn toàn? Những nội nào cũ, mức độ đến đâu? Các câu hỏi này nhằm xác định đúng vị trí các nội dung để tổ chức dạy học phát huy tính tích cực của học sinh.
Bài dạy cần những loại đồ dùng nào? Sử dụng trong hoạt động nào? Giáo viên biểu diễn ra sao?
Các hoạt động dạy-học: Hoạt động nào tổ chức cho học sinh hoạt động; hoạt động nào giáo viên phải hướng dẫn; bài tập nào học sinh phải tự làm; khi nào giáo viên trợ giúp.
(Không áp đặt các lớp giống nhau: học sinh khá tổ chức cho học sinh tự làm; học sinh yếu cần trợ giúp)
Có như vậy mới phát huy được tính tích cực của học sinh.
- Kế hoạch bài học ( Phần luyện tập, ôn tập): Tôi chỉ đạo cho giáo viên xây dựng đảm bảo các nội dung sau: 
Ôn, củng cố kiến thức đã học: Yêu cầu học sinh phải thuộc ghi nhớ, từ ghi nhớ lập được công thức tính. Từ công thức tính ban đầu lập được công thức tiếp theo.
Tóm tắt đề toán bằng ký hiệu của công thức. Từ tóm tắt đọc được đề toán.
Sau khi học sinh được luyện tập thực hành cần củng cố lại kiến thức cần ghi nhớ.
Ví dụ 1: Bài: Hình tam giác
Nội dung: 
- Có biểu tượng về tam giác, tam giác có ba góc nhọn, tam giác có một góc tù và hai góc nhọn, tam giác có một góc vuông và hai góc nhọn. Đáy và đường cao.
- Luyện tập nhận dạng hình (cũ) học sinh đã được học từ các lớp dưới, vẽ và nhận dạng đường cao ( mới).
Đồ dùng: 
Học sinh: eke; thước Hoạt động 1và 2
Giáo viên: eke; thước 
Cách sử dụng:
-HS thao tác trước.
- GV biểu diễn sau.
Hướng dẫn dạy học:
- Học sinh vẽ hình tam giác.
- Giáo viên biểu diễn lại trên bảng.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại đặc điểm của hình tam giác.
- Giáo viên vẽ hình tam giác có 3 góc nhọn, một góc tù và hai góc nhọn, một góc vuông và hai góc nhọn. Học sinh phân biệt ba dạng hình tam giác trên. 
- Học sinh vẽ đoạn thẳng AH vuông góc BC giáo viên biểu diễn lại và giới thiệu BC là đáy, AH là đường cao tương ứng với đáy BC. Độ dài AH là chiều cao. ( Tương ứng với 3 dạng tam giác trên).
Lưu ý HS mỗi tam giác có 3 đường cao tương ứng với cạnh đáy.
Bài tập 1,2, 3: Học sinh tự làm.
Học sinh yếu cần sự trợ giúp giáo viên (học sinh khá giỏi không cần trợ giúp).
Ví dụ 2: Luyện tập chung ( Toán 5- trang 106).
Nội dung: Củng cố và vận dụng cách tính diện tích hình tam giác.
Hoạt động dạy học: Kiểm tra quy tắc tính diện tích tam giác. Kiểm tra công thức tích.
Học sinh làm bài tập 1,3 SGK.
Chữa bài và củng cố: 
Bài 1: Học sinh đọc đề bài. ( Cho hình tam giác có diện tích m2 và chiều cao m . Tính độ dài đáy của hình tam giác đó.)
Tóm tắt đề: S = m2.
	 h= m
	 a = . m ?
Học sinh nhìn tóm tắt đọc lại đề. 
Học sinh giải. Giáo viên tổ chức cho học sinh nhận xét đánh giá.Củng cố kiến thức. Rút kết luận: tính đáy hình tam giác ta lấy diện tích tam giác nhân 2 chia cho chiều cao ( cùng đơn vị đo).
Công thức vận dụng: S= công thức suy ra: a = ; h = 
Bài tập 3: Học sinh tự làm bài tập, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét sửa chữa, đánh gía, chốt kiến thức.
4. Sử dụng ĐDDH và hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng học tập:
BGH chỉ đạo cho tổ chuyên môn, cốt cán chuyên môn phân loại đồ dùng học tập môn Toán. Đồ dùng nào dùng để dạy về các yếu tố hình học; cần làm thêm đồ dùng nào? Từng giáo viên đưa ra cách sử dụng ĐDDH của từng bài và cách hướng dẫn học sinh sử dụng.
Lưu ý: Giáo viên tổ chức cho học sinh làm trước giáo viên biểu diễn lại ,sau đó củng cố. Bộ đồ dùng dạy-học Toán lớp 5 bao gồm: Bảng nỉ, bảng mét vuông hai hình bình hành, hai hình thoi, chín hình tròn, một hình tròn động, bốn hình vuông , eke.
Các đồ dùng dạy-học cụ thể cho từng bài như sau:
TT
Bài dạy
Tên đồ dùng
Hình tam giác
Thước thẳng, eke.
Diện tích hình tam giác
Thước; eke.
Hình thang
Thước , eke.
Diện tích hình thang
Thước , eke, hình thang biểu diễn 
Hình tròn, đường tròn
Thước, com pa
Chu vi hì

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chi_dao_day_hoc_cac_yeu_to_hinh_hoc_lop_5_truong_th_tie.doc