Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm

          Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.

          Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, làm nền tảng cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Trong những năm gần đây, nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ X và những văn kiện khác của Nhà nước, của Bộ giáo dục và đào tạo cần phải nâng cao chất lượng giáo dục cho phù hợp với sự phát triển của đất nước để tạo ra những con người “năng động, sáng tạo, có năng lực để giải quyết vấn đề”. 

         Mặt khác, giáo  dục tiểu  học là nền móng đầu tiên giúp con người  tồn tại và phát triển, trong  đó môn Tiếng Việt có một  vị  trí đặc biệt quan trọng vì nó hình thành và phát triển cho học sinh khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu các môn học khác. 

        Tiếng Việt ở tiểu  học gồm  nhiều  phân môn : tập đọc, luyện từ và câu,  kể chuyện, chính  tả, tập làm văn .  Mỗi  một phân môn đều có một chức năng, khi dạy ngữ văn ở nhà trường đồng thời cũng chuẩn bị vốn cho học sinh khi học văn mà tập đọc là một phân môn giữ vị trí không nhỏ. 

        Tập đọc là một phân môn mang tính chất tổng hợp vì  ngoài nhiệm vụ dạy học  nó còn có  nhiệm vụ  trau  dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh ( về phát âm, từ ngữ, câu văn,...) kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm mĩ.  Tập đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng giữ một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ tập đọc, việc học sinh biết đọc đúng và diễn cảm bài văn, bài thơ sẽ tạo cho các em sự say mê hứng thu trong học tập và tích lũy một vốn kiến thức văn học đáng kể sau này cho các em.

doc 23 trang Mai Loan 23/11/2023 3411
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh Lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A. MỞ ĐẦU
2
 1. Lí do chọn đề tài
2
 2.Đối tượng nghiên cứu
3
 3.Mục đích nghiên cứu
3
 4. Phương pháp nghiên cứu
3
B. NỘI DUNG
 PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
5
 1. Cơ sở lí luận
5
 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu
 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu
5
5
 2. Cơ sở thực tiễn
 2.1. Về phía học sinh
 2.2. Về phía giáo viên
 2.3. Do các yếu tố khác
7
7
8
8
 PHẦN 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY ĐỌC DIỄN CẢM CHO
 HỌC SINH
 1. Chuẩn bị cho việc dạy - đọc diễn cảm
 1.1. Đối với Giáo viên
 1.2. Đối với Học sinh
9
9
10
 2. Luyện đọc đúng tiếng, từ, câu
 2.1. Tìm hiểu nguyên nhân HS đọc sai tiếng, từ, câu
 2.2. Biện pháp
10
11
11
 3. Luyện đọc thầm (đọc hiểu bài)
13
 4. Luyện đọc diễn cảm
 4.1. Yêu cầu đọc diễn cảm
 4.2.Biện pháp
15
15
16
 PHẦN 3: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
20
C. KẾT LUẬN
21
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
22
 A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
 Tiểu học là cấp học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân.
 Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bước đầu xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, làm nền tảng cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Trong những năm gần đây, nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ X và những văn kiện khác của Nhà nước, của Bộ giáo dục và đào tạo cần phải nâng cao chất lượng giáo dục cho phù hợp với sự phát triển của đất nước để tạo ra những con người “năng động, sáng tạo, có năng lực để giải quyết vấn đề”. 
 Mặt khác, giáo dục tiểu học là nền móng đầu tiên giúp con người tồn tại và phát triển, trong đó môn Tiếng Việt có một vị trí đặc biệt quan trọng vì nó hình thành và phát triển cho học sinh khả năng giao tiếp, là cơ sở để phát triển tư duy cho trẻ, giúp trẻ tiếp thu các môn học khác. 
 Tiếng Việt ở tiểu học gồm nhiều phân môn : tập đọc, luyện từ và câu, kể chuyện, chính tả, tập làm văn . Mỗi một phân môn đều có một chức năng, khi dạy ngữ văn ở nhà trường đồng thời cũng chuẩn bị vốn cho học sinh khi học văn mà tập đọc là một phân môn giữ vị trí không nhỏ. 
 Tập đọc là một phân môn mang tính chất tổng hợp vì ngoài nhiệm vụ dạy học nó còn có nhiệm vụ trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh ( về phát âm, từ ngữ, câu văn,...) kiến thức bước đầu về văn học, đời sống và giáo dục tình cảm thẩm mĩ. Tập đọc ở tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng giữ một nhiệm vụ quan trọng. Trong các giờ tập đọc, việc học sinh biết đọc đúng và diễn cảm bài văn, bài thơ sẽ tạo cho các em sự say mê hứng thu trong học tập và tích lũy một vốn kiến thức văn học đáng kể sau này cho các em. 
 Phân môn Tập đọc có tác dụng mạnh mẽ trong giáo dục mĩ cảm, học sinh yêu cái đẹp, rung cảm trước cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong xã hội, cái đẹp trong văn chương . Tập đọc còn rèn luyện cho học sinh tư duy trừu tượng và cả tư duy lôgíc. Giờ tập đọc ngoài việc dẫn dắt cho học sinh tìm nội dung để phát triển óc tổng hợp, tìm bố cục để phát triển óc phân tích, các em còn được rèn luyện óc tưởng tượng, phán đoán, ghi nhớ . 
 Phân môn Tập đọc còn được kết hợp chặt chẽ với các phân môn khác của chương trình Tiếng Việt. Qua các bài văn được học, học sinh vừa cảm thụ được cái hay, cái đẹp vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng, sinh động , được luyện tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn.
 Ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nói riêng phân môn tập đọc có hai yêu cầu cơ bản là:
Rèn kĩ năng tập đọc.
Giúp học sinh cảm thụ tốt bài văn.
 Học phân môn Tập đọc, việc đọc và cảm thụ là hai khâu có quan hệ mật thiết với nhau, gắn bó hỗ trợ đắc lực cho nhau, cảm thụ tốt giúp việc đọc đúng, diễn cảm tốt. Ngược lại đọc đúng và diễn cảm tốt giúp cho việc cảm thụ bài văn thêm sâu sắc. Học sinh có đọc đúng, đọc thông thạo và trên cơ sở đã hiểu nội dung câu thơ, câu văn, đoạn thơ, đoạn văn thì các em mới thể hiện được cảm xúc, tức là đã hiểu tường tận về nội dung và nắm được ý nghĩa giáo dục của bài . Điều đó khẳng định rằng trong tiết tập đọc lớp 5, việc rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh là rất cần thiết. Trong tiết học, học sinh có đọc đúng, biết đọc diễn cảm thì viết chính tả, dùng từ, đặt câu mới đúng; viết tập làm văn mới hay.
 Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tập đọc, tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm” để nghiên cứu.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối lớp 5 và đặc biệt là học sinh lớp 5G - Trường tiểu học Cát Linh
Một số biện pháp giúp HS lớp 5 đọc đúng, đọc diễn cảm.
3. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
Phân môn Tập đọc lớp 5
Thời gian nghiên cứu: Từ năm học 2010 - 2011 đến nay
4. Mục đích nghiên cứu:
 + Tìm một số biện pháp rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh
 lớp 5
 + Khảo sát năng lực đọc của học sinh lớp 5 để tìm ra nguyên nhân và giải 
 pháp rèn kĩ năng đọc qua mỗi tiết tập đọc.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm đọc các tài liệu, giáo trình có nội dung rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh.
Phương pháp điều tra: Dự giờ, trao đổi với các bạn đồng nghiệp,học sinh về những khó khăn cũng như những thuận lợi khi thực hiện dạy và học trong các giờ học Tập đọc trên lớp.
Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức cho học sinh thực hiện các yêu cầu của giải pháp đề ra, kiểm tra kết quả và tác dụng của giải pháp khi tiến hành .
Phương pháp so sánh, đối chiếu : Tổ chức so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau khi thực hiện giải pháp để thấy được kết quả cũng như hạn chế nhằm tìm ra hướng điều chỉnh, khắc phục hợp lí.
 B. NỘI DUNG
PHẦN 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lí luận:
 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu:
 Yêu cầu của môn tập đọc lớp 5 là:
Củng cố kĩ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành ở các lớp dưới; tăng cường tốc độ đọc, khả năng đọc lướt để chọn thông tin nhanh; khả năng đọc diễn cảm. (Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của đọc, đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (thông qua đó hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kĩ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc, đọc thành tiếng và đọc thầm, chúng được rèn luyện đồng thời hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện trong một kĩ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kĩ năng khác. Đọc đúng là tiêu đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản. Nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và diễn cảm được.)
Phát triển kĩ năng đọc - hiểu lên mức cao hơn: nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách,  để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, bài thơ.
Mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người để góp phần hình thành nhân cách con người mới.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu:
 Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc được những văn bản, văn chương hoặc các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc thể hiện kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng, để biểu đạt ý nghĩ và tình cảm của tác giả đã gửi gắm trong bài đọc đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu cảm thụ của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát.
 Đọc diễn cảm chỉ có thể có được trên cơ sở hiểu thấu đáo bài đọc. Đọc diễn cảm yêu cầu đọc đúng giọng vui, buồn, giận dữ, trang nghiêm phù hợp với từng ý cơ bản của bài đọc, phù hợp kiểu câu, thể loại đọc có cảm xúc cao. Biết nhấn giọng ở từ ngữ biểu cảm gợi tả, phân biệt lời nhân vật. Để đọc diễn cảm, người ta phải làm chủ chỗ ngắt giọng. ở đây muốn nói đến kĩ thuật ngắt giọng biểu cảm, làm chủ tốc độ. Khi nói đến đọc diễn cảm, người ta thường nói về một số kĩ thuật như ngắt giọng biểu cảm, sử dụng tốc độ, cường độ, cao độ trường độ với ý nghĩa cảm xúc của bài.
Để đạt được mức lí tưởng hướng dẫn cách đọc toàn bài bằng những kí tự kèm văn bản đọc như các kí tự âm nhạc thì còn cần một quá trình nghiên cứu dài lâu. Ở đây chúng ta chủ đề vào xác định sự tương hợp giữa các thông số âm thanh với ý nghĩa cảm xúc để hướng đến làm chủ những thông số âm thanh phổ biến cho đúng ý tình cảm các tác phẩm - đọc diễn cảm.
Để đọc diễn cảm, người ta phải làm chủ được chổ ngắt giọng, ở đây muốn nói đến kĩ thuật ngắt giọng biểu cảm, làm chủ được tốc độ, làm chủ được cường độ giọng (đọc to hay nhỏ, nhấn giọng hay hạ giọng) và làm chủ tốc độ.
- Ngắt giọng biểu cảm: Là chỗ ngừng lâu hơn bình thường hoặc chỗ ngừng không do lôgíc ngữ nghĩa mà do dụng ý của người đọc nhằm gây ấn tượng về cảm xúc, ngắt giọng biểu cảm đối lập với ngắt giọng lôgíc là chỗ dừng để các nhóm từ trong câu ngắt giọng lôgíc hoàn toàn phụ thuộc vào ý nghĩa của quan hệ giữa cụm từ.
Các dấu ngắt câu cũng là sự biểu hiện của ngắt giọng logíc cũng có khi sự ngừng giọng thể hiện một sự ngập ngừng này, người nghe đoán được có điều gì đó chưa được nói ra.
Ngắt giọng biểu cảm là phương tiện tác động đến người nghe. Ngắt giọng lôgíc thiên về trí tuệ, ngắt giọng biểu cảm thiên về cảm xúc. Ngắt giọng biểu cảm là những chỗ ngừng, chỗ lắng, sự im lặng có tác dụng truyền cảm tập trung sự chú ý của người nghe và chỗ ngừng góp phần tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao.
Ngắt giọng đúng và hay là đích của dạy học và cũng là một trong những phương tiện để dạy tiếp nhận, chiếm lĩnh văn bản được đọc.
- Tốc độ: Tốc độ đọc chi phối sự diễm cảm có ảnh hưởng đến việc thể hiện ý nghĩa, cảm xúc. Trước khi nói đến việc làm như tốc độ để đọc diễn cảm thì cần nhắc lại rằng trong những kỹ năng cần luyện cho học sinh đọc nhanh là một phẩm chất của đọc chỉ đặt ra sau khi đã đọc đúng.
Tốc độ đọc phải đi song song với việc tiếp nhận có ý thức bài đọc. Đọc nhanh chỉ thực sự có ích khi nó không tách rời việc hiểu rõ điều được đọc. Khi đọc cho người khác nghe hiểu kịp được. Vì vậy đọc nhanh không phải là đọc liến thoáng. Tốc độ chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của lời nói. Khi nói, đọc trùng với tốc độ của lời nói thì ta chấp nhận tốc độ đọc phụ thuộc vào nội dung bài đọc. Tốc độ đọc truyện kể phải nhanh hơn đọc thơ trữ tình vì đọc thơ trữ tình cần thời gian để bộc lộ cảm xúc.
Độ dài của câu cũng chi phối vào tốc độ đọc, ở những bài có câu ngắn, câu dài thì những câu ngắn được nén lại và phải được với nhịp nhanh, gấp gáp hơn, nhất là khi đó những câu điệp cú pháp, những câu có tính liệt kê. Những câu dài đọc nhịp trải dài ra thì mới thể hiện đúng cảm xúc.
 Nhiều khi không phải chỉ là đọc chậm, mà phải dùng cả trường độ kéo dài giọng đọc từng tiếng để cho câu văn, câu thơ ngân lên mặc dù là câu cảm, nhưng không phải là lời gợi mà là một lời than tha thiết. Việc kéo dài trường độ câu thơ gây sự chú ý cho đoạn kết của bài, nơi mà các ý bài thơ còn dồn lại.
- Cường độ: Cường độ trong đọc diễn cảm phải nói đến dạy đọc to. Khi đọc trước nhiều người, học sinh phải tính đến người nghe. Các em phải hiểu rằng không chỉ đọc cho mình nghe mà phải đọc cho các bạn và cô giáo cùng nghe. như vậy phải đọc sao cho cả tập thể này nghe rõ. Nhưng như vậy không có nghĩa là đọc quá to hoặc gào lên như cách đọc dùng để gây sự chú ý ở một số học sinh.
Cường độ đọc có giá trị diễn cảm. Cường độ phối hợp với cao độ sẽ tạo ra giọng vang hay giọng lắng.
- Cao độ: Cao độ để đọc diễn cảm là muốn nói đến những chỗ lên giọng, xuống giọng dụng ý nghệ thuật, cần kết hợp giữa cao độ và cường độ giọng đọc để phân biệt lời tác giả và lời nhân vật. Khi đọc những lời dẫn chuyện cần đọc với giọng nhỏ hơn, thấp hơn những lời nói trực tiếp của nhân vật, ở đây có sự chuyển giọng mà những lời dẫn nên thấp để cho những lời hội thoại nổi lên. 
 Như vậy ngữ điệu giọng đọc, đọc diễn cảm là sự hoà đồng của tất cả những đặc điểm âm thanh này. Chỗ ngừng, tốc độ, chỗ nhấn giọng, chỗ lên giọng, hạ giọng tạo nên một âm hưởng chung của bài tập đọc. Đọc diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài đọc. Vì vậy phải hoà nhập với câu chuyện bài văn, bài thơ có cảm xúc mới tìm thấy ngữ điệu thích hợp. Chính tác phẩm quy định ngữ điệu cho chúng ta chứ không phải chúng ta tự đặt ra ngữ điệu.
2. Cơ sở thực tiễn:
 Qua việc giảng dạy lớp 5 và dự giờ trao đổi học tập lẫn nhau như hội giảng cấp trường, cấp quận, tôi thấy còn bộc lộ một số tồn tại sau:
2.1. Về phía học sinh:
 - Có những học sinh học tới lớp 5 đọc vẫn chưa lưu loát, còn ngắc ngứ, ngắt nghỉ còn chưa đúng chỗ, nhấn giọng lên xuống tuỳ tiện. Trong quá trình đọc, một số em còn hấp tấp không chuẩn bị kĩ cho việc đọc nên đọc quá nhanh, dẫn đến sai từ, thêm hoặc bớt từ làm ảnh hưởng đến ỹ nghĩa của bài văn, bài thơ. Do đó các em không hiểu được nội dung, không hiểu được nghệ thuật, không hiểu được cái hay cái đẹp của tác phẩm .
 - Các em chưa có thói quen xem trước bài mới ở nhà nên việc đọc ở lớp không hiệu quả.
2.2. Về phía giáo viên:
- Chưa thường xuyên rèn đọc. Khi học sinh đọc sai đọc lại để sửa thì chưa rèn dứt điểm những phụ âm đầu hay sai. Nhiều giáo viên đọc chưa hay làm ảnh hưởng không ít tới việc đọc của học sinh. Hơn nữa trong giờ tập đọc có giáo viên chưa chú ý đến học sinh đọc sai, chỉ chú ý đến học sinh đọc đúng, đọc hay. 
- Trong giảng dạy việc rèn đọc diễn cảm mang tính chất hình thức, nhiều giáo viên còn lúng túng trong việc hướng dẫn học sinh rèn đọc: đọc thành tiếng, đọc thầm. Ngược lại, trong giờ tập đọc có giáo viên chỉ chú trọng đến việc tìm hiểu nội dung bài, số lượng học sinh được đọc trong lớp ít. Do đó các em chưa biết khi nào đọc lên giọng, hạ giọng, khi nào nhấn giọng từ ngữ. Nhất là khi đọc lời các nhân vật chưa thể hiện được tính cách của các nhân vật.
- Thực tế ở giờ dạy tập đọc, giáo viên dành thời gian cho việc luyện đọc của học sinh còn ít, còn áp đặt cách đọc cho các em, học sinh phải đọc một cách thụ động. Nên bản thân học sinh tự cho rằng mình đã đọc thông thạo, do đó không chú tâm rèn kĩ năng đọc lưu loát, đọc diễn cảm. Giáo viên ít tổ chức, ít gợi ý để học sinh khám phá tìm hiểu cách đọc dẫn đến hiệu quả đạt được trong giờ tập đọc chưa cao.
- Chưa chú ý đến phương pháp dạy học mới. Đó là giáo viên chỉ là người gợi ý, dẫn dắt, còn học sinh sẽ là người chủ động tìm ra cách đọc đúng, đọc hay. Do đó việc rèn cho học sinh có thói quen nhận xét bạn đọc đúng hay sai để sửa cho bạn và điều chỉnh mình khi mình đọc sai là việc làm cần thiết. 
- Chưa chú ý đến việc cho học sinh luyện đọc theo nhóm nên trong giờ học còn nhiều em chưa được đọc.
2.3. Do các yếu tố khác:
- Do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương phát âm chưa chuẩn, nên học sinh còn đọc sai, phát âm nhầm lẫn l/n ; dấu sắc với dấu ngã.
- Do bố mẹ ở địa phương khác chuyển đến hay trong gia đình có người lớn nói, phát âm chưa đúng nên các em bắt chước.
- Một số em do bố mẹ bận công việc nên chưa thực sự quan tâm đến việc sửa lỗi đọc cho con thường xuyên.
 Kiểm tra chất lượng đọc đầu năm học 2011 - 2012, tôi thấy kết quả như sau:
 Tổng số học sinh : 52 em
Kĩ năng đọc
Số lượng
Tỉ lệ
Ghi chú
Đọc nhỏ, ấp úng, phát âm chưa chuẩn
3
6
Đôi khi đọc sai từ
Đọc to nhưng còn sai từ (thêm - bớt từ)
5
9,5
Đôi khi đọc quá nhanh
Đọc to, lưu loát, rõ ràng nhưng chưa diễn cảm
37
71
Chưa phân biệt được giọng đọc
Đọc to, lưu loát, rõ ràng, diễn cảm tương đối tốt
7
13,5
Đôi khi chưa nhấn từ đúng
 Như vậy chất lượng đọc đúng và diễn cảm còn thấp, việc đề ra các biện pháp rèn học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm là vô cùng cần thiết. 
PHẦN 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH
1.Chuẩn bị cho việc dạy - đọc diễn cảm
1.1. Đối với Giáo viên:
1.1.1.Phân loại học sinh theo nhóm đọc: 
 Sau khi nhận lớp, tôi đã cho lớp ổn định tổ chức, qua tìm hiểu, điều tra để nắm chắc đối tượng học sinh, sau đó tiến hành lựa chọn, phân loại học sinh theo kĩ năng đọc gồm 3 đối tượng sau:
 - Đối tượng 1: Học sinh biết đọc diễn cảm.
 - Đối tượng 2: Học sinh đọc to rõ, lưu loát chưa diễn cảm.
 - Đối tượng 3: Học sinh đọc nhỏ, ấp úng, phát âm chưa chuẩn (hoặc đọc to nhưng còn sai từ).
 Dựa vào đó tôi đã sắp xếp chỗ cho những học sinh yếu ngồi cạnh những em đọc khá để tạo thành những đôi bạn cùng tiến. Tiếp theo tôi giới thiệu với các em cấu tạo chương trình phân môn Tập đọc để các em nắm được các chủ điểm chính trong từng học kì và cả năm học, đồng thời nêu tầm quan trọng, yêu cầu cơ bản về việc rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm. 
1.1.2. Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng các kí hiệu để dựa vào đó luyện đọc
 cho đúng và diễn cảm.
 Cụ thể: 
/
Ngắt lấy hơi
Nhấn giọng
Nhấn giọng, kéo dài hơi
Cao giọng
Vắt dòng thơ trên với dòng thơ dưới
Kéo dài và hạ giọng ở cuối câu
1.2. Đối với học sinh:
 1.2.1. Tư thế đọc
 - Khi ngồi đọc: cần ngồi ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách khoảng từ 30 - 35cm, cổ và đầu thẳng. 
 - Khi đứng đọc: Tư thế thoải mái, hai tay cầm sách cách mắt khoảng30cm. 
 - Khi đọc phải bình tĩnh, tự tin, không hấp tấp thì sẽ không bị ngắc ngứ , thừa hoặc thiếu chữ. 
 1.2.2.Có ý thức tự đọc
 - Yêu cầu học sinh đọc kĩ trước bài ở nhà , có đọc trước bài ở nhà học sinh mới biết được từ nào khó đọc , hay sai để đến lớp nghe cô hướng dẫn sửa chữa.
 - Học sinh thường xuyên rèn đọc đúng ở bất kì một văn bản nào nói chung hay trong các tiết tập đọc nói riêng. 
 - Cần có sự ham thích đọc, có ý thức tự đọc. Sưu tầm sách, báo, truyện để đọc. 
2. Luyện đọc đúng tiếng, từ, câu:
 Luyện đọc thành tiếng là cơ hội để GV trực tiếp dạy kĩ năng đọc cho cho từng HS. Tuy nhiên, việc dạy học chỉ đạt hiệu quả tốt và phù hợp với từng đối tượng HS khi GV “biết nghe HS đọc” để từ đó lựa chọn nội dung và biện pháp dạy học cho thích hợp. Vì đọc là sự tái hiện mặt âm thanh của bài đọc một cách chính xác. Đọc đúng là không đọc ngọng, đọc thừa, không đọc thiếu từng âm, vần và tiếng. Đọc đúng còn bao gồm đọc đúng các âm thanh, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
2.1. Tìm hiểu nguyên nhân học sinh đọc sai tiếng, từ, câu:
 - Nguyên nhân về sinh lí: mắt kém nên nhìn không rõ chữ, bộ máy phát âm còn khiếm khuyết (lưỡi ngắn nên đọc nghe không tròn tiếng; tiếng có dấu hỏi, dấu ngã phát âm không chuẩn).
 - Nguyên nhân về tâm lí: chưa tập trung vào hoạt động đọc, hoặc đọc vội vàng, hấp tấp, ảnh hưởng thói quen phát âm ở địa phương.
 - Nguyên nhân về kiến thức, kĩ năng: chưa nắm vững cấu tạo tiếng, hoặc chưa nắm chắc chức năng ngữ pháp nên ngắt, nghỉ lấy hơi chưa đúng.
2.2. Biện pháp: 
 Khi học sinh đọc sai, tôi đã phân loại lỗi đọc, đoán biết trước nguyên nhân để có cách sửa thích hợp nhằm đảm bảo tính khoa học. 
 Cụ thể: 
 2.2.1. HS đọc sai tiếng. Trường hợp này HS thường sai ở lỗi phát âm hoặc đọc sai 
 do không nhìn kĩ vần, đọc quá nhanh nên dẫn đến đọc sai từ, thêm hoặc bớt từ.
 * Trường hợp sai phụ âm đầu (thông thường là n-l): tôi yêu cầu đọc lại và gợi ý sửa lỗi phát âm (có thể phải mô tả hoạt động của các cơ quan phát âm và phát âm mẫu để HS làm theo), chỉ cần HS nhận biết được cách phát âm và có ý thức phát âm đúng, chưa đòi hỏi phải sửa ngay được lỗi mắc. 
 VD: Các em hay phát âm sai n/l, tôi nói khi phát âm “n”: đầu lưỡi thẳng (vì nó là âm tắc), “l”: đầu lưỡi cong lên. Sau đó phát âm mẫu để HS nhìn - nghe đọc lại. Tôi cũng động viên HS đó luyện đọc các từ có phụ âm đầu là n-l, 1 tuần sau sẽ nghe đọc xem tiến bộ đến đâu. Chẳng hạn:
 - Luyện phát âm đúng “n” trong các từ sau:
 na ná, nao núng, nấu nướng, nem nép, nết na, nền nã, nâng niu, nóng nực, nuôi nấng, nơp nớp, nao núng, nao nức, năng nổ, nắn nót, não nùng, non nước, nồng nàn, nung nấu, nặng nề, nấn ná, ...
 - Luyện phát âm đúng âm “l” trong các từ:
 la liệt, lạc lõng, lanh lảnh, lảnh lót, lành lặn, lấp lánh, là lượt, lẳng lặng, lẫn lộn, lập loè, lấp ló, lả lướt, lầy lội, la lối, lừng lẫy, làm lụng, lạnh lẽo, lặc lè, lỏng lẻo, lóng lánh, lung linh, lửng lơ, lấm la lấm lét, lấp la lấp lánh, ...
 - Luyện cả “n” và “l”.
 náo loạn, nảy lửa, nói lại, nới lỏng, nước lửa, nức lòng, làng nước, làm

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_d.doc