Biện pháp nâng cao kĩ năng làm văn trong bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5B trường Tiểu học Hóa Quỳ

Biện pháp nâng cao kĩ năng làm văn trong bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5B trường Tiểu học Hóa Quỳ

Giáo dục tiểu học là giai đoạn thứ nhất của giáo dục bắt buộc. Đây là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của của trẻ em, thời gian hình thành nhân cách và năng lực(trí tuệ và thể chất). Giáo dục tiểu học là nền tảng vững chắc cho sự phát triển về đạo đức nhân cách và tư duy cũng như kĩ năng của các em trong tương lai.Vì thế cần xây dựng cho các em nền tảng kiến thức vững chắc nhằm đưa các em đến sự phát triển tối đa trong thời gian tiếp theo. Ở tiểu học giúp tất cả các em kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, và biết tính toán ở mức độ căn bản, những hiểu biết căn bản về khoa học, địa lí, lịch sử và các môn học khác. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học chiếm khá nhiều thời gian so với các môn học khác. Môn Tiếng việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường của lứa tuổi.Thông qua việc dạy học Tiếng việt, góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Môn Tiếng việt gồm nhiều phân môn khác nhau như tập đọc, luyện từ và câu, kể chuyện, tập viết, chính tả, tập làm văn. Song phân môn Tập làm văn lại là kĩ năng tích hợp các môn học khác nói chung và các phân môn trong môn Tiếng viết nói riêng. Phân môn Tập là văn thể hiện khái quát hóa các nội dung các môn học và thúc đẩy sự phát triển tư duy trừu tượng, phát triển kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói và viết, phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quan sát, kĩ năng đánh giá nhận xét, kĩ năng làm chủ bản thân, trãi nghiệm và các kĩ năng sống hàng ngày, kĩ năng phân tích tổng hợp và đặc biệt còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại và năng động. Dạy tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em. Đồng thời cũng dạy các em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua các văn bản- còn gọi là đoạn văn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng việt.

Làm văn tả cảnh ở lớp 5 là một phần trong làm văn miêu tả. Tả cảnh là một kiểu bài khó vì học sinh không có khả năng quan sát tinh tế, mặt khác có những cảnh học sinh chỉ có thể gặp một lần khi đi du lịch hay xem trên truyền hình, không cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh hay những thay đổi của cảnh, không biết dựa vào cảm xúc của mình để làm cảnh đó trở nên đẹp hơn, sinh động hơn, gần gũi hơn.Làm thế nào để cho học sinh làm văn hay và có hiệu quả thì lại là một vấn đề rất khó khăn, cần phải suy nghĩ và dày công nghiên cứu của những người làm công tác giáo dục.

 

doc 20 trang thuychi01 6204
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp nâng cao kĩ năng làm văn trong bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5B trường Tiểu học Hóa Quỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục tiểu học là giai đoạn thứ nhất của giáo dục bắt buộc. Đây là bậc học quan trọng đối với sự phát triển của của trẻ em, thời gian hình thành nhân cách và năng lực(trí tuệ và thể chất). Giáo dục tiểu học là nền tảng vững chắc cho sự phát triển về đạo đức nhân cách và tư duy cũng như kĩ năng của các em trong tương lai.Vì thế cần xây dựng cho các em nền tảng kiến thức vững chắc nhằm đưa các em đến sự phát triển tối đa trong thời gian tiếp theo. Ở tiểu học giúp tất cả các em kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, và biết tính toán ở mức độ căn bản, những hiểu biết căn bản về khoa học, địa lí, lịch sử và các môn học khác. Môn Tiếng Việt ở Tiểu học chiếm khá nhiều thời gian so với các môn học khác. Môn Tiếng việt có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng việt để học tập và giao tiếp trong các môi trường của lứa tuổi.Thông qua việc dạy học Tiếng việt, góp phần rèn luyện tư duy, cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của Tiếng Việt, góp phần hình thành con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Môn Tiếng việt gồm nhiều phân môn khác nhau như tập đọc, luyện từ và câu, kể chuyện, tập viết, chính tả, tập làm văn. Song phân môn Tập làm văn lại là kĩ năng tích hợp các môn học khác nói chung và các phân môn trong môn Tiếng viết nói riêng. Phân môn Tập là văn thể hiện khái quát hóa các nội dung các môn học và thúc đẩy sự phát triển tư duy trừu tượng, phát triển kĩ năng sử dụng ngôn ngữ nói và viết, phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quan sát, kĩ năng đánh giá nhận xét, kĩ năng làm chủ bản thân, trãi nghiệm và các kĩ năng sống hàng ngày, kĩ năng phân tích tổng hợp và đặc biệt còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại và năng động. Dạy tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em. Đồng thời cũng dạy các em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua các văn bản- còn gọi là đoạn văn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng việt.
Làm văn tả cảnh ở lớp 5 là một phần trong làm văn miêu tả. Tả cảnh là một kiểu bài khó vì học sinh không có khả năng quan sát tinh tế, mặt khác có những cảnh học sinh chỉ có thể gặp một lần khi đi du lịch hay xem trên truyền hình, không cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh hay những thay đổi của cảnh, không biết dựa vào cảm xúc của mình để làm cảnh đó trở nên đẹp hơn, sinh động hơn, gần gũi hơn.Làm thế nào để cho học sinh làm văn hay và có hiệu quả thì lại là một vấn đề rất khó khăn, cần phải suy nghĩ và dày công nghiên cứu của những người làm công tác giáo dục.
Điều đó cho thấy các em mà không phải là ai khác sẽ là những chủ nhân tương lai của đất nước, nguồn nhân lực này sẽ đưa đất nước đi lên mang tầm vóc mới, diện mạo mới sánh vai với các nước trên thế giới. Vì thế ngay từ khi học hết tiểu học các em được trang bị kiến thức đầy đủ, hiểu và cảm nhận được cái hay cái đẹp của thế giới xung quanh, nét đẹp của cuộc sống con người hòa quện vào trong nét đẹp của thiên nhiên, của cảnh vật. Phân môn Tập làm văn thuộc môn Tiếng Việt sẽ giúp các em thể hiện qua cách quan sát từ thực tiễn sinh động trong cuộc sống đi đến tư duy nhận xét khẳng định và cảm nhận được những cái hay cái đẹp trong cách làm văn tả cảnh ở tiểu học nói chung lớp 5B trường Tiểu học Hóa Quỳ nói riêng. Cảm nhận đó được thể hiện qua cách nói cách viết và cách thể hiện trong cuộc sống hàng ngày đối với cảnh vật đó. Làm cho cuộc sống của con người trở nên ý nghĩa kì diệu hơn, yêu thiên nhiên hơn, yêu cảnh đẹp hơn, và sẵn sàng chung tay xây dựng cho quê hương tươi đẹp , giàu mạnh .
Văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn ở lớp 5 là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết đối với đối tượng được miêu tả. Thực tế giảng dạy tập làm văn phần tả cảnh, bản thân người giáo viên là người hướng dẫn đôi khi cũng cảm thấy lúng túng, bí từ và không biết phải hướng dẫn thế nào để học sinh có thể viết được bài văn hay, có hình ảnh có cảm xúc. Một số tài liệu như sách giáo khoa, sách giáo viên, sách thiết kế thì hướng dẫn chung chung, còn một số sách khác như văn mẫu lại chỉ có các bài văn đã viết sẵn và thực tế mẫu nhưng không phải là chuẩn mực,có chăng chỉ là đôi chỗ có câu, ý hay, mà lại không có một sự hướng dẫn cụ thể nào để định hướng cho giáo viên cũng như học sinh.Là một giáo viên tiểu học tôi luôn trăn trở suy nghĩ để làm thế nào cho học sinh thích làm văn, viết văn chân thật, có cảm xúc và sinh động. Trong năm học 2016 –2017, 2017 - 2018, tôi đã dạy và tìm hiểu khá kĩ về mảng Tập làm văn, đặc biệt là văn tả cảnh.Tôi đã áp dụng một số phương pháp và thấy có những kết quả đáng mừng. Kinh nghiệm này được áp dụng và đã mang lại hiệu quả cao trong dạy Tập làm văn. Năm học 2017- 2018, tôi mạnh dạn đề xuất một vài biện pháp nhỏ “ Biện pháp nâng cao kĩ năng làm văn trong bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5B trường Tiểu học Hóa Quỳ ”, để nghiên cứu với hi vọng gúp phần nâng cao trình độ của bản thân và nâng cao chất lượng dạy- học văn tả cảnh lớp 5B nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tôi mạnh danh đưa sáng kiến của mình: " Biện pháp nâng cao kĩ năng làm văn trong bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5B trường Tiểu học Hóa Quỳ"
Giúp học sinh lớp 5B
- Hiểu được đặc điểm của thể loại văn tả cảnh, trọng tâm miêu tả của từng bài.
- Biết những ưu điểm và hạn chế của mình trong viết văn và có biện pháp tốt cho việc học viết văn của mình.
- Rèn kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý, biết sử dụng sơ đồ tư duy để lập dàn ý, viết bài.
- Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc.
- Rèn kĩ năng viết các đoạn văn, bài văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những cảnh vật xung quanh các em.
- Có cách nhìn sự vật theo hướng tích cực, ham thích quan sát, tìm tòi khám phá.
- Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả ở các lớp sau
- Yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống tươi đep có ý thức và việc làm cho cảnh đẹp càng đẹp hơn.
Giúp giáo viên:
- Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 để vận dụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt.
- Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy TLV nói chung và trong dạy học sinh viết văn tả cảnh nói riêng.
- Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1. Khách thể nghiên cứu: - Học sinh lớp 5B trường Tiểu học Hóa Quỳ
2. Đối tượng nghiên cứu: - Biện pháp nâng cao kĩ năng làm văn trong bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5B trường Tiểu học Hóa Quỳ
1.4. Phương pháp nghiên cứu
“Biện pháp nâng cao kĩ năng làm văn trong bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5B trường Tiểu học Hóa Quỳ”
- Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Đọc tài liệu liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu nội dung chương trình TLV 5, mạch kiến thức Dạy viết văn tả cảnh.
- Phương pháp quan sát sư phạm:
- Điều tra thực trạng qua từng giai đoạn trong suốt năm học, trao đổi với giáo viên và học sinh, tìm hiểu thực tế việc dạy- học phân môn TLV trong trường Tiểu học.
- So sánh đối chứng trong cùng một giai đoạn giữa lớp này với lớp kia, giữa các giai đoạn với nhau trong cùng một lớp, đối chứng cả với những năm học trước.
- Quan sát tinh thần, thái độ, ý thức học TLV của học sinh lớp dạy thực nghiệm và học sinh lớp khác trong khi đi dự giờ, quan sát phương pháp sư phạm của giáo viên giảng dạy, quan sát chất lượng bài viết của học sinh ở từng dạng miêu tả khác nhau để tìm hiểu những tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng viết văn miêu tả của học sinh.
- Ứng dụng sơ đồ tư duy
- Sử dụng sơ đồ tư duy trong một số phần để hướng dẫn học sinh quan sát, viết mở bài, lập dàn ý cho bài văn tả cảnh.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
- Tiến hành đồng thời với phương pháp kiểm tra toán học và phương pháp tổng hợp số liệu thống kê. Khi kiểm tra đánh giá chất lượng bài văn miêu tả của từng học sinh, tôi mô tả và thống kê chất lượng ấy bằng những số liệu cụ thể, sau đó tổng hợp các số liệu đã thu được nhằm rút ra kinh nghiệm giảng dạy cho bản thân.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Rèn kĩ năng làm văn tả cảnh, gắn lí thuyết với thực hành là vô cùng cần thiết giúp học sinh đưa được những rung cảm thực sự từ thực tế cuộc sống vào trong mỗi bài văn. Học sinh có được các kĩ năng sau:
- Quan sát, ghi chép
- Kĩ năng tưởng tượng
- Kĩ năng so sánh
- Kĩ năng nhận xét
- Kĩ năng cảm nhận, chia sẽ với bạn.
- Kĩ năng tác động trở ngược đối với cảnh
- Kĩ năng trình bày sáng tạo, linh hoạt.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận
Tiếp tục thực hiện nghị quyết số 29,Nghị quyết Trung ương về "Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo" là để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hộ chủ nghĩa và hội nhập quốc tế,phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi và cấp thiết... Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu sang trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội..
Tả cảnh là gợi tả những bức tranh về thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt gợi tả trước mắt người đọc về đặc điểm từng nét riêng của cảnh. Văn tả cảnh là loại văn dùng lời với những hình ảnh, cảm xúc làm cho người đọc, người nghe có thể hình dung được rõ nét và cụ thể về một cảnh vật nào đó xung quanh ta.Như vậy văn tả cảnh có thể xem là một văn bản nghệ thuật có sử dụng ngôn ngữ văn chương để miêu tả sự vật hiện tượng một cách cụ thể sinh động. Bất kì hiện tượng nào trong thực tế đời sống cũng có thể miêu tả được, tuy nhiên bằng những cảm xúc khác nhau của mỗi người, mỗi hiện tượng lại được lại được miêu tả với cách thể hiện riêng qua việc quan sát, sử dụng từ ngữ và cách diễn đạt khác nhau.
Đối tượng của bài văn tả cảnh là những cảnh vật quen thuộc xung quanh ta như dòng sông, cánh đồng, hàng cây...Khi viết bài văn tả cảnh cần đặc biệt tập trung vào những nét tiêu biểu của cảnh vật đó. Để bài văn được sinh động và hấp dẫn hơn với người đọc ta có thể lồng vào đó việc tả người, tả vật với những cung bậc cảm xúc khác nhau.
Ngôn ngữ trong văn miêu tả cần chính xác, cụ thể, giàu hình ảnh và có nét riêng biệt. Chính vì thể để có bài văn hay đòi hỏi người viết phải có hiểu biết về phương pháp làm văn, phải biết dùng từ ngữ, biết vận dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật tu từ được học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Sách giáo khoa.
Sách giáo khoa có 19 tiết tả cảnh, trong đó có 13 tiết lý thuyết kết hợp thực hành, còn lại là kiểm tra và trả bài. Nội dung tả cảnh tập trung vào các cảnh: Một buổi trong ngày, một hiện tượng thiên nhiên, trường học, cảnh sông nước.
Học sinh
Học sinh chưa biết bộc lộ cảm xúc và sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi tả cảnh khiến bài viết thiếu hình ảnh, khô khan, Học sinh chưa có hứng thú viết văn đặc biệt là văn miêu tả. Học sinh không có thói quen sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa khi viết văn. Khi làm văn, học sinh miêu tả hời hợt, chung chung,vốn từ còn nghèo nàn, bài văn trở thành một bảng liệt kê các đối tượng miêu tả, không làm nổi bật được cảnh đang tả. Bài văn học sinh làm thường vay mượn ý tình của người khác, các em thường sao chép những bài văn mẫu thành bài văn của mình không kể đầu bài quy định như thế nào. Với cách làm ấy các em không cần biết đối tượng cần miêu tả gì, không chú ý tới đặc điểm nổi bật tạo nên nét riêng của cảnh, cũng như không có cảm xúc về nó. Học sinh chưa có ý thức quan sát đối tượng miêu tả và ghi chép những điều quan sát được một cách cụ thể và chi tiết chính vì vậy mà các em còn lơ mơ về đối tượng miêu tả nên tả còn nhiều chi tiết khập khiễng, lủng củng không gắn kết với nhau. Học sinh tiểu học vốn sống, vốn kiến thức và những rung cảm trước cái đẹp còn hạn chế nên chưa thổi được vào cảnh cái hồn để cảnh miêu tả trở nên sinh động, ấn tượng hơn. Học sinh chưa có phương pháp làm văn cụ thể, việc tiếp thu kiến thức làm văn đến vận dụng kiến thức đó chưa chủ động và linh hoạt. Kĩ năng vận dụng các từ ngữ gợi hình, gợi tả và các biện pháp nghệ thuật tu từ còn lúng túng.
Giáo viên:
Giáo viên chỉ có một con đường duy nhất là hình thành các hiểu biết về lí thuyết, thể loại văn, kĩ năng làm văn... Đó là qua phân tích các bài văn mẫu với lý thuyết khô khan, khó hiểu. Giáo viên chưa chủ động, sáng tạo trong dạy học, chưa gây hứng thú cho học sinh khi học văn, chưa có những câu văn chân thực, gần gũi, Đặc biệt, khi học sinh đưa ra một câu văn dùng từ chưa chuẩn hay thiếu hình ảnh, chưa hợp lí, chưa chỉnh sửa kịp thời và không làm bật được cái hạn chế và thay thế ngay câu văn có nghĩa, đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh để học sinh có thể thổi hồn, làm cầu nối nâng tình yêu văn học cho các em. Một số giáo viên còn mắc bệnh thành tích trong dạy học. Để đối phó với việc học sinh làm kém và đảm bảo “chất lượng” khi kiểm tra, thi cử... nhiều cô giáo, thầy giáo cho học sinh học thuộc (làm sẵn) một số bài văn mẫu để các em khi gặp đầu bài tương tự cứ thế mà chép ra làm cho các em lệ thuộc vào bài mẫu, không có sáng tạo trong làm bài. Ra đề bài chưa thích hợp với học sinh theo từng vùng miền, địa phương. Khiến học sinh vô cùng lúng túng khi tả cảnh.
Ví dụ: Đề bài yêu cầu tả cảnh biển lúc bình minh, thực tế học sinh chưa được nhìn thấy hay được quan sát biển bao giờ.
Giáo viên không thực hiện đúng các yêu cầu khi trả bài viết của học sinh, không giúp các em nhận thấy được những lỗi sai của mình khi làm bài để có sự chỉnh sửa rút kinh nghiệm cho bài làm sau. Đây không phải là vấn đề có thể giải
quyết được trong một tiết, một tuần,  mà là cả một quá trình dạy Tập làm văn
bởi dạng văn tả cảnh là sự kết hợp của nhiều thể loại văn các em đã học và còn
cần có cách nhìn, cách nghĩ, cách sáng tạo mới. Chính vì một số nguyên nhân trên tôi đã khảo sát chất lượng làm văn của học sinh hai lớp: 5B (thực nghiệm) và lớp 5A (đối chứng) và để làm cơ sở kiểm chứng thực nghiệm sau này.
- Kết quả thu được như sau :
 Lớp
 Tổng
 số HS
 Điểm 9-10
 Mức độ ĐĐ (T)
 Điểm 5-8
 Mức ĐĐ (H)
 Điểm dưới 5
 Mức ĐĐ (C)
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
5B
22
1
4,5%
10
45,5%
11
50%
5A
28
2
7%
12
43%
14
50%
Từ kết quả trên tôi thấy chất lượng học sinh hai lớp mức độ hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành gần tương đương nhau, tôi quyết định lựa chọn một số giải pháp để ứng dụng, thực nghiệm mong muốn có kết quả tốt để cải tiến cách dạy, cách học cho cá nhân và học sinh và có thể là giải pháp cho đồng nghiệp.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Cung cấp cho học sinh phương pháp làm văn miêu tả nói chung và tả cảnh nói riêng.
+ Bước 1: Tìm hiểu đề
+ Bước 2: Quan sát tìm ý
+ Bước 3: Sắp xếp ý (lập dàn ý)
+ Bước 4: Viết bài hoàn chỉnh
+ Bước 5: Kiểm tra lại bài.
* Bước 1: Tìm hiểu đề:
+ Đọc kĩ đề.
+ Phân tích đề.
Gạch 1 gạch dưới các từ xác định thể loại bài văn.
Gạch 2 gạch dưới từ xác định đối tượng miêu tả.
Đề bài: Hãy miêu tả vẻ đẹp của một dòng sông mà em yêu thích (ấn tượng).
* Bước 2: Bước quan sát và tìm ý
- Cách thực hiện.
* Luyện kĩ năng quan sát: 
* Quan sát theo không gian (Vị trí)
Xa, gần, trên, dưới, trong, ngoài, trái, phải, phía trước, phía sau, 
* Hoặc quan sát theo thời gian (Thời điểm)
Sáng, trưa, chiều, tối, các mùa trong năm, thời tiết, .
Ví dụ: Cách quan sát dòng sông quê.
Ví dụ : Dòng sông được quan sát gắn theo trình tự thời gian (thân bài).
+ Khi quan sát học sinh phải nhìn ngắm cảnh trước mặt.
+ Học sinh phải quan sát nhiều lần, quan sát tỉ mỉ ở nhiều góc độ, nhiều khía cạnh ở thời gian, địa điểm khác nhau.
+ Khi quan sát học sinh phải tìm ra những nét chính, trọng tâm của cảnh, sẵn sang bỏ đi những nét thừa không cần thiết (Cho nên học sinh không cần điền tất cả các ô gợi ý trên).
+ Học sinh cần phải tìm được nét tiêu biểu, đặc sắc của cảnh. Phải bộc lộ cảm xúc hứng thú say mê của mình trước đối tượng quan sát.
+ Học sinh phải tìm được những từ ngữ chính xác, những câu văn ngắn ngọn để ghi lại những gì quan sát được.
* Bước 3. Sắp xếp ý và lập dàn ý
Ví dụ: Với bài tả khu vườn vào buổi sáng, ta nên chọn trình tự không gian.
+ Trước cửa vườn à + Giữa vườn: à + Góc vườn bên trái:à + Góc vườn bên phải:à + Cuối vườn:...
Tuy nhiên, ta vẫn có thể chọn trình tự thời gian:
+ Khoảng trời phía đông ửng hồng à+ Mặt trời bắt đầu nhô lên sau rặng tre.
à+ Khi ánh nắng ban mai bắt đầu toả xuống... à+ Mặt trời lên cao.
Ví dụ: Với bài tả dòng sông chọn trình tự miêu tả là thời gian.
+ Sáng: à+ Trưa: à+ Chiều : à+ Tối:
Ta cũng có thể chọn trình tự không gian như:
+ Nhìn từ xa: à+ Trên mặt sông: à + Bờ bên trái: à+ Bờ bên phải:à+ Bến sông:
Dàn ý chung cho bài văn tả cảnh.
Dàn ý này cũng chính là cái sườn sát nhất cho học sinh viết thành bài văn cụ thể.
Ví dụ:
Với bài văn tả dòng sông, ta có thể xây dựng 2 dàn ý chi tiết :
+ Dàn ý tả dòng sông theo trình tự thời gian(Phần thân bài), có thể như sau:
Sáng à trưa à chiềuà tốià xuânà hạà thuà đôngà, 
+ Quan sát theo không gian (Vị trí)
Xa à gần à trên à dưới à trong à ngoài à bên trái à bên phải à đằng
sauà đằng trướcà
Tuy nhiên, tùy vào nội dung và khả năng mà các em có thể điều chỉnh thêm, bớt số đoạn cho phù hợp.
* Bước 4: Tạo bài văn
Dùng từ.
- Dùng từ phải đảm bảo độ chính xác, đồng thời biểu hiện được tư tưởng, tình cảm một cách rõ ràng.
- Phải tuân thủ các tiêu chuẩn chính tả
- Dùng từ gợi cảm, gợi tả: Thường là các từ đơn, từ ghép, từ láy, động từ
- Dùng từ giàu hình ảnh, âm thanh: Thường là các từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh...
- Sử dụng từ gần nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa, các biện pháp tu từ về từ
Ví dụ :
+ Dùng từ chính xác : Mặt trăng tròn toả ánh sáng xuống vạn vật.
+ Dựng từ có hình ảnh: Mặt trăng tròn vành vạnh toả ánh sáng vằng vặc
xuống vạn vật.
+ Dùng từ trái nghĩa : Vào mùa nước lũ, dòng sông không hiền hoà chút nào.
+ Dùng cụm từ so sánh: Ánh trăng lồng qua kẽ lá như ngàn vạn con đom đóm đang lập loè sáng.
Đặt câu.
+ Trong khi làm văn, học sinh phải viết câu văn đúng ngữ pháp nghĩa là bản than em đó phải xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ, đâu là các vế trong câu ghép.
+ Các em phải biết sử dụng các phép liên kết câu như: Phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng,..., biết sử dụng các biện pháp tu từ về câu(câu hỏi tu từ, đảo ngữ, điệp ngữ, so sánh, nhân hoá...).
Ví dụ:
- Phép liên kết câu:
Mưa xuân lất phất bay. Cây cối thi nhau đâm chồi nảy lộc, đưa tay đón những hạt mưa xuân. Với chúng, mưa xuân chính là liều thuốc tiên để sinh tồn và phát triển.
- Phép lặp:
Dòng sông như dài lụa đào mềm mại. Nó cứ chảy mãi, chảy mãi để mang phù sa màu mỡ cho đất đai.
- Biện pháp tu từ ( thường dùng)
+ Câu hỏi tu từ: - Bạn có biết cảnh đẹp mà người dân quê em rất đỗi tự hào là cảnh gì không? Đó chính là thác nước Đồng Quan quanh năm tung bọt trắng xóa đấy!
+ So sánh : Mặt trời như quả bóng tròn, đỏ hồng treo lơ lửng trên bầu trời.
+ Nhân hoá : Nàng Xuân xinh đẹp mang những sắc màu lộng lẫy khoác lên cỏ cây, hoa lá.
- Câu văn tả là câu văn phối hợp nhiều yếu tố (Các kiểu câu, các loại câu, các biện pháp tu từ về câu, các từ gợi tả, gợi cảm) để người đọc, người nghe có thể cảm thấy được hình ảnh, màu sắc, âm thanh, cảm xúc ... của cảnh đó.
Dựng đoạn
c1. Cách trình bày đoạn văn
- Cách trình bày một đoạn văn thường là diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, tổng phân hợp, diễn dịch.
+ Câu mở đoạn nêu nhận xét đánh giá chung về đối tượng tả
trong đoạn, các câu còn lại tả chi tiết đối tượng đó.
+ Ví dụ: Ôi, bầu tr

Tài liệu đính kèm:

  • docbien_phap_nang_cao_ki_nang_lam_van_trong_bai_van_ta_canh_cho.doc