SKKN Chỉ đạo công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học

SKKN Chỉ đạo công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học

Như chúng ta đã biết Kỉ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong một quá trình tồn tại và phát triển của con người.Kỉ năng sống bao gồm hành vi vận động và tư duy não bộ, nó hình thành một cách tự nhiên,thông qua giáo dục và rèn luyện của mỗi con người.

 Mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay là đào tạo những con người phát triển toàn diện về đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp và hình thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

 Để thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục phổ thông đã và đang từng bước đổi mới theo hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nhận thức rõ tầm quan trọng, cần thiết của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông nói chung, học sinh Tiểu học nói riêng.

 

doc 18 trang thuychi01 7842
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Chỉ đạo công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lí do chọn đề tài
	Như chúng ta đã biết Kỉ năng sống là những trải nghiệm có hiệu quả giúp giải quyết hoặc đáp ứng các nhu cầu cụ thể, trong một quá trình tồn tại và phát triển của con người.Kỉ năng sống bao gồm hành vi vận động và tư duy não bộ, nó hình thành một cách tự nhiên,thông qua giáo dục và rèn luyện của mỗi con người.
 Mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay là đào tạo những con người phát triển toàn diện về đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp và hình thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
 Để thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học. Giáo dục phổ thông đã và đang từng bước đổi mới theo hướng từ chủ yếu là trang bị kiến thức sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với từng lớp học, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Nhận thức rõ tầm quan trọng, cần thiết của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông nói chung, học sinh Tiểu học nói riêng.
 Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là một nội dung được đông đảo phụ huynh và dư luận quan tâm, bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhằm đạt mục tiêu trang bị cho các em những kiến thức, giá trị, thái độ và kỹ năng phù hợp; tạo cơ hội thuận lợi cho học sinh sử dụng quyền và bổn phận của mình, phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh giúp hình thành nhân cách cho các em, giúp các em tự tin, chủ động cũng như khả năng phản ứng, xử lí các tình huống trong cuộc sống một cách linh hoạt và nhạy bén. Kĩ năng sống là một bài học quan trọng, giúp các em tự tin khi bước vào cuộc sống tương lai.
 Bộ GD-ĐT đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống lồng ghép vào các môn học ở bậc tiểu học. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên, để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không chỉ từ các bài giảng. Học để tự tin, tự lập.
 Vậy làm thế nào để chúng ta rèn kĩ năng sống cho học sinh? Với ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng cho học sinh, tôi nhận thấy việc giáo dục và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh được tích hợp vào các môn học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Vì thế tôi chọn đề tài “ChØ ®¹o c«ng t¸c gi¸o dôc kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học ”.
2. Mục đích nghiên cứu
 Giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong mối quan hệ xã hội; giúp học sinh hiểu biết về thể chất, tinh thần của bản thân mình; có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật,...
 Giúp học sinh có đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khi giải quyết công việc.
3. Đối tượng nghiên cứu
 Đề tài hướng vào nghiên cứu các vấn đề có nội dung lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Hoµng Giang , huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
- Phương pháp thực hành.
 	- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
 	- Phương pháp xử lí số liệu.
 II. PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài
 Kĩ năng sống thúc đẩy phát triển cá nhân và xã hội, có thể nói kỹ năng sống chính là nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh tiểu học.Giáo dục kỹ năng sống nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới.
Trong Điều 34, chương IV, thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã nêu rõ: Giáo viên chủ nhiệm là người có trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch nhà trường giao và từ giáo viên đến học sinh nhằm thực hiện có hiệu quả nguyên lý giáo dục và mục tiêu giáo dục cấp học. Không những thế mà giáo viên chủ nhiệm còn phải rèn luyện cho học sinh về mặt đạo đức cũng như các mặt hoạt động khác. Như vậy vấn đề giáo dục học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện là nhiệm vụ hàng đầu biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, mà người giữ vai trò quyết định thực hiện nhiệm vụ này chính là giáo viên chủ nhiệm lớp. Mới đây nhất, theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT cũng đã quy định về nội dung giáo dục kĩ năng sống đối với học sinh Tiểu học như sau: Tiếp tục rèn luyện những kỹ năng đã được học ở mầm non, tập trung hình thành cho học sinh kỹ năng giao tiếp với cha mẹ, thầy cô, bạn bè; kỹ năng xây dựng tình bạn đẹp; kỹ năng kiên trì trong học tập; kỹ năng đúng giờ và làm việc theo yêu cầu, kỹ năng đồng cảm,... tạo tiền đề cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất, học vấn và năng lực của HS.
 Dựa trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu về Tài liệu tập huấn Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học; Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở c¸c lớp của Bộ GD-ĐT, Thông tư 30/2014 của BGD ĐT. Bên cạnh đó còn có sự đúc kết kinh nghiệm của bản thân qua thực tế làm quản lí nhiều năm trong nhà trường.
2. Thực trạng 
 Trong những năm gần đây GDKNS được nhà trường quan tâm,thông qua các HĐGDNGLL và lồng ghép vào các môn học. Tuy nhiên chưa được thường xuyên, liên tục. Học sinh trong nhà trường nhiều con em gia đình khó khăn, khả năng tiếp cận môi trường giao tiếp còn hạn chế, các em nhút nhát, rụt rè, chưa thân thiện, thiếu linh hoạt
 Từ những khó khăn trên tôi yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải dặc biệt chú trọng đến việc giáo dục kỉ năng sống cho học sinh, bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi tích cực biện pháp chỉ đạo giáo dục kĩ năng sống cho häc sinh TiÓu häc. Yêu cầu giáo viên tích cực vận dụng và thay đổi các biện pháp trong công tác dạy và học. Với mong muốn được hiểu, gần gũi, giúp đỡ, định hướng kịp thời cho các em, được góp một phần vào việc giáo dục nhân cách, giáo dục ý thức kỷ luật, nề nếp, hình thành các kĩ năng sống cần thiết cho các em học sinh Tiểu học. Đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát 2 khối , khối 3 và khối 4 thu được kết quả như sau :
 	Kết quả khảo sát đầu năm
Khối 
Tổng số
 HS
 Kĩ năng tốt
Có hình thành kĩ năng
Kĩ năng
chưa tốt
SL
%
SL
%
SL
%
Ba
55
13
23,6
25
45,4
17
31
Bốn
79
26
32,9
33
41,7
20
25,4
a. Thuận lợi: 
Thuận lợi lớn nhất của các nhà trường là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát hành tài liệu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kĩ năng sống cho học sinh.Nhà trường có cơ sở vật chất tương đối đảm bảo, vừa công nhận lại đạt chuẩn quốc gia mức độ 2giai đoạn II nên thuận lợi trong việc thực hiện nội dung xây dựng môi trường giáo dục sạch, đẹp, an toàn cho học sinh. Bên cạnh đó, phần lớn học sinh rất thật thà và biết vâng lời thầy cô. Ngoài ra giáo viên nhà trường phần lớn có năng lực giáo dục kỉ năng cho học sinh luôn theo sát, quan tâm, hỗ trợ học sinh. 
b. Khó khăn: 
 Đối với giáo viên 
Trong thực tế hiện nay, việc nhận thức tầm quan trọng, cần thiết rèn kĩ năng sống cho học sinh ở một số giáo viên còn hạn chế. Qua dùng phiếu thăm dò, khảo sát thực tế cho thấy một số giáo viên lúng túng cả về nội dung, biện pháp rèn kĩ năng sống cho học sinh. Nhận thức của một số giáo viên còn mơ hồ, chưa rõ, chưa đầy đủ rèn kĩ năng sống cho học sinh là rèn những kĩ năng gì; vì nhận thức chưa đủ, chưa rõ nên còn lúng túng trong việc rèn kĩ năng sống cho học sinh. 
 Đối với học sinh
 Đời sống kinh tế một cố gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều phụ huynh để con ở nhà cho ông, bà và đi làm ăn xa. Các em thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha, mẹ. Đến trường phó mặc cho thầy, cô. Học sinh ít được giao tiếp nên nhiều em còn rụt rè, không tự tin, mạnh dạn khi giao tiếp.Địa bàn xã Hoàng Giang không đồng đều, những học sinh ở vùng dưới xa trung tâm của xã các kÜ năng của các em rất kém.
Biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh .
Những năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống lồng ghép vào các môn học ở Tiểu học. Đây là một chủ trương cần thiết và đúng đắn. Tuy nhiên để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả đòi hỏi phối hợp nhiều yếu tố chứ không phải chỉ từ các bài giảng.
Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lí xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng có nhiều cơ hội trong thực tại... Kĩ năng sống đơn giản là tất cả những điều cần thiết chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hàng ngày trong cuộc sống.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phải đảm bảo các yếu tố : giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân mình, có hành vi, thói quen ứng xử có văn hóa hiểu biết và chấp hành pháp luật.... Tuy nhiên giáo dục kĩ năng sống để đạt hiệu quả đòi hỏi nhiều yếu tố chứ không phải chỉ từ các bài giảng. Chúng ta cần nhận thức sâu sắc về sự cần thiết của việc giáo dục kĩ năng sống cho các em. Tôi thiết nghĩ vấn đề giáo dục đạo đức lối sống văn hóa, con người, văn hóa dân tộc, văn hóa ứng xử là vấn đề cần quan tâm nhất. Tôi nhận thức được rằng: Dạy kỹ năng sống cho học sinh không đơn giản là các kỹ năng nói chung mà còn là việc tạo ra nhân cách con người. Đó là thái độ sống, giá trị sống căn bản như tạo cho các em tính thật thà, dũng cảm, biết cách thương yêu và biết cách vượt lên hoàn cảnh sống. Vì thế, thầy cô phải nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục cho học sinh học kỹ năng sống. Dạy kỹ năng sống là dạy cho các em những điều gần gũi trong cuộc sống, những tình huống có thật xảy ra trong cuộc sống, cần một quá trình và phải tạo được sự hứng thú cho các em. Muốn vậy thầy cô phải luôn nhận thức đúng đắn để có những chuẩn mực đúng đắn, nghiêm túc bởi lẽ tôi nghĩ muốn học trò tốt thì thầy cô phải tốt; muốn học trò ngoan thì thầy là tấm gương toàn diện. Thầy cô giáo không chỉ trang bị cho trẻ vốn kiến thức sống đồng thời hãy giáo dục các em lối sống có văn hoá chuẩn mực từ những công việc nhỏ nhất. 
 Tôi tin rằng với nhận thức đó, thầy cô không chỉ trang bị cho học sinh mình các kĩ năng văn hóa sống mà còn giúp các em tồn tại đúng nghĩa trong cuộc đời, giúp các em biết bảo vệ chính mình để có cuộc sống an toàn trong hiện tại, định hướng một cách hợp lý cho tương lai... 
Biện pháp 2 : Chỉ đạo Giáo viên Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, xây dựng nền nếp tự quản.
 - Xác định đúng vai trò, vị trí, nhiệm vụ của GV chủ nhiệm lớp. Khi được nhà trường phân công nhiệm vụ GV phải nhận thức được rằng: Công tác chủ nhiệm lớp là một trong những nhiệm vụ cực kỳ khó khăn nếu thực hiện đầy đủ và có trách nhiệm các yêu cầu, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm; Người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động dạy học, phải rèn luyện đạo đức, tác phong sư phạm đây vừa là trách nhiệm vừa yêu cầu cần thiết trong việc giáo dục học sinh. 
 - Tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp: GV cần tạo sự gần gũi và gắn kết giữa học sinh và giáo viên chủ nhiệm, sắp xếp nhiều thời gian cho học sinh được giới thiệu về mình, động viên khuyến khích các em chia sẻ với nhau về những sở thích, ước mơ cũng như mong muốn của mình với các em. Đây là hoạt động giúp cô trò hiểu nhau, đồng thời tạo một môi trường học tập thân thiện “Trường học thật sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em, các thầy cô giáo là những người thân trong gia đình". Đây cũng là một điều kiện rất quan trọng để phát triển khả năng giao tiếp của học sinh. Bởi học sinh không thể mạnh dạn, tự tin trong một môi trường mà giáo viên luôn gò bó và áp đặt.
 - Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm. Để lớp có nề nếp tốt, ngay từ đầu năm học các GV đã lên kế hoạch cho cả năm học, từng tháng, từng tuần dựa trên kế hoạch của nhà trường, của bộ phận chuyên môn. Việc xây dựng và lập kế hoạch này giúp GVcó tầm nhìn xa, bao quát hơn trong công tác chủ nhiệm. Kế hoạch chủ nhiệm cần xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu giáo dục học sinh theo từng tháng, học kì, cả năm học và đặc biệt đề ra những biện pháp cụ thể nhằm đạt mục tiêu đề ra, phải được quán triệt đến tất cả phụ huynh trong các cuộc họp Cha mẹ học sinh đầu năm học
- Xây dựng đội ngũ cán sự lớp nền nếp lớp tự quản và tổ chức lớp học: Xây dựng bộ máy tổ chức lớp tốt sẽ đẩy mạnh các hoạt động phong trào thi đua của trường và đồng thời phát huy vai trò tự quản của mỗi học sinh và của tập thể lớp, góp phần giáo dục toàn diện cho các em.. Tổng phụ trách Đội phải tập huấn cho đội ngũ cán bộ lớp để triển khai xuống lớp những qui định của Trường, của lớpgiao nhiệm vụ cho từng thành viên. Tất cả hệ thống cán bộ lớp phải gương mẫu điều hành công việc dưới sự chỉ đạo của giáo viên chủ nhiệm và cán sự lớp.
 - Xây dựng nề nếp học tập và ý thức tự quản trong giờ học: Công tác chủ nhiệm lớp là một trong hai công tác vô cùng quan trọng của người giáo viên, điều này càng quan trọng hơn khi được đặt trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Để môi trường giáo dục thực sự thân thiện, học sinh thực sự tích cực, bên cạnh việc nắm chắc vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm, người mỗi giáo viên phải có định hướng cụ thể cho công việc của mình
Biện pháp 3: Giáo dục kĩ năng sống qua việc tích hợp vào các môn học.
 Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ lúc nào, giờ học nào. Để việc rèn luyện diễn ra một cách thường xuyên và đạt hiệu quả cao Giáo viên phải vận dụng vào các môn học, tiết học, nhất là các môn như: Tiếng Việt; Đạo đức; TNXH, Khoa học; An toàn giao thông, .... để những giờ học sao cho các em được làm để học, được trải nghiệm như trong cuộc sống .Môn Tiếng Việt có nhiều bài học có thể giáo dục kĩ năng sống cho các em, đó là các kĩ năng giao tiếp xã hội, được lồng cụ thể qua các tình huống giao tiếp. Gi¸o viªn chỉ gợi mở sau đó cho các em tự nói một cách tự nhiên hoàn toàn không gò bó áp đặt. Bên cạnh đó, nhiều bài Luyện từ và câu có nội dung rèn luyện các nghi thức lời nói, nhiều bài Tập đọc giới thiệu những văn bản mẫu chuẩn bị cho việc hình thành một số kĩ năng giao tiếp cộng đồng ..........hoặc cung cấp những câu chuyện mà qua đó học sinh có thể rút ra những nội dung rèn kĩ năng sống. Để hình thành những kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh qua môn Tiếng Việt, người giáo viên cần phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh như: 
 Thực hành giao tiếp
 Trò chơi học tập
 Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
 Phương pháp tổ chức hoạt động nhóm
 Phương pháp hỏi đáp
Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai,học sinh có được cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kĩ năng sống cần thiết.
Ở môn Đạo đức, để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của học sinh. Giáo viên phải sử dụng phương pháp dạy học đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập phong phú, đa dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân tích, xử lí tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm, múa hát, đọc thơ, vẽ tranh,Sử dụng nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, đóng vai, trò chơi,Và chính thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đó, học sinh đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Đó là lối sống lành mạnh, các hành vi ứng xử phù hợp với nền văn minh xã hội. Lối sống, hành vi như gọn gàng, ngăn nắp, nói lời đẹp, chăm sóc bố mẹ, ông bà, hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ với bạn. 
Các kĩ năng được phát triển từ dễ đến khó. Sau bài học giới thiệu là những bài học như khám phá, tư duy hiệu quả và đặc biệt kĩ năng làm việc đồng đội. GV luôn tạo không khí thân thiện, áp dụng việc đổi mới phương pháp tạo điều kiện cho các em mạnh dạn, tự lập, tự khẳng định và phát huy mạnh hơn qua việc học nhóm. 
 Để rèn kĩ năng sống có hiệu quả GV cần vận dụng trong các môn học thông qua xử lí tình huống hay các trò chơi học tập có nội dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của các em. Chú trọng sử dụng phương pháp Bàn tay nặn bột để dạy cho các em. Hình thành cho các em một số kĩ năng khoa học cơ bản như: Kĩ năng diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, kĩ năng thực hành, hợp tác.
 Các em làm việc tích cực, vui vẻ, tự mỗi em được nói lên suy nghĩ của mình với bạn bè, với thầy cô một cách tự tin, mạnh dạn. Việc rèn luyện các kĩ năng này đã tạo ra được thói quen tốt cho bản thân mỗi em, các em tham gia một cách chủ động tích cực vào quá trình học tập, tạo điều kiện cho các em chia sẻ những kinh nghiệm, ý kiến hay để giải quyết một vấn đề nào đó.
 Việc rèn kĩ năng sống cho các em được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể: các em có ý thức, thái độ đúng với mọi người trong gia đình; luôn hoà đồng với bạn bè; tự tin khi nói năng,... đó chính là hiệu quả từ việc rèn kĩ năng sống. Việc sinh hoạt theo nhóm tạo môi trường làm việc thân thiện, giúp các em cải thiện hành vi giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi diễn ra thường xuyên. Các em trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động sôi động hơn. Tham gia sinh hoạt theo nhóm giúp các em học sinh hưng phấn hơn trong học tập và tạo nên cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống. Khi sinh hoạt nhóm phải luôn đưa ra nhiều tình huống tạo sự phát triển tư duy cho các em. Đó cũng là cách tạo sự gần gũi giữa các em với nhau.
Ngoài ra, cần chú ý rèn luyện sức khoẻ và ý thức bảo vệ sức khoẻ, kĩ năng phòng chống tai nạn giao thông và các thương tích khác qua các môn học: Ai cũng biết rằng sức khỏe là tài sản vô cùng quý báu của mỗi con người. Học tập tốt, đạo đức tốt là những điều học sinh phải đạt được thì rèn luyện sức khỏe tốt cho học sinh là điều phải được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên có được một sức khỏe tốt và bảo vệ được nó thì thật không dễ. Dù vậy không có nghĩa là không làm được, nhiều khi sức khỏe của các em phụ thuộc vào những điều rất giản dị. Đó chính là giáo dục một lối sống khoa học. Giáo dục cho các em tránh các tai nạn trên đường: không được chạy lao ra đường, không được thò tay, chân, đầu ra ngoài khi đi trên tàu, xe, thuyền, tai nạn đuối nước,...Như vậy, các em có thể tự lập, xử lí được những vấn đề đơn giản khi gặp phải. 
 Biện pháp 4: Rèn kĩ năng sống hiệu quả qua hoạt động GD ngoài giờ lên lớp.
 Công tác giáo dục kĩ năng sống cho HS cần bám vào 3 nhiệm vụ: Củng cố tăng cường nhận thức- Bồi dưỡng thái độ tình cảm - Hình thành hệ thống kỉ năng hành vi.
 Để rèn kĩ năng sống cho các em có hiệu quả TPT Đội cùng GV chủ nhiệm đã tổ chức cho các em một số buổi sinh hoạt ngoại khóa với các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, tổ chức cho các em thăm quan địa phương, tham gia các hoạt động dọn vệ sinh môi trường... Thông qua hoạt động này, rèn luyện cho các em tinh thần đoàn kết tập thể, khả năng làm việc nhóm. Đồng thời xây dựng tinh thần chia sẻ, ý thức trách nhiệm cho các em. Khi tham gia các hoạt động này, các em cảm thấy vui và có thêm nhiều kiến thức. Nhờ đó các em các em biết tự chăm sóc bản thân như là biết sắp xếp góc học tập ngăn nắp, biết tự giặt quần áo cho mình. Ngoài ra các em còn biết giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà như giúp bố chăm sóc cậy cả

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chi_dao_cong_tac_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_tie.doc