Một số biện pháp chỉ đạo “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường tiểu học”

Một số biện pháp chỉ đạo “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường tiểu học”

Bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chất lượng giáo dục đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào kết quả giáo dục Tiểu học. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào sự hình thành và phát triển nhân cách con ngư¬ời mới. Đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất n¬ước và mục tiêu dân giàu nư¬ớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh hiện nay thì việc thực hiện mục tiêu: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dư¬ỡng nhân tài" đang đặt ra cho ngành Giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng trách nhiệm nặng nề nh¬ưng cũng rất vẻ vang.

Trong chương trình Tiểu học, giáo dục đạo đức là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục trong trường Tiểu học. Giáo dục đạo đức được xem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáo dục khác. Đồng thời với việc dạy văn hoá, các em có ngoan ngoãn chăm chỉ thì mới có thể học tập tốt được, bên cạnh đó việc tiếp thu tốt các kiến thức bộ môn văn hoá là nền tảng xây dựng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn trong sáng của các em.

Giáo dục đạo đức cho học sinh, cùng với công tác tư tưởng chính trị trong nhà trường là nhiệm vụ chính trị hàng đầu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, nhất là trong tình hình hiện nay, khi các giá trị truyền thống trong xã hội đang bị xói mòn, tệ nạn xã hội đang len lỏi xâm nhập vào nhà trường. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường luôn là vấn đề cần quan tâm. Quá trình giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sống cho học sinh tạo ra nhịp cầu gắn kết giữa nhà trường với xã hội, con người với cuộc sống. Cùng với gia đình, xã hội, nhà trường có trách nhiệm “phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng” cho học sinh.

 

doc 14 trang thuychi01 20742
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp chỉ đạo “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường tiểu học”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO
“ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC”
PHẦN I. MỞ ĐẦU
	1. Lí do chọn đề tài.
Bậc học Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chất lượng giáo dục đào tạo phụ thuộc rất nhiều vào kết quả giáo dục Tiểu học. Mỗi môn học ở Tiểu học đều góp phần vào sự hình thành và phát triển nhân cách con người mới. Đặc biệt trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh hiện nay thì việc thực hiện mục tiêu: "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" đang đặt ra cho ngành Giáo dục nói chung và giáo dục Tiểu học nói riêng trách nhiệm nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang.
Trong chương trình Tiểu học, giáo dục đạo đức là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục trong trường Tiểu học. Giáo dục đạo đức được xem là nền tảng, gốc rễ tạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáo dục khác. Đồng thời với việc dạy văn hoá, các em có ngoan ngoãn chăm chỉ thì mới có thể học tập tốt được, bên cạnh đó việc tiếp thu tốt các kiến thức bộ môn văn hoá là nền tảng xây dựng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn trong sáng của các em.
Giáo dục đạo đức cho học sinh, cùng với công tác tư tưởng chính trị trong nhà trường là nhiệm vụ chính trị hàng đầu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, nhất là trong tình hình hiện nay, khi các giá trị truyền thống trong xã hội đang bị xói mòn, tệ nạn xã hội đang len lỏi xâm nhập vào nhà trường. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường luôn là vấn đề cần quan tâm. Quá trình giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sống cho học sinh tạo ra nhịp cầu gắn kết giữa nhà trường với xã hội, con người với cuộc sống. Cùng với gia đình, xã hội, nhà trường có trách nhiệm “phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng” cho học sinh.
	2. Mục đích nghiên cứu.
	Tìm hiểu xem việc giáo dục đạo đức trong trường tiểu học như thế nào để có hiệu quả nhất, nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nhà trường tiểu học. 
Tìm ra phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường tiểu học 
Những điều cần lí giải cho những vướng mắc, cách ứng xử những tình huống cụ thể có thể xảy ra khi dạy đạo đức cho học sinh.
Cách tổ chức hoạt động, xây dựng một số phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức nhà trường tiểu học.
	3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
	a. Đối tượng nghiên cứu:
 	Nghiên cứu thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh các khối lớp trong trường Tiểu học Hoàng Giang 
	b. Phạm vi nghiên cứu:
	Thực trạng việc giáo dục đạo đức qua các năm học
	 - Năm học 2014-2015. 
	- Năm học 2015-2016.
	- Năm học 2016-2017.
	 4. Phương pháp nghiên cứu:
 a. Phương pháp nghiên cứu lí luận ( đọc tài liệu )
 b. Phương pháp quan sát sư phạm: 
- Quan sát các tiết dạy đạo đức ở các khối lớp.
- Quan sát việc học sinh xử lý tình huống trong các tiết học đạo đức, trong các giờ giờ chơi và sinh hoạt tập thể. - Trao đổi, phỏng vấn giáo viên tiểu học về tiến trình dạy các tiết viết văn kể chuyện.
 c. Phương pháp điều tra giáo dục :
	- Xây dựng phiếu trắc nghiệm với các câu hỏi để tìm hiểu những suy nghĩ, thái độ của học sinh trong các tình huống.
	- Tổng kết phiếu điều tra, tìm ra những khó khăn, trên cơ sở đó tìm ra các phương pháp dạy học kết hợp các thủ thuật sư phạm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
 d. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 
	- Dự giờ các tiết dạy đạo đức ở các khối lớp khác nhau.
	- Tiến hành thực nghiệm dạy học nhằm mục đích kiểm tra khả năng thực thi của vấn đề đã đề xuất, sau khi nghiên cứu, xem xét kĩ phần lí luận.
PHẦN II: NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với giáo dục, sự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn chịu sự chi phối của kinh tế xã hội và ngược lại giáo dục có vai trò to lớn trong việc trong việc phát triển kinh tế xã hội; giáo dục là công cụ, là phương tiện để cải tiến xã hội. Khi xã hội phát triển, giáo dục được coi là động lực vừa là mục tiêu cho cho việc phát triển tiếp theo của xã hội.
Phẩm chất đạo đức - bộ phận quan trọng trong cấu trúc nhân cách toàn diện của con người theo quan điểm Mác xít.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường luôn là vấn đề cần quan tâm. Đồng thời với việc dạy văn hoá các em có ngoan ngoãn chăm chỉ thì mới có thể học tập tốt được, bên cạnh đó việc tiếp thu tốt kiến thức các bộ môn văn hoá là nền tảng xây dựng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn trong sáng của các em. 
Giáo dục đạo đức cùng với công tác tư tưởng chính trị trong nhà trường là nhiệm vụ chính trị hàng đầu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ trung tâm- nhiệm vụ chuyên môn nhất là trong tình hình hiện nay, khi các giá trị truyền thống trong xã hội đang bị xói mòn, tệ nạn xã hội đang len lỏi, xâm nhập vào nhà trường. 
Cấp tiểu học cấp học có vị trí nền móng (luật giáo dục) trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường tiểu học là nơi đặt những viên gạch đầu tiên trong việc xây dựng nhân cách toàn diện cho học sinh. Giáo dục đạo đức cho học sinh thế hệ mới - chủ nhân tương lai của nền khoa học công nghệ hiện đại càng có vị trí quan trọng trong mục tiêu giáo dục toàn diện. 
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh, không đơn thuần trên lý thuyết, truyền thụ trang bị cho các em nguồn tri thức khoa học về tự nhiên xã hội, con nguời, cách làm việc trí óc, mà còn hướng tới sự tạo dựng phát triển những phẩm chất nhân cách, giá trị nhân văn, đạo đức cho học sinh góp phần hoàn thiện nhân cách phù hợp yêu cầu định hướng xã hội. 
Phải hình thành cho các em có sự phát triển toàn diện nhân cách, đó là sự thống nhất biện chứng giữa đức và tài hay là sự toàn vẹn về phẩm chất và năng lực. Sự hài hoà giữa đức và tài có ý nghĩa xã hội, có giá trị xã hội con người.
Nhiều quan điểm cho rằng đạo đức là gốc của nhân cách, vì thế “Tiên học lễ, hậu học văn” hoặc như tục ngữ phương tây “Người thành đạt trong học thức mà không thành đạt trong đạo đức coi như không thành đạt”. Giáo dục đạo đức là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động giáo dục, như Bác Hồ đã nói "Có tài mà không có đức thì tài đó cũng vô dụng..." 
Vì vậy việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường là một trong những biện pháp quản lý rất quan trọng đối với người quản lý. 
2.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ.
- Trong nhà trường: học sinh tiểu học phần lớn là ngoan, biết vâng lời cô giáo, thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường đề ra. Tuy nhiên đánh giá một cách khách quan mà nói học sinh hiện nay rất nhạy cảm, rất dễ thích ứng với các hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội. Hiện tượng nói tục, các hành vi thiếu văn hoá vẫn còn như: Vô lễ với người lớn, vẽ viết bậy, ý thức bảo vệ tài sản của nhà trường, vệ sinh môi trường yếu. ý thức đấu tranh tự phê bình, góp ý, xây dựng trong các tập thể học sinh giúp bạn tiến bộ còn yếu. Không chấp hành nội quy học tập gây rối trong các giờ học. Một số em còn lấy trộm đồ dùng của các bạn trong lớp Đặc biệt học sinh không biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. 
- Trường Tiểu học Hoàng Giang là một trường có truyền thống giáo dục. Công tác xã hội hoá giáo dục, trình độ dân trí tương đối cao. Là trường có bề dày về trường tiên tiến cấp tỉnh, trường chuẩn quốc gia. Tập thể sư phạm có trình độ chuẩn và trên chuẩn đạt 100%. Năm học 2016 – 2017 trường có 351 em học sinh, được chia thành 13lớp. Trong trường TH Hoàng Giang phần lớn học sinh ngoan, biết vâng lời thầy cô giáo, thực hiện tốt nội quy, quy định của nhà trường đề ra. Tuy nhiên vẫn còn hiện tượng học sinh nói tục, chửi bậy. Đặc biệt học sinh không biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Ví dụ học sinh đã được học bài “Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng” song trong giờ học các em vẫn hay nói chuyện hoặc chưa có ý thức giữ vệ sinh trên sân trường. Đa số các em biết lễ phép chào hỏi thầy cô giáo nhưng phần lớn các em chỉ chào thầy cô giáo dạy mình mà thôi. Các em chưa biết cảm ơn khi được người khác giúp đỡ và xin lỗi khi làm điều gì đó không đúng. 
Một số khó khăn trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh mà nhà trường gặp phải đó là:
- Trường đóng trên địa bàn xã thuộc khu vực xa trung tâm của huyện n kinh tế phần lớn là sản xuất nông nghiệp nên đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn. Trong khi đó những tệ nạn xã hội - mặt trái của kinh tế thị trường đã ít nhiều tác động và ảnh hưởng đến đời sống, văn hoá, xã hội của nhân dân địa phương trong đó có các đối tượng là học sinh. Bên cạnh đó còn có một bộ phận nhỏ phụ huynh đi làm ăn xa không đủ điều kiện để quản lý tốt và quan tâm đến đời sống tinh thần của con em.
- Một số ít giáo viên chưa nhận thức rõ về nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các bài giảng của môn đạo đức, thông qua việc phối kết hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội, còn coi nhẹ các giờ học đạo đức, chỉ cung cấp cho các em về mặt lí thuyết mà chưa chú trọng thực hành, rèn kỹ năng cho các em.
Từ thực trạng nêu trên, để công tác giáo dục toàn diện trong nhà trường đạt hiệu quả tốt hơn, là Hiệu trưởng nhà trường tôi đã mạnh dạn nghiên cứu tìm ra “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường tiểu học”.
3. CÁC GIẢI PHÁP NGHIÊN CỨU:
Giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ là một quá trình lâu dài liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến nhiều mối quan hệ phức tạp. Vì thế trong công tác chỉ đạo quá trình giáo dục đạo đức học sinh trong trường tiểu học cần phải linh hoạt, sáng tạo, biết kết hợp nhiều biện pháp.
3.1 CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN.
3.1.1. Với ban giám hiệu:
- Xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của quá trình giáo dục đạo đức học sinh trong trường tiểu học.
- Lập kế hoạch chỉ đạo việc thực hiện nội dung, chương trình môn đạo đức.
- Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối kết hợp giáo dục giữa nhà trường- gia đình- xã hội.
3.1.2. Với tổ chuyên môn:
- Xây dựng lực lượng nòng cốt như tổ trưởng, khối trưởng, giáo viên phụ trách lớp.
- Lực lượng giáo viên giỏi theo môn học thao giảng, xây dựng các tiết dạy mẫu ở tất cả các khối lớp - hội thảo rút kinh nghiệm, thống nhất được phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học môn đạo đức.
- Thực hiện sinh hoạt chuyên môn thường xuyên, đúng lịch và nâng cao chất lượng.
3.1.3. Với giáo viên:
- Luôn có ý thức tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghiệp vụ.
- Luôn trau dồi đạo đức và là một tấm gương sáng về đạo đức cho học sinh noi theo.
- Phối kết hợp với gia đình học sinh, trao đổi các phương pháp, biện pháp giáo dục về các chuẩn mực đạo đức mà học sinh phải đạt được ở từng lứa tuổi.
3.1.4. Với phụ huynh:
- Động viên quan tâm con em mình học tập tốt hơn, quan tâm đến tinh thần, vật chất cho các em đặc biệt là đồng bộ, đầy đủ đồ dùng dạy và học (vận động phụ huynh mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập cho con em mình)
- Phối hợp chặt chẽ với nhà trường để giáo dục con em mình, luôn có thông tin hai chiều (qua sổ liên lạc, qua gặp gỡ với giáo viên, qua họp phụ huynh).
3.1.5. Với chính quyền địa phương:
- Thu hút sự ủng hộ tích cực về mọi mặt, quan tâm đến cơ sở vật chất trường học. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục. 
- Tuyên truyền vận động con em mình ra lớp đầy đủ học tập có chất lượng.
- Chỉ đạo các đoàn thể trong thôn, xã tổ chức các hoạt động ngoại khoá mang ý nghĩa giáo dục cho các em trong dịp nghỉ hè.
3.2 CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
3.2.1. Lập kế hoạch quản lý
Hoạt động giáo dục đạo đức trong trường tiểu học là bộ phận quan trọng trong toàn bộ hệ thống kế hoạch quản lý trường học. Vì vậy, khi lập kế hoạch, người cán bộ quản lý cần chú ý:
+ Đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu giáo dục đạo đức với mục tiêu giáo dục trong trường tiểu học.
+ Cần phối hợp chặt chẽ, hữu cơ với kế hoạch dạy học trên lớp.
+ Lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động đa dạng, thiết thực, phù hợp với hoạt động tâm sinh lý học sinh để có hiệu quả giáo dục cao.
+ Thành lập ban chỉ đạo cụ thể phù hợp với từng hoạt động để theo dõi, giám sát, kiểm tra, đánh giá.
3.2.2. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên:
Để làm tốt điều này người quản lý phải không ngừng tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ giáo viên thấy được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Người giáo viên không chỉ thực hiện nội dung bài giảng mà phải rèn cho học sinh biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Học sinh tiểu học rất nghe lời và làm theo thầy cô giáo. Các em coi thầy cô giáo là thần tượng và luôn đúng. Chính vì vậy mỗi giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh học tập và noi theo: Là tấm gương trong lời nói, cách cư xử, thái độ trong giao tiếp giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với học sinh, giáo viên với các tầng lớp nhân dân. Môĩ giáo viên cần có thái độ kiên quyết với những học sinh có biểu hiện hành vi thiếu văn hoá và cùng có trách nhiệm phối kết hợp cộng đồng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh . 
3.2.3 Thành lập ban chỉ đạo ( ban đức dục) gồm:
- Hiệu trưởng làm trưởng ban
- Các phó hiệu trưởng làm phó ban
- Tổng phụ trách đội TNTP HCM và các tổ trưởng chuyên môn làm ban viên.
- Đại diện hội cha mẹ học sinh 
Nhiệm vụ của ban chỉ đạo:
 - Giúp hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, chương trình và chỉ đạo tốt chương trình đó
 - Tổ chức các hoạt động theo quy mô lớn và phối hợp các lực lượng giáo dục khác trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
 - Giúp giáo viên chủ nhiệm lớp tiến hành hoạt động ở lớp mình phụ trách có hiệu quả.
 - Giúp hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá các hoạt động.
 - Củng cố, xây dựng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp thành một lực lượng nòng cốt.
3.2.4 Tổ chức chỉ đạo các hoạt động giáo dục đạo đức
3.2.4.1 Giáo dục đạo đức thông qua học tập các môn học.
- Các môn học ở trường tiểu học đều góp phần vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh: Ví như môn Lịch sử với những bài kể về quá trình dựng nước, giữ nước của dân tộc, có tác dụng to lớn trong việc giáo dục lòng nhân ái, chủ nghĩa yêu nước, tình bạn bè, niềm tin khơi dậy trong học sinh những tình cảm trong sáng, thôi thúc các em làm việc tốt, có thái độ bất bình trước những hành vi xấu xa.
- Rõ nét nhất là giáo dục đạo đức thông qua môn đạo đức: Môn đạo đức có nhiệm vụ chủ yếu giúp học sinh nắm được các chuẩn mực, hành vi đạo đức sơ đẳng trong các hoạt động và các quan hệ hàng ngày, phân biệt được thế nào là hành vi tốt.
- Rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các môn học cũng giúp các em hình thành các hành vi đạo đức tốt.
3.2.4.2 Nâng cao chất lượng giảng dạy môn đạo đức. 
* Chỉ đạo việc thực hiện nội dung chương trình môn đạo đức. 
Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung chương trình sách giáo khoa môn đạo đức ở từng khối lớp là việc làm cần thiết của người cán bộ quản lý. Thông qua các bài học đạo đức hình thành cho các em những chuẩn mực ban đầu về đạo đức. Từ đó các em có thể thực hành thông qua hoạt động giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. Như vậy ngươì quản lý phải giám sát chặt chẽ việc thực hiện các qui định đối với giáo viên và học sinh:
- Với giáo viên: Soạn bài trước khi lên lớp, bài soạn phải chi tiết thể hiện rõ mục đích yêu cầu của bài, phải nêu rõ được công việc của thầy- trò trên lớp, thể hiện được đơn vị kiến thức phù hợp với yêu cầu của chương trình, của từng bài. Giáo viên phải dạy đảm bảo đúng theo phân phối chương trình, đủ thời gian trong 1 tiết tránh cắt xén thời gian để dạy các môn học khác. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học đặc biệt là khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong các tiết dạy. Trong năm học đã có 03 tiết đạo đức dạy bằng giáo án điện tử đó là các tiết:
Đạo đức lớp 5: Bài “Bảo vệ tài nguyên thiên thiên nhiên” – GV dạy cô Nguyễn Thị Thiết.
Đạo đức lớp 3 : Bài “Tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước” – GV dạy cô Lê Thị Thu Thảo
Đạo đức lớp 2: Bài “Quan tâm giúp đỡ bạn” – GV dạy cô Trương Thị Lài.
Qua các tiết học ứng dụng CNTT học sinh tiếp thu bài học nhanh, các chuẩn mực hành vi đạo đức được học sinh phát hiện và thực hiện đạt yêu cầu tốt. 
- Với học sinh: Ngay từ đầu năm học nhà trường phải đề ra các nội quy, quy định. Xây dựng cho học sinh nề nếp học tập, chuyên cần, khi nghỉ học phải viết giấy xin phép. Tham gia sinh hoạt Đội, Sao nhi đồng có hiệu quả.
Yêu cầu học sinh phải mua đủ sách giáo khoa các môn học (trong đó có môn đạo đức). Nhà trường giáo dục cho học sinh ý thức học tập, thể hiện ở thái độ học tập đúng đắn, tự giác rèn luyện nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà. 
* Tạo điều kiện đầu tư về cơ sở vật chất cho việc dạy- học môn đạo đức. 
Tư duy của học sinh tiểu học là tư duy trực quan hình ảnh. Vì vậy để giờ dạy thành công thì việc chuẩn bị đồ dùng dạy học là vô cùng cần thiết. Nhà trường cần phải coi trọng việc đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học như tranh ảnh minh hoạ cho các giờ dạy.
3.2.4.3 Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (GDNGLL) góp phần hoàn thiện quá trình giáo dục, hướng các em vào các mục tiêu giáo dục sau:
- Giáo dục tư tưởng, chính trị và tính tích cực xã hội cho học sinh.
- Hình thành nhu cầu hứng thú, thói quen tốt trong học tập, lao động, công tác xã hội và cách xử sự có văn hoá hàng ngày ở mọi nơi, mọi lúc.
- Củng cố, mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành, bồi dưỡng năng lực tổ chức các hoạt động thực tiễn.
Tổ chức các hoạt động GDNGLL theo 9 chủ điểm trong năm học:
+ Chủ điểm 1 (tháng 9): Ngày khai trường, giáo dục truyền thống nhà trường.
+ Chủ điểm 2 (tháng 10): Kỷ niệm ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành giáo dục. Thông qua hoạt động này, giáo dục động cơ, thái độ học tập, phấn đấu trở thành học sinh giỏi.
+ Chủ điểm 3 (tháng11): Ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11, giáo dục lòng biết ơn và kính yêu các thầy cô giáo. 
+ Chủ điểm 4 (tháng 12): Ngày 22 – 12, giáo dục lòng yêu nước, biết ơn và học tập anh bộ đội cụ Hồ.
+ Chủ điểm 5 (tháng 1): Giáo dục truyền thống học sinh.
+ Chủ điểm 6 (tháng2): Giáo dục lòng kính yêu Đảng.
+ Chủ điểm 7 (tháng 3): Giáo dục truyền thống Đoàn TNCS HCM và truyền thống phụ nữ Việt Nam.
+ Chủ điểm 8 (tháng 4): Giáo dục chủ nghĩa quốc tế vô sản.
+ Chủ điểm 9 (tháng 5): Giáo dục lòng kính yêu Bác Hồ.
Những chủ điểm trên có tác dụng định hướng cho việc tổ chức các hoạt động GDNGLL. Thông qua các hoạt động GDNGLL, các hành vi đạo đức có điều kiện hình thành và củng cố.
3.2.4.4 Giáo dục đạo đức thông qua các tiết chào cờ đầu tuần:
Hàng tuần cô Đặng Thị Lan – TPT Đội giao ban đội cờ đỏ vào cuối buổi học của ngày thứ 6, kết hợp với giáo viên trực tuần để xếp loại thi đua trong tuần của từng lớp. Kết quả thi đua của từng lớp sẽ được thông qua hội đồng nhà trường vào tiết giao ban của ngày thứ hai và kết quả đó sẽ được công bố cho học sinh toàn trường vào tiết chào cờ của tuần mới. Như vậy nội dung cuả tiết chào cờ đầu tuần sẽ là:
- Đánh giá đúng kết quả hoạt động của các tập thể lớp, chi đội. Công bố kết quả thi đua của tuần trước.
- Tuyên dương và nêu gương các gương tốt, phê bình dưới cờ những tập thể, cá nhân học sinh vi phạm.
- Rút kinh nghiệm kịp thời những tồn tại của tập thể lớp, chi đội, học sinh; phổ biến các nhiệm vụ trọng tâm trong tuần.
3.2.4.5 Vận động học sinh thực hiện tốt mối đoàn kết tương thân, tương ái:
Vận động học sinh biết giúp đỡ những bạn gặp hoàn cảnh khó khăn trong nhà trường và ngoài xã hội.
Trong năm học liên đội nhà trường đã vận động học sinh quyên góp được 225 cái bút và 120 quyển vở cùng với 1 200 000 đồng để giúp đỡ bạn nghèo. 
Liên đội nhà trường cùng với hội chữ thập đỏ nhà trường đã tặng 31 suất quà trị giá 6 000 000 đồng cho học sinh nghèo vào dịp tết nguyên đán năm 2017. 
3.2.5. Phối kết hợp với Hội cha mẹ học sinh và gia đình các em 
- Thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh: Nhà trường cần tổ chức tốt các cuộc họp phụ huynh ( 3 lần/ năm). Đầu mỗi năm học cần kiện toàn trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh các lớp đến ban chấp hành hội cha mẹ học sinh toàn trường.
- Tạo điều kiện cho hội cha mẹ học sinh thực hiện tốt theo điều lệ của hội. Từng thành viên trong BCH nắm bắt kịp thời tình hình rèn luyện của học sinh qua nhà trường (các GVCN) thông báo với các bậc cha mẹ học sinh. 
- Tại các buổi họp phụ huynh. Nhà trường thông báo tới các bậc phụ huynh nội quy, quy định về học tập, nề n

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_giao_duc_dao_du.doc