SKKN Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở Trường Tiểu học Nam Ngạn - Thành phố Thanh Hoá

SKKN Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở Trường Tiểu học Nam Ngạn - Thành phố Thanh Hoá

 Trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng quyết liệt, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và phát triển kinh tế, tri thức. . Giáo dục - Đào tạo có một vị trí cực kì quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Phát triển giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn xã hội, cả nước trở thành một xã hội học tập, mỗi người phải không ngừng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ. Nhiệm vụ phát triển, hình thức Giáo dục - Đào tạo luôn phải phù hợp với nhu cầu học tập của mọi người. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học luôn là điều trăn trở của mỗi người làm công tác giáo dục. Giáo dục - Đào tạo phải cân đối theo hướng dạy chữ, dạy người và dạy nghề.

Thấu suốt quan điểm đó, trong nhiều thập kỷ qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và chăm lo đến sự nghiệp giáo dục để đáp ứng tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, Đảng ta đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó, xã hội hóa giáo dục không chỉ là biện pháp mang tính tình thế, mà là tư tưởng thời đại, là biện pháp chiến lược để đưa giáo dục - đào tạo lên tầm cao mới. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ cách thực hiện sự nghiệp giáo dục theo tinh thần XHH. Tiếp đó, Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) khẳng định “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dưng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước”. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo đồng thời xác định hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013, của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định rõ các quan điểm, mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian tới; các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo; định hướng các mục tiêu, đối tượng cần ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đổi mới chính sách, cơ chế tài chính để huy động sự tham gia đóng góp của xã hội vào phát triển giáo dục và đào tạo, góp phần hoàn thành mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hay mới nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã nêu rõ “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Các quan điểm định hướng đó được cụ thể hóa bằng Luật giáo dục, Điều lệ trường Tiểu học, Luật phổ cập giáo dục tiểu học tạo hành lang pháp lý cho việc xã hội hóa giáo dục có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Việc làm tốt xã hội hóa giáo dục cũng là thực hiện một trong 5 tiêu chuẩn cần để xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mà phát triển giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục phổ thông.

 

doc 22 trang thuychi01 9461
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở Trường Tiểu học Nam Ngạn - Thành phố Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
 Trước bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia ngày càng quyết liệt, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và phát triển kinh tế, tri thức... . Giáo dục - Đào tạo có một vị trí cực kì quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Phát triển giáo dục - đào tạo là sự nghiệp của toàn xã hội, cả nước trở thành một xã hội học tập, mỗi người phải không ngừng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ. Nhiệm vụ phát triển, hình thức Giáo dục - Đào tạo luôn phải phù hợp với nhu cầu học tập của mọi người. Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học luôn là điều trăn trở của mỗi người làm công tác giáo dục. Giáo dục - Đào tạo phải cân đối theo hướng dạy chữ, dạy người và dạy nghề. 
Thấu suốt quan điểm đó, trong nhiều thập kỷ qua Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm và chăm lo đến sự nghiệp giáo dục để đáp ứng tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, Đảng ta đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong đó, xã hội hóa giáo dục không chỉ là biện pháp mang tính tình thế, mà là tư tưởng thời đại, là biện pháp chiến lược để đưa giáo dục - đào tạo lên tầm cao mới. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII đã chỉ rõ cách thực hiện sự nghiệp giáo dục theo tinh thần XHH. Tiếp đó, Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) khẳng định “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dưng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước”. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo đồng thời xác định hướng nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo. Đặc biệt, Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4-11-2013, của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã xác định rõ các quan điểm, mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo trong thời gian tới; các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo; định hướng các mục tiêu, đối tượng cần ưu tiên đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đổi mới chính sách, cơ chế tài chính để huy động sự tham gia đóng góp của xã hội vào phát triển giáo dục và đào tạo, góp phần hoàn thành mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Hay mới nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã nêu rõ “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Các quan điểm định hướng đó được cụ thể hóa bằng Luật giáo dục, Điều lệ trường Tiểu học, Luật phổ cập giáo dục tiểu học tạo hành lang pháp lý cho việc xã hội hóa giáo dục có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Việc làm tốt xã hội hóa giáo dục cũng là thực hiện một trong 5 tiêu chuẩn cần để xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mà phát triển giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục phổ thông.
 Thực tiễn ngày nay, xã hội hóa giáo dục ngày càng phát triển rộng khắp cả nước. Đa số các xã, phường, quận, huyện đã thực hiện xã hội hóa giáo dục. Giáo dục đang trở thành sự nghiệp của toàn xã hội và ngày càng chứng tỏ tính đúng đắn của chủ trương này, càng chứng minh cho một biện pháp có hiệu quả cao trong việc phát triển sự nghiêp GD & ĐT. Song trong thực tế xã hội hóa giáo dục chưa thực sự đồng bộ trở thành phong trào quần chúng, các tổ chức xã hội trong địa bàn dân cư chưa nhận thức một cách đầy đủ và có ý thức trách nhiệm tích cực tham gia công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương.Vì vậy, việc xác định các biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của người quản lý trường tiểu học là rất cần thiết.
Bản thân là phó Hiệu trưởng trường tiểu học là người cùng với hiệu trưởng, quản lý chỉ đạo và trực tiếp tham gia các hoat động giáo dục trong nhà trường. Để nhận thức một cách đúng đắn vai trò trách nhiệm của người tham mưu, chỉ đạo cùng với Hiệu trưởng trên cơ sở đó đề xuất một số Biện pháp chỉ đạo, thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn dân cư có hiệu quả, góp phần nâng cao hơn chất lượng giáo dục tiểu học, đáp ứng yêu cầu xã hội. Vì vậy, tôi mạnh dạn nêu ra : “Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở Trường Tiểu học Nam Ngạn - Thành phố Thanh Hoá” .
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của vấn đề công tác xã hội hoá giáo dục và thực trạng của công tác xã hội hoá giáo dục trong trường tiểu học nói chung.
- Tìm hiểu thực trạng của công tác xã hội hoá giáo dục ở trường Tiểu học nói chung và tại trường Tiểu học Nam Ngạn Thành phố Thanh Hoá nói riêng.
- Phân tích và đề ra một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục tại trường.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đề tài nghiên cứu thực trạng vấn đề xã hội hoá giáo dục của trường Tiểu học Nam Ngạn trong những năm gần đây.
- Đề tài phân tích, điều tra việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục trong những năm vừa qua và tổng kết một số biện pháp chỉ đạo thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục trong nhà trường trong những năm sắp tới.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Trong khuôn khổ của đề tài, tôi đã thực hiện sử dụng các phương pháp nghiên cứu đó là:
- Phương pháp nghiên cưú xây dựng cơ sở lý luận về vấn đề xã hội hoá giáo dục trong trường tiểu học.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin về công tác xã hội hoá giáo dục trong những năm gần đây của nhà trường. 
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, thực nghiệm, kiểm tra kết quả.
 2. NỘI DUNG 
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
 Giáo dục xuất hiện cùng với đời sống xã hội của loài người. Sự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn chịu sự chi phối của trình độ phát triển kinh tế xã hội và ngược lại. Với chức năng của mình, giáo dục có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội. Ngay từ xa xưa, xã hội loài người coi giáo dục là công cụ, là phương tiện để cải biến xã hội. Khi xã hội phát triển, giáo dục được coi vừa là động lực, vừa là mục tiêu cho sự phát triển tiếp theo của xã hội. Chính vì vậy, nghị quyết TW II khoá VII cho thấy Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục, coi  Giáo dục là quốc sách hàng đầu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thường xuyên có những chính sách và Biện pháp để thúc đẩy sự phát triển giáo dục. 
 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII chỉ rõ: Các vấn đề chính sách xã hội, đều giải quyết theo tinh thần xã hội hóa, nhà nước giữ vai trò nòng cốt, đồng thời động viên mỗi người dân, các doanh nghiệp, các tổ chức trong xã hội, các cá nhân và các tổ chức nước ngoài cùng tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. 
 Xã hội hóa giáo dục là xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và xây dựng môi trường, kinh tế xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục.
 Xã hội hóa giáo dục còn là việc mở rộng các nguồn đầu tư khai thác tiềm năng về nhân lực, tài lực, vật lực trong xã hội. Phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục phát triển nhanh hơn có chất lượng cao hơn.
 Xã hội hóa giáo dục không có nghĩa là giảm bớt trách nhiệm của nhà nước mà trái lại tăng cường trách nhiệm, vai trò của nhà nước cao hơn nữa thể hiện ở chỗ có sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên công tác xã hội hóa của Đảng, sự quản lý chặt chẽ của nhà nước và vai trò chủ động nòng cốt của ngành giáo dục. Ở nước ta hiện nay, việc tiến hành xã hội hóa giáo dục có một vai trò hết sức quan trọng bởi vì:
 Thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm mở rộng tạo cơ hội cho mọi người trong xã hội được học tập nâng cao trình độ, từ đó giúp cho công việc hàng ngày đạt hiệu quả hơn tăng thu nhập cho người lao động.
 Khi nền kinh tế phát triển, thì nhà nước vẫn cần phải huy động mọi tổ chức, thành viên trong xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục. Chủ trương xã hội hóa giáo dục không chỉ thực hiện ở một thời điểm mà diễn ra lâu dài bởi vì giáo dục là sự nghiệp lâu dài của nhân dân là nhiệm vụ là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân.
 Bên cạnh đó, Điều 11 - Luật giáo dục đã xác định rõ về xã hội hóa sự nghiệp giáo dục: Mọi tổ chức, gia đình và công dân đều có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hóa các loại hình nhà trường và các hình thức giáo dục, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
	Nội dung chủ yếu của công tác xã hội hóa giáo dục thực chất là nội dung của việc huy động các lực lượng tham gia vào sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo:
	 Xây dựng phong trào học tập trong toàn xã hội tạo theo nhiều hình thức, nhiều loại hình đào tạo làm cho nền giáo dục của chúng ta trở thành một nền giáo dục giành cho mọi người, tạo cơ hội để cho mọi lứa tuổi đều có điều kiện học tập thường xuyên, học tập suốt đời và xây dựng xã hội ta thành một xã hội học tập.
 Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh vận động toàn dân chăm sóc thế hệ trẻ, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo dục trong nhà trường với giáo dục ở gia đình và giáo dục ngoài xã hội. 
 Trong những năm vừa qua mặc dù Đảng, nhà nước đã không ngừng đầu tư cho giáo dục nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của giáo dục. Chính vì vậy việc tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước và mở rộng các nguồn đầu tư khác cho giáo dục là tất yếu. 
2.2 THỰC TRẠNG CHUNG CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO 
 DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
 Khác với những năm trước đây, bậc học Tiểu học chưa được mọi người quan tâm chăm lo đầu tư đúng mức bởi chưa xác định đây chính là bậc học nền tảng, là cái gốc để các em học sinh học tốt hơn ở các bậc học tiếp theo. Trong những năm gần đây, thực trạng về công tác xã hội hóa ở các trường Tiểu học đang có chiều hướng tốt, mang lại hiệu quả cao cho chất lượng giáo dục. 
 Các nhà trường nhờ làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nên đã xây dựng Phong trào dạy tốt - học tốt. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ thông tin, nhiều trường được phụ huynh hỗ trợ mua được máy chiếu đa năng; máy tính xách tay; thành lập được phòng máy vi tính phục vụ tốt hơn cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học.
 Cũng nhờ làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục mà nhiều trường được đầu tư bởi các dự án lớn hay nhân dân địa phương đóng góp xây dựng phòng học; làm được sân bê tông, quy hoạch hệ thống bồn hoa, cây xanh sân trường; xây các phòng chức năng, xây được phòng đọc chung; mua sắm bàn ghế giáo viên, học sinh; xây dựng thư viện chuẩn, làm được nhiều bộ đồ dùng dạy học có giá trị; mua sắm nhiều dụng cụ phụ trợ khác phục vụ tốt hơn quá trình giáo dục như âm li, loa đài, ti vi, đàn ooc- gan.... 
 Tuy nhiên, công tác xã hội hóa giáo dục cũng còn không ít khó khăn như việc nhận thức của một bộ phận cán bộ giáo viên về công tác xã hội hóa giáo dục chưa đầy đủ dẫn đến chưa coi trọng công tác xã hội hóa giáo dục; vẫn có những phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em còn phó mặc cho nhà trường. Một bộ phận lãnh đạo địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác xã hội hóa giáo dục; Một số trường, một số địa phương chưa làm tốt vấn đề công khai kinh phí hỗ trợ từ công tác XHHGD, chưa thực hiện quy chế dân chủ hoá trường học nên vẫn còn ý kiến thiếu đồng tình từ phía nhân dân nói chung và phụ huynh học sinh nói riêng ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả công tác XHHGD.
Thùc tr¹ng vÒ c«ng t¸c x· héi ho¸ gi¸o dôc ë tr­êng TiÓu häc Nam NgẠn, Thµnh phè Thanh Hãa.
* Đặc điểm tình hình chung:
- Tình hình địa phương:
 Trường Tiểu học Nam Ngạn đóng trên địa bàn phường Nam Ngạn TP Thanh Hoá phía Đông giáp huyện Hoàng Hoá, phía Tây giáp phường Trường Thi, phía Nam giáp xã Đông Hương, phía Bắc giáp phường Hàm Rồng. Phường Nam Ngạn có diện tích 245,95 ha; dân số: 11.350 người chia làm 17 khối phố và 1 khu dân cư mặt bằng 08 Nam Ngan không phải là một phường trung tâm của Thành phố Thanh Hoá nhưng hiện nay có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và mạnh của Thành phố. Trên địa bàn có một số công ty, dự án như: Công ty XD thương mại Miền Trung, Công ty Taxi Mai Linh, chi nhánh công ty xăng dầu hiện nay phường đang có những dự án, công trình xây dựng lớn của nhà nước như: xây dựng cảng, XD khu du lịch, trung tâm thuơng mại
Những năm gần đây kinh tế địa phương ngày một phát triển, điện, đường, trường, trạm đã được xây dựng và lắp đặt kiên cố hoá. Do đó phường Nam Ngạn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị và là nơi đào tạo một lượng công dân lớn của TP Thanh Hoá mà các nhà trường phải đảm nhiệm. Tuy nhiên, do đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn, người dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề kinh tế đan xen nông - bán nông nghiệp, địa bàn rộng nên ít có thời gian quan tâm đến việc học tập của con em, chất lượng giáo dục muốn đảm bảo cần phải có sự nỗ lực rất lớn của cán bộ giáo viên các nhà trường.
 - Tình hình nhà trường:	
 TrườngTiểu học Nam Ngạn trước đây là trường cấp 1 Nam Ngạn được thành lập năm 1968 đến năm 1976 được sát nhập với trường cấp 2 Nam Ngạn gọi là trường phổ thông cơ sở Nam Ngạn, đến tháng 10 năm 1995 được tách ra thành trường tiểu học Nam Ngạn. Từ khi thành lập đến nay, trường luôn phát triển và trưởng thành vững mạnh. Trường có diện tích 3579 m2. Năm 2001 nhà trường nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của bộ trưởng Bộ thương binh xã hội Nguyễn Thị Hằng đã xây mới một dãy phòng học 2 tầng với 10 phòng học. Năm 2010 nhà trường tiếp tục được địa phương cho xây mới một một khu nhà hiệu bộ 3 tầng với đầy đủ các phòng làm việc cho các BGH và phòng họp cho Hội đồng giáo dục nhà trường, phòng chức năng... Cải tạo khuôn viên sân trường thoáng mát, được lát gạch sạch sẽ và có trên 50% diện tích được cây xanh che bóng mát để nhà trường có thể tổ chức cho học sinh các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đặc biệt, năm học 2014- 2015 nhà trường đã huy động nguồn xã hội hoá từ phụ huynh học sinh và giáo viên đã lát gạch toàn bộ phía sân sau của trường tạo thêm sân chơi có nhiều bóng mát cho học sinh. Với cơ sở vật chất tương đối khang trang nhà trường đã đảm bảo cho việc dạy học đạt kết quả tốt. Do đó trong những năm qua trường liên tục đạt trường tiên tiến cấp Thành phố, cấp Tỉnh. Song những năm gần đây, do việc thực hiện chương trình giáo dục mới với quy định học sinh tiểu học học 2 buổi/ ngày thì vấn đề phòng học, phòng bếp, phòng ăn, phòng ở bán trú của học sinh lại trở thành vấn đề bức bách mà địa phương và lãnh đạo nhà trường phải quan tâm.
- Đội ngũ: BAN GIÁM HIỆU NHÀ TRƯỜNG
Họ và tên
Chức danh
Độ tuổi
Trình độ chuyên môn
Trình độ
quản lí
Số năm giữ chức vụ hiện hành
Hoàng Thị Loan
 Hiệu trưởng
53
ĐHSP
TCQL
2
Lê Thị Nụ
P. Hiệu trưởng
52
ĐHSP
TCQL
11
Hoàng thị Hương
P. Hiệu trưởng
38
ĐHSP
2
CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, NHÂN VIÊN VÀ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
Tổng số GV
Số lượng GV trên chuẩn
Số lượng GV đạt chuẩn
Số lượng GV dưới chuẩn
Ghi chú
Nam
Nữ
ĐH
CĐ
THSP
10 +2, THHC
1
15
14
1
1
0
TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ CÁC ĐOÀN THỂ
Chi bộ đảng
SL đoàn viên
thanh niên
SL đoàn viên
công đoàn
Ghi chú
SL đảng viên chính thức
SL đảng viên dự bị
14
0
3
19
HỌC SINH (Năm học 2015 - 2016)
Khối lớp
Số lớp
Số học sinh
Đội viên
HS diện gia đình chính sách
HS khuyết
tật
HS hộ nghèo
HS hộ khó khăn
1
2
55
0
1
1
2
2
2
55
0
0
1
2
3
2
58
48
0
0
2
3
4
1
27
27
0
0
2
2
5
2
41
41
0
0
2
2
Tổng
9
236
116
0
1
8
11
Công tác tư tưởng, nhận thức.
 - Nhận thức của giáo viên trường Tiểu học Nam Ngạn về công tác xã hội hoá giáo dục.
	Kết quả điều tra nhận thức của cán bộ giáo viên trường TH Nam Ngạn về công tác xã hội hoá giáo dục như sau:
Bảng 1: Kết quả nhận thức của giáo viên về vấn đề xã hội hoá giáo dục. 
TT
Nội dung
Mức độ
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1
Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
10
100
0
0
0
0
2
Tạo ra một xã hội học tập góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
9
90
1
10
0
0
3
Phục vụ đắc lực cho sự phát triển kinh tế - Xã hội của địa phương.
8
80
2
20
0
0
4
Là con đường để thực hiện dân chủ hoá công tác giáo dục.
10
100
0
0
0
0
Bảng 2: Kết quả nhận thức của giáo viên về vai trò của Ban giám hiệu trong việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục:
TT
Nội dung
Mức độ
Rất quan trọng
Quan trọng
Không quan trọng
SL
TL
SL
TL
SL
TL
1
Vai trò của BGH trong công tác xã hội hoá giáo dục
9
90
1
10
0
0
2
Vai trò của giáo viên trong công tác xã hội hoá giáo dục.
1
10
1
10
8
80
3
Vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trong việc thực hiện công tác XHHGD
2
20
3
30
5
50
Thông qua kết quả điều tra nhận thức của 10 đồng chí giáo viên trong nhà trường bằng hệ thống phiếu đối với công tác xã hội hoá giáo dục cho thấy rất rõ các đồng chí giáo viên đều có nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục. Đặc biệt, qua điều tra nhận thấy 90 % các đồng chí giáo viên đều cho rằng Ban giám hiệu nhà trường có vai trò rất quan trọng trong công tác xã hội hóa giáo dục.
Có được nhận thức đúng đắn đó là do đội ngũ giáo viên đã được trẻ hóa, các đồng chí giáo viên được đào tạo chính quy (chuẩn và trên chuẩn) có năng lực công tác vững vàng. Hầu hết các đồng chí giáo viên đều nhiệt tình, có ý thức phấn đấu, đều là giáo viên chủ nhiệm lớp, là người có ảnh hưởng nhiều nhất tới học sinh, là cầu nối trực tiếp giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội.
 - Nhận thức của cán bộ quản lí về vấn đề xã hội hóa giáo dục 
Ban giám hiệu nhà trường có ý thức phấn đấu tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như năng lực quản lý, luôn xác định được vai trò của mình trong công tác và nhận thức được rằng một trong những điều kiện quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường là công tác xã hội hoá giáo dục. Với nhận thức đúng đắn về công tác xã hội hoá giáo dục tôi cùng với BGH đã tham mưu với Đảng uỷ , Chính quyền  cùng địa phương xây dựng kế hoạch về công tác xã hội hoá giáo dục trong từng năm học khoá học cùng với kế họach phát triển của nhà trường từng bước đem lại hiệu quả. Sự chỉ đạo thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục trong những năm gần đây đã có tác động rất lớn đến nhận thức của từng giáo viên trong nhà trường . Đặc biệt là hội cha mẹ học sinh của nhà trường đã tin tưởng tuyệt đối vào công tác xã hội hóa giáo dục , phối kết hợp chặt chẽ để cùng nhà trường giáo dục học sinh, củng cố tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng khuôn viên phục vụ cho việc dạy và học.
2.3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC NAM NGẠN
* Việc chỉ đạo thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của Ban giám hiệu trường Tiểu học Nam Ngạn được thể hiện cụ thể như sau:
- Công tác xây dựng kế hoạch
Muốn thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục thì khâu xây dựng kế hoạch là khâu rất quan trọng được BGH nhà trường đặc biệt quan tâm, vì đây là khâu định hướng, hoạch định cho các tổ chức đoàn thể, cá nhân những công việc cụ thể cần làm trong từng giai đoạn trong năm học.
Song song với việc xây dựng kế hoạch năm học, Hiệu trưởng nhà trường cùng với các đồng chí phụ trách đoàn thể như: Chi bộ, Công đoàn, Đoàn đội căn cứ vào tình hình đặc điểm của địa phương, phụ huynh, học sinh và kế hoạch phát triển của nhà trường để bàn bạc, cùng xây dựng kế hoạch (Hiệu trưởng, Ban giám hiệu đóng vai trò chủ đạo ) hoạch định những công việc cần làm về công tác xã hội hóa giáo dục với mục đích, nội dung, các biện pháp thực hiện .
Sau khi xây dựng được kế hoạch cụ thể, Hiệu trưởng, Ban giám hiệu tranh thủ ý kiến (sự ủng hộ) của Bí thư đảng uỷ, Chủ tịch UBND phường, Chủ tịch HĐGD phường, Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường .
- Công tác tham mưu với tổ chức chính quyền địa phương. 
 Lãnh đạo nhà trường đã tham mưu với chính quyền tổ chức Đại hội giáo dục cấp phường theo đúng thời gian qui định và duy trì sinh hoạt định kì của BCH Hội đồng giáo dục phường. Ban giám hiệu phối hợp với Chủ tịch hội đồng giáo dục dự thảo báo cáo, nội dung xã hội hóa giá

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_thuc_hien_cong_tac_xa_hoi_hoa_giao_duc.doc