SKKN Cách thức xây dựng tình huống để nâng cao hiệu quả giảng dạy pháp luật lớp 12

SKKN Cách thức xây dựng tình huống để nâng cao hiệu quả giảng dạy pháp luật lớp 12

- Những năm trước đây đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn pháp luật còn thiếu, do đó một số trường học buộc phải bố trí giáo viên bộ môn khác đảm nhiệm công tác giảng dạy. Điều này cũng đã ảnh hưởng khá nhiều tới chất lượng bài dạy. Do không được đào tạo về chuyên môn, việc dạy pháp luật chỉ là đối phó, điều này tạo ra sự nhàm chán đối với học sinh. Bộ môn pháp luật thực sự có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ở học sinh những nhận thức, góp phần điều chỉnh hành vi của các em, vậy mà do những điều kiện khó khăn đó mà nó không thể phát huy được tính hiệu quả như mong muốn. Mấy năm lại đây việc đào tạo đã đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng nên đã đem lại nhiều thuận lợi cho công tác giảng dạy. Nhiều giáo viên tâm huyết với nghề, thường xuyên học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn. Chất lượng của nhiều tiết dạy đã được nâng lên.

- Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận giáo viên ngại nghiên cứu, không chịu tìm tòi đổi mới cũng như tiếp cận các thông tin có tính thời sự vào bài dạy. Chúng ta biết đặc thù của pháp luật là phải có tính mới mẻ. Cùng với sự đổi thay của đời sống xã hội thì pháp luật cũng đã có nhiều điều luật được bố sung cho phù hợp. Việc giáo viên không chịu nghiên cứu tìm tòi, sử dụng các thông tin đã lạc hậu chỉ có thể làm cho học sinh thêm nhàm chán mà thôi.

 

doc 20 trang thuychi01 10992
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cách thức xây dựng tình huống để nâng cao hiệu quả giảng dạy pháp luật lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
 a. Những thuận lợi và khó khăn trong đội ngũ giáo viên giảng dạy pháp luật
- Những năm trước đây đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn pháp luật còn thiếu, do đó một số trường học buộc phải bố trí giáo viên bộ môn khác đảm nhiệm công tác giảng dạy. Điều này cũng đã ảnh hưởng khá nhiều tới chất lượng bài dạy. Do không được đào tạo về chuyên môn, việc dạy pháp luật chỉ là đối phó, điều này tạo ra sự nhàm chán đối với học sinh. Bộ môn pháp luật thực sự có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ở học sinh những nhận thức, góp phần điều chỉnh hành vi của các em, vậy mà do những điều kiện khó khăn đó mà nó không thể phát huy được tính hiệu quả như mong muốn. Mấy năm lại đây việc đào tạo đã đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng nên đã đem lại nhiều thuận lợi cho công tác giảng dạy. Nhiều giáo viên tâm huyết với nghề, thường xuyên học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn. Chất lượng của nhiều tiết dạy đã được nâng lên. 
- Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận giáo viên ngại nghiên cứu, không chịu tìm tòi đổi mới cũng như tiếp cận các thông tin có tính thời sự vào bài dạy. Chúng ta biết đặc thù của pháp luật là phải có tính mới mẻ. Cùng với sự đổi thay của đời sống xã hội thì pháp luật cũng đã có nhiều điều luật được bố sung cho phù hợp. Việc giáo viên không chịu nghiên cứu tìm tòi, sử dụng các thông tin đã lạc hậu chỉ có thể làm cho học sinh thêm nhàm chán mà thôi.
b. Những yếu tố khác tác động đến chất lượng giảng dạy bộ môn pháp luật
- Như chúng ta biết nội dung pháp luật được tập trung đưa vào giảng dạy ở lớp 12, đây là thời điểm các em chuẩn bị kỳ thi đại học. Chính điều này rất khó để các em thực sự tập trung cao cho việc học pháp luật. Bên cạnh đó nhận thức của một số em còn xem nhẹ bộ môn này. Đây chính là khó khăn cơ bản từ phía người học làm cho việc giảng dạy của giáo viên khó phát huy được hết hiệu quả của bài dạy.
- Ngoài ra thì chương trình sách giáo khoa và các tài liệu giảng dạy cũng có tác động tới công tác giảng dạy. Một số nội dung trong sách giao khoa không còn phù hợp do nhiều điều luật đã thay đổi. Cần phải có những tài liệu với những thông tin mới cập nhật của các điều luật thay đổi được bổ trợ kịp thời cho giáo viên.
- Một tác động làm ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy pháp luật đối với học sinh nữa đó là cái nhìn từ xã hội, đặc biệt là từ gia đình. Lâu nay nhiều người luôn suy nghĩ bộ môn GDCD là bộ môn phụ không quan trọng vì nó không có vai trò quyết định lớn trong các kì thi. Cái nhìn của họ về bộ môn có nhiều lệch lạc, điều này cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lí người học và người dạy. Suy nghĩ của các bậc phụ huynh cũng xem nhẹ bộ môn, định hướng cho con em họ tập trung tất cả cho bộ môn thi đại học. Chính điều này cũng gây khó khăn cho công tác giảng dạy.
Trên đây là những lí do cơ bản , xuất pháp từ những lí do đó mà bản thân tôi thấy cần phải tìm ra những cách thức thích hợp và hiệu quả để đưa pháp luật đến với các em một cách tốt nhất, gần gũi và dể hiểu nhất, giúp các em có những nhận thức cơ bản và có hành vi đúng với chuẩn mực đạo đức và pháp luật, giúp các em bước vào thế giới pháp luật bằng sự yêu mến và say mê thực sự . Vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: cách thức xây dựng tình huống để nâng cao hiệu quả giảng dạy pháp luật lớp 12.
2. Mục đích nghiên cứu
Như chúng ta đã biết pháp luật có vai trò vô cùng to lớn đối với bản thân mỗi người cũng như toàn xã hội. Việc đưa pháp luật vào trường học là điều rất cần thiết. Tuy nhiên để thực sự tạo nguồn cảm hứng và sự say mê của các em đối với bộ môn là cả một nghệ thuật. Việc nghiên cứu đề tài này bản thân tôi mong muốn đem lại tính hiệu quả cao trong công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường mà cụ thể là đối với học sinh lớp 12. Hiệu quả của công tác giảng dạy pháp luật không chỉ dừng lại ở việc nâng cao nhận thức pháp luật cho các em mà điều quan trọng hơn là giúp các em biết điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp không làm ảnh hưởng đến lợi ích của toàn xã hội, có thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đề tài của tôi nhằm hướng tới mục tiêu là nghệ thuật lựa chọn phương pháp cũng như một số kinh nghiệm trong giảng dạy để đem lại hiệu quả trong công tác giảng dạy pháp luật.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc giảng dạy pháp luật đối với học sinh bậc THPT. Đồng thời đánh giá thực trạng giảng dạy bộ môn GDCD nói chung và vấn đề pháp luật nói riêng ở trường THPT. Từ đó đưa ra cách thức xây dựng tình huống để nâng cao chất lượng giảng dạy pháp luật đối với học sinh lớp 12.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp chính sau:
a. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin.
b. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Điều tra, khảo sát qua các lớp tập huấn, chuyên đề, thảo luận, thử nghiệm thực tế và thực hiện một số tiết dạy để rút kinh nghiệm.
5.Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
	Đưa ra một vài cách thức để xây dựng lên các tình huống pháp luật nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy pháp luật cho học sinh lớp 12.
II. NỘI DUNG
 1. Cơ sở lý luận 
Để việc nghiên có hiệu quả tôi đã dựa trên các cơ sở sau:
a. Nhận thức về tâm sinh lí lứa tuổi
Học sinh cấp THPT đây là lứa tuổi chưa phát triển đầy đủ vê mặt tâm sinh lí. Các em muốn khám phá thế giới nhưng thực ra nhận thức của các em chưa thực sự đầy đủ. Hành động của các em nhiều khi còn bồng bột, thiếu suy nghĩ. Các em luôn thích sự mới mẻ, muốn thử sức mình, muốn thể hiện và bắt chước người lớn. Vì thế chúng ta cần nắm vững tâm sinh lí lứa tuổi để lựa chọn cho mình hình thức giáo dục thích hợp.
b. Nội dung cơ bản của các văn bản pháp luật liên quan đến bài dạy
Luật Hình sự
Luật Dân sự
Luật Hành chính
Luật Hôn nhân và gia đình
Luật Tố tụng hình sự
Luật Lao động
c. Lí luận về phương pháp dạy học
 Phương pháp dạy học: Là một phạm trù tư duy khoa học. Khi nói làm việc có phương pháp tức là muốn nói tới một hành động có tổ chức, có kế hoạch, có định hướng và có cách thức của nó là hợp lí, hợp với logic nội tại của sự vật).
 Nắm vững lí luận về phương pháp dạy học và ưu nhược điểm của từng phương pháp để lựa chọn và phối hợp các phương pháp đem lại hiệu quả trong hoạt động dạy và học.
Các phương pháp có thể vận dụng
- Phương pháp vấn đáp
- phương pháp động não
- phương pháp tình huống
- phương pháp đóng vai
- phương pháp giải quyết vấn đề
- phương pháp thảo luận nhóm
Trên đây là những cơ sở lí luận quan trọng cho việc lựa chọn những cách thức tốt nhất cho việc giảng dạy pháp luật có hiệu quả.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Bối cảnh lịch sử xã hội
 Đất nước ta đang trong thời kì đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội
Tuy nhiên sự nghiệp đổi mới cũng đứng trước nhiều thách thức. Để đáp ứng yêu cầu của xã hội đòi hỏi giáo dục phải không ngừng nâng cao việc giáo dục con người ( đội ngũ lao động có trình độ văn hoá, chuyên môn cao, có tay nghề thành thạo, có nhận thức pháp luât đầy đủ).
 Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên. Tuy vậy hiện nay tình trạng vi phạm pháp luật ở nhiều nơi, nhiều lúc diễn ra rất nghiêm trọng. Tình trạng phạm tội vẫn còn là vấn đề thời sự nóng bỏng, gây lo ngại trong quàn chúng nhân dân. Trong số những đối tượng vi phạm có một bộ phận không nhỏ thuộc lứa tuổi học sinh THPT. 
 Môn GDCD nói chung và kiến thức pháp luật nói riêng hơn bao giờ hết cần phải phát huy hơn nữa vai trò của mình trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho học sinh, góp phần vào công tác đấu tranh và ngăn chặn tội phạm trong xã hội.
b. Thực trạng của công tác giảng dạy pháp luật tại trường THPT
- Chương trình SGK đã có nhiều thay đổi, tuy nhiên một số nội dung pháp luật đã sửa đổi không đưa kịp thời vào SGK. Có những nội dung pháp luật rất quan trọng và trừu tượng thì lại gói trong một bài nên rất khó truyền tải được hết theo quy định về mặt thời gian. Kiến thức về Luật giao thông đường bộ rất cần thiết với các em thì không đưa vào chương trình SGK.
 - Một số giáo viên ngại tìm tỏi, đổi mới phương pháp giảng dạy nên làm cho giờ học pháp luật trở nên tẻ nhạt.
 - Học sinh lớp 12 chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia do đó học pháp luật còn mang tính đối phó.
 -Các trường thường gặp khó khăn về quỹ thời gian dành cho các hoạt động ngoại khóa về pháp luật.
 Trên đây là một số tồn tại làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy pháp luật cho học sinh lớp 12 hiện nay.
 3. Cách thức xây dựng tình huống pháp luật
a. Những nội dung pháp luật cần thiết khi truyền tải cho học sinh ở lớp 12
-. Vai trò của Pháp luật đối với Nhà nước và đối với công dân.
 - Các hình thức thực hiện pháp luật, các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
- Công dân bình đẳng trước pháp luật( bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, bình đẳng về trách nhiệm pháp lý)
 -. Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (Hôn nhân, Lao động, Kinh doanh)
 - Công dân với các quyền( tự do, dân chủ)
 - Pháp luật với sự phát triển ( của công dân, của đất nước 
b. Cách thức xây dựng tình huống
 Để dạy pháp luật thành công thì một yếu tố không thể thiếu là việc xây dựng các tình huống pháp luật. Bản thân tôi xem đây là yếu tố hàng đầu, là hạt nhân cho sự thành công trong một tiết dạy pháp luật.
* Lựa chọn nội dung( sát bài dạy, có tính thời sự, từ những vụ án đã xẩy ra)
Việc lựa chọn và xây dựng tình huống khi dạy pháp luật không phải là cái mới. Một giáo viên dạy pháp luật thì đây là việc làm rất bình thường và thường xuyên. Hiện nay giáo viên dạy GDCD trong tay đã có khá nhiều tài liệu về các dạng tình huống. Tuy nhiên theo tôi điểm nghệ thuật tạo ra sự hào hứng cho các em đó chính là cách xây dựng tình huống. Để xây dựng một tình huống hay có sức hút đối với học sinh theo tôi việc đầu tiên là phải hiều sở thích của các em. Giáo viên phải biết học sinh cần gì, thích cái gì. Chỉ làm việc theo ý chủ quan của mình là thất bại, vì điều đó có thể thầy thích nhưng trò lại không thích.
Trải qua khá dài thời gian làm việc trong môi trường giáo dục có tính đặc thù, tiếp xúc với đối tượng là học sinh giỏi trong quá trình giảng dạy pháp luật tôi đã tìm ra cho mình con đường đi phù hợp. Từ những tình huống được xây dựng để phục vụ cho các tiết học tôi thấy các em vô cùng hào hứng. Học sinh trường tôi theo tôi là những người sành ăn và khó tính. Các em không chấp nhận sự hời hợt và dễ dãi trong giảng dạy. Để tạo ra một giờ học hấp dẫn ,lôi cuốn sự tham gia của các em đòi hỏi một sự chuẩn bị kỹ càng của giáo viên. 
Khi dạy bài 1: Pháp luật và đời sống tôi đã đưa ra một tình huống như thế này:
Nguyễn thị Lý ( 40 tuổi) quê ở Thái Bình, lợi dụng sự cả tin của hai mẹ con M đã lừa M bán cho một người đàn ông Trung Quốc( gấp ba lần tuổi M) làm nghề phụ hồ. Suốt 17 năm làm việc quần quật M đã tìm cách trốn được về Việt Nam. Tội ác của Nguyễn thị Lý đã được đưa ra ánh sáng.
Câu hỏi:
Câu 1. Em hãy chỉ ra những hành vi vi phạm pháp luật trong tình huống trên? Hành vi đó theo em phải xử lí như thế nào?
Câu 2. Khi quyền lời của bản thân bị xâm phạm hoặc phát hiện tội phạm em sẽ làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình và của người khác?
Tình huống này tôi xây dựng từ một vụ án đã xẩy ra. Cụ thể là:
Mẹ cô là là một người đàn bà mù lòa, nghèo khổ ( Thái Bình). Năm M 17 tuổi có người phụ nữ cùng quê nay lấy chồng ở thành phố Thái Nguyên tên là Nguyễn thị Lý sang nhà chơi. Tỏ vẻ thương hại mẹ con người đàn bà mù lòa nên Lý nói là sẽ giúp M đi theo Lý đến làm tại xưởng làm hương của mình tại Thái Nguyên.Tin lời Lý, M đã khăn gói lên đường. Khi gần đến ga Đồng Quang( Thái Nguyên) Lý cho cô ăn một bát phở và đưa cho cô cốc nước. Vì đói và khát nên cô cắm cúi ăn và uống, M không ngờ rằng Lý đã cho thuốc mê vào cốc nước. Khi tỉnh lại M thấy mình nằm trên một chiếc xe ô tô. Người lái xe nói với cô rằng họ đã mua cô, hiện nay cô đang ở đất Trung Quốc. 
Chúng đưa cô đi rất xa, đến tận một bản làng vùng sâu đất Quảng Đông. Một người đàn ông làm nghề phụ hồ gấp ba lần tuổi cô đã mua cô về làm vợ. Cô phải làm việc quần quật suốt ngày đêm nhưng không bao giờ M được chồng cho cầm một đồng nào. Cô bị quản lí rất chặt, không bao giờ được bước chân ra khỏi làng. Mười bảy năm trôi qua, đứa con chung của M đã được 14 tuổi. Có lẽ nghĩ M không còn ý định quay về Việt Nam nên chồng cô bắt đầu cho cô đi chợ xa. Trong một lần đi chợ xa M đã chạy vào một trạm công an Trung Quốc trình báo. Công anTQ đã cho M một tờ giấy thông hành giúp cô trở về Việt Nam an toàn. Khi trở về M hay tin mẹ cô đã mất sau hai năm cô đi. M đã làm đơn tố cáo Lý với công an tỉnh Thái Bình.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ các trinh sát đã bắt được Nguyễn thị Lý tại chợ Măng Cầu (Thái Nguyên). Nguyễn thị Lý không bao giờ nghĩ rằng tội lỗi của mình sau 17 năm lại bi lôi ra ánh sáng.
Việc lựa chọn tình huống này tôi dựa trên cơ sở phù hợp với nội dung của bài. Qua tình huống học sinh sẽ thấy được vai trò quan trọng của pháp luật trong quản lí xã hộii. Cụ thể là những hành vi vi phạm pháp luật, xem thường tính mạng và sức khỏe của người khác sẽ bị trừng trị thích đáng, đem lại sự bình yên cho mọi gia đình. Ngoài ra hiểu biết pháp luật nhằm để giúp chúng ta biết tự bảo vệ mình và người khác khi quyền lợi bị xâm phạm.
Tình huống này còn có ý nghĩa sâu sắc trong việc trang bị những kỹ năng cấn thiết cho học sinh. Những năm gần đây tội phạm buôn bán người đặc biệt là phụ nữ ra nước ngoài diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp. Nhiều thủ đoạn buôn bán phụ nữ rất khó nhận diện do đó nạn nhân của những vụ buôn bán phụ nữ không chỉ đối với người dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa, với người ít học mà mở rộng ra phạm vi thành phố, là học sinh, sinh sinh viên, cán bộ, viên chức nhà nước
Điều này thêm khẳng định mứcc độ nguy hiểm của tội phạm này. Vì thế qua việc lựa chọn tình huống này nhằm trang bị cho các em những hiểu biết cũng như các kỹ năng bảo vệ mình. Qua đây chúng ta thấy việc xây dựng một tình huống là vô cùng quan trọng. Giáo viên phải xác định được mục đích cuối cùng tình huống là gì? Đó là những điều quan trọng chúng ta muốn nhắn nhủ tới các em - đây chính là trách nhiệm và lương tâm của người thầy. 
 * Xây dựng hệ thống câu hỏi: chặt chẽ, có tính tư duy cao, tạo được sự hào hứng của học sinh.
Sau mỗi bài tập tình huống giáo viên phải đưa ra các câu hỏi theo mức độ từ dễ đến khó, từ vận dụng lý thuyết đến vận dụng thực tiễn. Học sinh luôn mong muốn được độc lập suy nghĩ, với những câu hỏi khó các em sẽ rất hào hứng tìm tòi.
Ví dụ ( Vận dụng vào bài 6 - Công dân với các quyền tự do cơ bản)
Tình huống
Anh Nguyễn Văn Nghĩa chặt những cành cây từ vườn nhà ông Sâm vươn sang vườn nhà mình. Ông Sâm đã trói và đánh anh Nghĩa bị thương( theo giám định y khoa thì thiệt hại sức khỏe là 21%). Ông Sâm còn vu khống anh Nghĩa vào nhà mình phá phách đồ đạc và đánh người.
Câu hỏi
Câu 1. Em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật trong tình huống trên?
Câu 2. Theo em ông Sâm sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luạt?
Như vậy việc đưa ra câu hỏi đã yêu cầu học sinh buộc phải tư duy. Mỗi học sinh có thể có một cách trả lời khác nhau, chính điều đó đã tạo ra sự tranh luận giữa các em.Việc đưa ra các câu hỏi kiểu như thế này sẽ làm cho giờ học pháp luật trở nên sôi động hơn.Tuy nhiên để làm được điều đó đòi hỏi giáo viên phải tìm hiểu kỹ càng về các ngành luật( để giải đáp các câu hỏi trên đòi hỏi phải vận dụng các ngành luật như: Luật Dân sự, Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự). Để xây dựng tình huống hay cũng như hệ thống câu hỏi cuốn hút sự chú ý của học sinh yêu cầu giáo viên phải chịu khó học hỏi, nghiên cứu nhiều ngành luật. Bởi có như vậy mới giải đáp được những vấn đề mà học sinh muốn khám phá.
* Bài học sau mỗi bài tập tình huống
 Đây là điều vô cùng cần thiết nhằm trang bị cho các em những kỹ năng để các em có thể giải quyết được những vấn đề xẩy ra đối với bản thân.
 Kinh nghiệm từ nhiều năm giảng dạy bản thân tôi có suy nghĩ rằng, môn GDCD nói chung và pháp luật nói riêng có một điều mà giáo viên nào cũng cần phải xác định đó là tính giáo dục của nó. Có nghĩa là sau mỗi bài học giáo viên phải làm thế nào để trang bị cho các em những bài học có ý nghĩa, điều này thật sự rất cần thiết. Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của mọi người dân không ngừng được nâng lên, tuy nhiên những tội phạm xã hội cũng đồng thời gia tăng với những thủ đoạn rất tinh vi và độc ác. Do đó thông qua việc trang bị các kiến thức pháp luật giáo viên nên cho các em rút ra các bài học cho bản thân, biết nêu cao tinh thần đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như khả năng bảo vệ mình và những người xung quanh.
Ví dụ ( Vận dụng vào bài - Công dân với các quyền tự do cơ bản)
Tình huống
Bốn nhân viên cửa hàng sách phát hiện một nữ sinh vào mua sách đã lấy trộm một cuốn sách có giá trị là 200 000 ngàn đồng. Bốn nhân viên đã trói và bắt nữ sinh treo tấm biển “ tôi là người ăn trộm”, sau đó chụp ảnh tung lên mạng.
Câu hỏi
Câu 1. Em hãy cho biết những ai vi phạm pháp luật trong tình huống trên? Loại vi phạm? Trách nhiệm pháp lý?
Câu 2. Qua tình huống trên em rút ra bài học gì cho mình và người khác?Nếu phát hiện ra người ăn trộm em cần phải xử sự thế nào cho đúng pháp luật? 
Câu hỏi 2 sẽ là câu hỏi có ý nghĩa giáo dục cho học sinh. Hiện nay do thiếu hiểu biết về pháp luật mà một số người đã có hành vi vi phạm pháp luật làm tổn thương đến nhân phẩm và danh dự của người khác mà pháp luật gọi là “ tội làm nhục’. Theo quy định của pháp luật thì người có dấu hiệu làm nhục người khác có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Qua tình huống này học sinh có ý thức tôn trọng nhân phẩm và danh dự của người khác, không được tự tiện xử lý nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
Biện pháp xử lý đúng pháp luật là người phát hiện kẻ trộm phải giải họ đến UBND hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để cơ quan này xử lý theo quy định của pháp luật. Việc làm đó vừa đúng pháp luật vừa đủ tính răn đe.
Việc xử lý phải được thực hiện bởi cơ quan pháp luật, theo trình tự pháp luật, không một cá nhân nào được tự ý cho phép mình phép mình thay mặt cơ quan pháp luật để thực hiện việc xử lý người ăn trộm.
Như vậy qua tình huống và trả lời câu hỏi học sinh đã trang bị thêm cho mình những hiểu biết rất cần thiết để đấu tranh phòng chống tội phạm, vừa biết tôn trọng nhân phẩm và danh dự của nguồi khác.
* Một số tình huống điển hình
Tình huống 1( vận dụng vào bài – Thực hiện pháp luật)
Bà Trần Ngọc Bích là giám đốc điều hành công ty Tân Hiệp Phát ( sản xuất đồ uống).Cuối năm 2014 bà nhận được tin của một khách hàng thông báo là phát hiện một chai nước có dị vật bên trong. Khách hàng này đã yêu cầu công ty mua lại với số tiền là 1 tỉ đồng. Người này dọa sẽ in 500 tờ rơi rải cho người tiêu dùng biết nếu công ty không đáp ứng yêu cầu.
Câu hỏi
Câu 1. Theo em hành vi của khách hàng trên có vi phạm pháp luật không? Tại sao?
Câu 2. Nếu em là giám đốc em sẽ giải quyết sự việc trên như thế nào?
Tình huống 2( vận dụng vào bài-Công dân với các quyền tự do cơ bản)
Chị H lúc vào cửa hàng mua đồ do bất cẩn đã bị kẻ gian lấy trộm túi xách (có số tiền là 50 triệu đồng và một chiếc điện thoại di động ). Chị H đã trình báo với cơ quan công an. 
Sau khi tìm hiểu và có căn cứ là số tài sản này hiện đang được cất dấu tại nhà bà L, cơ quan điều tra đã lên kế hoạch khám xét nhà bà L. Khi lực lượng công an có mặt tại nhà bà L thì bà đi vắng.
Câu hỏi: Em hãy cho biết trong trường hợp chủ nhà đi vắng cơ quan điều tra có quyền khám xét chỗ ở của họ không? Tại sao?Nếu có thì cần phải có những thủ tục gì?
Tình huống 3( vận dụng vào bài – Công dân với các quyền dân chủ)
Tại khoa xét nghiệm máu của bệnh viện đa khoa Hoài Đức( Hà Nôi), trưởng khoa cùng các kỹ thuật viên đã thực hiện việc “ nhân bản kết quả xét nghiệm máu”. Đây là hành vi vô cùng nghiêm trọng ảnh hưởng đến uy tín của ngành y làm đánh mất niềm tin của nhân dân. Chị Hoàng thị Nguyệt- cán bộ khoa xét nghiệm máu đã rất bất bình về việc này.
Câu hỏi: Theo em để lên án và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật trong tình huống trên chị Nguyệt phải làm g

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cach_thuc_xay_dung_tinh_huong_de_nang_cao_hieu_qua_gian.doc