SKKN Sử dụng câu chuyện pháp luật vào dạy ôn thi THPTQG môn GDCD cho học sinh lớp 12 qua phần công dân với pháp luật

SKKN Sử dụng câu chuyện pháp luật vào dạy ôn thi THPTQG môn GDCD cho học sinh lớp 12 qua phần công dân với pháp luật

Nghị quyết TW2 Khóa 8 đã nhấn mạnh: “Muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh mẽ GD&ĐT, phát huy nguồn lực con người” [1].

 Qua đó ta nhận thấy được trọng trách to lớn của sự nghiệp giáo dục. Từ thực tiễn đã đặt ra yêu cầu cho nghành giáo dục nước nhà phải đổi mới để đáp ứng kịp thời với quá trình phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, việc: “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu” [2]. Vì vậy giáo dục cần phải có chiến lược để phát huy mặt tích cực và hạn chế tối đa mặt tiêu cực của nền kinh tế hội nhập đang tác động lớn đến đạo đức lối sống, đặc biệt là với lứa tuổi học sinh THPT.

 Cùng với sự đổi mới của nghành giáo dục nói chung thì môn học GDCD không ngoại lệ. Môn học này, cần đổi mới cả về hình thức và các phương pháp dạy học khác nhau để giúp học sinh nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng có thể lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất và chuẩn bị bước vào kì thi THPTQG.

 

doc 15 trang thuychi01 6683
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng câu chuyện pháp luật vào dạy ôn thi THPTQG môn GDCD cho học sinh lớp 12 qua phần công dân với pháp luật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU 2
 1. Lí do chọn đề tài.. 2
 2. Mục đích nghiên cứu... 2
 3. Đối tượng nghiên cứu.. 3
 4. Phương pháp nghiên cứu. 3
II. NỘI DUNG... 3
 1. Cơ sở lí luận..3
 2. Thực trạng của vấn đề.. 4
 3. Các giải pháp đã sử dụng..5
 3.1. Sử dụng câu chuyện pháp luật để giới thiệu bài.5
 3.2. Sử dụng câu chuyện pháp luật để dẫn dắt vào từng đơn vị kiến thức6
 3.3. Sử dụng câu chuyện pháp luật để làm rõ kiến thức bài học...7
 3.4. Sử dụng câu chuyện pháp luật để củng cố nội dung bài học10
 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm..11
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ13
 1. Kết luận.. 13
 2. Kiến nghị. . 14
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết TW2 Khóa 8 đã nhấn mạnh: “Muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh mẽ GD&ĐT, phát huy nguồn lực con người” [1].
 Qua đó ta nhận thấy được trọng trách to lớn của sự nghiệp giáo dục. Từ thực tiễn đã đặt ra yêu cầu cho nghành giáo dục nước nhà phải đổi mới để đáp ứng kịp thời với quá trình phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, việc: “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu” [2]. Vì vậy giáo dục cần phải có chiến lược để phát huy mặt tích cực và hạn chế tối đa mặt tiêu cực của nền kinh tế hội nhập đang tác động lớn đến đạo đức lối sống, đặc biệt là với lứa tuổi học sinh THPT. 
 Cùng với sự đổi mới của nghành giáo dục nói chung thì môn học GDCD không ngoại lệ. Môn học này, cần đổi mới cả về hình thức và các phương pháp dạy học khác nhau để giúp học sinh nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng có thể lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất và chuẩn bị bước vào kì thi THPTQG. 
 Với nhiều năm giảng dạy môn GDCD ở các lớp 12, Tôi nhận thấy một điều là hầu hết các em chưa có hứng thú với môn học. Hơn nữa nội dung chương trình GDCD 12 với chủ đề: “Công dân với pháp luật”, thường liên quan đến rất nhiều điều luật khó nhớ và bài học thì dài. Nhiều nội dung thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội nên muốn giải quyết được, các em cần phải có kiến thức và kĩ năng nhưng thực tế thì các em còn yếu và thiếu về kiến thức pháp luật. Bởi thế để tránh sự nhàm chán trong việc tiếp cận kiến thức pháp luật, tạo hứng thú cho các em tìm hiểu về điều luật, ở một số lớp trong các tiết dạy Tôi đã “Sử dụng câu chuyện pháp luật” vào giảng dạy cho học sinh với mục đích khắc sâu kiến thức, tạo hứng thú tránh sự nhàm chán, giúp học sinh nắm bài tốt hơn và ghi nhớ nhanh hơn. Qua đó sẽ trang bị đầy đủ kiến thức để các em có tâm thế chủ động vững vàng bước vào kì thi THPTQG.
 Mỗi một giáo viên sẽ có cách dạy riêng để nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh và từ đó giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi THPTQG. Bản thân tôi với hơn 10 năm giảng dạy môn học này và 2 năm đứng ôn thi THPTQG môn GDCD cho các em lớp 12, Tôi xin mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm về việc dạy học môn GDCD tại trường THPT Ngọc Lặc với đề tài: “Sử dụng câu chuyện pháp luật vào dạy ôn thi THPTQG môn GDCD cho học sinh lớp 12 qua phần công dân với pháp luật”.
2. Mục đích nghiên cứu.
 Đề tài: “Sử dụng câu chuyện pháp luật vào dạy ôn thi THPTQG môn GDCD cho học sinh lớp 12 qua phần công dân với pháp luật” nhằm:
- Nghiên cứu việc dùng câu chuyện pháp luật vào giảng dạy môn GDCD 12 và đề xuất một số kinh nghiệm nhằm vận dụng phương pháp này đạt hiệu quả cho việc ôn thi THPTQG.
 - Đổi mới phương pháp giảng dạy một cách hiệu quả, nâng cao chất lượng môn học GDCD trong nhà trường THPT.
 - Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến phương pháp sử dụng câu chuyện pháp lật vào ôn thi THPTQG môn GDCD cho học sinh lớp 12, qua phần: Công dân với pháp luật.
3. Đối tượng nghiên cứu.
 Nghiên cứu về việc: “Sử dụng câu chuyện pháp luật vào dạy ôn thi THPTQG cho học sinh lớp 12 qua phần Công dân với pháp luật”.
 Phạm vi đề tài này giới hạn nghiên cứu học sinh các lớp 12 chuẩn bị thi THPTQG mà tôi được phân công trực tiếp giảng dạy: 12A4, 12A5,12A9,12A10 ( năm học 2016-2017); 12A2, 12A3, 12A7,12A9 (năm học 2017-2018)
4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên xây dựng cơ sở lý thuyết: Đây là nhóm phương pháp nhằm mục đích thu thập thông tin liên quan đến đề tài bằng cách đọc tài liệu, phân tích và tổng hợp các thông tin.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: là phương pháp sử dụng phiếu trắc nghiệm phát cho học sinh và thu về phân tích kết quả. Hoặc giáo viên đặt câu hỏi trực tiếp cho học sinh về những vấn đề liên quan đến đề tài và ghi lại ý kiến.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sau khi tổ chức thực nghiệm các kết quả được thu thập thống kê và đưa ra kết quả đánh giá cụ thể về số liệu phân loại học sinh đạt tỉ lệ tốt nghiệp THPTQG môn GDCD khi vận dụng phương pháp: “Sử dụng câu chuyện pháp luật vào dạy ôn thi THPTQG môn GDCD cho học sinh lớp 12 qua phần công dân với pháp luật”.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiêm.
1.1. Quan niệm về phương pháp sử dụng câu chuyện pháp luật
 Theo Tâm lý học dạy học thì phương pháp dạy học là hình thức và cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định nhằm đạt được mục đích dạy học [1].
 Phương pháp sử dụng câu chuyện pháp luật là phương pháp dạy học mà giáo viên sẽ sử dụng những câu chuyện phản ánh những sự việc, những hành động việc làm có thật diễn ra trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày của con người, được thể hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng: Đài phát thanh, đài truyền hình hoặc ở các tạp chí, sách báo, trên mạngQua câu chuyện pháp luật học sinh có thái độ, ý kiến của riêng mình. Từ đó các em sẽ tìm thấy hứng thú mới trong học tập, các em tự rút ra bài học cho bản thân, đồng thời biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống và biết cách giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
1.2. Vai trò của câu chuyện pháp luật
Câu chuyện pháp luật góp phần hình thành cho học sinh những phương pháp học tập tích cực, năng động, sáng tạo, giúp cho học sinh hiểu sâu nhớ lâu kiến thức pháp luật. Bằng những câu chuyện có thật, học sinh sẽ hứng thú tìm tòi các tình tiết, cách giải quyết và phán đoán phù hợp với thực tiễn. Vì tính thực tiễn của câu chuyện pháp luật rất cao nên sẽ giúp học sinh có kinh nghiệm, thái độ ứng xử trong cuộc sống một cách hợp lý nhất. 
Sử dụng câu chuyện pháp luật ngắn gọn, hấp dẫn sẽ là phương pháp hiệu quả để tạo cho các em học sinh những ấn tượng mạnh mẽ, những cảm xúc sâu sắc và niềm hứng thú, sự say mê sáng tạo với môn họcĐồng thời, giúp các em củng cố, mở rộng và khắc sâu kiến thức trọng tâm của bài học một cách hiệu quả nhất.
Qua việc sử dụng các câu chuyện pháp luật giúp các em có cái nhìn thiết thực hơn về cuộc sống của bản thân và sẽ tạo ra không khí giờ học sôi nổi, học sinh rèn luyện cho mình được tinh thần hỗ trợ, hợp tác lẫn nhau để giải quyết nội dung bài học. 
Ngoài ra khi đưa câu chuyện pháp luật vào dạy ôn thi THPTQG cho học sinh lớp 12 sẽ giúp các em tiếp thu bài có hiệu quả hơn và giảm bớt sự khô khan của môn học.
2. Thực trạng của vấn đề
Bộ môn GDCD trong những năm vừa qua đã được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, được nhìn nhận đánh giá đúng tầm quan trọng của bộ môn trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhất là giáo dục tư cách, đạo đức, lối sống cho học sinh. Từ phía học sinh thì lại dường như không mấy mặn mà với môn học, điều này đã “trở thành “nếp”, tạo nên sức ì về mặt tâm lý mà muốn khắc phục không phải dễ”[1]. Có nhiều lý do để lý giải, nhưng chủ yếu là do học sinh quan niệm môn GDCD là môn “phụ”. Hơn nữa, từ năm học 2016-2017 trở về trước môn học này không có tên trong các kì thi quan trọng như thi Tốt nghiệp THPT hay thi Đaị học, cao đẳng nên học sinh lớp 12 thường chỉ học để đủ điểm, mà bỏ qua vấn đề suy ngẫm, tìm hiểu sâu kiến thức sau mỗi bài học. Bên cạnh đó, một số trường thường đẩy nhanh việc dạy học nhằm kết thúc sớm môn GDCD và để dành thời gian cho môn học khác cần thiết cho thi Đại học, cao đẳng. Chính vì vậy mà việc học môn GDCD rơi vào tình trạng bị động đối phó.
Về phía người dạy, qua thực tế có thể nhận thấy, phần lớn giáo viên vẫn lên lớp bằng phương pháp xưa cũ: thầy đọc trò chép, tạo cảm giác mệt mỏi, thụ động đối với học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức. Một số giáo viên khác chưa thực sự quan tâm, đầu tư trong việc soạn giáo án, chuẩn bị bài lên lớp.
Từ năm học 2016-2017, môn GDCD đã được Bộ GD&ĐT quyết định đưa vào tổ hợp Khoa học xã hội để thi và xét tốt nghiệp cho kì thi THPTQG. Đây vừa là cơ hội lại vừa là thách thức. Và thực tế cũng chưa có nhiều trường, nhiều ngành nghề lựa chọn xét tuyển môn GDCD nên đa số học sinh chưa thực sự coi trọng, chưa chú tâm học tập bộ môn này và môn học vẫn còn bị xem nhẹ. 
Hiện tại, bộ môn GDCD đã và đang phải “gánh” thêm quá nhiều nội dung khác được đưa vào lồng ghép trong môn học như: Giáo dục giới tính, Sức khỏe sinh sản kế hoạch hóa gia đình, Kĩ năng sống, Bảo vệ môi trường, Giáo dục pháp luật, Giáo dục về an toàn giao thông, Giáo dục chính sách quốc phòng... Vì thế, nhiều giáo viên cho biết việc giảng dạy nhiều lúc rất nặng tính hình thức và hiệu quả truyền đạt tới học sinh chưa đạt được kết quả như mong muốn dẫn đến chất lượng thi THPTQG chưa được đáp ứng như mong đợi.
Bên cạnh đó, thực trạng về việc chấp hành pháp luật của lứa tuổi học sinh THPT hiện nay còn nhiều yếu kém. Các vụ vi phạm pháp luật do học sinh THPT gây ra chiếm tỉ lệ lớn. Bởi lẽ độ tuổi các em tuy không còn là trẻ em nhưng lại chưa thực sự trở thành người lớn nên các em rất nhạy cảm. Luôn mốn khẳng định mình bằng mọi cách, bằng bất cứ việc làm nào. Trong đó có không ít việc làm sai, việc làm vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật mà ngay bản thân các em cũng chưa thể nhận ra. Chính điều đó, Tôi tự nhận thấy cần phải giáo dục hơn nữa ý thức pháp luật cho các em. Qua câu chuyện pháp luật có thực được đưa vào giảng dạy sẽ giúp các em tự nhận thức, tự đánh giá được đâu là việc làm đúng, đâu là việc làm sai. Để từ đó các em nâng cao được kĩ năng sống, biết rút kinh nghiệm trong thực tiễn cuộc sống hàng ngày và biết tránh xa các hành vi vi phạm pháp luật.
 Xuất phát từ thực trạng trên dẫn đến tính hiệu quả của môn học này là chưa cao. Với tư cách là giáo viên giảng dạy môn học GDCD, Tôi thấy mình cần phải có trách nhiệm tìm ra những giải pháp nhằm tạo ra hứng thú trong học tập và nâng cao hiệu quả giáo dục môn học GDCD với học sinh lớp 12, Tôi đã sử dụng công nghệ thông tin và áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới đặc biệt là sử dụng các câu chuyện pháp luật lồng ghép khi dạy phần Công dân với pháp luật cho học sinh lớp 12, để học sinh có thể hiểu sâu nhớ lâu kiến thức pháp luật. Từ đó các em có thêm niềm tin, thực sự chủ động để bước vào kì thi THPTQG.
3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
3.1. Sử dụng câu chuyện pháp luật để giới thiệu bài.
Thay thế cho cách giới thiệu bài thông thường bằng phương pháp thuyết trình, giáo viên có thể sử dụng một câu chuyện pháp luật để gây hứng thú cho học sinh bước vào bài mới.
 Ví dụ 1: Để dẫn học sinh vào Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo”, giáo viên có thể sử dụng câu chuyện sau:
Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ tại Ngọc Lặc
Ngày 20/3/2018, công an huyện Ngọc Lặc đã lập biên bản đối với Nguyễn Văn Đông (SN 1993, ngụ huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) và Trần Thị Huyền Trang ( SN 1995, ngụ huyện Lý Nam, tỉnh Hà Nam) đang tổ chức rao giảng về Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ trái pháp luật tại huyện Ngọc Lặc. Tại điểm rao giảng có trên dưới 10 người, họ mở nhạc có lời và tài liệu không có nguồn gốc xuất xứ, tự in, tự chế để rao giảng [1].
(Theo báo Người lao động)
- Sau khi kể cho học sinh nghe câu chuyện, giáo viên đặt ra câu hỏi: 
Em có nhận xét gì về cách thức hoạt động của Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ tại Ngọc Lặc?
- Học sinh lắng nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi sau khi kết thúc câu chuyện. Học sinh trình bày ý kiến của mình.
- Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng thời bổ sung kết luận: cách thức hoạt động của Hội Thánh Đức Chúa Trời Mẹ là trái với nội dung quy định của pháp luật nước ta về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Vậy nội dung cụ thể như thế nào về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thì ta cùng tìm hiểu Bài 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo”.
 Ví dụ 2: Để dẫn học sinh vào Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội”, giáo viên có thể sử dụng câu chuyện sau:
Mẹ nỡ tâm vứt con chưa đầy tuổi .
Đêm 28/11, một góc phố thuộc huyện Liên Chiểu( Đà Nẵng) xóm xôn xao khi chị Na xốc nách cháu Trần Đức tầm 7-8 tháng tuổi, chạy thẳng xuống tầng một và vứt cháu vào cái nôi tre kéo xềnh xệch trên mặt đường. Nhiều lúc nôi lắc lư, ngả nghiêng ngả ngửa mà chị Na vẫn không dừng tay, mặc cho trong nôi cháu Đức khóc thét. Lúc đó chồng chị Na ra can ngăn thì bị chị Na tấn công, cào rách mặt. Chỉ khi công an phường đến thì vụ việc mới được giải quyết. Đây không phải là lần đầu người phụ nữ này hành hạ con. Trước đó rất nhiều lần chị ta đã ném con vào lề đường, bụi rậm [1].
( Vietnamnet.vn, ngày 30/11/2009).
- Sau khi kể cho học sinh nghe câu chuyện, giáo viên đặt ra câu hỏi: Em có nhận xét gì về hành vi của chị Na?
- Học sinh lắng nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi sau khi kết thúc câu chuyện. Học sinh trình bày ý kiến của mình.
- Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng thời bổ sung kết luận: Như vậy qua việc làm của chị Na, cho ta thấy đó là hành vi vi phạm pháp luật. Mà cụ thể hơn là hành vi xâm phạm vào quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con cái. Đây là một trong những nội dung của bài học 4: “ Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội”, sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài.
3.2. Sử dụng câu chuyện pháp luật để dẫn dắt vào từng đơn vị kiến thức.
 Nội dung câu chuyện ở đây có thể không phải là nội dung chung của toàn bài mà chỉ là một câu chuyện mang một nội dung của một đơn vị kiến thức. Dẫn dắt theo lối này là một cách làm có hiệu quả, tạo cho học sinh sự bất ngờ, thu hút được sự chú ý của các em.
 Ví dụ 1: Ở Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội”, để dẫn học sinh vào nội dung 1b: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình”, Giáo viên dùng câu chuyện pháp luật: 
Giết chồng vì 10 ngàn đồng
Ngày 1/7/2015 chị Lê Thị Thủy đi bốc vác một buổi được 20 ngàn đồng, cất trong túi áo treo trên tường. Sau bữa cơm chị vào lấy tiền đi trả nợ thì phát hiện bị mất 10 ngàn đồng. Nghĩ ngay là chồng lấy, chị bèn hỏi chồng nhưng chồng chị lại chối. Thủy tức giận nắm cổ áo chồng và kéo vào phòng khách. Do bị teo chân nên chồng chị - anh Sơn ngã xuống nhà. Lúc này chị Thủy hỏi lại một lần nữa, đồng thời dùng chân đạp mạnh vào bụng chồng. Đến 1h ngày 2/7 anh Sơn đã tử vong [1].
(Theo: dantri.com.vn, ngày 11/11/2015)
- Giáo viên có thể đặt câu hỏi để dẫn dắt: Em có suy nghĩ gì về việc làm của chị Thủy đối với anh Sơn?
- Sau khi học sinh trả lời, GV kết luận lại: đó là việc làm vi phạm pháp luật, vi phạm quyền bình đẳng vợ và chồng, vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình.
 Ví dụ 2: Bài 2: Thực hiện pháp luật”, để dẫn dắt học sinh vào phần 2c: Các loại vi phạm pháp luật” (cụ thể là vi phạm hình sự) giáo viên sử dụng câu chuyện:
Nam sinh dùng dao đâm bạn học tử vong.
Vào ngày mùng 10/5/2016, tại trường THPT Thảo Nguyên (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) đã diễn ra một vụ án nghiêm trọng. Trịnh Danh Thịnh( 19 tuổi, học sinh lớp 12A5) dùng dao tấn công Hoàng Quang Anh ( 17 tuổi, học sinh lớp 11A4). Được biết, trước đó do có mẫu thuẫn trong chuyện tình cảm, Quang Anh lên Facebook cá nhân đe dọa Thịnh. Hôm sau Thịnh mang theo một con dao trong balo tới trường. Đến giờ ra chơi, Quang Anh cùng một nhóm bạn kéo tới lớp 12A5. Tại đây, Quang Anh cùng nhóm bạn đã ra tay đánh Thịnh , vùng vẫy bỏ chạy tới chỗ ngồi, Thịnh rút dao đâm vào ngực phải Quang Anh. Ngay sau đó, Quang Anh đã được thầy cô đưa đi cấp cứu nhưng do vết thương quá nặng nên đã tử vong [1].
( Từ phapluatpluc.vn, ngày 27/03/2017)
- Giáo viên đặt câu hỏi để các em suy nghĩ: Thái độ của em như thế nào khi nghe câu chuyện trên?
- Giáo viên kết luận lại: Câu chuyện đó nói về hành vi vi phạm pháp luật (mà cụ thể là vi phạm hình sự) của học sinh hiện nay. Cảnh báo về nạn bạo lực học đường đang gia tăng, hết sức nguy hiểm và gây nhiều cái chết thương tâm cho học sinh, để lại nỗi đau cho gia đình, bạn bè và người thân. Đây là hồi chuông cảnh báo mọi học sinh không nên vi phạm pháp luật.
3.3. Sử dụng câu chuyện pháp luật để làm rõ đơn vị kiến thức.
 Đây là hình thức giáo viên dùng câu chuyện pháp luật có nội dung phù hợp để làm sáng tỏ tri thức của bài thay cho việc dùng lý luận để phân tích, lý giải tri thức cho học sinh.
 Ví dụ 1: Bài 6: “ Công dân với các quyền tự do cơ bản”.Ở mục 2c: “ Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân”, sau khi cung cấp tri thức về khái niệm: Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm có nghĩa là công dân có quyền bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ về nhân phẩm và danh dự; Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự của người khác. Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện:
Thiếu nữ 17 tuổi bị bắn chết tại phòng trọ
Khoảng 13h30 phút, ngày 1/4/2018, người dân sống trên đường Lê Duẩn, phường Phù Đổng nghe tiếng nổ phát ra từ một dãy trọ ở khu vực. Đi qua kiểm tra tại phòng trọ số 14 họ phát hiện chị Hòa(17 tuổi) Nằm trên vũng máu. Tại phòng trọ lúc đó có Nguyễn Văn Lai đang ở cạnh. Sau đó anh này cùng người dân đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng đến chiều cùng ngày thì chị Hòa đã tử vong. Lai cũng đã rời bỏ nơi cư trú. Một ngày sau bỏ trốn Lai đã đến cơ quan điều tra đầu thú tại Công an tỉnh Gia Lai [1].
(Tri thức trẻ)
- Sau khi cho học sinh nghe câu chuyện, giáo viên đặt câu hỏi: Hành động của Nguyễn Văn Lai trong câu chuyện trên đã vi phạm quyền gì của công dân?
- Học sinh lắng nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi sau khi kết thúc câu chuyện. Học sinh thảo luận nhóm và trình bày ý kiến của mình.
- Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng thời bổ sung kết luận: Trong câu chuyện trên chúng ta thấy hành động của Nguyễn Văn Lai đã vi phạm vào quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân.
 Ví dụ 2: Ở Bài 3: “ Công dân bình đẳng trước pháp luật”, mục 2: “Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý”, sau khi giáo viên cung cấp khái niệm công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là bất kì công dân nào khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Giáo viên sử dụng câu chuyện:
Bị cáo Dương Tự Trọng bị lãnh thêm 15 tháng tù.
Tòa tuyên phạt cựu phó giám đốc Công an Hải Phòng là Dương Tự Trọng 15 tháng tù. Cộng với bản án trước đó, bị cáo phải chịu 17 năm tù với tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài. Biết anh trai là Dương Chí Dũng bị khởi tố nhưng Dương Tự Trọng (nguyên Phó giám đốc Công an TP Hải Phòng) đã tổ chức cho anh trốn đi nước ngoài. Bằng cách giao phó cho Vũ Tiến Sơn (nguyên phó phòng CSĐT tội phạm TTXH – CA Hải Phòng) điều hành tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn chạy. Dù biết Dương Chí Dũng đang bị tuy nã nhưng vẫn nỗ lực giúp đỡ. Bị cáo là cán bộ CA cao cấp, tổ chức sự việc với nhiệu tinh vi gây khó khăn cho cơ quan điều tra [1].
 (Theo báo Pháp luật ngày 28/8/2014)
- Sau khi cho học sinh nghe câu chuyện, giáo viên đặt câu hỏi:
1. Em có suy nghĩ gì về hành động của Dương Tự Trọng?
2. Cách tuyên phạt của Tòa án cho ta thấy điều gì?
- Học sinh lắng nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi sau khi kết thúc câu chuyện. Học sinh thảo luận nhóm và trình bày ý kiến của mình.
- Giáo viên theo dõi và phân tích, tổng hợp ý kiến của các nhóm, đồng thời bổ sung kết luận: Trước cách tuyên phạt của Tòa án ta thấy được bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. Tòa án xét xử không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chứ vụ quan trọng như thế nào trong bộ máy Nhà nước. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Đảm bảo được yếu tố côn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_cau_chuyen_phap_luat_vao_day_on_thi_thptqg_mon.doc