SKKN Tầm quan trọng của việc sử dụng Video – Clip để nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDCD ở trường THPT

SKKN Tầm quan trọng của việc sử dụng Video – Clip để nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDCD ở trường THPT

GDCD là một môn học vô cùng quan trọng giúp hình thành thế giới quan và nhân cách làm người cho các thế hệ học sinh, càng quan trọng hơn khi môn GDCD được chọn là một trong những các môn mà cách em sẽ thi trong kì thi THPT Quốc gia và xét Đại học. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy và học, gây ứng thú cho học sinh đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

 Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là chủ trương lớn và cần thiết của ngành giáo dục và của cả xã hội. Trước yêu cầu mới của thời kì đẩy mạnh CNH – HĐH đòi hỏi phải có một lớp người mới trẻ, khoẻ không chỉ có tri thức khoa học, năng động sáng tạo mà còn phải có đạo đức, có sự hiểu biết về pháp luật , có khả năng thích nghi cao . thì đổi mới về nội dung chương trình SGK và đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường là một yêu cầu tất yếu.

 

doc 18 trang thuychi01 21955
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tầm quan trọng của việc sử dụng Video – Clip để nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDCD ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT HÀM RỒNG
------eóf-----
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tầm quan trọng của việc sử dụng Video – Clip để nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDCD ở trường THPT
 Người thực hiện: Lê Thị Phượng
 Chức vụ: Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực( môn): GDCD.
THANH HÓA NĂM 2019
MỤC LỤC
	 Trang
1. Mở đầu ............ .1
1.1 Lý do chọn đề tài............1
1.2. Mục đích nghiên cứu........... 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.. .......... 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu... .......... 3
2. Nội dung............ ......... .3
2.1. Cơ sở của đề tài......................................................................................3
2.1.1.Cơ sở lý luận........................................................................................3
2.1.2. Cơ sở thực tiễn....................................................................................4
2.2. Thực trạng của việc sử dụng video- clip trong dạy GDCD...................6
2.2.1. Thuận lợi............................................................................................ 6
2.2.2. Khó khăn............................................................................................ 6
2.3. Tầm quan trọng của việc sử dụng video – clip trong dạy GDCD........ .7
2.3.1. Mục tiêu của môn GDCD ở trường THPT......... 7
2.3.2. Vai trò, tác dụng, chức năng, nguồn video – clip và nguyên tắc sử dụng video – clip...........................................................................................8
2.3.3. Một số ví dụ minh hoạ.......................................................................12
2.4. Hiệu quả của việc sử dụng video – clip trong việc nâng cao chất lượng dạy học.........................................................................................................12 3. Kết luận.......13
1. Mở đầu 
1.1. Lý do chọn đề tài
GDCD là một môn học vô cùng quan trọng giúp hình thành thế giới quan và nhân cách làm người cho các thế hệ học sinh, càng quan trọng hơn khi môn GDCD được chọn là một trong những các môn mà cách em sẽ thi trong kì thi THPT Quốc gia và xét Đại học. Vì vậy đổi mới phương pháp dạy và học, gây ứng thú cho học sinh đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
	Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là chủ trương lớn và cần thiết của ngành giáo dục và của cả xã hội. Trước yêu cầu mới của thời kì đẩy mạnh CNH – HĐH đòi hỏi phải có một lớp người mới trẻ, khoẻ không chỉ có tri thức khoa học, năng động sáng tạo mà còn phải có đạo đức, có sự hiểu biết về pháp luật , có khả năng thích nghi cao.. thì đổi mới về nội dung chương trình SGK và đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường là một yêu cầu tất yếu.
 Những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và những tác động của nó đối với mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo. Với tác động đó, môi trường dạy học cũng thay đổi. CNTT tác động mạnh mẽ tới quá trình quản lý, giảng dạy, đạo tạo và học tập dựa trên các phần mềm ứng dụng hỗ trợ quá trình giảng dạy như: Learning, Powerpoint.. Việc ứng dụng CNTT vào dạy – học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, tạo hứng thú, chủ động, tích cực trong việc tiếp nhận kiến thức cho học sinh. Nhờ vậy, chúng ta sẽ tạo ra một đội ngũ tri thức đủ phẩm chất, năng lực thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
	Mặt khác nội dung chương trình bộ môn GDCD lần này có nhiều thay đổi so với chương trình cũ: tính hiện đại cập nhật của tri thức thể hiện rõ hơn, môn học đã có những liên hệ rất gần gũi với thực tế đời sống không còn chỉ là những kiến thức khô khan. Vì vậy, theo quan điểm đánh giá chủ quan của tôi, cùng với việc đổi mới nội dung thì điều cần thiết tất yếu là phải đổi mới phương pháp giảng dạy, coi trọng thực hành, vận dụng, liên hệ thực tế . Vì vậy, nội dung trong SGK mới biên soạn theo hướng dân tộc, hiện đại, tích hợp, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Để đổi mới được phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh, cần có những điều kiện nhất định về giáo viên và đồ dùng dạy học ( phương tiện và trang thiết bị cần thiết). Đây không phải là điều mới mẻ, trước đây chúng ta cũng đã sử dụng đồ dùng, trang thiết dạy học nhưng chưa được quan tâm thoả đáng. Chính điều này đã dẫn đến hậu quả là khả năng tiếp cận, phân tích, đánh giá, nhận xét của học sinh còn kém. Ở phạm vi đề tài này, tôi chỉ xin đề cập đến một khía cạnh rất nhỏ trong việc sử dụng đồ dùng, phương tiện, trang thiết bị dạy học đó là sử dụng các đoạn Clip trong quá trình giảng dạy môn GDCD lớp 10. Bởi vậy, tôi chọn đề tài: “ Tầm quan trọng của việc sử dụng Video – Clip để nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDCD ở trường THPT” làm sáng kiến kinh nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
- Giúp giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng video – clíp và tác dụng của nó trong việc phát huy tính sáng tạo trong công tác giảng dạy, làm cho bài dạy trở nên pong phú và hấp dẫn hơn tạo ứng thú cho cả thầy và trò. 
- Giúp cho giáo viên hiểu được tính tất yếu cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học, cụ thể là phải ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học, từ đó có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt huyết trong quá trình giảng dạy.
- Giúp cho giáo viên đưa ra một kết cấu bài giảng và kết cấu kiến thức cơ bản cho học sinh ghi một cách lôgíc hơn. Qua đó hình thành cho các em một tư duy lý luận chặt chẽ.
- Giúp cho giáo viên phải không ngừng cập nhật với các số liệu mới nhất, thông tin mới nhất để lấy dẫn chứng cho từng tiết giảng của mình, có như vậy bài giảng mới được hấp dẫn và sinh động. 
- Giúp giáo viên hình thành những kỹ năng sử dụng video – clip trong việc giảng dạy bộ môm giáo dục công dân.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Một số bài dạy ( bài 1, bài 3, bài 14, bài 14 ) trong chương trình giáo dục công dân lớp 10.
- Học sinh 2 lớp 10 a3 và 10 a9
1.4 . Phương pháp nghiên cứu. 
- Phương pháp tham khảo, nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp sưu tầm, lưu trữ, xử lý thông tin.
- Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp.hệ thống, quan sát, phân loại, so sánh, phân tích.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở của đề tài 
2.1.1. Cơ sở lý luận.
Môn GDCD lớp 10 khác hẳn với kiến thức các em đã học dưới THCS, kiến thức lớp 10 không đơn giản chỉ về các phạm trù đạo đức mà các em sẽ bắt gặp những phạm trù kiến thức mới về lĩnh vực triết học. Triết học vô cùng quan trọng trong việc hình thành thế giới quan của các em, tuy nhiên kiến thức về triết học lại không hề đơn giản đối với các em, đặc biệt là các phạm trù. Vì vậy phải truyền đạt làm sao để các em có hứng thú, các em dễ hiễu là điều mà các thầy cô băn khoăn.
Là môn học mà các tri thức , chuẩn mực, kĩ năng của nó đều gắn chặt với thực tế, nó rất gần gũi với mỗi học sinh. Đó là những vấn đề thế giới quan và phương pháp luận khoa học, về những vấn đề kinh tế gần gũi, về những vấn đề chính trị xã hội, về đạo đức, pháp luật của đời sống hàng ngày tác động qua lại giữa con người với con người , giữa con người và các thể chế xã hội . Môn học nhằm giáo dục cho học sinh các chuẩn mực của người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi , trên cơ sở đó góp phần hình thành những phẩm chất, nhân cách của con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay phù hợp với xu thế phát triển tiến bộ của thời đại .
	Vì vậy , để phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy GDCD , người giáo viên cần tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động , tự chiếm lĩnh các tri thức, tự chiếm lĩnh các giá trị ,các chuẩn mực đạo đức , pháp luật thông qua việc nắm tri thức, thực hành và rèn luyện trong và ngoài giờ học.
	Môn GDCD có ưu thế đặc biệt trong nhiệm vụ giáo dục nhân cách của học sinh, hình thành niềm tin, tình cảm đạo đức. Mục đích quan trọng nhất và cuối cùng là hình thành hành vi, thói quen đạo đức, sống và làm việc theo pháp luật của học sinh .
Với những đặc thù riêng như vậy về tri thức bộ môn việc sử dụng các Clip trong quá trình giảng dạy bộ môn có những tác động rất tích cực trong quá trình chiếm lĩnh tri thức của học sinh, và việc hình thành hành vi, thói quen đạo đức, lối sống của học sinh.
2.1.2. Cơ sở thực tiễn 
Việc đổi mới chương trình, SGK GDCD đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp giảng dạy và cách thức tổ chức hoạt động dạy và học.
	Môn GDCD ở trường THPT bị coi làm môn học phụ nên các giờ học thường diễn ra một cách đơn điệu, khô khan, phương pháp chủ yếu là phương pháp thuyết trình. Trong giờ học, học sinh ít được hoạt động, thụ động, giáo viên không chịu tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy vì tâm lí mình dạy môn học phụ đổi mới thì cũng chẳng có tác dụng gì, đổi mới thì cũng chẳng để làm gì vì vậy giờ học không gây hứng thú cho học sinh, đồ dùng dạy học ít được sử dụng hoặc sử dụng một cách hình thức. Môn học vốn đã không có nhiều sự quan tâm của học sinh thì lại càng dẫn đến sự căng thẳng, chán nản của học sinh. Học sinh chưa thực sự có cơ hội để thể hiện thái độ, lập trường của cá nhân mình. Những giờ học như vậy, học sinh ít có khả năng sáng tạo.
	Căn cứ vào mục tiêu đào tạo con người mới của xã hội hiện nay vẫn là những công dân tốt, sống có đạo đức, sống và làm việc theo pháp luật, do đó đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương pháp dạy học. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải là những người tổ chức , điều khiển các hoạt động học tập , hạn chế tối đa sự độc thoại của thầy bằng cách sử dụng đồ dùng dạy học một cách trực quan , phong phú, tạo ra sự hấp dẫn trong tiết học, học sinh chủ động tiếp cận đồ dùng dạy học, phân tích, đánh giá từ đó rút ra nội dung bài học. Như vậy học sinh có cơ hội tối đa phát triển tính độc lập, sáng tạo, chủ động tiếp thu kiến thức, nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, còn người giáo viên chỉ là người tổ chức tiết học thành môi trường để học sinh mà thôi. Những đoạn Video – Clip mà giáo viên công phu chuẩn bị có tác động rất mạnh mẽ đến quá trình học tập của học sinh, tạo nên một sự hứng thú tiếp thu tri thức. Nó tác động rất mạnh mẽ đến tâm lí, tình cảm học sinh THPT – lứa tuổi mà nhân cách đang định hình một cách rõ nét.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông ở nước ta đã được xã hội quan tâm ngay từ những năm 1970. Đến đầu thập kỉ 90 vấn đề phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra và phát động nhiều lần trong ngành Giáo dục, nhưng trên thực tiễn giáo dục ở nhà trường vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Đến những năm 1995-1996, 2000-2001 Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học được thể hiện trong chỉ thị nhiệm vụ năm học hàng năm: Chỉ thị số 29/2001/ CT/ BGD-ĐT ngày 30/07/2001 của bộ trưởng Bộ GD-ĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) Công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005 đã chỉ rõ: Các bộ môn không chuyên về CNTT cần đổi mới nội dung chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo hướng tăng cường áp dụng CNTT. Các ngành khoa học, các ngành công nghệ, cần tăng cường dạy lập trình để có thể tạo ra các phần mềm chuyên ngành. 
2.2. Thực trạng của việc đổi mới phương pháp dạy học và việc sử dụng video – clip trong giảng dạy giáo dục công dân.
2.2.1. Thuận lợi.
Trong quá trình giảng dạy, khi thực hiện việc đổi mới phương pháp và sử dụng các video – clip vào quá trình dạy học tôi thấy có những thuận lợi cơ bản sau đây:
Thứ nhất: Ban giám hiệu nhà trường quan tâm, động viên, khích lệ.
Thứ hai: Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho phép giáo viên thực hiện quá trình đối mới. Cụ thể, tất cả 40 phòng học ở trường đều lắp đặt hệ thống máy chiếu. Ngoài gia các phòng học bộ môn, phòng các tổ chuyên môn đều lắp đặt hệ thống máy tính có kết nối INTERNET.
Thứ ba: Giáo viên giảng dạy có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao và luôn luôn có ý thức học hỏi, tiếp cận cái mới.
Thứ tư: Học sinh trong trường ngoan, ý thức học tập tốt, hứng thú với những phương pháp dạy học mới mà giáo viên áp dụng trong các tiết dạy. Đây là một động lực thúc đẩy các thầy, cô luôn tìm tòi và đổi mới phương pháp để bài giảng đạt hiệu quả cao.
Thứ năm: Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT cho phép giáo viên tiếp cận với những thông tin, cách thức tổ chức tiến hành các hoạt động dạy học hiện đại cũng như có những tư liệu, video, clip phục vụ cho bài giảng sinh động, hấp dẫn và mang tính thực tiễn cao.
2.2.2. Khó khăn
Tuy phần lớn giáo viên cũng đã nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu tất yếu của việc đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng các phương tiện thiết bị hiện đại vào quá trình giảng dạy. Tuy nhiên, công việc này không hề dễ dàng một chút nào. Chúng ta có thể chỉ ra những khó khăn sau đây:
Thứ nhất: Một số thầy, cô giáo còn thể hiện sự bảo thủ, trì trệ. Họ cho rằng, không cần phải đổi mới, cứ dạy theo phương pháp truyền thống mà học sinh vẫn đạt hiêu quả cao là được.
Thứ hai: Do thói quen, lối cũ khó bỏ. Phần lớn giáo viên ở bậc THPT được đào tạo trước đây, chủ yếu tiếp thu và vận dụng theo phương pháp truyền thống, lấy người thầy làm trung tâm, cung cấp kiến thức cho học sinh một cách áp đăt, một chiều.
Thứ ba: Tính đồng bộ còn hạn chế. Bên cạnh một số giáo viên tâm huyết, nỗ lực trong việc đổi mới phương pháp, vẫn còn một số giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp còn mang tính đối phó và nặng thành tích. Họ chỉ thực hiện việc đổi mới phương pháp và sử dụng phương tiện thiết bị dạy học khi có người dự giờ hay thao giảng.
Thứ tư: Một số thầy, cô giáo ngại khó, thiếu kiên trì vì thực tế, nếu thực hiện theo phương pháp mới, thì bắt buộc giáo viên phải tốn nhiều thời gian, phải vất vả tìm tòi, sáng tạo, thiết kế giáo án, chuẩn bị nhiều phương án, tình huống...
Thứ năm: Một số trường học còn thiếu cơ sở, vật chất, trang thiết bị ...đây là một cản trở lớn.
Thứ sáu: Nội dung chương trình đã được giảm tải, tuy nhiên, vẫn còn một số bài kiến thức còn nặng, nếu áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại và các phương tiện dạy học thì sẽ không hết bài.
2.3. Tầm quan trọng của việc sử dụng video – clip để nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDCD lớp 10 – THPT.
2.3.1.Mục tiêu của môn giáo dục công dân lớp 10 – THPT
* Về kiến thức. 
- Hiểu được những kiến thức phổ thông, cơ bản thiết thực về một số vấn đề như: thế giới quan khoa học và phương pháp luận biện chứng, các phạm trù đạo đức, chuẩn mức đạo đức.
- Hiểu được những chuẩn mực đạo đức và luật pháp cơ bản, phổ thông, thiết thực phù hợp với lứa tuổi học sinh THPT trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và môi trường sống .
- Hiểu ý nghĩa các chuẩn mực đối với sự phát triển cá nhân và xã hội ; sự cần thiết phải rèn luyện và cách thức rèn luyện để đạt được các chuẩn mực đó .
* Về kỹ năng.
- Biết phân tích, đánh giá bản thân và mọi người xung quanh; biết lựa chọn và thực hiện cách ứng xử phù hợp với các chuẩn mực đạo đức, pháp luật, văn hoá xã hội trong giao tiếp và hoạt động học tập lao động, hoạt động tập thể, vui chơi, giải trí ...
- Biết tự tổ chức học tập và rèn luyện bản thân theo yêu cầu của các chuẩn mực đã học .
* Về thái độ.
- Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện pháp luật, văn hoá trong đời sống hằng ngày; có tình cảm trong sáng, lành mạnh đối với mọi người , gia đình, nhà trường, quê hương, đất nước.
- Có niềm tin vào các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp.
- Có trách nhiệm đối với hành động của bản thân, có nhu cầu tự điều chỉnh , tự hoàn thiện để trở thành một chủ thể xã hội, tích cực, năng động.
2.3.2. Vai trò, tác dụng, chức năng và những khó khăn, thuận lợi khi sử dụng video – clip trong giảng dạy GDCD.
Để đạt được những mục tiêu trong giảng dạy môn GDCD lớp 10, khi sử dụng video – Clip, chúng ta phải nhận thức, xác định và thực hiện tốt những điều cơ bản sau: 
* Thứ nhất: Hiểu rõ vai trò, tác dụng và chức năng của các đoạn video – clip trong bài giảng.
- Clip là những đoạn phim ngắn, những đoạn tư liệu được trình chiếu qua đầu đĩa hoặc máy vi tính, tivi, máy chiếu.
- So với các phương tiện dạy học khác, video – clip có những ưu thế nổi bật
- Giúp kích thích, thu hút sự chú ý của học sinh nên hs sẽ ghi nhớ kiến thức nhanh hơn, tốt hơn, vì nó tác động trực tiếp đến thính giác và thị giác của học sinh bằng những hình ảnh, âm thanh sống động.
- Clip thường đóng vai trò là những đoạn thông tin, chứng minh hay làm rõ một vấn đề nào đó.
- Việc sử dụng video – clíp có tác dụng tạo điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, loại trừ khuynh hướng dạy chay làm cho các giờ học khô khan, mang tính chất lý thuyết, áp đặt đối với học sinh. Làm tăng tính hấp dẫn đối với nội dung học tập, gây hứng thú học tập ở học sinh.
- Làm cho việc học trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. Các Video – Clip là nguồn cung cấp các chất liệu để học sinh khai thác nội dung học tập một cách tích cực, tự giác . 
- Video – clip có chức năng cơ bản là tích hợp và cơ động. Mỗi hình ảnh hay một đoạn video – clip đều có thể thực hiện 3 chức năng sau :
1. Thông báo hay trình bày thông tin.
2. Minh họa , giải thích, mô tả trực quan.
3. Tổ chức và tiến hành các hoạt động .
- Trước hết là để thông báo thông tin, sau đó là để minh họa, giải thích. Học sinh quan sát hình ảnh (thu thập thông tin), xử lý tài liệu, hành động và suy nghĩ trên các tài liệu này và trao đổi với nhau, với giáo viên . 
	Hình ảnh và Video – clip tác động đến học sinh, gây được phản ứng của các em và những thắc mắc, câu hỏi của các em đặt ra cho giáo viên và các bạn. Giáo viên tiếp nhận, xử lý các câu hỏi của học sinh, như vậy đã tác động lần nữa đến suy nghĩ và hành động của các em khiến các em nảy ra những ý tưởng về những điều đã trình bày, tiến hành trao đổi ý kiến với nhau, với giáo viên.
* Thứ hai: Xác định những khó khăn và thuận lợi khi sử dụng video – clíp vào bài giảng.
- Khó khăn: 
+ Về phía giáo viên 
 Hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong dạy và học môn GDCD vẫn còn hạn chế, những hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, cả trong nhận thức lẫn hành động, cả trong khả năng và sự nhiệt tình của giáo viên. Cụ thể: một số giáo viên vẫn còn quen với cách dạy cũ, ngại sử dụng CNTT do tốn thời gian công sức. Một số giáo viên khác chưa thực sự cố gắng tự học, tự nâng cao khả năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Bên cạnh đó cũng vẫn còn một số giáo viên chưa sử dụng thành thạo một số phần mền ứng dụng dạy học. Mặt khác, nếu không lựa chọn những đoạn video – clíp có nội dung phù hợp, ngắn gọn, độ dài vừa phải thì sẽ rất dễ cháy giáo án. 
+ Về phía học sinh 
 Trên thực tế, hầu hết học sinh đều say mê, thích thú được học những giờ có ứng dụng CNTT. Nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau: Một số học sinh chưa thật thích nghi với phương pháp học hiện đại này, chỉ thụ động ngồi nghe, xem phim, ảnh và sôi nổi bình luận hoặc say sưa nghe thầy(cô) giáo giảng quên cả việc ghi bài. Một số học sinh khác lại gặp khó khăn trong việc ghi chép: không biết lựa chọn thông tin, nội dung chính để ghi vào bài học, ghi chậm hoặc không đầy đủ. 
* Thứ 3: Xác định nguồn video – clíp và nguyên tắc khi sử dụng video – clip vào bài giảng. Về nguồn hình ảnh và Video – clip:
Video – clip phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn GDCD là vô cùng đa dạng, phong phú. Giáo viên có thể lấy từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau như:
+ Qua băng, đĩa hình
+ Hình ảnh trực quan mà giáo viên tìm kiếm được
+ Qua mạng Internet
+ Qua trao đổi với mọi người
+ Giáo viên trực tiếp quay Video – clip
+ Từ những chương trình như: Quà tặng cuộc sống, Khoảnh khắc kì diệu
- Nguyên tắc khi sử dụng Video – clip trong môn GDCD theo hướng đổi mới.
+ Việc sử dụng hình ảnh và Video – Clip trong dạy học bộ môn phải tuân theo những yêu cầu nhất định để việc sử dụng có hiệu quả, tránh xu hướng lạm dụng hoặc sử dụng 1 cách hình thức, trước hết hình ảnh và Video – Clip phải gắn bó hữu cơ với phương pháp dạy học, như một thành tố của phương pháp dạy học. Vì vậy, sử dụng Video – clip dạy học phải phù hợp với nội dung từng đơn vị kiến thức trong bài học.
+ Việc sử dụng Video – clip phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Video – clip phải thật sự phù hợp, đúng trọng tâm
+ Không nên quá dài vì tiết học có giới hạn về thời gian
+ Chất lượng hình ảnh và âm thanh phải đảm bảo rõ, nét
+ Nguồn cung cấp

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tam_quan_trong_cua_viec_su_dung_video_clip_de_nang_cao.doc