SKKN Sử dụng một số phương pháp dạy - Học tích cực để tích hợp giáo dục nội dung bảo vệ môi trường qua bài Thực hiện pháp luật - GDCD 12

SKKN Sử dụng một số phương pháp dạy - Học tích cực để tích hợp giáo dục nội dung bảo vệ môi trường qua bài Thực hiện pháp luật - GDCD 12

 Thứ nhất: Hiện nay môi trường có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống của con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển của con người mà là nơi lao động nghĩ ngơi, hưởng thụ và trau rồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ Đó không chỉ là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất; đồng thời là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin về quá khứ, hiện tại, tương lai; lưu giữ và cung cấp thông tin về sự đa dạng các nguồn gen, các loài thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên, các cảnh quan thiên nhiên

 Bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta bảo vệ môi trường cũng là vấn đề đang được quan sâu sắc. Nghị quyết số 41/ NQ – TƯ ngày 15-11-2004 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Quyết định số 1363/ QĐ- TTg ngày 17- 10- 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nổ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước.

 

docx 20 trang thuychi01 6915
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng một số phương pháp dạy - Học tích cực để tích hợp giáo dục nội dung bảo vệ môi trường qua bài Thực hiện pháp luật - GDCD 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 I. LỜI MỞ ĐẦU.
 1.1. Lý do chọn đề tài: 
 Thứ nhất: Hiện nay môi trường có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống của con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển của con người mà là nơi lao động nghĩ ngơi, hưởng thụ và trau rồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩĐó không chỉ là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất; đồng thời là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin về quá khứ, hiện tại, tương lai; lưu giữ và cung cấp thông tin về sự đa dạng các nguồn gen, các loài thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên, các cảnh quan thiên nhiên 
 Bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta bảo vệ môi trường cũng là vấn đề đang được quan sâu sắc. Nghị quyết số 41/ NQ – TƯ ngày 15-11-2004 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Quyết định số 1363/ QĐ- TTg ngày 17- 10- 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nổ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước.
 Cụ thể hóa và triển khai thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ngày 31- 1-2005, Bộ trưởng bộ giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về công tác tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2020 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kỹ năng bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóanhằm xây dựng mô hình trường học xanh- sạch- đẹp phù hợp cho các vùng, miền. 
 Thứ hai: Lâu nay trong giảng dạy bộ môn GDCD nhiều thế hệ giáo viên và học sinh vẫn duy trì phương pháp dạy - học truyền thống, thói quen học tập thụ động theo kiểu: Thầy giảng - trò nghe, thầy hỏi - trò trả lời, thầy đọc trò chép và học thuộc làm cho giờ học trở nên nhàm chán, nặng nề và căng thẳng chính vì vậy cần phải thay đổi phương pháp dạy học bộ môn theo hướng tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo; bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý trí vươn lên.
 Trong quá trình học tập học sinh được tự khám phá và chiếm lĩnh tri thức bộ môn, ghi nhớ được kiến thức thông qua hoạt động chủ động tích cực của mình. 
 Đồng thời giúp các em tự tin bày tỏ quan điểm, ý kiến các nhân về các vấn đề đang học, biết vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mình để giải quyết các tình huống thực tiễn. 
 Học tập hợp tác sẽ nâng cao hiệu quả học tập nhất là lúc giải quyết các vấn đề phức tạp, gay cấn.Trong hoạt động hợp tác theo nhóm nhỏ, tính cách của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ được phát triển. Sự hợp tác cũng là giúp cho các em quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội và hình thành năng lực hợp tác cho công dân trong xu hướng quốc tế hóa - toàn cầu hóa.
 Chính vì hai lí do đó và đặc biệt hơn là ở trường THPT Hậu Lộc 3 hiện tại chưa có tài liệu chuyên sâu từ các đồng nghiệp, nhà trường về những vấn đề trên nên tôi mạnh dạn đưa nội tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong các bài học pháp luật nhằm mục đích tăng cường ý thức trách nhiệm của cán bộ, công nhân viên, học sinh nhà trường trong việc bảo vệ môi trường nơi mình sống, học tập và công tác.
 Qua đó tôi khẳng định lý do lựa chọn vấn đề “Sử dụng một số phương pháp dạy - học tích cực để tích hợp giáo dục nội dung bảo vệ môi trường qua bài: Thực hiện pháp luật – GDCD 12”. Để viết sáng kiến kinh nghiệm là cần thiết.
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
 - Làm rõ cơ sở lý luận và nội dung của các phương pháp dạy học:“Sử dụng một số phương pháp dạy - học tích cực để tích hợp giáo dục nội dung bảo vệ môi trường qua bài: Thực hiện pháp luật – GDCD 12”. 
 - Với mục đích trên nhiệm vụ của đề tài này là: 
+ Trình bày những vấn đề về “Sử dụng một số phương pháp dạy - học tích cực để tích hợp giáo dục nội dung bảo vệ môi trường qua bài: Thực hiện pháp luật – GDCD 12”. 
 +Vận dụng các phương pháp này để nâng cao hiệu quả dạy học bài 2 - GDCD 12. 
+ Làm tài liệu ứng dụng vào dạy học GDCD tại các nhà trường THPT, là nguồn tài liệu để làm cơ sở nghiên cứu các đề tài khác.
1.3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Bài Thực hiện pháp luật - GDCD 12 
 “ Sử dụng một số phương pháp dạy - học tích cực để tích hợp giáo dục nội dung bảo vệ môi trường qua bài Thực hiện pháp luật – GDCD 12”. 
 1.4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:
+ Phương pháp thảo luận nhóm.
+ Phương pháp xử lí tình huống. 
+ Phương pháp ví dụ trường hợp điển hình.
1.5. Những điểm mới của sáng kiến.
- Đề tài có ba cái hay và mới như sau:
 +Vấn đề tích hợp trong giáo dục là vấn đề đang được quan tâm, nhưng nhiều người đang lúng túng trong việc tìm cách tích hợp, thiếu kỹ năng và kiến thức thực tiễn nên hiệu quả chưa cao.
 +Vấn đề bảo vệ môi trường đang là vấn đề nóng, nhất là tại địa phương thực trạng ô nhiễm môi trường diễn ra nghiêm trọng tại xã Thành Lộc (nơi được xem là đại bản danh buôn bán chó nổi tiếng cả nước) và tại xã Cầu Lộc( nơi đang có hoạt động khai thác đất làm phân bón, gây ô nhiễm nghiêm trọng) trong các đơn vị kiến thức, để nhằm vừa cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của mục tiêu bài học vừa đồng thời giáo dục cho các em Pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường nơi mình sống, học tập và sinh hoạt. Biết đấu tranh, phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm về pháp luật bảo vệ môi trường.
 + Việc sử dụng cùng lúc nhóm phương pháp sẽ tránh được sự nhàm chán, nặng nề về mặt lý thuyết của bài học. Giúp bài học trở nên sinh động hơn và học sinh học tập tích cực chủ động tham gia vào vào quá trình học tập, có cơ hội phát hiện những vấn đề về môi trường và tìm cách giải quyết vấn đề một cách đọc lập.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 
 2.1. Cơ sở lý luận: 
 Những quan điểm và đường lối chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục trung học nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc biệt trong các văn bản sau đây: 
 1.1 Luật Giáo dục số 8/2005/QH11, Điều 28 qui định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh". 
 1.2. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI "Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội".
 Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT trong dạy và học"; 
 1.3. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ: "Tiếp tục đổi mới PPDH và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học"
 1.4. Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả nội dung các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp điều kiện từng địa phương, gắn với việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tại mỗi cơ quan quản lý và cơ sở giáo dục trung học.
 Xuất phát từ nhận thức về vai trò, vị trí môn GDCD trong việc thực hiện mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước; Trên cơ sở nhận thức lí luận khoa học cũng như quá trình tích luỹ kinh nghiệm dạy học bộ môn GDCD ở trường THPT, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: “Sử dụng một số phương pháp dạy – học tích cực để tích hợp giáo dục nội dung bảo vệ môi trường qua bài: Thực hiện pháp luật – GDCD 12”. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
 Trường THPT Hậu Lộc 3 là một đơn vị đóng trên vùng Tây Bắc của Huyện Hậu Lộc, đây là vùng mà phần lớn nhân dân có điều kiện kinh tế còn rất khó khăn so với 
điều kiện kinh tế của nhân dân các vùng khác trong huyện và trong tỉnh. Do vậy ý thức của các tầng lớp nhân dân trong vùng, của học sinh còn nhiều hạn chế đặc biệt là ý thức về việc bảo vệ môi trường sống trong khu dân cư, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường không khí, môi trường nướcđang ở mức đáng báo động. Các em chưa hiểu hết được vai trò của tài nguyên thiên nhiên của môi trường trong cuộc sống nên chưa ý thức và chưa có trách nhiệm với những vấn đề đó. Vì thế để học sinh hiểu đúng vai trò của tài nguyên và môi trường đối với đời sống của mỗi người là hết sức quan trọng. 
 Địa bàn trường đang đóng là địa bàn có đặc điểm ô nhiễm về môi trường hết sức nghiêm trọng tiêu biểu là xã Thành Lộc nơi được xem làm đại bản danh buôn chó xuyên quốc gia và xã Cầu Lộc nơi đang có hoạt động khai thác đất là phân bón gây ô nhiễm nghiêm trọng. Chính vì vậy mà nó là vấn đề hết sức quan trọng cần được nghiên cứu để tạo hiệu ứng tốt cho học sinh trong việc bảo vệ môi trường. Đồng thời thông qua các em tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đối với người thân và những người xung quanh. 
 Học sinh quan niệm đây là môn học phụ, chưa thực sự bị cuốn hút khi học môn GDCD, dể mắc tính ỉ lại lười suy nghĩ hoạt động, lười tư duy và hành động, không phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm, năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp còn hạn chế, chưa có năng lực cộng tác làm việc theo nhóm, cộng đồng, dẫn đến việc dạy học GDCD hiệu quả chưa cao. Để đạt được mục đích đó thì yêu cầu cần thiết là tăng hoạt động nhóm và xử lí tình huống, đưa các ví dụ trường hợp điển hình... Có như vậy mới giáo dục cho các em có ý thức bảo vệ môi trường sống
Từ thực tế đó cho chúng ta thấy rằng hiệu quả của việc dạy học GDCD trong các trường THPT là chưa cao. Cụ thể là năm học 2015– 2016 khi chưa đưa sáng kiến “Sử dụng một số phương pháp dạy - hoc tích cực để tích hợp giáo dục nội dung bảo vệ môi trường qua bài 2 – GDCD 12”.
 T
Em hãy xác định các hành vi gây ô nhiễm môi trường hiện nay.
ý kiến học sinh (%)
Xác định đúng
Xác định không đúng
Xác định không rõ
1
12C1
12%
70%
18%
2
12C2
10%
70%
20%
3
12C3
14%
65%
11%
4
12C4
8%
75%
17%
5
12C5
7%
80%
13%
Trước thực trạng trên và qua thực tế dạy học môn GDCD ở trường Trung học phổ thông để góp phần vào việc dạy - học tốt môn GDCD, tôi xin mạnh dạn được đóng góp một số sáng kiến trong việc dạy học môn GDCD trong trường THPT: “Sử dụng một số phương pháp dạy - học tích cực để tích hợp giáo dục nội dung bảo vệ môi trường qua bài: Thực hiện pháp luật - GDCD 12”.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
 Bài 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức:
 - Giúp cho học sinh nêu được: khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
 - Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí, các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí tương ứng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2. Về kỹ năng :
 - Nhận biết được hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và trách nhiệm pháp lí đối với hành vi bảo vệ môi trường
 - Biết cách thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ môi trường nơi mình học tập, sinh sống
3. Về thái độ :
- Có ý thức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường
 - Ủng hộ các hành vi đúng và phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH.
 - Năng lực hợp tác, năng lực tư duy phê phán, năng lực nhận thức thực tiễn
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
 - Hiến pháp năm 2013, Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ và phát triển rừng..
 - Băng hình về thực hiện PL, về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường
 - Sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng....
 - Máy chiếu projecter,Giấy A0, A4, bút dạ, băng dính
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Giới thiệu bài: Giáo viên chiếu 1 vài hiện tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. 
 Cảnh phá rừng tại huyện Bắc Bình,ngày 17/12/2016.
  Sau đó GV đặt câu hỏi cho học sinh:
1, Em hãy phân tích tác hại, hậu quả của các vi phạm đó.
2, Hành vi vi phạm đó được xử lí như thế nào? Có kết quả của việc xử lí đó có tác dụng gì? 
 => Từ đó dẫn dắt học sinh thấy được sự cần thiết phải tìm hiểu một số nội dung thực hiện pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tương ứng với nội dung bài.
Hoạt động 1 : Tìm hiểu khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức thực hiện pháp luật.
 * Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được khái niệm thực hiện pháp luật, hiểu các hình thức thực hiện pháp luật, điểm giống và khác nhau giữa các hình thức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
* Cách tiến hành:
 Bước 1: Giáo viên sử dụng máy chiếu Projector cho học sinh xem một số hình ảnh về việc cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật bảo vệ môi trường và những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường (Vệ sinh khu dân cư, nguồn nước, nguồn lợi thủy sản...)
 Trồng rừng mới bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu (Ảnh minh họa, nguồn Internet)
Buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã quý hiếm ngày càng tăng. Ảnh: Tài nguyên và Môi trường
 Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi, chia lớp thành 6 nhóm thảo luận( 2phút).
- Nhóm 1: Theo em những hình ảnh trên đâu là hành vi thực hiện pháp luật, đâu là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường?
- Nhóm 2: Công dân tìm hiểu Luật bảo vệ môi trường, Luật bảo vệ bảo vệ và phát triển rừng là hình thức nào trong các hình thức thực hiện pháp luật?
- Nhóm 3: Công dân trồng lại rừng sau khi khai thác là hình thức nào trong các hình thức thực hiện pháp luật?
 - Nhóm 4: Công dân không săn bắt động vật quý hiếm hoặc đánh bắt thủy sản bằng công cụ có tính hủy diệt là hình thức nào trong các hình thức thực hiện pháp luật?
- Nhóm 5: Cơ sở sản xuất kinh doanh thải chất thải xuống sông bị thanh tra xử phạt 10 triệu đồng là hình thức nào trong các hình thức thực hiện pháp luật?
- Nhóm 6: Các hình thức thực hiện pháp luật có điểm giống và khác nhau như thế nào?
 Trên cơ sở những câu trả lời của học sinh, giáo viên phân tích, giảng giải cho học sinh hiểu và hướng cho học sinh đến những nhận thức sau:
 * Khái niệm thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
 * Các hình thức thực hiện pháp luật.
 - Sử dụng pháp luật là việc các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm trong việc tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường.
 - Thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường là việc của các cá nhân, tổ chức liên quan thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm.
 - Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường là việc các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.
- Áp dụng pháp luật: Chỉ có cơ quan tổ chức mới có thẩm quyền áp dụng pháp luật về bảo vệ môi trường.
* Điểm giống và khác nhau:
- Giống: Đều nhằm đưa những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường vào cuộc sống trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
- Khác: Ở hình thức sử dụng pháp luật chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền mà pháp luật cho phép theo ý chí của mình, chứ không bị ép buộc phải thực hiện
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
* Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và trách nhiệm pháp lí khi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
 * Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên đưa ví dụ điển hình trong việc bảo vệ môi trường và hình ảnh về việc vi phạm về pháp luật bảo vệ môi trường, dùng máy chiếu Projector cho học sinh xem hình ảnh bảo vệ môi trường của thanh niên Tỉnh Quảng Ngãi, vi phạm của Nhà máy đường Hòa Bình, nhà máy Fomasa xả thải chưa qua xử lí ra môi trường làm cá của khu vực sông Bưởi Thanh Hóa, cá ở biển khu vực Miền Trung chết. Để giúp học sinh dễ phân biệt được về những hành vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường..
 Hình ảnh vớt lục bình khơi thông kênh mương của thanh niên tỉnh Quảng Ngãi.
 Cá chết trắng trên sông Bưởi - Thanh Hóa ( Năm 2016)
Cá của người dân Thạch Thành – Thanh Hóa bị chết do ô nhiễm ( năm 2016) . Ảnh Lao Động
 Cá chết hàng loạt ở vùng biển miền Trung ( năm 2016)
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi chia lớp thành 2 nhóm để thảo luận: (3phút)
- Nhóm 1: Các hành vi này có biểu hiện như thế nào?
- Nhóm 2: Dấu hiệu nào cho thấy cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đã vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường?
 Trên cơ sở những câu trả lời của học sinh, giáo viên phân tích, giảng giải cho học sinh hiểu và hướng cho học sinh đến những nhận thức sau:
 * Dấu hiệu của vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường:
- Là hành vi trái pháp luật bảo vệ môi trường (Thể hiện bằng hành động hoặc không hành động).
- Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường (Công ty có đủ tư cách pháp nhân).
- Chủ thể vi phạm pháp luật phải có lỗi đối với môi trường và xã hội.( Lỗi cố ý hoặc vô ý ) 
 * Khái niệm: Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện xâm phạm đến các quan hệ về bảo vệ môi trường do pháp luật quy định.
Bước 3: Đối với trách nhiệm pháp lí trong lĩnh vực môi trường, giáo viên đưa ra một số tình huống vi phạm về việc bảo vệ môi trường và yêu cầu học sinh xử lí tình huống :
 Tình huống 1: Trên đường đi học A và B phát hiện một người đang định đổ xô hóa chất xuống mương nước. A định can ngăn thì B kéo lại và cho rằng “ việc này không liên quan gì đến bọn mình, đi học thôi kẻo muộn”
 Tình huống 2: Trong lúc đi thăm người thân N và M phát hiện một xe otô chở rất nhiều động vật hoang dã. N bảo với M là ghi lại biển số xe và đến UBND xã tố cáo, nhưng M ngăn lại và cho rằng“ việc này không liên quan gì đến bọn mình, mình mà tố cáo họ họ biết được thì mình sẽ gặp nhiều rắc rối”.
 GV đưa ra câu hỏi: 
- Trong hai tình huống trên em đồng ý với cách xử lí của ai? Vì sao?
- Nếu gặp trường hợp tương tự em sẽ xử lí như thế nào?
 Sau đó giáo viên sử dụng câu hỏi đàm thoại trong cả lớp:
 - Những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường đó có bị xử lí không ?
 - Bị xử lí như thế nào?Mục đích của việc xử lí đó?
Trên cơ sở những câu trả lời của học sinh, giáo viên phân tích, giảng giải cho học sinh hiểu và hướng cho học sinh đến những nhận thức sau:
 * Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các tổ chức, cá nhân phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của mình.
* Mục đích:
 - Buộc chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt ngay hành vi trái pháp luật về bảo vệ môi trường.
 - Giáo duc, răn đe những người khác để họ tránh hoặc kìm chế những việc làm trái pháp lu

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_mot_so_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_de_tich_hop.docx