Sáng kiến Một số kinh nghiệm về sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong giảng dạy môn GDCD - Giáo dục kinh tế pháp luật ở trường THPT

Sáng kiến Một số kinh nghiệm về sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong giảng dạy môn GDCD - Giáo dục kinh tế pháp luật ở trường THPT

Phẩm chất và năng lực là hai thành phần cơ bản và là yếu tố nền tảng tạo nên nhân cách của một con người. Do vậy trong các thời đại các chương trình giáo dục đều được áp dụng thực hiện tuy có khác nhau về cấu trúc, phương pháp và nội dung... nhưng đều hướng tới mục tiêu hình thành phẩm chất năng lực cho học sinh Vì vậy. Giáo dục phổ thông hiện nay đang chuyển từ dạy học theo hướng tiếp cận tri thức sang định hướng tiếp cận năng lực, phát triển phẩm chất người học nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học.

Môn GDCD - GDKT&PL ở trường THPT đã được khẳng định là môn học có vị trí quan trọng trong việc định hướng phát triển nhân cách của học sinh thông qua việc cung cấp hệ thống tri thức cơ bản về các quy luật kinh tế, đường lối chính sách của Đảng, và pháp luật của Nhà nước. Đây cũng là môn học đóng vai trò chủ đạo trong việc hình thành các phẩm chất năng lực cho học sinh. Vì thế, việc cung cấp cho các em những kiến thức, kỹ năng của môn học là vô cùng cần thiết.

Đặc biệt, từ năm học 2016- 2017 đến nay, bộ môn GDCD là một trong 3 môn thi tổ hợp xã hội được sử dụng trong kì thi THPT Quốc gia của Bộ giáo dục và Đào tạo, đặc biệt một số trường Đại học còn lấy điểm thi môn GDCD để xét tuyển đầu vào. Bởi vậy, để giúp các em học sinh học tập có hiệu quả cao, có kiến thức vững vàng đáp ứng yêu cầu của kì thi thì buộc giáo viên phải không ngừng đổi mới cách dạy, đổi mới cách tiếp cận của học sinh. Với việc đổi mới dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, không áp đặt kiến thức một chiều từ giáo viên thì việc phát huy tối đa phẩm chất năng lực của người học là một vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.

docx 68 trang Thu Kiều 16/10/2024 3384
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến Một số kinh nghiệm về sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong giảng dạy môn GDCD - Giáo dục kinh tế pháp luật ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
 - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
 “MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
 TỔ CHỨC TRÒ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC 
 CHO HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN GDCD - GIÁO DỤC 
 KINH TẾ PHÁP LUẬT Ở TRƯỜNG THPT”
 LĨNH VỰC: GIÁO DỤC CÔNG DÂN
 Tác giả : Phạm Thị Huyền 
 Giáo viên môn : GDCD
 Số điện thoại : 0904993435
 Năm học 2022 – 2023
 1 MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ........................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................2
5. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu......................................................................3
6. Đóng góp của đề tài...............................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.....................................................................4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. ................4
1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................4
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu .............................................4
1.2. Sự cần thiết phải phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong chương 
trình môn GDCD - GD KT& ở bậc THPT...............................................................6
1.3 Sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong giảng dạy môn GDCD - GD 
KT&PL THPT...........................................................................................................7
2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................11
2.1. Thực trạng dạy học phát triển phẩm chất, năng lực thông qua phương pháp tổ 
chức trò chơi trong môn GDCD - GDKT&PL hiện nay ở các trường THPT nói 
chung .......................................................................................................................11
2.2 Thực trạng của việc dạy học nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh 
thông qua phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD - GD KT&PL 
ở trường THPT Lê Hồng Phong hiện nay nói riêng ................................................14
II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM SƯ PHẠM ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY 
HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO HỌC SINH 
THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC 
MÔN GDCD - GD KT&PL Ở TRƯỜNG THPT....................................................17
1. Lựa chọn các nội dung bài học phù hợp để tổ chức dạy học bằng phương pháp tổ 
chức trò chơi nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh ...........................17
2. Sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong hoạt động khởi động một số bài 
trong chương trình GDCD - GD KT&PL ở trường THPT......................................18
3. Sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong hoạt động hình thành kiến thức mới 
ở một số bài trong chương trình GDCD - GD KT&PL ở bậc THPT ......................22
4. Sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi trong hoạt động củng cố kiến thức ở một 
số bài trong chương trình GDCD - GD KT&PL ở bậc THPT.................................26
5. Giáo án minh họa: sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi..................................30 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT Từ viết tắt Từ đầy đủ
 1 GDCD Giáo dục công dân
 2 GDPT Giáo dục phổ thông
 3 GDKT& PL Giáo dục kinh tế và pháp luật
 4 THPT Trung học phổ thông
 5 PPDH Phương pháp dạy học
 6 SGK Sách giáo khoa
 7 Nxb Nhà xuất bản
 8 PL Pháp luật Nguyên với đề tài “Một số kinh nghiệm về sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi 
nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong giảng dạy môn GDCD và 
GD KT& PL ở trường THPT”
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
 - Thiết kế các nội dung bài học sử dụng phương pháp tổ chức trò chơi nhằm 
bồi dưỡng và phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh THPT.
 - Vận dụng một cách phù hợp, linh hoạt và có hiệu quả phương pháp tổ chức 
trò chơi trong dạy học nhằm phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng 
tạo của học sinh từ đó tạo niềm vui và sự hứng thú trong học tập, góp phần nâng 
cao chất lượng dạy học môn GDKT&PL - GDCD ở trường THPT.
 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
 - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học bằng phương pháp tổ 
chức trò chơi nhằm hướng đến phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh.
 - Nghiên cứu phương pháp tổ chức trò chơi, nhằm phát triển phẩm chất, năng 
lực cho học sinh trong dạy học môn GDKT&PL - GDCD ở trường THPT.
 - Thiết kế mẫu giáo án dạy học bằng phương pháp tổ chức trò chơi.
 - Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả thi 
của những vấn đề mà đề tài đưa ra.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
 - Đề tài này có thể áp dụng được với tất cả các khối lớp và trên thực tế tôi đã 
áp dụng với cả 3 khối lớp mà tôi được phân công giảng dạy, kết quả mang lại rất 
khả quan. Trong khuôn khổ của đề tài tôi giới hạn nghiên cứu trong các lớp 10,11 
mà tôi đang giảng dạy ở trường THPT Lê Hồng Phong.
 - Thực nghiệm tại trường THPT Lê Hồng Phong
 3.2 Thời gian nghiên cứu và thực nghiệm:
 - Năm học 2021- 2022
 - Năm học 2022- 2023
4. Phương pháp nghiên cứu
 + Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
 + Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn (Điều tra, khảo sát, thực nghiệm)
 + Phương pháp thống kê toán học
 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1. Cơ sở lý luận
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu
1.1.1 Khái niệm phương pháp tổ chức trò chơi:
 Phương pháp tổ chức trò chơi là một trong các phương pháp dạy học tích cực 
và trong thực tiễn có một số quan niệm khác nhau về phương pháp này.
 - Theo tác giả Đinh Văn Đức và Dương Thị Thúy Nga trong cuốn phương 
pháp dạy học môn GDCD ở trường THPT: Phương pháp tổ chức trò chơi là 
phương pháp dạy học trong đó giáo viên thông qua việc tổ chức các trò chơi liên 
quan đến nội dung bài học, có tác dụng phát huy tính tích cực trong nhận thức và 
gây hứng thú trong học tập cho học sinh.
 - Phương pháp tổ chức trò chơi là phương pháp dạy học thông qua việc tổ 
chức các hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được 
hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi. Trong đó mục đích của trò chơi chuyển tải 
mục tiêu của bài học. Luật chơi thể hiện nội dung và phương pháp học tập, đặc biệt 
là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá của người chơi.
1.1.2 Khái niệm phẩm chất.
 - Phẩm chất được ghép lại của 2 từ đó là “phẩm” và “chất”. Phẩm là tư cách. 
Chất là tính cách. Như thế, phẩm chất được hiểu là tính chất bên trong của con 
người. Tính chất bên trong có thể xấu hoặc tốt, tuỳ theo sự rèn luyện, định hướng 
của mỗi người. Phẩm chất được xem là thước đo giá trị của con người. Không phải 
ai sinh ra cũng có phẩm chất như nhau. Những phẩm chất này được xây dựng, rèn 
luyện và phát triển theo thời gian.
 - Phẩm chất (giới hạn nói đến con người) có thể hiểu là bản chất, là cái làm 
nên giá trị riêng của mỗi con người. Nói đến phẩm chất của một người, thường 
nhìn nhận ở các góc độ như phẩm chất về chính trị, phẩm chất về đạo đức (đức) và 
phẩm chất về năng lực (tài)
 - Phẩm chất được xem là những chuẩn mực hành vi làm nên giá trị của con 
người. Hay nói cụ thể hơn phẩm chất là những yếu tố đạo đức, hành vi ứng xử, 
những tình cảm cao quý, ý thức chấp hành thực hiện tốt các chuẩn mực của xã hội, 
của pháp luật được hình thành trong một quá trình rèn luyện, giáo dục lâu dài ở 
mỗi cá nhân.
1.1.3 Dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất
 Qua nghiên cứu, tham khảo kinh nghiệm các nước phát triển, đối chiếu với 
yêu cầu và điều kiện giáo dục trong nước những năm sắp tới, các nhà khoa học
 4 + Năng lực riêng hay có thể gọi là năng lực đặc thù thường biểu hiện trên 
từng lĩnh vực khác nhau, năng lực này có khả năng hình thành nên sở trường, thế 
mạnh ở mỗi người.
1.1.6. Định hướng phát triển năng lực
 Định hướng phát triển năng lực là đảm bảo hướng tới phát triển năng lực cho 
người học thông qua nội dung giáo dục với những kỹ năng, kiến thức cơ bản, hiện 
đại và thiết thực; giáo dục hài hòa đức, trí, thể, mỹ ; chú trọng vào việc thực hành, 
vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được trang bị trong quá trình học tập để giải 
quyết các vấn đề phát sinh trong học tập và đời sống hàng ngày. Thông qua hình 
thức tổ chức giáo dục và các phương pháp dạy học nhằm phát huy tiềm năng và 
tính chủ động của mỗi học sinh. Đồng thời có những phương pháp đánh giá phù 
hợp với mục tiêu dạy học đặt ra. Định hướng nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn 
có của từng đối tượng học sinh khác nhau, dựa trên các đặc điểm tâm - sinh lí, nhu 
cầu, khả năng, hứng thú và định hướng nghề nghiệp khác nhau của từng học sinh. 
Giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp các kỹ năng, kiến thức... 
thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết một cách hiệu quả nhất các vấn đề 
xảy ra trong học tập và trong thực tiễn đời sống hàng ngày. Vì vậy định hướng 
phát triển năng lực cho học sinh được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội tri 
thức và rèn luyện kỹ năng trong các tiết học, bài học cụ thể.
1.1.7. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
 Dạy học theo định hướng hướng phát triển năng lực là mô hình dạy học 
hướng tới mục tiêu phát triển tối đa phẩm chất và năng lực của người học thông 
qua cách thức tổ chức các hoạt động học tập một cách độc lập, tích cực, sáng tạo 
của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn và hỗ trợ phù hợp,hợp lý của giáo viên. 
Trong cách thức dạy học này, người học có thể thể hiện sự tiến bộ bằng cách 
chứng minh năng lực của mình. Điều đó có nghĩa là người học phải chứng minh 
mức độ nắm vững và làm chủ các kiến thức và kỹ năng (được gọi là năng lực); huy 
động tổng hợp mọi nguồn lực (kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng, hứng thú, niềm tin, 
ý chí,) của bản thân vào trong một môn học, tiết học hay một hoàn cảnh nhất 
định, theo khả năng riêng của bản thân mình.
1.2. Sự cần thiết phải phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh trong 
chương trình môn GDCD - GD KT&PL ở bậc THPT
 Chương trình giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực ngày 
nay trở thành xu hướng giáo dục quốc tế và đã khẳng định vai trò rất quan trọng 
của nó. Dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực sẽ thực hiện được 
mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất, nhân cách của học sinh, giúp học sinh 
đối mặt và giải quyết được các tình huống đa dạng, phức tạp mà cuộc sống đặt ra.
 Dạy học chú trọng phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh là vô cùng cần 
thiết bởi các em là thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước, năng lực
 6

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_mot_so_kinh_nghiem_ve_su_dung_phuong_phap_to_chuc.docx
  • pdfPhạm Thị Huyền - THPT Lê Hồng Phong Hưng Nguyên - Lĩnh vực GDCD.pdf