SKKN Cách dạy Văn bản nhật dụng trong trường THCS

SKKN Cách dạy Văn bản nhật dụng trong trường THCS

do chọn đề tài:

Môn Ngữ Văn là môn học có vị trí rất quan trọng trong chương trình Giáo dục phổ thông, môn học chủ lực góp phần giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm và quá trình tư duy của học sinh. “Văn học là nhân học” – học văn là học cách làm người, học đạo làm người. học văn giúp con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng cuộc sống, quý trọng con người và van vật, biết hướng tới cái đẹp, cái cao cả, tình cảm nhân văn như: lòng nhân ái, lẽ phải, sự công bằng; biết căm ghét và chống lại cái á, cái xấu hình thành những phẩm chất cao quý vô cùng cần thiết cho con người hiện đại. Vậy mà thật nghịch lý khi môn Ngữ Văn lại đang rơi vào thân phần “Ông đồ”.

 Xuất phát từ thực tế đó, để hướng người học có thái độ tích cực hơn, xác định rõ trách nhiệm của bản thân hơn đối với cộng đồng. Cùng với những đổi mới đồng bộ về giáo dục, chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn THCS đã được xây dựng và biên soạn lại từ năm 2002 theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh theo tinh thần tích hợp. Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản, tương ứng với kiểu văn bản là thể loại tác phẩm chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch sử văn học về nội dung. Chương trình Sách giáo khoa như vậy tránh gây sự nhàm chán cho học sinh.

 Ngoài yêu cầu về tính tư tưởng, phù hợp tâm lý lứa tuổi bậc học, chương trình còn đảm bảo tính cập nhật cao những vấn đề đời sống đang diễn ra, có ảnh hưởng trực tiếp đến con người và cần phải có tác động tích cực từ chính con người, nhằm khích lệ thái độ sống và trách nhiệm ở học sinh. Và như vậy văn bản nhật dụng (everyday text) được đưa vào chương trình như một sợi dây kéo gần khoảng cách sách vở và đời sống.

 Tuy nhiên, việc tiếp cận với Văn bản nhật dụng đối với học sinh THCS còn nhiều bỡ ngỡ. trong khi đó đại bộ phận giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn chưa có cách hướng dẫn học sinh khai thác loại văn bản này một cách hợp lý và khoa học, thậm chí họ chưa thực sự tâm huyết, chưa chịu đầu tư, tìm tòi để xây dựng giờ dạy chất lượng, dẫn đến tình trạng sự tiếp nhận của học sinh chỉ dừng lại ở mức “cưỡi ngựa xem hoa”, học sinh chưa thực sự hứng thú với Văn bản nhật dụng.

 

doc 14 trang thuychi01 12420
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Cách dạy Văn bản nhật dụng trong trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Môn Ngữ Văn là môn học có vị trí rất quan trọng trong chương trình Giáo dục phổ thông, môn học chủ lực góp phần giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm và quá trình tư duy của học sinh. “Văn học là nhân học” – học văn là học cách làm người, học đạo làm người. học văn giúp con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng cuộc sống, quý trọng con người và van vật, biết hướng tới cái đẹp, cái cao cả, tình cảm nhân văn như: lòng nhân ái, lẽ phải, sự công bằng; biết căm ghét và chống lại cái á, cái xấuhình thành những phẩm chất cao quý vô cùng cần thiết cho con người hiện đại. Vậy mà thật nghịch lý khi môn Ngữ Văn lại đang rơi vào thân phần “Ông đồ”.
	Xuất phát từ thực tế đó, để hướng người học có thái độ tích cực hơn, xác định rõ trách nhiệm của bản thân hơn đối với cộng đồng. Cùng với những đổi mới đồng bộ về giáo dục, chương trình Sách giáo khoa Ngữ Văn THCS đã được xây dựng và biên soạn lại từ năm 2002 theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh theo tinh thần tích hợp. Các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản, tương ứng với kiểu văn bản là thể loại tác phẩm chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch sử văn học về nội dung. Chương trình Sách giáo khoa như vậy tránh gây sự nhàm chán cho học sinh.
	Ngoài yêu cầu về tính tư tưởng, phù hợp tâm lý lứa tuổi bậc học, chương trình còn đảm bảo tính cập nhật cao những vấn đề đời sống đang diễn ra, có ảnh hưởng trực tiếp đến con người và cần phải có tác động tích cực từ chính con người, nhằm khích lệ thái độ sống và trách nhiệm ở học sinh. Và như vậy văn bản nhật dụng (everyday text) được đưa vào chương trình như một sợi dây kéo gần khoảng cách sách vở và đời sống.
	Tuy nhiên, việc tiếp cận với Văn bản nhật dụng đối với học sinh THCS còn nhiều bỡ ngỡ. trong khi đó đại bộ phận giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn chưa có cách hướng dẫn học sinh khai thác loại văn bản này một cách hợp lý và khoa học, thậm chí họ chưa thực sự tâm huyết, chưa chịu đầu tư, tìm tòi để xây dựng giờ dạy chất lượng, dẫn đến tình trạng sự tiếp nhận của học sinh chỉ dừng lại ở mức “cưỡi ngựa xem hoa”, học sinh chưa thực sự hứng thú với Văn bản nhật dụng.
	Xuất phát từ thực tế đó, bản thân tôi luôn trăn trở tìm ra cho mình hướng đi hiệu quả trong giảng dạy môn Ngữ Văn nói chung, trong việc tổ chức cho học sinh biết cách khai thác tốt nhất những Văn bản nhật dụng nói riêng. Và sau nhiều năm áp dụng trong quá trình lên lớp của mình ở trường THCS Yên Trường, tôi cũng đã đạt được một số kết quả như mong muốn khi dạy các Văn bản nhật dụng. Vì lẽ đó, tôi mạnh dạn đưa ra đây một số kinh nghiệm nho nhỏ của bản thân về “Cách dạy Văn bản nhật dụng trong trường THCS” để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo và góp ý.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Về mặt lý luận: Nghiên cứu tài liệu, chương trình sách giáo khoa, nghiên cứu về phương pháp bộ môn, phương pháp dạy văn bản nhật dụng cũng như tinh thần đổi mới phương pháp môn học để không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ của bản thân.
- Về mặt thực tiễn: Dựa trên cơ sở vai trò và tầm quan trọng của văn bản nhật dụng là tính thời sự, cập nhật với đời sống hiện tại và thực trạng giảng dạy của giáo viên, thực trạng học tập của học sinh trường THCS Yên Trường nói riêng (khi trực tiếp đứng lớp), học sinh các trường THCS trên địa bàn huyện Yên Định nói chung (khi đi làm công tác kiểm tra, dự giờ thăm lớp), tôi đề xuất một số biện pháp dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy của giáo viên, góp phần tạo hứng thú, nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Thông qua đó để bàn bạc và đưa ra hướng giải quyết một số khúc mắc về kiến thức cũng như phương pháp dạy học, giúp bản thân và đồng nghiệp có thêm kinh nghiệm để dạy tốt hơn phần văn bản nhật dụng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình Ngữ văn THCS hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu:
	- Là những văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS và những vấn đề liên quan.
	- Học sinh khối lớp 8, trường THCS Yên Trường.
4. Phương pháp nghiên cứu:
	- Phương pháp quan sát: Sử dụng các giác quan để thu thập dữ liệu, số liệu, bao gồm:
	+ Quan sát toàn diện và quan sát chi tiết.
	+ Quan sát trong một thời điểm hay trong suốt một quá trình.
	+ Quan sát thăm dò hoặc đi sâu.
	+ Quan sát phát hiện hoặc kiểm nghiệm.
	+ Quan sát thông qua dự giờ đồng nghiệp.
	- Phương pháp so sánh: Phân loại, đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng những kinh nghiệm vừa tìm tòi.
	- Phương pháp phân tích, tổng hợp: bằng cách nêu tình huống có vấn đề thật rõ ràng, mạc lạc rồi đi phân tích thật kĩ càng nhưng ngắn gọn; sau đó đúc kết, tổng hợp lại vấn đề một cách khúc triết nhất.
	Bên cạnh đó là các phương pháp sử dụng trong quá trình dạy học:
	- Phương pháp kích thích học sinh: Phát huy tối đa tính chủ động của học sinh bằng sử dụng hỗ trợ các kỹ thuật dạy học tích cực.
	- Phương pháp tích hợp: Tích hợp nhiều kỹ năng, tích hợp kiến thức liên môn, tích hợp giữa kiến thức hàn lâm và thực tiễn ứng dụng
	- Phương pháp đàm thoại: Bằng hệ thống câu hỏi gợi mở ở nhiều mức độ khác nhau, giáo viên dẫn dắt để giúp học sinh tự khám phá và tự chiếm lĩnh kiến thức một cách tối ưu nhất.
	Ngoài ra tôi còn sử dụng nhiều phương pháp hỗ trợ khác như: đọc tài liệu, thống kê, thăm dò ý kiến học sinh, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, thảo luận nhóm bộn môn, tham khảo ý kiến đồng nghiệp có chuyên môn tốt và có bề dày kinh nghiệm, có nhiều thành công trong giảng dạy môn Ngữ văn.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến:
	Nói đến văn bản nhật dụng trước hết là nói đến tính chất nội dung của văn bản. Đó là những văn bản được lựa chọn theo đề tài, gắn với những vấn đề rất thời sự và cập nhật với đời sống hiện đại như: môi trường, dân số, di tích văn hóa, danh lam thắng cảnh; các tệ nạn xã hội như: ma túy, thuốc lá, lao động trẻ em; các vấn đề tương lai như: bảo vệ môi trường, chống chiến tranh, bảo vệ quyền lợi bà mẹ và trẻ em, vấn đề hội nhập và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộcMỗi văn bản nhật dụng như một trang nhật ký ghi chéo lại sự phátb triển và tồn tại của bức tranh cuộc sống xã hội mang tính thời đại. Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản để truyền tải nội dung. Hệ thống văn bản nhật dụng trong sách giáo khoa Ngữ văn THCS cũng không nằm ngoài đặc điểm đó. Có thể là một văn bản thuyết minh (Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử; Ca Huế trên sông Hương; Động Phong Nha); văn bản biểu cảm (Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Mẹ tôi, Cổng trường mở ra); văn bản nghị luận (Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em). Hoặc cũng có thể tồn tại dưới dạng những bài viết mang tính phóng sự, những văn bản thuyết minh khoa học (Thông tin về ngày trái đất năm 2000, Ôn dịch, thuốc lá); hoặc lại mang nội dung câu chuyện như một văn bản tự sự (Cuộc chia tay của những con búp bê)Có thể thấy rằng, những văn bản nhật dụng này góp phần đắc lực trong việc hình thành ý thức công dân đối với cộng đồng của mỗi con người, hướng con người sống có trách nhiệm hơn với bản thân và xã hội, đánh thức những hành động thiết thực và tích cực ở học sinh. Từ việc tiếp nhận kiến thức, các em sẽ có nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp với yêu cầu của lịch sử phát triển, đáp ứng mục tiêu đề xướng của UNESCO đối với nền giáo dục hiện đại là: “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để phát triển bản thân”. Văn bản nhật dụng giải quyết một phần không nhỏ yêu cầu đó. Mỗi tác phẩm đều đặt ra những vấn đề đủ để học sinh cảm nhận được cuộc sống xung quanh đã, đang và sẽ tồn tại, diễn ra như thế nào? Tương lai loài người sẽ đi đến đâu? Tôi thiết nghĩ giáo viên cần phải thức tỉnh được điều đó ở học sinh – tức phải truyền tải được đúng tinh thần và mục tiêu của văn bản nhật dụng.
	Tuy nhiên, nhìn nhận một cách thẳng thắn, chúng ta thấy rằng việc dạy văn bản nhật dụng của hầu hết giáo viên ngữ văn THCS hiện nay phần lớn là chưa hiệu quả. Bởi đa số thầy cô chưa có sự đầu tư vào bài giảng, chưa tìm ra cách dạy hiệu quả nhất trong việc giúp học sinh khai thác các văn bản nhật dụng. Thậm chí nhiều thầy cô còn xem nhẹ kiểu loại văn bản này, cho rằng không có tính văn chương, thiếu tính hình tượng, không hấp dẫn học sinh.nên thấy không cần phải mất nhiều thời gian và trí tuệ. Hơn nữa, từ trước đến nay, trong hệ thống lý luận dạy học, các nhà nghiên cứu giáo dục, các thầy cô giáo chưa từng đặt vấn đề phương pháp dạy học văn bản nhật dụng thành một nội dung nghiên cứu riêng lẻ như các kiểu loại văn bản khác. Cũng chưa có một tài liệu chính thống nào dành cho cách khai thác, tiếp cận và truyền đạt văn bản nhật dụng.
	Từ những cơ sở trên, bản thân tôi đã mạnh dạn tìm ra một hướng đi cho mình mà bản thân cảm thấy phù hợp với bản thân, đạt hiệu quả trong quá trình dạy học văn bản nhật dụng. Tôi cũng thấy những điều mình trăn trở là cần thiết, việc tìm ra hướng đi khi dạy văn bản nhật dụng cũng mang tính lâu dài, gắn với nghiệp giảng dạy và trách nhiệm của mỗi thầy cô dạy Văn. Và tôi bắt đầu có được những kết quả khả quan, đôi khi ngoài sức mong đợi sau mỗi giờ lên lớp của mình. Từng bước nâng cao hiệu quả trong giảng dạy văn bản nhật dụng nói riêng, đối với môn Ngữ văn nói chung, góp phần khơi gợi lòng say mê đích thực của học sinh một cách tự nhiên nhất như chính sự vốn có của môn học này. 
2. Thực trạng của việc giảng dạy văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS:
a. Về phía học sinh:
	Hiện nay, Văn bản nhật dụng tuy không còn mới với giáo viên và học sinh. Song học sinh vẫn không mấy thiết tha khi tiếp cận với kiểu loại văn bản này. Năm học 2015 -2016, bản thân tôi được phân công giảng dạy Ngữ văn hai lớp: 8A và 8B, trường THCS yên Trường, đa số các em ngoan, có ý thức học tập tốt. Song bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại ảnh hưởng không nhỏ đến việc học của các em nói chung như: còn nhiều học sinh cá biệt do địa bàn dân cư phức tạp (Yên Trường là trung tâm thương mại của cả huyện, sự phát triển về kinh tế kéo theo xuất hiện vô vàn các loại hình dịch vụ tiêu cực lôi kéo lớp trẻ tham gia), nhiều phụ huynh đi làm ăn xa, các em ở với ông bà nên việc giáo dục, uốn nắn có nhiều hạn chế. Bên cạnh đó còn có những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môn học như: phần lớn học sinh xem nhẹ và không thích học môn Văn, học sinh khá giỏi thì đầu tư vào các môn tự nhiên và các môn “chìa khóa tương lai”, thậm chí ngay cả những học sinh có năng khiếu văn chương thực sự vẫn lựa chọn các môn được cho là “thời thượng” kể cả các môn học đó quá sức với các em. Phần lớn học sinh lại quan niệm văn bản nhật dụng khô khan, mang tính chất như một bản tin, đọc để biết chứ đầu tư nhiều thời gian vào đó chỉ vô bổ
b. Về phía giáo viên:
	Qua dự giờ đồng nghiệp tại trường cũng như một số đồng nghiệp trường khác trong huyện, tôi nhận thấy phần lớn các thầy cô coi văn bản nhật dụng là một thể loại như truyện, kýnên hướng học sinh vào khai thác cốt truyện, nhân vật, tình huống, các yếu tố nghệ thuật đi kèmmà bỏ qua đặc điểm chính của văn bản nhật dụng là vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản. Có giáo viên liên hệ được với thực tiễn đời sống thì lại khiên cưỡng, gò ép do vốn kiến thức hạn chế, thiếu kỹ năng tích hợp khiến học sinh khó tiếp nhận. Nhiều thầy cô còn cho rằng văn bản nhật dụng thiếu tính văn chương nên không có hứng thú đầu tư và lên lớp theo kiểu “hết tiết thì hết bài”. Đặc biệt thầy cô chưa vận dụng linh hoạt phương pháp bộ môn cũng như các kỹ thuật dạy học tích cực, chưa phát huy được vai trò chủ đạo của người học, chưa kích thích được tính chủ động của người học nên học sinh còn thiếu tập trung, không hứng thú. 
	Bên cạnh đó, việc sử dụng, phối kết hợp các phương tiện và đồ dùng dạy học chưa hợp lý và thành thạo, có tiết dạy thì nghèo nàn, gần như dạy chay; lại có tiết dạy quá ôm đồm trong sử dụng phương tiện và đồ dùng. Điều đó làm cho học sinh không có một tâm thế tiếp nhận ổn định khi đón nhận các tiết học văn bản nhật dụng.
c. Nguyên nhân của thực trạng:
	Ngoài những hạn chế chủ quan từ phía học sinh và giáo viên thì phải kể đến một số nguyên nhân khách quan tác động trực tiếp đến chất lượng môn học và kiểu loại văn bản nhật dụng trong chương trình:
- Thứ nhất: Chưa có một tài liệu nào đưa ra định hướng cụ thể về phương pháp cho việc giảng dạy văn bản nhật dụng.
- Thứ hai: Đa số các nhà trường THCS còn thiếu thốn về trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho dạy và học.
- Thứ ba: Kinh phí cho tham quan thực tế và tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sân khấu hóađể biến kiến thức hàn lâm thành kỹ năng thực thụ cho học sinh còn vô cùng eo hẹp, thậm chí không thể có để thực hiện được.
- Thứ tư: Có quá nhiều bất cập cũng như áp lực về thời gian, công việc cũng như các chế độ chính sách dành cho nhà giáo (thầy cô có hàng trăm gánh lo mà gánh lo nặng nhất là “cơm áo”, nhất là giáo viên diện hợp đồng). Tất cả đều ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và điều kiện công tác, khiến tâm huyết với nghề của thầy cô cũng bị chùng xuống, để rồi rất nhiều những bài giảng văn “có lửa” đang dần lụi tàn. Một số thầy cô vẫn say nghề thì bị xã hội “quay lưng” lại với môn Văn.
Bản thân tôi vì nhận thức được điều đó, và cũng không muốn học sinh của mình không mấy tha thiết với môn Văn, nên tôi đã cố gắng đầu tư rất nhiều cho chuyên môn cũng như dành nhiều thời gian cho việc xây dựng bài dạy đối với các văn bản nhật dụng, phần kiến thức được xem là mới trong chương trình. Tôi nghĩ mình cũng đã có được thành công nào đó trong dạy văn bản nhật dụng như những thành công tôi đã có được trong giảng dạy Văn của mình.Vì vậy mà sau khi tổng kết năm học 2013- 2014, tôi đã làm công tác khảo sát đối với học sinh hai lớp 6A và 6B, là hai lớp tôi trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn bằng một câu hỏi trắc nghiệm rất đơn giản: “Em có thích học các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 6 không?” với hai mức độ để học sinh lựa chọn:
	A. Có B. không
	Thật bất ngờ khi kết quả tôi thu được như sau:
Lớp
Sĩ số
Số HS chọn “Có”
Số HS chọn “Không”
Số HS không có lựa chọn 
Ghi chú
6A
25
5
13
7
6B
25
6
11
8
Sau khảo sát này, tôi vô cùng bất ngờ và bắt đầu tư duy lại toàn bộ quá trình làm việc của mình. Tôi bắt đầu nhận ra những nguyên nhân khách quan và những hạn chế của bản thân từ đó. Tôi đã khắt khe với mình hơn, thường xuyên dự giờ đồng nghiệp hơn và trăn trở để tìm ra hướng đi tốt nhất khi dạy văn bản nhật dụng. Bởi ngay từ đầu tôi đã nhận thức được rằng, nếu giáo viên giúp học sinh tiếp cận đúng hướng những văn bản nhật dụng, thì có thể hình thành ở các em rất nhiều kỹ năng sống cần thiết, kéo gần hơn khoảng cách sách vở với đời sống để các em thực sự trở thành những con người năng động, thích nghi được với mọi hoàn cảnh sống và có những tác động tích cực nhất tới sự phát triển của xã hội, ngày càng nâng cao nhận thức và trách nhiệm của bản thân trong nhịp sống của “thế giới phẳng”. Vậy nên tôi đã quyết tâm tìm tòi và đầu tư một cách nghiêm túc nhất đối với các văn bản nhật dụng, từng bước vận dụng vào bài giảng có kiểm nghiệm, có so sánh và rút kinh nghiệmHai năm học gần đây, tôi đã bắt đầu nhìn thấy thành công của mình, tìm ra được hướng đi riêng cho mình một cách khoa học hơn.
3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy văn bản nhật dụng ở trường THCS:
a. Công tác chuẩn bị: 
	Chúng ta đều biết rằng, bất kỳ một công việc gì dù lớn hay bé, dù đơn giản hay phức tạp, muốn thành công đều phải chú trọng ngay từ khâu chuẩn bị. Có chuẩn bị tốt mới thực thi tốt được. Dạy học cũng vậy, nhất là dạy Văn, mà lại là văn bản nhật dụng. Sự chuẩn bị của cả thầy và trò quyết định rất lớn đến chất lượng giờ học. Một giáo viên dù giỏi đến mấy thì khi dạy một bài cũng cần có sự đầu tư. Bởi nội dung kiến thức của một bài không chỉ là những con chữ sách giáo khoa mà còn phụ thuộc vào phương pháp, hướng đi, các phương tiện đi kèm, hệ thống câu hỏi khoa học, hợp lý, kiến thức tham khảo của giáo viênvà đặc biệt là sự chuẩn bị bài trước ở nhà của học sinh. Muốn học sinh chuẩn bị bài có chất lượng trong điều kiện môn văn đang mất dần chỗ đứng và không còn dành được sự ưu ái của các em, thì cái “uy” và cái “tâm” của người thầy phải luôn được phát huy tới mức tối đa trong cách dẫn dắt, khích lệ học sinh qua từng giờ học và sau mỗi tiết học, nhất là phải tận tâm tận lực hướng dẫn học sinh phần hướng dẫn học, làm bài tập và chuẩn bị bài mới ở nhà.
	Và để công tác chuẩn bị cũng như tất cả những hoạt động của thầy cô được truyền tải tới học sinh một cách tự nhiên, không khiên cưỡng, đòi hỏi thầy cô phải không ngừng có ý thức bổ sung, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Nhất là đối với việc dạy Văn bản nhật dụng thì việc cập nhật kiến thức, thông tin nhanh, đầy đủ và chính xác càng cần thiết hơn bao giờ hết.
	Qua đây, tôi cũng muốn nói tới tình yêu và lòng say nghề của giáo viên Ngữ văn hiện nay. Hầu như ngày càng thấy ít đi những thầy cô giáo dạy văn say với những cuốn sách “gối đầu giường”, những cuốn tài liệu tích lũy phần kiến thức lý thú, bổ ích; những buổi đọc sách đến quên thời giandù đâu đó vẫn còn nhưng ít lắm và hiếm lắm. Bởi vậy, tôi muốn bày tỏ mong muốn: mỗi giáo viên Ngữ văn hãy dành nhiều thời gian đọc sách, bởi đọc và tích lũy kiến thức là không bao giờ đủ để có thể chuẩn bị cho những bài dạy ấn tượng trong lòng học trò.
b. Có cách khởi động giờ học thu hút, độc đáo, sáng tạo gây hứng thú cho học sinh:
	Thực ra, khởi động và dẫn dắt vào bài mới hấp dẫn là cần đối với tất cả các giờ dạy Văn. Song riêng với văn bản nhật dụng thì càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nó giúp học sinh có sự chú ý ngay từ đầu đối với những văn bản vốn dĩ không nặng về tính văn chương, trữ tình này.
	Vào bài là khâu rất nhỏ trong một tiết dạy, lại không nằm trong trọng tâm bài dạy, nhưng lại ở vào vị trí mở đầu, có tác dụng đặt nền móng và gắn bó với các hoạt động còn lại. Nó gây hứng thú và kích thích ham muốn chinh phục và khám phá tri thức bài học, tạo tâm thế hào hứng, đánh thức và bồi dưỡng tinh thần tự giác học tập ở học sinh. Không phải ngẫu nhiên mà Lê-nin từng nói: “Không có ham muốn của con người, thì trước nay chưa hề có và cũng không thể có sự tìm tòi của con người đối với chân lý”. Dẫn vào bài là khúc dạo đầu, là “món khai vị” nên càng “ngọt ngào” bao nhiêu, càng hứa hẹn sự thành công của bài học bấy nhiêu.
	Tuy nhiên lời dẫn cần súc tích, khái quát, lời gọn, ý sâu, lấy ít dẫn nhiều, nói ít gợi nhiều, tránh dài dòng (trong khoảng 2 phút). Về ngôn ngữ phải trong sáng, tinh tế, giàu hình ảnh. Còn lại cách “diễn” của thầy cô đòi hỏi cũng phải linh hoạt, sáng tạo và lôi cuốn học sinh bằng nhiều kỹ năng.
	Ví dụ: 
Với văn bản “Động Phong Nha” trong chương trình Ngữ văn 6, đối tượng học sinh lớp 6 các em còn đang rất hồn nhiên, trong sáng, chúng ta có thể dẫn dắt vào bài học bằng nhiều ngôn từ mang không khí cổ tích phù hợp với cảnh quan hang động, nhằm kích thích trí tò mò và sự hứng thú của học sinh như: Hẳn rằng tất cả các bạn trong lớp ta, không ai lại chưa từng một lần đọc và nghe kể những câu chuyện cổ tích thần tiên vô cùng thú vị và hấp dẫn đúng không nào? Vậy lúc này đây các em có muốn được dạo quanh chốn bồng lai tiên cảnh như trong mỗi câu chuyện cổ tích diệu kỳ đó không? Bài học hôm nay cô sẽ cùng các em đi khám phá không gian thơ mộng đó, nó hiện hữu ngay trong cuộc sống thực của chúng ta thôi, ngay trên dải đất hình chữ S thân yêu này!
	Hay với văn bản “Thông tin về ngày Trái đất năm 2000” trong chương trình Ngữ văn 8. Đây là văn bản mang phong cách báo chí, nặng về tính thông tin tuyên truyền. Cụ thể là nêu lên thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp về vấn đề môi trường sống của con người hiện nay. Qua đó thể hiện một thông điệp, tác động đến ý thức mỗi người trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường chung. Vì vậy cách vào bài cũng cần sử dụng ngôn ngữ kêu gọi, thúc giục hành động, nhằm lôi cuốn và đánh thức trách nhiệm của học sinh ngay từ đầu giờ học: Cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam ta kết thúc với ba triệu người chết, hai triệu người bị thương, ba trăm nghìn người mất tích, hàng trăm nghìn người nhiễm chất độc da cam, nhà cửa, làng mạc bị tàn phá nặng nềđó là tội ác trời không dung, đất không tha của chính quyền và quân đội Hoa Kỳ. 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cach_day_van_ban_nhat_dung_trong_truong_thcs.doc