SKKN Các hoạt động bổ trợ rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 3 trong nhà trường

SKKN Các hoạt động bổ trợ rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 3 trong nhà trường

Chủ tịch Hồ Chi Minh lúc sinh thời luôn quan tâm, dành tình cảm đặc biệt và nhắc nhở mọi người chăm lo cho thế hệ tương lai, Bác nói “Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là người chủ tương lai của dân tộc, là người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nhà nước, xã hội, gia đình và mọi công dân phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục để các em phát triển toàn diện cả Đức - Trí - Thể - Mỹ.[1]

 Song thực tế hiện nay đạo đức của trẻ em đang bị xuống cấp nghiêm trọng; những lễ giáo, lễ nghi, hành vi ứng xử, lối sống tốt đẹp đang bị mai một, những hành vi, đạo đức, lối sống lệch chuẩn ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp, làm đau lòng, nhức nhối gia đình và xã hội như: trẻ em không vâng lời, không kính trọng lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn, không biết kính trên nhường dưới; sống vô cảm, ích kỉ; ăn chơi, đòi hưởng thụ, lười biếng lao động; nói tục, chửi bậy, đánh nhau, ý thức tổ chức kỉ luật kém.

 Nguyên nhân của tình trạng trên một phần thuộc về gia đình, vì 2/3 thời gian trẻ em ở gia đình, gia đình phải quản lý giáo dục. Gia đình là trường học đầu tiên và cha mẹ là thầy giáo đầu tiên của con cái. Song nhiều gia đình, ông bà, cha mẹ không làm tấm gương tốt cho con trẻ, không quan tâm giáo dục, hướng dẫn những hành vi đạo đức, thói quen tốt, thiếu kiến thức kỹ năng nuôi dạy con. Nhiều gia đình nuông chiều con cháu quá mức hoặc mải mê kiếm tiền mà sao nhãng với con cái. Cha mẹ bất hoà, đánh chửi nhau, ly hôn dẫn đến sự thiếu hụt về tinh thần, tình cảm của con trẻ,

 Về phía nhà trường đôi khi chưa quan tâm hết đến việc dạy người, dạy những hành vi đạo đức, kỹ năng ứng xử, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống tốt đẹp. Nội dung giáo dục đạo đức nặng về lý luận, không cụ thể, thiếu tính thuyết phục. Một số thầy cô chưa thực sự là tấm gương để các em noi theo, công tác quản lý học sinh trong trường, trong giờ học chưa nghiêm túc, chưa có biện pháp giáo dục học sinh cá biệt, Quá trình toàn cầu hoá mang đến cho học sinh nhiều cơ hội phát triển song cũng không ít thách thức trong việc giáo dục đạo đức, lối sống: lối sống hiện đại, ăn chơi, phim ảnh, văn hoá phẩm đồi truỵ, trò chơi game có nội dung xấu, kích động bạo lực, công tác quản lý, hướng dẫn của gia đình, nhà trường, xã hội về những vấn đề trên còn nhiều hạn chế, bất cập. Sự phối hợp giữa các môi trường giáo dục còn nhiều lúng túng, kém hiệu quả.

 Chính vì thế, tôi luôn có suy nghĩ làm thế nào để giúp học sinh có kĩ năng giao tiếp tốt. Từ đó, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Các hoạt động bổ trợ rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 3 trong nhà trường”

 

doc 25 trang thuychi01 22138
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các hoạt động bổ trợ rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 3 trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
1. MỞ ĐẦU
1
2
1.1 Lí do chọn đề tài
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
4
1.2. Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
6
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2
7
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
8
2.1. Cơ sở lý luận
3
9
2.2. Thực trạng về kỹ năng giao tiếp của học sinh lớp 3
4
10
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
11
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
15
12
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
17
13
3.1. Kết luận
17
14
3.2. Kiến nghị
18
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
	 Chủ tịch Hồ Chi Minh lúc sinh thời luôn quan tâm, dành tình cảm đặc biệt và nhắc nhở mọi người chăm lo cho thế hệ tương lai, Bác nói “Trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình, là người chủ tương lai của dân tộc, là người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nhà nước, xã hội, gia đình và mọi công dân phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục để các em phát triển toàn diện cả Đức - Trí - Thể - Mỹ.[1]
          Song thực tế hiện nay đạo đức của trẻ em đang bị xuống cấp nghiêm trọng; những lễ giáo, lễ nghi, hành vi ứng xử, lối sống tốt đẹp đang bị mai một, những hành vi, đạo đức, lối sống lệch chuẩn ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp, làm đau lòng, nhức nhối gia đình và xã hội như: trẻ em không vâng lời, không kính trọng lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn, không biết kính trên nhường dưới; sống vô cảm, ích kỉ; ăn chơi, đòi hưởng thụ, lười biếng lao động; nói tục, chửi bậy, đánh nhau, ý thức tổ chức kỉ luật kém.
          Nguyên nhân của tình trạng trên một phần thuộc về gia đình, vì 2/3 thời gian trẻ em ở gia đình, gia đình phải quản lý giáo dục. Gia đình là trường học đầu tiên và cha mẹ là thầy giáo đầu tiên của con cái. Song nhiều gia đình, ông bà, cha mẹ không làm tấm gương tốt cho con trẻ, không quan tâm giáo dục, hướng dẫn những hành vi đạo đức, thói quen tốt, thiếu kiến thức kỹ năng nuôi dạy con. Nhiều gia đình nuông chiều con cháu quá mức hoặc mải mê kiếm tiền mà sao nhãng với con cái. Cha mẹ bất hoà, đánh chửi nhau, ly hôn dẫn đến sự thiếu hụt về tinh thần, tình cảm của con trẻ,
          Về phía nhà trường đôi khi chưa quan tâm hết đến việc dạy người, dạy những hành vi đạo đức, kỹ năng ứng xử, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống tốt đẹp. Nội dung giáo dục đạo đức nặng về lý luận, không cụ thể, thiếu tính thuyết phục. Một số thầy cô chưa thực sự là tấm gương để các em noi theo, công tác quản lý học sinh trong trường, trong giờ học chưa nghiêm túc, chưa có biện pháp giáo dục học sinh cá biệt, Quá trình toàn cầu hoá mang đến cho học sinh nhiều cơ hội phát triển song cũng không ít thách thức trong việc giáo dục đạo đức, lối sống: lối sống hiện đại, ăn chơi, phim ảnh, văn hoá phẩm đồi truỵ, trò chơi game có nội dung xấu, kích động bạo lực, công tác quản lý, hướng dẫn của gia đình, nhà trường, xã hội về những vấn đề trên còn nhiều hạn chế, bất cập. Sự phối hợp giữa các môi trường giáo dục còn nhiều lúng túng, kém hiệu quả.
	 Chính vì thế, tôi luôn có suy nghĩ làm thế nào để giúp học sinh có kĩ năng giao tiếp tốt. Từ đó, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Các hoạt động bổ trợ rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 3 trong nhà trường” 
 1.2. Mục đích nghiên cứu	
Nhằm giúp các em học sinh lớp 3 có kĩ năng giao tiếp, ứng xử tốt.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu:
	“Các hoạt động bổ trợ rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 3 trong nhà trường” 
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo
- Điều tra, quan sát, thu thập thông tin
- Kiểm tra và đánh giá
- Thống kê chất lượng, đối chiếu kết quả
	1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
	Thứ nhất, thay đổi đối tượng nghiên cứu từ học sinh lớp 1 sang học sinh lớp 3 
	Thứ hai, các hoạt động ngoại hóa trước đây như Chương trình giao lưu với Sở Điện lực về vấn đề " Chúng em chung tay tiết kiệm điện" hoặc Chương trình truyền thông “Vì một Việt Nam khỏe mạnh” do Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cẩm Thủy phối hợp với Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam - Quỹ Unilever Việt Nam và Nhãn hàng Lifebuoy tổ chức, tham gia giờ học tích cực, chuyến tham quan về nguồn không được đưa vào SKKN.
	Thứ ba, một số hình ảnh minh họa trước đây không còn phù hợp đã được thay thế bằng những hình ảnh mới phù hợp hơn.
	Thứ tư, các biện pháp nhằm giải quyết vấn đề sát thực và chi tiết hơn, có sức thuyết phục và lan tỏa nhiều hơn. 
	Thứ năm, kết quả vận dụng: Học sinh ngại giao tiếp, trầm lặng, nhút nhát giảm đi rất nhiều, học sinh bạo dạn trong giao tiếp, biết nói năng lễ phép tăng lên đáng kể so với đề tài trước.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
	2.1. Cơ sở lý luận
	Trong lịch sử phát triển của dân tộc, của nhà nước Việt Nam, vấn đề về giao tiếp đã được coi trọng, nó được coi là nền tảng, là một trong những tiêu chuẩn, thước đo đánh giá nhân cách, đạo đức của con người, là biểu hiện của nét đẹp văn hoá. Người Việt xưa ảnh hưởng nhiều văn hóa Trung Quốc qua tác động bởi sự đô hộ gần một nghìn năm của phương Bắc, tác động của Khổng giáo, họ có những biểu hiện giao tiếp hoàn toàn khác với cách giao tiếp của người Việt Nam hiện đại. Trong hoạt động sản xuất, hoạt động xã hội, con người luôn có nhu cầu giao tiếp với nhau và những hoạt động giao tiếp được mỗi người quan tâm, nó được lưu truyền, gìn giữ, dạy và học,... giữa mọi người với nhau trong xã hội. 
	Từ trước đến nay, người Việt luôn hướng giao tiếp trong xã hội theo chủ nghĩa duy tình và nó được nâng lên thành một kiểu văn hoá giao tiếp của người Việt nhằm đảm bảo sự đoàn kết, nhất trí trong cuộc sống. Không những thế, vấn đề giao tiếp còn là sự đúc kết kinh nghiệm trong cuộc sống và đấu tranh cho sự sinh tồn của mình. Cho nên, người xưa thường lưu truyền dạy nhau qua các thế hệ “học ăn học nói, học gói, học mở”, “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”... Đó là những kinh nhiệm quý báu đã được người xưa đúc kết, lưu truyền trong xã hội và nó chính là cách giao tiếp, cách giao tiếp ấy cũng phải học, phải dạy. Ca dao, tục ngữ của Việt Nam cũng thể hiện và đề cập nhiều đến vấn đề giao tiếp giữa con người với con người trong xã hội, trong cuộc sống, trong công việc và trong tình cảm lứa đôi. Do thể chế xã hội, ngôn ngữ giao tiếp của con người bị trói buộc trong khuôn khổ của lễ giáo phong kiến với những luật tục khắt khe nên hoạt động giao tiếp bị hạn chế. Ví dụ: Trong tình yêu nam nữ, trai gái không thể tự do đến với nhau được bởi quan niệm "nam nữ thụ thụ bất thân", "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy ". Họ không thể vượt qua giới hạn của hành vi giao tiếp cho phép, buộc phải thể hiện qua những lời bóng gió xa xôi, những câu ca dao, tục ngữ,...đây chính là cách thức giao tiếp của tình yêu, được coi là nét đẹp văn hoá giao tiếp thời đại, là nền tảng để giáo dục, giúp con người hình thành nhân cách, sống có chuẩn mực đạo đức. Nhiều nét đẹp văn hóa, giao tiếp của người Việt trong suốt hàng nghìn năm, đến nay vẫn được giữ gìn và có giá trị trong cuộc sống.
	Nếu ngày xưa, thời phong kiến, giao tiếp bó hẹp trong phạm vi làng xóm, thôn bản, thì ngày nay giao tiếp đã không còn bó hẹp trong khuôn khổ đó nữa. Nó đã vượt qua khỏi luỹ tre làng, đến mọi miền đất nước và vượt qua biên giới, đến với cộng đồng kiều bào Việt Nam sống ở nước ngoài,..Vấn đề giao tiếp ở nước ta là những kỹ năng cơ bản để con người sống, chiến đấu, sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, một số giao tiếp cũ đã bị phá vỡ cùng tập tục hà khắc, bởi nhiều nội dung mới trong giao tiếp được hình thành trên nền của xã hội mới. Và ngày nay, trong nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, với sự cạnh tranh, những thành tựu khoa học và thông tin bùng nổ thì vấn đề giao tiếp trong xã hội được coi là điều kiện tất yếu để khẳng định sự thành công trong cuộc sống hay nói cách khác, đó là sự “cạnh tranh” để phát triển, là điều kiện tất yếu mở rộng mối quan hệ, khẳng định được thành công trong các lĩnh vực hoạt động của con người.
	"Ở nước ta, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề giao tiếp dưới góc độ tâm lý học. Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước, có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Việt Nam như Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thuỷ, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Lê,... được công bố, in ấn, xuất bản và áp dụng trong giáo dục, trong cuộc sống. Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp sư phạm của sinh viên dưới góc độ Tâm lý học, tác giả Hoàng Anh đã đề xuất quy trình rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên các trường Sư phạm. Như vậy, kỹ năng giao tiếp ở đây được khai thác dưới góc độ nghề dạy học. Năm 1995, tác giả Lưu Thu Thủy, đã nghiên cứu quy trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa với bạn cùng lứa tuổi cho học sinh lớp 3 trường tiểu học. Tác giả đã nghiên cứu hành vi giao tiếp có văn hóa của học sinh dưới hai góc độ: Các nét tính cách bộc lộ qua giao tiếp và các kỹ năng giao tiếp của học sinh; thiết kế quy trình giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho học sinh lớp 3 trong phạm vi trường học. Tuy nhiên, những hành vi giao tiếp bên ngoài trường học của học sinh chưa được quan tâm, nghiên cứu. Đây là khoảng trống bởi hành vi của người học không chỉ được thể hiện ở trong nhà trường mà nó còn được thể hiện ở gia đình và ngoài xã hội. Cùng chủ đề nghiên cứu về giao tiếp ở lứa tuổi trẻ em, năm 2003 , tác giả Hoàng Thị Phương nghiên cứu một số biện pháp giáo dục hành vi giao tiếp có văn hóa cho trẻ 5 đến 6 tuổi, giao tiếp được khai thác dưới góc độ hành vi văn hóa sơ đẳng nhưng là cơ bản, phổ biến, đặc trưng cho lứa tuổi mẫu giáo lớn. Đó là những kỹ năng mang tính nền tảng làm cơ sở để giáo dục và phát triển sau này cho trẻ thơ ở tuổi học tiểu học. Do đó, nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 1 là một yêu cầu khách quan và cần thiết. Vấn đề giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh lớp 3 vẫn còn là “khoảng trống” ít được quan tâm nghiên cứu và từ đó khẳng định tính cấp thiết trong việc triển khai nghiên cứu của đề tài." [1] 
	2.2. Thực trạng về kỹ năng giao tiếp của học sinh lớp 3
 	Tôi đã được nhà trường phân công giảng dạy lớp 3C, tổng số học sinh là 32 em, một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, chưa có sự quan tâm chu đáo, chặt chẽ của cha mẹ nên các em ở đây có một thực tế đáng quan tâm là khả năng giao tiếp còn hạn chế. Hơn nữa, một số em ít có điều kiện tiếp xúc nơi đông người nên còn nhút nhát, ngại giao tiếp, ít phát biểu chưa tự tin trong luyện nói, một số em nói năng cộc lốc, không biết diễn đạt hết ý của mình. Nhiều em chưa biết giới thiệu về bản thân, về gia đình, về trường lớp học và bạn bè thầy cô giáo, chưa biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng, chưa biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.
	Từ thực trạng nên trên, tôi đã suy nghĩ và xác định cho bản thân mình cần phải có giải pháp rèn học sinh có kĩ năng giao tiếp. Do đó từ đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát kỹ năng giao tiếp của học sinh lớp 3C như sau:
Thời điểm
Tổng số
học sinh
lớp 3C
Học sinh ngại giao tiếp, trầm lặng, nhút nhát
Học sinh bạo dạn trong giao tiếp nhưng nói trống không
Học sinh bạo dạn trong giao tiếp, biết nói năng lễ phép
Tháng 9/2018
SL
TL
SL
TL
SL
TL
32 em
15 em
47,2 %
11 em
34 %
6 em
18,8 %
	Ý thức được vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và thực trạng của lớp, tôi đã đưa ra một số biệp pháp rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh.
	2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề	
	2.3.1. Tạo dấu ấn cho học sinh ngay từ đầu năm học
	Ngay từ đầu năm học nhà trường đã ổn định lớp học, tổ chức Lễ khai giảng đúng lịch và trang trọng tạo dấu ấn đẹp đẽ cho học sinh toàn trường. Ngay từ tháng đầu tiên dạy học tôi đã tìm hiểu kĩ thông tin về gia đình, tình hình chất lượng và các mặt hoạt động khác của từng học sinh trong lớp. Từ đó, tôi lập kế hoạch chủ nhiệm, hình thành ban cán sự lớp, biên chế tổ học tập, đôi bạn học tập theo tình hình chất lượng lớp, tạo điều kiện cho các em được học tập lẫn nhau.
Các em học sinh trong ngày khai giảng năm học mới
	2.3.2. Phân loại khả năng ứng xử của học sinh lớp 3
	Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm và qua một tháng giảng dạy tôi đã bắt đầu theo dõi và phân loại học sinh theo các nhóm sau:
	1. Nhóm học sinh ngại giao tiếp, trầm lặng, nhút nhát
	2. Nhóm học sinh bạo dạn trong giao tiếp nhưng nói trống không
	3. Nhóm học sinh bạo dạn trong giao tiếp, biết nói năng lễ phép
	Sau khi phân tích đặc điểm cũng như giao tiếp của từng học sinh trong lớp, tôi tiến hành xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho phân bố đều khắp 3 đối tượng học sinh nêu trên trong các tổ, các nhóm.
	Ưu điểm của biệp pháp này: Các em tương trợ lẫn nhau trong quá trình học tập là một việc làm hết sức bổ ích như câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”
Học sinh tích cực xây dựng bài trong các giờ học 
	Trong quá trình học tập đua thầy, đua bạn đã giúp các em mạnh dạn, năng động hơn rất nhiều. Sự giúp đỡ động viên của các bạn trong nhóm, trong tổ sẽ giúp các em tự tin hơn trước.
	2.3.3. Rèn kĩ năng giao tiếp thông qua việc đổi mới phương pháp dạy học và vận dụng tốt Thông tư 30, Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
	Đổi mới phương pháp dạy học là dạy và học theo hướng tích cực chủ động, sáng tạo trong đó học sinh phải tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức mới theo sự tổ chức và hướng dẫn hợp lý của giáo viên trong môi trường giáo dục thích hợp nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục của bậc học, của môn học, của bài học.
	Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tôi luôn tạo cho các em tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện của lớp của trường. Trong giờ học, tôi còn tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần tích lũy kĩ năng ứng xử lễ phép cho các em. 
	Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học. Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy. Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại. Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning), mạng trường học kết nối.
	Một trong những việc đã làm để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học của lớp tôi phụ trách là: tôi đã vận động phụ huynh đóng góp mua sắm một chiếc tivi 55 inh nhằm phục vụ công tác dạy và học tại lớp. 
	Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
	Từ khi có chiếc tivi kết nối mạng internet, không những phục vụ rất tốt cho việc tìm kiếm thông tin và lấy dẫn chứng minh họa cụ thể trong các tiết dạy mà còn phục vụ rất hiệu quả cho các hoạt động bề nổi của lớp như giúp các em tham gia tập luyện văn nghệ một cách nhanh nhất. Ngoài ra tôi còn tổ chức phát quà trong ngày lễ Noen cho các em theo đạo Thiên chúa nhằm khích lệ, động viện các em đi học đầy đủ, đều dặn nhất là vào dịp lễ này. Hơn thế nữa Ban đại diện cha mẹ học sinh trong lớp cũng đã phối kết hợp với cô giáo chủ nhiệm tổ chức các bữa tiệc sinh nhật đơn giản tại lớp cho các em, nhằm thể hiện sự quan tâm, tạo hứng khởi cho các em khi đến lớp.
	Cứ mỗi dịp được đón nhận những lời yêu thương chúc mừng từ các bạn trong lớp lại làm cho mỗi học trò buổi tiệc sinh nhật lại cảm thấy nao nao, thân thương đến khó tả, cho dù các em nhận được chủ yếu là những món quà tinh thần.
	Một trong những nội dung của việc đổi mới phương pháp là đưa các hình thức dạy học mới vào trong từng bài học. Vì thế, để rèn cho học sinh ứng xử lễ phép tùy từng bài học tôi đã lựa chọn hình thức dạy học phù hợp.
	Trong quá trình dạy học bản thân đã lồng ghép giảng dạy tài liệu " Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh lớp 3" theo hướng tích hợp trong môn Đạo đức, các nội dung giáo dục kĩ năng sống, an toàn giao thông, an ninh quốc phòng cũng được lồng ghép vào các môn học có liên quan và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt lớp, hoạt động Đội. Điểm đặc sắc, độc đáo là các nội dung này đều hướng đến mục tiêu giáo dục đạo đức lối sống, phát triển năng lực và phẩm chất học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm với các hình thức đa dạng như thảo luận, trò chơi, vẽ tranh, hoạt động nhóm, diễn kịch,[1]
	Hằng ngày, tôi thường đến lớp trước 15 phút trò chuyện với các em, hỏi thăm về gia đình tâm tư tình cảm, sở thích của từng em, vui chơi đầu giờ học cùng các em. Qua đó tôi đã nắm bắt được từng đối tượng học sinh trong lớp từ đó đề ra biện pháp giáo dục phù hợp với các em. Tạo không khí lớp học nhẹ nhàng, thân thiện, gần gũi giữa cô với trò, giữa trò với trò. Trong quá trình gảng dạy tôi luôn lồng nghép các hoạt động ngoại khóa vào trong chương trình nhằm tạo sự vui tươi, phấn khởi, truyền cảm hứng cho các em được tam gia học mà vui - vui mà học.
Tổ chức vui Trung thu cho các em tại lớp học
	Qua các giờ học tôi luôn chú ý nhắc nhở các em thực hành hành vi đã học. VD: Trong các giờ học, học sinh chưa có cử chỉ thể hiện đúng hành vi đạo đức như: Đưa sách vở cho cô đưa bằng một tay không biết nói lời ''thưa'', ''gửi''. Giáo viên sửa lại hành vi đúng cho các em thể hiện lễ phép với thầy cô giáo và người trên: Em đưa lại bằng hai tay và nói: "Thưa cô em nộp bài ạ." Các em được tham gia học nhóm, đóng vai, báo cáo kết quả thảo luận trong các giờ Tự nhiên xã hội Thể dục, Tiếng Việt để thực hành hành vi đạo đức đã học.
	 Áp dụng Thông tư 30 và thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo tinh thần của thông tư học sinh tiểu học sẽ được đánh giá về các môn học và hoạt động giáo dục. Do đã được tập huấn kỹ càng nên tôi đã nắm vững các khâu nhận xét, đánh giá cũng như khen thưởng học sinh của lớp. Hằng ngày trong các bài tập ở từng môn học, tôi đều có thể đánh giá được mức độ tiếp thu, các kỹ năng cũng như năng lực của từng học sinh. Dựa trên cơ sở mức độ đánh giá, bản thân sẽ có kế hoạch bồi dưỡng giúp học sinh tiến bộ hơn. Những lời nhận xét hàng ngày, ngoài việc chỉ ra những hạn chế của từng học sinh, bản thân cũng đã động viên để khuyến khích các em phấn khởi hơn trong học tập.
	Ngoài kiến thức trong trường, các em còn cần được trau dồi tư cách đạo đức, giáo dục kĩ năng sống. Vì thế, theo tôi nếu học sinh tiểu học có thể bớt học kiến thức đi một chút cũng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Các em có thêm cơ hội tập trung sự chú ý vào việc phát triển kĩ năng sống là hợp lý. Việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét sẽ là động lực giúp học sinh học tốt hơn vì động cơ bên ngoài gây hứng thú học tập là những lời khen, những tràng pháo tay khích lệ, Động cơ bên trong gây hứng thú học tập là những nội dung học tập mà học sinh hiểu được, có ích với đời sống, hấp dẫn làm cho các em tò mò tìm hiểu, say mê sáng tạo, giúp các em hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất [2].
	Thông qua đổi mới phương pháp dạy học tôi thấy ràng kết quả học tập của các em không những được nâng cao một cách rõ rệt mà độ nhạy bén và sự linh hoạt của các em cũng được nâng lên. Sau khi áp dụng Thông tư 30, Thông tư 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo một cách triệt để tôi thấy học sinh không còn bị áp lực bởi điểm số như trước kia. Thay vào đó các em càng hứng thú khi được thầy cô và các bạn nhận xét về năng lực, phẩm chất các em đạt được. 
	2.3.4. Rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh lớp 3 thông qua các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu, về nguồn và qua các cuộc thi	
	Vớ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cac_hoat_dong_bo_tro_ren_ki_nang_giao_tiep_cho_hoc_sinh.doc