Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp rèn luyện kĩ năng học tốt môn Âm nhạc Lớp 3 đối với dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp rèn luyện kĩ năng học tốt môn Âm nhạc Lớp 3 đối với dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ

Âm nhạc là môn học có đặc thù riêng, nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối nhưng đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, đam mê và năng khiếu mà điều này không phải học sinh nào cũng có được. Xuất phát từ thực trạng giảng dạy môn Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học để các em có thể học tốt và đạt kết quả tốt là điều rất quan trọng, không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy mà còn phụ thuộc vào ý thức học tập và rèn luyện của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc tạo điều kiện của nhà trường, gia đình và xã hội.

Chính vì vậy việc giảng dạy Âm nhạc cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng nhằm giáo dục thẩm mĩ Âm nhạc cho các em, cung cấp cho các em những hiểu biết sơ giản về nghệ thuật âm nhạc thông qua bài hát. Học hát là một quá trình học tập và rèn luyện lâu dài, để học sinh biết cách hát tự nhiên, đúng giai điệu lời ca, biết cách lấy hơi, hát rõ lời và bước đầu hát diễn cảm, các em có khả năng trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, tốp ca thông qua những bài hát các em biễu diễn giáo dục tình cảm tốt đẹp nhằm nâng cao cảm thụ âm nhạc, tạo cho các em sự tự tin, yêu đời khả năng tham gia ca hát trong và ngoài trường học. Mặc dù môn học này không đạt mục tiêu giúp các em trở thành người biểu diễn hoặc sáng tác Âm nhạc chuyên nghiệp, mà mục tiêu trọng tâm nhằm cung cấp những kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và năng lực cho học sinh, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái tốt đẹp, để các em xác định được trách nhiệm công dân trong việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong đó có văn hóa Âm nhạc.

Là một giáo viên trực tiếp bám sát, giảng dạy bộ môn, bản thân nhận thấy phần lớn các em chỉ hát thuộc lời ca mà chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp của âm nhạc. Đứng trước những hạn chế thực tế tôi đưa ra một số kinh nghiệm về phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 3, bởi vì ở lớp 3 ngoài phần học hát các em còn học thêm một số các nốt nhạc, cách ghi nhạc, kí hiệu âm nhạc, vị trí nốt nhạc, để tạo nền tảng cho các em học tốt ở chương trình Âm nhạc lớp 4, 5 và các cấp học tiếp theo.

 

doc 21 trang hoathepmc36 01/03/2022 7874
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài giải pháp rèn luyện kĩ năng học tốt môn Âm nhạc Lớp 3 đối với dân tộc thiểu số ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC
TT
Nội dung
Trang
Phần thứ nhất: PHẦN MỞ ĐẦU
1
I
ĐẶT VẤN ĐỀ
2
II
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2
I
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
3
II
THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
3
1
Thuận lợi
3
2
Khó khăn
4
III
CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
5
IV
TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP
15
V
HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
16
III
Phần thứ ba: PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
16
1
Kết luận
16
2
Kiến nghị
17
Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU
I. ĐĂT VẤN DỀ
Âm nhạc là một môn học mang tính nghệ thuật cao, là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của học sinh, các em tham gia ca hát là tự hòa đồng để nhận thức thế giới khách quan, những hình tượng âm thanh của bài hát, bản nhạc tác động vào cảm xúc của các em góp phần phát triển từ thể chất đến tinh thần để tạo nên một con người năng động, lạc quan yêu đời sáng tạo, giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc tưởng tượng thêm phong phú, giáo dục tình cảm, đạo đức rất tốt. Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, môn Âm nhạc được đưa vào giảng dạy chính thức ở trường Tiểu học. Bộ môn Âm nhạc bước đầu hình thành cho các em những kiến thức cơ bản về âm nhạc, giúp các em hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc, có một thế giới tinh thần thoải mái sau những giờ học căng thẳng. Trang bị cho học sinh một số phương pháp về kĩ năng ca hát, về lí thuyết âm nhạc ở mức độ đơn giản để một chừng mực nào đó các em có thể tham gia hoạt động âm nhạc của cộng đồng. Hình thành cho học sinh những hiểu biết sơ đẳng về cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc, về ý nghĩa tác dụng của âm nhạc với đời sống, đồng thời mở mang vốn hiểu biết về truyền thống âm nhạc dân tộc Việt Nam, làm phong phú thế giới tinh thần nhằm phát triển hài hòa, toàn diện nhân cách học sinh, để góp phần hoàn thiện giáo dục thẩm mỹ trong cuộc sống, như Các - Mác đã nói" Con người phải biết xây dựng cuộc sống theo quy luật của cái đẹp". 
Thực tế việc học âm nhạc với học sinh lớp 3 dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn, các em chưa chú trọng đến việc học, nhiều em đọc bài còn chậm, thiếu dấu thanh nên dẫn đến tình trạng đọc lời ca, hát phát âm không rõ lời, không hiều được ý nghĩa, ca từ của bài hát. Vì vậy với mong muốn giúp các em hát tốt hơn, hay hơn, biễu diễn bài hát tự tin, sinh động hơn. 
Trên cơ sở đó đề ra một vài giải pháp rèn kĩ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 dân tộc thiểu năm học 2016- 2017 và năm học 2017 – 2108. Đây chính là lí do tôi chọn đề tài “ Một vài giải pháp rèn luyện kĩ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu”.
	II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Nghiên cứu đánh giá đúng thực trạng chất lượng việc học môn Âm nhạc lớp 3 đối với dân tộc thiểu số trường Tiểu học Võ Thị Sáu thời gian qua; rút ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và nêu lên giải pháp chủ yếu trong việc rèn luyện kĩ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 cho học sinh trong thời gian tới. Giúp giáo viên có khả năng nâng cao năng lực chuyên môn.
Giúp học sinh phát triển năng khiếu của mình, biết tự tập luyện và nhận biết vị trí một số nốt nhạc trên khuông nhạc, phân biệt được âm thanh cao – thấp, dài- ngắn, cảm thụ khi nghe nhạc, mở mang cho các em vốn kiến thức mang tính văn hóa âm nhạc.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Âm nhạc là môn học có đặc thù riêng, nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối nhưng đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, đam mê và năng khiếu mà điều này không phải học sinh nào cũng có được. Xuất phát từ thực trạng giảng dạy môn Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học để các em có thể học tốt và đạt kết quả tốt là điều rất quan trọng, không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy mà còn phụ thuộc vào ý thức học tập và rèn luyện của các em cùng với sự quan tâm chăm sóc tạo điều kiện của nhà trường, gia đình và xã hội.
Chính vì vậy việc giảng dạy Âm nhạc cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 3 nói riêng nhằm giáo dục thẩm mĩ Âm nhạc cho các em, cung cấp cho các em những hiểu biết sơ giản về nghệ thuật âm nhạc thông qua bài hát. Học hát là một quá trình học tập và rèn luyện lâu dài, để học sinh biết cách hát tự nhiên, đúng giai điệu lời ca, biết cách lấy hơi, hát rõ lời và bước đầu hát diễn cảm, các em có khả năng trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, tốp cathông qua những bài hát các em biễu diễn giáo dục tình cảm tốt đẹp nhằm nâng cao cảm thụ âm nhạc, tạo cho các em sự tự tin, yêu đời khả năng tham gia ca hát trong và ngoài trường học. Mặc dù môn học này không đạt mục tiêu giúp các em trở thành người biểu diễn hoặc sáng tác Âm nhạc chuyên nghiệp, mà mục tiêu trọng tâm nhằm cung cấp những kiến thức, kĩ năng, thái độ phù hợp với lứa tuổi và năng lực cho học sinh, giúp học sinh phát triển một cách toàn diện, bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái tốt đẹp, để các em xác định được trách nhiệm công dân trong việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong đó có văn hóa Âm nhạc.
Là một giáo viên trực tiếp bám sát, giảng dạy bộ môn, bản thân nhận thấy phần lớn các em chỉ hát thuộc lời ca mà chưa cảm nhận được cái hay, cái đẹp của âm nhạc. Đứng trước những hạn chế thực tế tôi đưa ra một số kinh nghiệm về phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 3, bởi vì ở lớp 3 ngoài phần học hát các em còn học thêm một số các nốt nhạc, cách ghi nhạc, kí hiệu âm nhạc, vị trí nốt nhạc, để tạo nền tảng cho các em học tốt ở chương trình Âm nhạc lớp 4, 5 và các cấp học tiếp theo.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thuận lợi 
	Sau 10 năm triển khai Nghị quyết 40 của Quốc hội về đổi mới chương trình GDPT, toàn ngành đã tham gia vào công cuộc cải cách giáo dục toàn diện từ chương trình, nội dung, đánh giá và sử dụng thiết bị dạy học. Cùng với các môn học khác, môn Âm nhạc ở cấp Tiểu học cũng đã thực hiện đổi mới một cách cơ bản và toàn diện, đáp ứng được mục tiêu của cấp học nói chung và mục tiêu của môn Âm nhạc nói riêng.
	 Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi trong việc dạy học.
Giáo viên luôn bám sát vào nội dung dạy học thực hiện theo công văn 5842/BGDDT-VP ngày 1/9/2011 về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học, điều chỉnh chương trình cho phù hợp từng đối tượng học sinh các lớp áp dụng phương pháp dạy học tích cực gây được hứng thú cho học sinh, dạy học lồng ghép các bài hát tài liệu địa phương.
2. Khó khăn 
Trường học còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đa số học sinh đều là đồng bào dân tộc thiểu số, ngoài giờ học các em còn phải phụ giúp bố mẹ làm nương rẫy... nên chưa chú trọng đầu tư đến việc học, một số phụ huynh có trình độ dân trí thấp, hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn ít quan tâm đến việc học của con em mình, còn một số phụ huynh chỉ quan tâm đến môn học Toán, Tiếng việt... chưa thật sự quan tâm đến bộ môn Âm nhạc. Hơn nữa hoạt động âm nhạc chưa có điều kiện có phòng học âm nhạc riêng.
Ở môn học này học sinh cần phải có tính năng khiếu, nên trong khi ca hát một số em hát bị lạc giọng, hay còn gọi hát bị phô, hát không chuẩn về giai điệu tiết tấu. Đa số các em còn rụt rè khi tham gia các hoạt động âm nhạc trong lớp và nhà trường tổ chức.
Học sinh chưa biết cách cảm nhận về bài hát, chưa có kiến thức sơ giản về âm nhạc, thực tế khi quan sát các em biểu diễn bài hát, ngoài những em có phong cách trình bày tự nhiên, sinh động vẫn còn một số em không ham thích học hát và chưa thật sự tự tin biểu diễn trước các bạn, thầy cô, các em thể hiện tính chất bài hát còn rất hạn chế. Một phần do kĩ năng đọc của các em còn chậm nên không hiểu nghĩa của từ, nội dung bài hát, cảm thụ nghe nhạc, dẫn đến tình trạng hát không rõ lời ca, không hiểu giai điệu, tiết tấu, tính chất bài hát. Mặt khác một số em không có tự giác trong học tập và sự tiếp thu kiến thức Âm nhạc còn nhiều hạn chế. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức. Kết quả khảo sát đầu năm học như sau:
Năm học
TSHS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
2016-2017
99
5
5.0
84
84.8
10
10.1
2017-2018
101
6
5.9
84
83.1
11
10.8
	 Từ tình hình khảo sát thực tế cho thấy tỉ lệ học sinh đạt mức hoàn thành tốt rất ít chiếm tỉ lệ từ 5 đến 6 %, trung bình khoảng một lớp đạt từ một đến hai học sinh hoàn thành tốt, còn lại là mức hoàn thành, và chưa hoàn thành. Xuất phát từ những thực trạng trên tôi đưa ra một vài giải pháp để chất lượng học tập đạt kết quả cao hơn. 
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Thứ nhất: Vận dụng các kĩ năng hát và phương pháp rèn luyện cơ bản
Tập hát, học các bài hát là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình học hát, các kĩ năng hát gồm có:
	+ Tư thế hát
	+ Hơi thở	
	+ Hát đồng đều 
	+ Hát chính xác và rõ lời bài hát.
Về tư thế hát: Trong quá trình tập hát, trước hết phải luyện tư thế hát, khi đứng hát đầu không nghiêng, vai không so, hai tay buông dọc theo thân thoải mái không để tay lên bàn hay chống cằm. Khi ngồi hát hai tay đặt trên đầu gối, ngực thẳng không tựa vào ghế, không vắt chân nọ lên chân kia. Khi mà học sinh thực hiện đúng tư thế học hát rồi thì sẽ tạo cho việc hít thở thoải mái, phát âm, nhã chữ dễ dàng, tập tư thế hát đúng giúp cho việc hô hấp thuận lợi.
 Về kĩ năng lấy hơi ( hơi thở): Chỉ huy, điều khiển học sinh biết cách lấy hơi vào đầu câu hát, không lấy hơi vào giữa các tiếng trong một câu hát, khi các bài hát có nhịp độ chậm hay vừa phải, cho các em lấy hơi chậm, hít bằng mũi, đánh dấu những chỗ cần lấy hơi trong bài hát để học sinh thực hiện đúng và hát tốt. 	
Ví dụ: Khi dạy bài hát “ Lớp chúng ta đoàn kết” SGK trang 12, chú ý cho học sinh lấy hơi ở đầu câu hát để các em sử dụng hơi thở linh hoạt hát đúng và đều giọng.
Về kĩ năng hát đồng đều có thể vận dụng phương pháp thu hút sự chú ý của học sinh bằng cách dẫn vào câu hát đầu tiên bằng động tác bắt nhịp hoặc đánh đàn dạo nhạc ra hiệu lệnh đếm để vào bài hát.
Ví dụ: Khi dạy bài hát “ Con chim non” SGK trang 14, bởi vì bài hát này thuộc nhịp 3/4 nên khi hát cần đếm nhịp 2/3 để học sinh hòa giọng hát.
	Về kĩ năng hát chính xác, phát âm nhã chữ bài hát: Các em đa số là học sinh dân tộc thiểu số vốn từ ngữ các em còn nhiều hạn chế, đọc thiếu nhiều dấu thanh nên khi dạy hát tôi luôn tăng cường hỗ trợ Tiếng việt bằng cách tự tập đọc lời ca, tập đọc trôi chảy, mạch lạc, phát âm rành rọt, rõ lời, lấy bút chì gạch chân các tiếng có dấu luyến trong bài hát để tập đọc nhã chữ, khi đó khi tập hát dễ dàng hơn, hát đúng và rõ lời ca, các em hiểu được nội dung ca từ của bài hát, biết được sự kết hợp chặt chẽ giữa giai điệu và lời ca.
	Ví dụ: Trong bài hát “ Em yêu trường em”, bài hát này dài và gồm hai lời ca, vì vậy yêu cầu học sinh tự tập đọc đúng lời ca, chú ý đọc đúng các dấu luyến trong bài ở những tiếng, từ: cô giáo, sách đến, vàn, nắng thu
 	Thứ hai: Hướng dẫn cho học sinh nắm rõ về lý thuyết Âm nhạc đối với kí hiệu ghi chép nhạc
Trong chương trình này các em được học cơ bản về nhạc lý như khuông nhạc, khóa son, dòng kẻ, khe nhạc, các hình nốt nhạc, bài tập tiết tấu Để có thể học tốt và nhớ tên nốt nhạc yêu cầu học sinh phải nắm rõ các kiến thức cơ bản về nhạc lý chẳng hạn như đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. 
	Ví dụ. Khuông nhạc gồm có mấy dòng, bao nhiêu khe? tại sao được gọi là khóa son? và để học sinh nhận biết các nốt nhạc trên khuông nhạc đạt hiệu quả, tôi chỉ vào bảng phụ các nốt: Đô- Rê- Mi- Pha- Sol- La- Si trên khuông nhạc để giới thiệu cho học sinh. 
 	Hướng dẫn các em thực hiện trò chơi “khuông nhạc bàn tay” tập nhận biết các nốt nhạc trên khuông bằng cách chỉ vào từng nốt và yêu cầu học sinh biết nốt đó nằm ở vị trí nào (ở dòng hoặc khe thứ mấy). 
	Ví dụ. Chỉ vào ngón 2 (dòng 2 của khuông nhạc bàn tay) và hỏi: Nốt nằm ở dòng thứ 2 tên là nốt gì? Yêu cầu học sinh trả lời. Từ đó sẽ khắc sâu kiến thức trí nhớ về vị trí nốt nhạc cho các em.
	Thứ ba. Xây dựng các phương pháp tập hát phù hợp theo từng đối tượng lớp học.
	Như chúng ta biết hiệu quả của giờ học hát phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng các phương pháp tập hát sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Vì vậy trong giờ học người giáo viên đóng vai trò tổ chức các hoạt động học nhằm phát huy tính tính tích cực và sáng tạo của các em. Thông thường ở tiết dạy Âm nhạc phần thực hành là chủ yếu vì thế tôi đưa ra trình tự dạy một bài hát được tiến hành như sau:
- Giới thiệu bài hát (tên bài, tên tác giả, nội dung, xuất xứ).
- Hát mẫu ( tự trình bày hoặc nghe băng nhạc).
- Đọc lời ca lồng theo tiết tấu.
- Khởi động giọng.
- Hướng dẫn tập hát từng câu (phân chia các câu hợp lí, vừa sức tiếp thu của học sinh).
- Củng cố toàn bài, tập hát đúng, thuộc lời ca, nâng cao chất lượng tiếng hát và tập hát diễn cảm.
- Hát kết hợp vận động phụ họa, vỗ đệm, tập biễu diễn bài hát.
- Kiểm tra các nhóm, tổ và cá nhân.
Trình tự nêu trên được thực hiện linh hoạt trong từng tiết dạy, trong sách giáo viên mỗi bài hát đều được bố trí dạy 2 tiết liên tiếp. Như vậy trong tiết thứ 2 tập trung vào việc ôn luyện, củng cố, sửa chữa chỗ hát sai và kết hợp thêm một số trò chơi sinh động, phong phú, và trong một buổi dạy hát, giáo viên cần thuộc bài hát và thể hiện tốt để khi hát mẫu cho học sinh nghe gây được sự hứng thú, các đồ dùng dạy học chuẩn bị đầy đủ sẽ làm cho giờ học đạt hiệu quả cao hơn.
Thứ tư: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
	* Phương pháp dạy học theo nhóm đối tượng 
Thực hiện công văn 9832/ BGD&ĐT - GDTH ngày 1 tháng 9 năm 2006, CV 9890/ BGD&ĐT – GDTH ngày 17 tháng 9 năm 2007 về việc hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, CV 5842/BGD&ĐT –VP ngày 01 tháng 09 năm 2011 hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học, thông tư 22/2016/TT – BGD&ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT - BGDDT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo. Được lãnh đạo nhà trường giao quyền chủ động cho giáo viên nên ngay từ đầu năm học, sau khi dạy, tôi tiến hành kiểm tra khảo sát, lập kế hoạch dạy học, xin ý kiến chỉ đạo của tổ chuyên môn và nhà trường và phân loại học sinh trong lớp thành những nhóm đối tượng như sau:
Nhóm 1: Gồm những học sinh khó khăn ( khó khăn về đọc, khó khăn về hoàn cảnh gia đình)
Nhóm 2: Gồm những học sinh đạt chuẩn
Nhóm 3: Gồm những học sinh năng khiếu
Căn cứ vào các đối tượng học sinh, trong các giờ học, tôi luôn luôn gần gũi, thân thiện, quan tâm tất cả học sinh nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý từng em, và giành thời gian giúp đỡ học sinh khó khăn. Các buổi ôn tập bài hát tôi yêu cầu các em thực hiện nhiệm vụ với 4 mức khác nhau trong cùng một giờ học.
Đối với nhóm 1, trong mỗi tiết học tôi yêu cầu học sinh đọc luyện lời ca nhiều hơn các em ở nhóm 3, chỉ ở mức hát đúng giai điệu và lời ca bài hát. Khi hát tôi chỉ yêu cầu các em hát 1 câu nhạc để tránh gây tình trạng nặng nề, áp lực với các em.
Ví dụ. Khi dạy bài hát "Đếm sao" trang 8 của nhạc sĩ Văn Chung, sách giáo khoa Âm nhạc lớp 3. Khi hướng dẫn đọc lời ca tôi cho các em ở nhóm 3 đọc lời ca kết hợp lồng theo tiết tấu trước, sau đó gọi lại các em ở nhóm 1 đọc, để kịp thời uốn nắn và sử sai khi các em đọc mất dấu, rồi liên tiếp gọi các em tiếp theo đọc lời ca, vì khi các em đã đọc chuẩn và chính xác lời ca thì các em mới thật sự cảm nhận được ca từ, sắc thái của bài hát. Để tránh giáo viên làm việc nhiều, trước khi chuyển sang dạy hát tôi cho các em ở nhóm 1 đọc lại từng câu bài hát, Các em nhóm 2 nghe bạn mình đọc, còn các em nhóm 3 đọc lời ca kết hợp tiết tấu để khi tập hát cả lớp sẽ hát đúng nhịp độ, tiết tấu của bài hát, tiến trình dạy hát giữa trò và cô nhẹ nhàng hơn. Khi ôn luyện bài hát thì tôi theo dõi quan sát, nhắc nhở và giúp đỡ khi các em gặp khó khăn còn rụt rè tham gia ca hát.
* Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
Như chúng ta biết ở lứa tuổi học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp Ba nói riêng và nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế. Đa số các em tiếp thu kiến thức phải dựa trên những mô hình vật thật, tranh ảnh, do vậy việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học giúp tôi chuyển tải thông tin và truyền thụ kiến thức giáo dục tư cách, rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Nó có tác dụng điều khiển hoạt động của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, kích thích hứng thú cho học sinh học tập. Trong tiết học mà không sử dụng đồ dùng dạy học thì tiết học đó diễn ra rất đơn điệu, các em không hứng thú, không tập trung, kết quả học tập không cao. Vì thế đồ dùng dạy học đóng vai trò rất lớn quyết định hiệu quả trong mỗi giờ học, môn học nhất là đối với các em học sinh khó khăn.
Ví dụ. Khi dạy bài hát "Tiếng hát bạn bè mình" nhạc và lời Lê Hoàng Minh sách Âm nhạc lớp 3, trang 24. Tôi sử dụng tranh ảnh minh họa cho bài hát để giới thiệu bài học sinh động và qua tranh ảnh minh họa đó học sinh sẽ liên tưởng đến bài học nào sẽ học và nội dung bài hát nhằm thể hiện điều gì, sau đó tôi giới thiệu lại tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát, rồi cho học sinh nghe hát mẫu, yêu cầu cảm nhận về tính chất và thái độ tình cảm của bài hát. 
Tranh giới thiệu hình ảnh con ong
Tranh các em nhỏ cùng múa ca, chung tay bảo vệ hòa bình
* Phương pháp trò chơi
Trò chơi giúp các em thay đổi không khí học tập và phát triển cả về năng khiếu lẫn tư duy. Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. ''Học mà chơi, chơi mà học '' tạo ra sự hứng thú và niềm tin trong học tập, duy trì được khả năng chú ý của các em trong tiết học. Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh. Việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học nhằm làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn kĩ năng bớt đi khó khăn, có thêm sự sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tự giác, tích cực, rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tính thi đua, tính kỉ luật... do đó hiệu quả học tập của các em cao hơn. Vì vậy khi tổ chức trò chơi học tập, tôi đã đưa ra nội dung trò chơi gắn liền với mục tiêu của bài học, luật chơi đưa ra rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, điều kiện và phương tiện tổ chức trò chơi phong phú, hấp dẫn, sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ. Có như vậy mới kích thích sự thi đua giành phần thắng cho các em bên tham gia. 
Ví dụ. Khi dạy bài hát" Gà Gáy" trang 7, Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 3. Tôi hướng dẫn Trò chơi “Cùng hòa tấu”, tác dụng của trò chơi giúp học sinh vừa hát vừa kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm hoặc vỗ tay theo đúng nhịp, phách, tiết tấu lời ca. Tôi chuẩn bị thanh phách, song loan, trống nhỏ, về cách chơi tôi chia lớp thành 3 nhóm. Nhóm 1: Song loan, nhóm 2: Thanh phách, nhóm 3: Trống nhỏ. Khi tôi đưa 1 ngón tay: Nhóm 1 vừa hát vừa gõ song loan đệm theo phách, đưa 2 ngón tay: Nhóm 2 vừa hát vừa gõ thanh phách đệm theo nhịp. Đưa 3 ngón tay: Nhóm 3 vừa hát vừa gõ trống nhỏ đệm theo nhịp, khi xòe cả 5 ngón tay: Tất cả 3 nhóm cùng hát và gõ đệm, hoặc khi dạy bài hát “Tiếng hát bạn bè mình” tôi thực hiện trò chơi chọn đáp án đúng để học sinh ghi nhớ được nội dung bài hát.
Trò chơi chọn đáp án đúng
A. Nói lên tình yêu thương cùa thầy cô, bạn bè
B. Nói lên ước mơ của các em
C. Nói lên ước mơ của tuổi thơ được sống trong hòa bình và tình bạn bè thân ái
	* Phương pháp đa dạng hóa cách thức truyền đạt, nắm chắc đặc trưng môn học. 
Khi bắt giọng cho học sinh nên bắt giọng cho chuẩn xác hoặc có thể bắt giọng bằng sử dụng nhạc cụ để bắt giọng vào cho đúng và chuẩn xác như đàn organ, tiếng hát sẽ không bị quá cao hoặc quá thấp. Tư thế đứng hát phải cho các em đứng đầu thẳng, hai tay buông thả tự nhiên hoặc đứng lắc người và nhún nhẹ nhàng thân người thật thoải mái. Tư thế ngồi hát luôn chú ý đến các em là lưng không tựa vào phía sau, không ngồi ngả nghiêng dựa dẫm vào nhau hoặc tỳ ngực vào bàn, ngồi thẳng thoải mái, hai tay để ở đùi hoặc trên bàn một cách tự nhiên, nên linh động luân phiên giữa tư thế đứng hát, ngồi hát và phân bố thời gian cho hợp lý.
	Tôi truyền đạt, giới thiệu và dẫn dắt bài hát một cách sinh động, gây sự chú ý, tò mò cho học sinh, làm 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_giai_phap_ren_luyen_ki_nang_ho.doc