SKKN Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học hát dân ca ở trường THCS Nguyệt Ấn huyện Ngọc Lặc

SKKN Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học hát dân ca ở trường THCS Nguyệt Ấn huyện Ngọc Lặc

Âm nhạc là ngôn ngữ nghệ thuật âm thanh, mang đặc trưng của nghệ thuật biểu hiện, là ngôn ngữ biểu cảm, tình cảm. Do đó âm nhạc cũng là một trong những môn học quan trọng giúp cho học sinh hình thành nhân cách, có lối sống lành mạnh, tư tưởng đạo đức đúng đắn. Trong âm nhạc các bài hát dân ca có khả năng tác động mạnh mẽ vào tâm tư, tình cảm của học sinh giúp cho các em phát triển các phẩm chất tư duy, trí tuệ, thể chất, những tình cảm đạo đức tốt đẹp và quan trọng hơn là hình thành ở học sinh ý thức dân tộc và tình yêu với nền âm nhạc truyền thống. Từ đó học sinh sẽ có ý thức giữ gìn và trân trọng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

 - Sau hơn 30 năm đổi mới, bộ mặt đất nước ta có nhiều thay đổi đáng kể về kinh tế văn hoá, xã hội bên cạnh những giá trị tích cực thì những hạn chế tiêu cực cũng tồn tại và len lỏi vào mọi ngóc nghách của đời sống. Tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức ở một số bộ phận thanh thiếu niên đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Bên cạnh đó hầu hết con trẻ hiện nay gần như quên hẳn các trò chơi dân gian, quên hẳn các làn điệu dân ca rất phong phú và đa dạng mà ông cha ta đã để lại. Lớp trẻ nói chung, các em học sinh nói riêng thích nghe và hát những bài hát trẻ trung, sôi động, nhạc ngoại . hơn là thưởng thức những làn điệu dân ca mượt mà đậm tình quê hương. Thậm chí có nhiều học sinh không mấy mặn mà với các bài hát dân ca mà còn có quan niệm lệch lạc nghe dân ca là không sành điệu là lỗi thời là “không đúng mốt thời thượng”

- Xuất phát từ thực tế trên và vai trò không kém phần quan trọng của dân ca Việt Nam, là một giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc trường THCS Nguyệt Ấn huyện Ngọc Lặc tôi luôn trăn trở, tìm tòi các giải pháp cùng với nhà trường để thực hiện có hiệu quả việc đưa dân ca vào các hoạt động giáo dục học sinh. Qua kiểm nghiệm hiệu quả thực tế, tôi mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm của bản thân: “Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học hát dân ca ở trường THCS Nguyệt Ấn huyện Ngọc Lặc”

 

doc 17 trang thuychi01 21384
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học hát dân ca ở trường THCS Nguyệt Ấn huyện Ngọc Lặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU: 2
1. Lý do chọn đề tài 2 
2. Mục đích nghiên cứu của SKKN: .. 2
3. Đối tượng nghiên cứu:  3
4. Phương pháp nghiên cứu:  3
B. NỘI DUNG:  3
I. Cơ sở lý luận: . 3
II. Thực trạng vấn đề  6
1. Thuận lợi: .6
2. Khó khăn: .6
III. Các giải pháp, biện pháp thực hiện 7
1. Giới thiệu bài dân ca theo hình thức tích hợp liên môn ...7
2. Sử dụng trực quan và minh họa bài hát dân ca 8
3. Khởi động giọng theo thang âm của bài hát dân ca, hướng dẫn xử lý các từ luyến, lấy hơi khi hát dân ca .............................................................................. 10
4. Hướng dẫn học sinh đặt lời mới, hướng dẫn học sinh hát theo nền nhạc remix để nhanh thuộc bài và có hứng thú học hát ....................................................... 10
5. Giới thiệu thêm các loại hình dân ca đặc sắc của địa phương nơi học sinh đang sinh sống tạo hứng thú cho tiết học .. 13
6. Tổ chức trò chơi tìm hiểu về bài hát dân ca qua trò chơi ô chữ thông minh, trò chơi tập làm ca sĩ .. 13
IV. Kết quả ... 14
C. KẾT LUẬN...15
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Âm nhạc là ngôn ngữ nghệ thuật âm thanh, mang đặc trưng của nghệ thuật biểu hiện, là ngôn ngữ biểu cảm, tình cảm. Do đó âm nhạc cũng là một trong những môn học quan trọng giúp cho học sinh hình thành nhân cách, có lối sống lành mạnh, tư tưởng đạo đức đúng đắn. Trong âm nhạc các bài hát dân ca có khả năng tác động mạnh mẽ vào tâm tư, tình cảm của học sinh giúp cho các em phát triển các phẩm chất tư duy, trí tuệ, thể chất, những tình cảm đạo đức tốt đẹp và quan trọng hơn là hình thành ở học sinh ý thức dân tộc và tình yêu với nền âm nhạc truyền thống. Từ đó học sinh sẽ có ý thức giữ gìn và trân trọng bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
	- Sau hơn 30 năm đổi mới, bộ mặt đất nước ta có nhiều thay đổi đáng kể về kinh tế văn hoá, xã hội  bên cạnh những giá trị tích cực thì những hạn chế tiêu cực cũng tồn tại và len lỏi vào mọi ngóc nghách của đời sống. Tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức ở một số bộ phận thanh thiếu niên đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Bên cạnh đó hầu hết con trẻ hiện nay gần như quên hẳn các trò chơi dân gian, quên hẳn các làn điệu dân ca rất phong phú và đa dạng mà ông cha ta đã để lại. Lớp trẻ nói chung, các em học sinh nói riêng thích nghe và hát những bài hát trẻ trung, sôi động, nhạc ngoại ... hơn là thưởng thức những làn điệu dân ca mượt mà đậm tình quê hương. Thậm chí có nhiều học sinh không mấy mặn mà với các bài hát dân ca mà còn có quan niệm lệch lạc nghe dân ca là không sành điệu là lỗi thời là “không đúng mốt thời thượng” 
- Xuất phát từ thực tế trên và vai trò không kém phần quan trọng của dân ca Việt Nam, là một giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc trường THCS Nguyệt Ấn huyện Ngọc Lặc tôi luôn trăn trở, tìm tòi các giải pháp cùng với nhà trường để thực hiện có hiệu quả việc đưa dân ca vào các hoạt động giáo dục học sinh. Qua kiểm nghiệm hiệu quả thực tế, tôi mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm của bản thân: “Các biện pháp tạo hứng thú cho học sinh khi học hát dân ca ở trường THCS Nguyệt Ấn huyện Ngọc Lặc”
2. Mục đích nghiên cứu của SKKN
	- Mục tiêu nhằm góp phần bảo tồn và phát huy dân ca Việt Nam nói chung, giúp cho học sinh biết hát các làn điệu dân ca tiêu biểu, tìm hiểu và tiếp cận các hình thức biểu diễn dân ca và có những hiểu biết nhất định về dân ca các vùng miền của đất nước, hình thành và phát triển khả năng âm nhạc cho học sinh, giáo dục tình cảm đọa đức trong sáng lành mạnh; hướng cho các em biết cảm thụ và có thị hiếu âm nhạc tốt để các em biết yêu quê hương, đất nước, yêu âm nhạc; tạo cho các em có trình độ văn hóa âm nhạc nhất định góp phần phát triển toàn diện, hài hòa nhân cách của học sinh; hỗ trợ và tăng cường hiệu quả việc giảng dạy môn Âm nhạc.
3. Đối tượng nghiên cứu 
- Hoạt động dạy học hát dân ca cho học sinh tại trường THCS Nguyệt Ấn nơi đang giảng dạy. 
- Giáo viên và học sinh khối 6,7,8,9.
4. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu qua nội dung tài liệu bồi dưỡng giáo viên THCS môn Âm nhạc.
*. Phương pháp nghiên cứu thực tế:
- Nghiên cứu qua việc giảng dạy thực tế tại trường THCS.
- Nghiên cứu qua các tiết dự giờ của các giáo viên dạy âm nhạc THCS.
- Qua việc đánh giá kết quả học tập của học sinh.
*. Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ:
- Xem đĩa dạy mẫu của Bộ Giáo dục.
- Tập huấn hát dân ca trong các câu lạc bộ dịp hè.
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
 	- Dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục tập quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hòa quyện vào nhau, hình thành nên cách nghĩ, cách cảm nhận về cuộc sống, thiên nhiên, con người rất Việt Nam. Dân ca là những bài hát do nhân dân sáng tác ra, không rõ tác giả. Đầu tiên bài hát có thể do một người nghĩ ra rồi được truyền miệng qua nhiều người, từ đời này qua đời khác và được phổ biến ở từng vùng miền, từng dân tộc  Khi nói đến dân ca, chúng ta không thể quên những lời ru con thiết tha trìu mến, qua tiếng ầu ơ mẹ ru con, những hình ảnh của miền quê yêu dấu của biển rộng non cao, những người mẹ năm tháng tảo tần một nắng hai sương nuôi con khôn lớn. những lời hát ru của mẹ đã hòa vào tâm hồn trẻ, vừa đằm thắm dịu dàng nhưng không kém phần trầm tư sâu lắng; hay những bài dân ca nói lên tinh thần đoàn kết trong lao động, sinh hoạt hoặc phòng chống thiên tai, tiếp thêm tình yêu quê hương đất nước, chắp cánh cho các em thêm vững bước vào đời như những lão thành lúc sinh thời đã viết: “Dân ca là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn, tình cảm con người Việt Nam thế hệ tiếp theo thế hệ”. 
	- Theo sơ kết của Hội văn nghệ dân gian Việt Nam, đến năm 2000 chúng ta đã sưu tầm lại được trên 3.000 làn điệu dân ca của 54 dân tộc anh em trong đó trên 70% là của người Kinh. Ngày nay trong khi các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ vất vả, băn khoăn, lo lắng đi tìm các cách giáo dục trẻ em hiệu quả mà lãng quên một trong những phương pháp giáo dục hiệu quả nhất mà cha ông ta để lại đó là kho tàng làn điệu dân ca. 
	- Đất nước Việt Nam với hơn bốn ngàn năm lịch sử đã hình thành nên một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Âm nhạc dân gian nói chung, dân ca nói riêng là tinh hoa văn hóa đặc sắc, là linh hồn của dân tộc. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, dân ca vẫn có sức sống bền chặt trong lòng mỗi người dân Việt Nam, là nhịp cầu thời gian để ta trở về với cội nguồn của cha ông, dân tộc. Điều đó đặt ra một yêu cầu cấp thiết là đưa dân ca đến gần với thanh, thiếu niên trong đó biện pháp hữu hiệu và phổ biến nhất là đưa dân ca trở thành một trong những nội dung giáo dục trong nhà trường. Điều đó sẽ giúp cho lớp trẻ hôm nay nhận ra được những giá trị tinh thần vô cùng to lớn kết tinh trong các làn điệu dân ca, từ chỗ hiểu được các giá trị, các em biết trân trọng, yêu quý các giá trị những làn điệu dân ca, có ý thức, trách nhiệm giữ gìn và bảo tồn những di sản tinh thần to lớn đó.
	- Trong chương trình Âm nhạc của bậc THCS việc học hát dân ca được thể hiện cụ thể như sau: 
Phần
Nội dung
Hình thức
1
- Giới thiệu vài nét về dân ca 
- Những làn điệu chính: Lý, hò, cho ví dụ dân ca các vùng miền.
- Nghe, xem và tìm hiểu.
2
Giới thiệu và học hát các làn điệu dân ca:
- Lớp 6 có bài Lí con sáo Gò Công; Đi cấy dân ca Thanh Hóa
- Lớp 7 có bài Lí cây đa dân ca Quan họ Bắc Ninh, Đi cắt lúa dân ca Hrê
- Lớp 8 có bài Lí dĩa bánh bò dân ca Nam bộ; Hò ba lí dân ca Quảng Nam.
- Lớp 9 có bài Lí kéo chài dân ca Nam bộ.
- Nghe giới thiệu, tìm hiểu và học hát.
3
- Dạy bài hát giúp học sinh nắm được giai điệu, cao độ, trường độ, lời ca. hướng dẫn cách luyến láy, lấy hơi,
- Nghe, thực hiện theo yêu cầu
4
- Đặt lời mới dựa trên làn điệu dân ca
- Nghe, tìm hiểu, cảm nhận và thực hiện
5
Tập biểu diễn dân ca: tập một vài động tác minh họa
- Tập luyện.
	* Những mục tiêu trên chỉ đạt được khi học sinh trải qua quá trình học tập lâu dài và đúng hướng, nếu chỉ học 1-2 bài hát thì không thể đạt được những điều đó. Vì vậy khi dạy một bài hát cụ thể, giáo viên phải lựa chọn cách diễn đạt mục tiêu ngắn gọn và rõ ràng hơn trong kế hoạch bài học.
* Quy trình dạy học:
- Bước 1: Giới thiệu bài hát
- Bước 2: Nghe hát mẫu
- Bước 3: Tìm hiểu bài hát, giải thích từ khó
- Bước 4: Khởi động giọng
- Bước 5: Tập hát từng câu
- Bước 6: Hoàn chỉnh cả bài
- Bước 7: Củng cố và kiểm tra
 	- Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo âm nhạc có điều kiện phát triển ở những bước cao hơn. Việc đưa âm nhạc vào học đường đã được chú trọng vì những lợi ích quan trọng của nó trong việc giáo dục học sinh thành người toàn diện. Dạy âm nhạc ở trường THCS không nhằm đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hoá âm nhạc, làm cho các em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, hình thành ở học sinh một tâm hồn trong sáng, cách tư duy sắc sảo, lòng khát khao sáng tạo, giàu tình cảm, nhanh nhẹn, hoạt bát và sống vui tươi. Âm nhạc phát triển tối đa những tố chất sinh lý, những phẩm chất tâm lý của lứa tuổi học sinh, tạo điều để các em hoàn chỉnh và cân đối về tâm hồn, trí tuệ và thể chất, làm phong phú tình cảm của lứa tuổi học trò. Mặt khác, qua đó phát triển bồi dưỡng những mầm non nghệ thuật cho tương lai đất nước. Đây là một môn học có đặc thù rất riêng không giống những môn học khác, môn học mang tính nghệ thuật cao, học sinh học theo phương châm học vui - vui học. Vì vậy tạo cho các em say mê hứng thú học tập là rất cần thiết.
	- Trong chương trình Âm nhạc được Bộ GD và ĐT đưa vào giảng dạy ở trường THSC gồm có các phân môn:
 	+ Học hát
 	+ Tập đọc nhạc 
 	+ Âm nhạc thường thức. 
 	- Trong phân môn học hát, các em học sinh được học rất nhiều bài hát với nhiều thể loại âm nhạc, tuy nhiên những bài hát dân ca trong chương trình là những bài hát giúp các em yêu môn học, thêm yêu quê hương đất nước, yêu văn hóa dân tộc, giúp các em rèn kĩ năng luyến láy, lấy hơi và đặc biệt là hiểu thêm về dân ca các vùng miền. Qua thực tế giảng dạy trong những năm qua, tôi mạnh dạn sáng tạo và dạy thử nghiệm tại trường THCS Nguyệt Ấn đã thu được một vài kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh học hát các bài hát dân ca. Bài viết này, tôi không có tham vọng đi sâu nghiên cứu, khảo sát mà chỉ là những kinh nghiệm chủ quan của bản thân tích lũy được trong quá trình thực nghiệm và giảng dạy.
II. Thực trạng vấn đề
1. Thuận lợi
 	- Tiến sĩ Gi. Sunde (Đức) đã nói: “Âm nhạc có khả năng xây dựng ý chí, tính tình và nhân cách của con người. Đứng về mặt giáo dục, âm nhạc có khả năng thoả mãn những nhu cầu tinh thần của con người về các mặt: trí tuệ, óc tưởng tượng, tình cảm, trực cảm, tính tích cực, tính tập thể và sự hào hứng” cho nên việc giảng dạy âm nhạc trong nhà trường có rất nhiều thuận lợi.
 	- Trước hết, âm nhạc là một môn học trong trường THCS được các em học sinh rất yêu thích. Là môn học xếp loại do đó không tạo áp lực cho các em vì vậy các em học rất hào hứng với tâm thế rất thoải mái.
 	- Trường THCS Nguyệt Ấn nằm trong cái nôi của dân ca Thanh Hóa, nhà trường, các thầy cô giáo và nhân dân địa phương rất quan tâm đến môn âm nhạc.
 	- Giáo viên nắm vững chuyên môn, tích cực tìm tòi, nghiên cứu nhiều biện pháp vận dụng trong quá trình giảng dạy.
 	- Đa số học sinh yêu thích môn học Âm nhạc, luôn có ý thức học tập tốt, tích cực, linh hoạt trong giờ học.
2. Khó khăn
 	- Thực tế cho thấy, một số học sinh thích nghe và thích hát những bài hát trẻ trung, sôi động, nhạc ngoại hơn là thưởng thức những làn điệu dân ca, thậm chí không hứng thú mỗi khi nghe những bài hát dân ca, một số em quan niệm hát dân ca là lỗi thời, không sành điệu
	- Quá trình tìm hiểu về dân ca và đưa dân ca vào trường học cũng còn nhiều khó khăn như: tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ, giai điệu có sự thay đổi, việc tổ chức hát dân ca chưa được thường xuyên.
	- Trường THCS Nguyệt Ấn nằm trên địa bàn xã Nguyệt Ấn, đa phần người dân sống bằng nghề nông cha mẹ ít quan tâm tới việc học tập của các em, một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt chưa thực hiện tốt nội quy học tập, ít tập trung vào môn học.
	- Trường chỉ có 01 giáo viên giảng dạy Âm nhạc nên việc trao đổi kinh nghiệm gặp nhiều khó khăn. Việc trao đổi kinh nghiệm chỉ được thực hiện khi sinh hoạt cụm chuyên môn.
	- Đầu năm học 2017-2018 bản thân tôi đã tiến hành khảo sát việc yêu thích hát dân ca ở đơn vị tôi công tác, kết quả thu được theo bảng sau:
Bảng 1:
STT
Khối lớp
Số học sinh
Yêu thích dân ca
Chưa thích
Thích nhạc trẻ
1
6 
147
5 HS
53 HS
89 HS
2
7 
139
7 HS
53 HS
79 HS
3
8 
142
8 HS
54 HS
80 HS
4
9 
132
6 HS
28 HS
98 HS
	Qua bảng số liệu thu thập trên tôi thấy các em hầu hết rất thích bài hát trẻ trung đặc biệt là các học sinh ở các lớp 9 cuối cấp, một số học sinh khối 6 không biết hát dân ca, khái niệm hát dân ca đối với các em còn rất mơ hồ.
III. Các giải pháp, biện pháp thực hiện 
1. Giới thiệu bài dân ca theo hình thức tích hợp liên môn
 	- Giáo viên có nhiều hình thức giới thiệu về bài hát, tuy nhiên khi dạy bài hát dân ca tôi đã kết hợp liên môn sử dụng phương pháp trực quan để giới thiệu cho học sinh nguồn gốc xuất xứ của từng bài hát dân ca. Tôi dùng bản đồ để giới thiệu vị trí địa lí, dùng tranh ảnh để giới thiệu về sinh hoạt văn hoá, sinh hoạt cộng đồng, về phong cảnh các vùng miền. Tôi giới thiệu về xuất xứ và nét đặc trưng của bài dân ca (thang âm, các từ đệm, trang phục, động tác múa) sao cho phù hợp với sự tiếp thu của học sinh, cũng có thể giới thiệu sơ lược về nhạc cụ dân tộc của vùng miền dân ca đó. Phương pháp này giúp cho học sinh nhìn những màu sắc, hình thức thể hiện và nghe được giai điệu một cách rõ ràng, dễ cảm nhận. Tất cả những hình ảnh trên gợi lên nét đẹp truyền thống của dân tộc. 
Ví dụ: Tiết 04 Học hát bài: L‎‎ý Cây Đa - Dân ca quan họ Bắc Ninh. Giáo viên giới thiệu: 
- Một trong những niềm tự hào của người kinh Bắc là hội Lim. Trong hội Lim thứ "đặc sản" tuyệt vời nhất là những làn điệu quan họ, những làn điệu dân ca quan họ trữ tình, mượt mà da diết, ngọt ngào ấy được trình tấu bởi những liền anh, liền chị lịch lãm mà không kém phần duyên dáng. Cứ thế dân ca quan họ đi vào lòng người và trở thành phần hồn, thành món ăn tinh thần của con người, thành nét văn hóa rất riêng của vùng đất kinh Bắc xưa.
..... và hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu thêm về dân ca quan họ Bắc Ninh để được trải mình trong những giai điệu ngọt ngào và sâu lắng ấy qua bài hát: L‎ý Cây Đa 
* Bắc Ninh: là 1 tỉnh ở phía Bắc giáp với thủ đô Hà Nội. Vùng Kinh Bắc xưa có truyền thống hát quan họ từ lâu đời.
* Bắc Ninh có diện tích: 803,87 km2. Thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của phía Bắc.
2. Sử dụng trực quan và minh họa bài hát dân ca.
 - Để khắc sâu hơn hiểu biết cho các em, chúng ta còn cho học sinh xem hình ảnh và trang phục của các vùng miền, các điệu múa, uyển chuyển mượt mà của các dân tộc trên đất nước Việt – với màu sắc sặc sỡ, trang phục kín đáo sẽ gợi cho các em nền văn hoá truyền thống mà lâu nay các em không nhìn thấy hoặc không để ý. Cho học sinh xem những hình ảnh của các cô gái ngồi đàn bằng các nhạc cụ dân tộc hoặc cho các em nghe một đoạn nhạc không lời sôi động với nhạc khí phương tây và cho các em nghe lại một đoạn nhạc được thể hiện bằng nhạc cụ dân tộc. Tôi dùng lời để giới thiệu vài nét ngắn gọn về bài hát, nội dung, xuất xứ hay là tác giả soạn lời cho làn điệu mà các em đang học  Bước này rất hấp dẫn học sinh và mang lại cho các em nhiều kiến thức bổ ích. Giáo dục lòng yêu thích âm nhạc dân tộc qua tranh ảnh, băng đĩa những yêu cầu cơ bản của bài học đó. 
	- Trong quá trình giới thiệu giáo viên kết hợp cho học sinh quan sát bản đồ, xem một số hình ảnh sinh hoạt qua tranh ảnh hoặc đĩa hình của người dân Nam Bộ như:
	- Ngoài ra, tôi còn khuyến khích học sinh hát tập thể, cá nhân những bài hát dân ca quen thuộc các em đã được học hoặc yêu cầu học sinh sưu tầm các bài hát dân ca ở các vùng miền.
	- Hoặc ở bước này, giáo viên giới thiệu về nguồn gốc, xuất xứ bài hát, bài dân ca được phổ trên những câu thơ lục bát nào
Ví dụ: Tiết 12: Học hát: Bài Đi cấy – Dân ca Thanh Hóa – Âm nhạc lớp 6
 	Giáo viên giới thiệu bài về quê hương Thanh Hóa có sông Mã, nơi sản sinh ra những điệu Hò và đặc biệt là Tổ khúc múa đèn. Múa đèn là một hình thức diễn Hát và Múa. Khi biểu diễn, mỗi diễn viên đội trên đầu một dĩa đèn dầu. Tổ khúc Múa đèn gồm có 10 bài hát kết hợp với múa thể hiện các công việc lao động của nhân dân như: gieo mạ, đi cấy, dệt vải Giáo viên cho học sinh nghe hoặc xem một đến 2 bài trong Tổ khúc Múa đèn. Sau đó giới thiệu bài hát Đi cấy được trích trong Tổ khúc Múa đèn và được phổ trên những câu thơ lục bát:
Lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng
Ba cô có hẹn cùng chăng
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm
Cầu cho trong ấm ngoài êm!
	- Giáo viên có thể thực hiện với các hình thức như sau: 
	+ Giáo viên trình bày bài hát, làn điệu dân ca: Nếu làm được điều này thì chắc chắn sẽ gây được ấn tượng mạnh với các em về làn điệu, bài hát mà các em sắp được học. tôi thường dùng cách này nhiều vì các em rất thích nghe giáo viên hát.
	+ Lồng ghép cách giới thiệu nghệ thuật hát Xường của dân tộc Mường gây hứng thú cho học sinh.
	- Trong bước nghe hát mẫu, tôi sưu tầm băng đĩa hình để cho học sinh xem bài hát trên băng đĩa hình, để các em biết về trang phục và động tác múa hát đặc trưng của từng vùng miền. Bước này giáo viên phải tạo cho các em hứng thú, say mê bài hát mà các em chuẩn bị học.
3. Khởi động giọng theo thang âm của bài hát dân ca. Hướng dẫn xử lý các từ luyến, lấy hơi khi hát dân ca
 	- Trước khi học hát dân ca chúng ta nên cho học sinh khởi động bằng cách đọc thang âm để các em biết được sơ lược về âm hưởng bài dân ca, các em luyện hơi thở với các nguyên âm.
Ví dụ: Ở các bài hát dân ca Nam bộ giáo viên cho học sinh đọc thang 5 âm.
 	- Với nhiều đối tượng khác nhau có thể hát đúng cao độ, trường độ đã khó, để các em biết thể hiện tình cảm và các một số chỗ luyến, ngân dài  lại càng khó hơn. Điều này yêu cầu người dạy cho các em phải là người hát được dân ca. 
	- Khi tập hát từng câu, tôi đã hạn chế dùng đàn mà cần phải hát mẫu nhiều hơn để giúp học sinh hát đúng những chỗ khó, tiếng luyến láy, ngân nghỉ, cũng như thể hiện sắc thái đặc trưng của bài dân ca. 
	Để dạy hát dân ca cho học sinh tôi tiến hành theo các bước như sau: 
	- Phân chia bài hát ra thành từng câu ngắn để các em có đủ hơi và không mệt khi tập. Sau khi hát mẫu xong kết hợp với phần đệm đàn giáo viên cho các em nhắc lại câu hát. Dạy hát từng câu nối tiếp nhau sau đó ghép lại từng đoạn và cả bài. 
	- Ở một số câu hát cần sự luyến, ngân  thì dành nhiều thời gian tập luyện hơn. Sau khi tôi hát mẫu xong, tôi gọi một số em hát tốt hát lại, nếu có chỗ chưa đúng thì sửa luôn để cả lớp cùng nghe và nhận biết. 
	- Khi dạy hát, để nghe các em hát như thế nào và sửa sai, tôi không hát cùng với học sinh. Lúc các em tái hiện lại câu hát thì tôi đệm đàn và lắng nghe để sửa sai và nhắc nhở các em. 
	- Nếu dạy hát để học sinh hát thuộc và đúng làn điệu, bài hát dân ca thì chưa đủ. Trong quá trình tập giáo tôi luôn nhắc nhở các em thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát, làn điệu dân ca. 
4. Hướng dẫn học sinh đặt lời mới, hướng dẫn học sinh hát theo nền nhạc remix để nhanh thuộc bài và có hứng thú học hát
a. Trong khi dạy học hát cho học sinh cần kết hợp nhạc và thể hiện cách hát lĩnh xướng, hát xô ... vv...
Ví dụ: Tiết 12: Học hát: Bài Hò ba lí – Dân ca Quảng Nam- Âm nhạc lớp 8.
Bài có cấu trúc 2 mảng “Xô” và “Xướng” như sau:
Xô: Ba lí tang tình mà nghe, ta hò ba lí tình tang ba lí tình tang.
Xướng: Trèo lên trên rẫy khoai lang.
Xô: Ba lí tang tình mà nghe, ta hò ba lí tình tang ba lí tình tang.
Xướng: Chẽ tre mà đan sịa
Xô: là hố
Xướng: Cho nàng phơi khoai
Xô: khoan hố khoan la hố hò khoan.
Tôi mời một học sinh hát phần “Xướng”, cả lớp hát phần “Xô”
b. Hướng dẫn học sinh đặt lời mới:
	+ Tôi phân tích cấu trúc của bài: Bài hát được xây dựng trên câu lục bát: 
Trèo lên trên rẫy khoai lang
Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai
	+ Đây là phần “Xướn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cac_bien_phap_tao_hung_thu_cho_hoc_sinh_khi_hoc_hat_dan.doc