SKKN Các biện pháp phối hợp giữa Công đoàn và Đoàn thanh niên để xây dựng trường học hạnh phúc tại trường THPT Đô Lương 4

SKKN Các biện pháp phối hợp giữa Công đoàn và Đoàn thanh niên để xây dựng trường học hạnh phúc tại trường THPT Đô Lương 4

Mô hình “Trường học hạnh phúc” được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai từ năm 2019 lấy cảm hứng từ mô hình “Happy School” của UNESCO. Từ đó cho đến nay mô hình không ngừng được phổ biến và nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục trên cả nước.

“Trường học hạnh phúc” là nơi mà thầy cô, học sinh, phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc, là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm hạnh phúc.

Trường THPT Đô Lương 4 là một ngôi trường được xây dựng ở vùng hạ huyện, điều kiện về kinh tế, học tập và đi lại của các em học sinh đang gặp nhiều khó khăn. Với đặc thù như vậy, để khích lệ các học sinh tới tới trường, các giáo viên yêu nghề và an tâm công tác thì việc xây dựng ngôi trường hạnh phúc là một việc cấp thiết, để thầy cô và học sinh thực sự cảm nhận được hạnh phúc - "mỗi ngày tới trường là một ngày vui".

Chính vì thế để xây dựng ngôi trường hạnh phúc đòi hỏi tập thể nhà trường luôn phải đoàn kết, thống nhất, nhiệt huyết, tận tâm với công tác giáo dục; cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để có sức mạnh tổng hợp, thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

docx 51 trang Thu Kiều 03/10/2024 2131
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Các biện pháp phối hợp giữa Công đoàn và Đoàn thanh niên để xây dựng trường học hạnh phúc tại trường THPT Đô Lương 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
 1. Lý do chọn đề tài.
 Mô hình “Trường học hạnh phúc” được Bộ Giáo dục và Đào tạo triển 
khai từ năm 2019 lấy cảm hứng từ mô hình “Happy School” của UNESCO. Từ 
đó cho đến nay mô hình không ngừng được phổ biến và nhân rộng trong nhiều 
cơ sở giáo dục trên cả nước.
 “Trường học hạnh phúc” là nơi mà thầy cô, học sinh, phụ huynh đều cảm 
thấy hạnh phúc, là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm 
đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, 
thân thể nhà giáo và học sinh. “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô và học 
sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời đó cũng 
là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường là một niềm 
hạnh phúc.
 Trường THPT Đô Lương 4 là một ngôi trường được xây dựng ở vùng hạ 
huyện, điều kiện về kinh tế, học tập và đi lại của các em học sinh đang gặp 
nhiều khó khăn. Với đặc thù như vậy, để khích lệ các học sinh tới tới trường, 
các giáo viên yêu nghề và an tâm công tác thì việc xây dựng ngôi trường hạnh 
phúc là một việc cấp thiết, để thầy cô và học sinh thực sự cảm nhận được hạnh 
phúc - "mỗi ngày tới trường là một ngày vui".
 Chính vì thế để xây dựng ngôi trường hạnh phúc đòi hỏi tập thể nhà 
trường luôn phải đoàn kết, thống nhất, nhiệt huyết, tận tâm với công tác giáo 
dục; cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà 
trường để có sức mạnh tổng hợp, thực hiện và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 
giáo dục phù hợp với tình hình thực tế địa phương.
 Công đoàn và Đoàn thanh niên là hai tổ chức đoàn thể có vị trí, chức 
năng và nhiệm vụ quan trọng trong nhà trường, việc coi trọng công tác phối 
hợp để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường, khắc phục 
những khó khăn, phối hợp công tác vì sự phát triển của nhà trường và xây dựng 
tổ chức công đoàn vững mạnh góp phần tạo dựng nên ngôi trường hạnh phúc là 
yếu tố hết sức cần thiết. Từ những thực tế trên, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu 
đề tài: “Các biện pháp phối hợp giữa Công đoàn và Đoàn thanh niên để xây 
dựng trường học hạnh phúc tại trường THPT Đô Lương 4”.
 2. Mục đích nghiên cứu.
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng trong công tác 
phối hợp hoạt động Công đoàn và Đoàn thanh niên ở trường THPT Đô Lương 
4 trong những năm gần đây, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp phối hợp 
giữa Công đoàn và Đoàn thanh niên nhằm góp phần tạo dựng mô hình trường 
học hạnh phúc.
 1 PHẦN II: NỘI DUNG
 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thực hiện một số biện pháp phối 
hợp giữa Công đoàn và Đoàn thanh niên để xây dựng trường học hạnh phúc 
tại trường THPT Đô Lương 4.
 1.1. Cơ sở lí luận.
 1.1.1. Quan điểm về xây dựng trường học hạnh phúc.
 Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Giáo dục các em là việc chung của gia 
đình, trường học và xã hội. Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ 
trách; trước hết là phải làm gương mẫu cho các em trước mọi việc” trích Trong bức 
thư đăng trên Báo Nhân Dân, số 600, ngày 24.10.1955.
 Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung Đảng về đổi mới căn 
bản toàn diện giáo dục và đào tạo cũng nhấn mạnh quan điểm: “Phát triển giáo dục 
và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh 
quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực 
và phẩm chất người học”.
 Trường học hạnh phúc hướng tới việc hình thành các giá trị cốt lõi là yêu 
thương, an toàn và tôn trọng. Trong đó, mỗi thành viên từ cán bộ quản lý, giáo 
viên, học sinh được nói lên suy nghĩ, có điều kiện đổi mới sáng tạo, phát huy hết 
các năng lực cá nhân. Ở môi trường này, từng thành viên đều cảm thấy mỗi ngày 
đến trường là một ngày vui, trường học như gia đình. Để làm được điều này, bản 
thân mỗi nhà trường, giáo viên và l nh đạo quản lý đều phải thay đổi để tạo môi 
trường giáo dục khiến học sinh hạnh phúc.
 1.1.1.1. Khái niệm trường học hạnh phúc.
 Theo “Từ điển Tiếng Việt” của nhà xuất bản Thanh niên, do Ngọc Lương 
chủ biên, trang 187 “Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy mọi ý nguyện 
đều được thỏa m n”. Hạnh phúc là một cảm xúc bậc cao, được cho rằng chỉ có ở 
loài người, nó mang tính nhân bản sâu sắc và thường chịu tác động của lí trí.
 Hạnh phúc đối với học sinh THPT có thể hiểu một cách đơn giản là đạt được 
kết quả cao trong học tập, được thầy cô và bạn bè quý mến, tôn trọng, được học tập 
dưới một mái trường thân thiện với điều kiện cơ sở vật chất tốt và được thể hiện, 
khẳng định năng lực bản thân.
 Vì vậy, có thể nói rằng “Trường học hạnh phúc” là nơi mà thầy cô, học sinh, 
phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc, là nơi không có bạo lực học đường, không có 
hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, 
nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh. “Trường học hạnh phúc” là nơi thầy cô 
và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời đó 
cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày GV và HS đến trường là một niềm hạnh phúc.
 1.1.1.2. Các tiêu chí để xây dựng trường học hạnh phúc.
 Theo Công đoàn giáo dục Việt Nam các tiêu chí của trường học hạnh phúc 
bao gồm:
 3 - Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất để mỗi học sinh, cán bộ, nhà giáo, người 
lao động có cơ hội phát triển, thể hiện và khẳng định năng lực, gia trị bản thân.
 - Thành lập và duy trì các “Nhóm nhà giáo cùng phát triển” ngay từ các tổ 
chuyên môn để hỗ trợ nhau khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được 
giao.
 - Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tăng cường các mối quan hệ giao lưu, 
tăng cường thể lực và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực.
 - Khắc phục triệt để cách quản lý và tương tác mang tính áp đặt, gây căng 
thẳng cho học sinh và cán bộ, nhà giáo, người lao động trong trường.
 - Cán bộ, nhà giáo, người lao động tự chăm sóc sức khỏe tâm lý và thể chất 
cho bản thân, tự trang bị cho mình và thực hành được các giá trị sống phù hợp với 
chuẩn mực đạo đức, nhân cách nhà giáo trong môi trường giáo dục
 Tiêu chí 3: Về các mối quan hệ trong nhà trường
 - Cán bộ, nhà giáo và người lao động phải làm gương cho học sinh trong các 
mối quan hệ, trong tương tác, giáo tiếp và đối thoại.
 - Học sinh và cán bộ, nhà giáo, người lao động tôn trọng, lắng nghe, thấu 
hiểu và chủ động xây dựng được các mối quan hệ tích cực, tốt đẹp.
 - Quản lý cảm xúc tiêu cực trong đối thoại, tương tác, giao tiếp và làm việc 
với học sinh, cán bộ, nhà giáo và người lao động
 - Học sinh và cán bộ, nhà giáo, người lao động hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ lẫn 
nhau trong các nhiệm vụ được giao.
 - Giúp đỡ, chia sẻ với học sinh và cán bộ, nhà giáo và người lao động có nhu 
cầu đặc biệt, có hoàn cảnh riêng.
 - Học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thường 
xuyên rèn luyện đạo đức, tác phong và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp đáp ứng 
yêu cầu công việc một cách tốt nhất.
 - Cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo, người lao động lắng nghe tích cực, phản 
hồi mang tính xây dựng trong xử lý công việc với đồng nghiệp và học sinh.
 - Phối hợp và hợp tác hiệu quả với phụ huynh, cộng đồng địa phương và các 
lực lượng liên quan trong công tác giáo dục học sinh.
 Như vậy, đ có rất nhiều những tiêu chí để xây dựng một trường học hạnh 
phúc nhưng tựu chung lại, quan trọng nhất, cốt lõi nhất để xứng đáng là một ngôi 
trường hạnh phúc ở Việt Nam cần 3 tiêu chí: yêu thương, an toàn và tôn trọng.
 Thứ nhất là tình yêu thương. Trường học hạnh phúc là nơi mà cả thầy cô, 
phụ huynh và học sinh đều cảm thấy hạnh phúc. Đó là nơi mà các thầy cô tìm được 
niềm đam mê, nhiệt huyết giảng dạy của mình. Họ tích cực đưa ra các phương 
pháp dạy học chủ động, sáng tạo, luôn hỗ trợ, giúp đỡ học trò của mình trong quá
 5 Điều 10: Hiến pháp Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 đ qui 
định: Công đoàn là tổ chức chính trị - x hội của giai cấp công nhân và của người 
lao động cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức x hội chăm lo và 
bảo vệ quyền lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những người lao động khác; 
tham gia quản lý Nhà nước và x hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ 
quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục cán bộ, công nhân, viên chức và những 
người lao động khác; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
 Tổ chức Công đoàn trong nhà trường là nơi tập hợp, đoàn kết, giáo dục, rèn 
luyện, xây dựng đội ngũ CBNGNLĐ. Vị trí của Công đoàn ngày càng được khẳng 
định và thể hiện rõ nét trong tất cả các hoạt động của Nhà trường.
 Công đoàn cơ sở hoạt động với mục tiêu là: Chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích 
hợp pháp, chính đáng của CBNGNLĐ; xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn 
định, tiến bộ trong Nhà trường.
 Vai trò của Công đoàn rất quan trọng, là tổ chức góp phần thực hiện mục 
tiêu giáo dục “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí 
thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc 
và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực 
của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đối 
với việc xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc” vai trò của Công đoàn lại 
được nâng cao hơn bao giờ hết. Bởi chính Công đoàn là tổ chức góp phần kết nối, 
đoàn kết và xây dựng trong nhà trường.
 1.1.3. Vai trò của Đoàn thanh niên đối với việc xây dựng trường học 
hạnh phúc.
 Theo khoản 1 Điều 28 Luật Thanh niên năm 2020: Đoàn Thanh niên Cộng 
sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị - xã hội của thanh niên Việt Nam, giữ vai trò 
nòng cốt trong phong trào thanh niên và tổ chức thanh niên; tổ chức hướng dẫn 
hoạt động của thiếu niên, nhi đồng, phụ trách Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí 
Minh.
 Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã hội của
thanh niên Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch Hồ Chí Minh sáng 
lập và rèn luyện.
 Đối với nhà trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là một tổ chức đoàn thể có vị 
trí rất quan trọng trong nhà trường phổ thông, vai trò của Đoàn là xây dựng, 
phát triển và thực hiện các nhiệm vụ chính trị của nhà trường và Đoàn cấp trên.
 Cũng giống như tổ chức Công đoàn, vai trò của Đoàn Thanh niên hết sức 
quan trọng trong việc chung tay để xây dựng “Trường học hạnh phúc”.
 Hoạt động của Đoàn trường luôn gắn với nhiệm vụ của từng năm học và 
luôn có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế tình hình của nhà trường 
theo từng tháng, từng tuần. Kết quả được đánh giá hàng tuần và được thông báo 
công khai đến từng chi đoàn để rút kinh nghiệm. Kế hoạch thi đua theo chủ đề, 
chào mừng các ngày lễ lớn như: 20/10, 20/11, 8/3, 26/3... trong năm học được cụ 
thể hoá đến từng chi đoàn có phối hợp với các tổ chức Công đoàn, tổ chuyên môn,
 7

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_cac_bien_phap_phoi_hop_giua_cong_doan_va_doan_thanh_nie.docx
  • pdfPhùng Thị Hà Giang-Nguyễn Thị Hợi-Nguyễn Thị Phúc-Trường THPT Đô Lương 4-Công đoàn.pdf