SKKN Một số giải pháp đổi mới quản lý công tác kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4

SKKN Một số giải pháp đổi mới quản lý công tác kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4

Nghị quyết 29-NQ/TW được Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI thông qua ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu rõ mục tiêu cụ thể của giáo dục phổ thông là: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn” [5].

Để thực hiện được mục tiêu đó, yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục hiện nay trong giảng dạy là phải chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, theo đó người học khi tốt nghiệp ra trường có đủ năng lực, nắm vững kiến thức và kỹ năng nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội cũng như thị trường lao động hiện nay.

 Như vậy khi thực hiện mục tiêu, chương trình, phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thì đòi hỏi phải có các phương pháp kiểm tra đánh giá cho phù hợp để có thể đo lường được mục tiêu giảng dạy. Do đó khi mục tiêu, phương pháp dạy học thay đổi, phương pháp kiểm tra đánh giá cũng phải thay đổi cho phù hợp.

 Về kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, Nghị quyết 29-NQ/TW cũng đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng hỗ trợ phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; phản ánh mức độ đạt chuẩn quy định trong chương trình; cung cấp thông tin chính xác, khách quan, kịp thời cho việc điều chỉnh hoạt động dạy, hướng dẫn hoạt động học nhằm nâng cao dần năng lực học sinh” [5].

 Trong thực tiễn dạy và học ở các nhà trường cho thấy cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh thường bị chi phối bởi quan niệm “thi gì học nấy” và mối quan hệ hai chiều này tạo sự lúng túng thụ động trong dạy và học ở nhà trường. Vì vậy đổi mới công tác kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học có ý nghĩa cấp thiết và là biện pháp quan trọng trong việc thực hiện đổi mới giáo dục hiện nay.

 

doc 22 trang thuychi01 5781
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp đổi mới quản lý công tác kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
A. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................
1
I. Lý do chọn đề tài ................................................................................................
1
II. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................
2
III. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................
2
IV. Phương pháp nghiên cứu............................................................................
2
B. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM..............................
3
I. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm...............................................
3
II. Thực trạng về công tác kiểm tra đánh giá ở trường THPT Quảng Xương 4.........................................................................................................
4
III. Các giải pháp đổi mới quản lý công tác kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4.........................................................................................................
6
1. Bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng, nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên về kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh......................................................................................
6
2. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra đánh giá.................................................................................................
7
3. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá 
12
4. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc tổ chức các cuộc thi, hội thi trong nhà trường..................................................................................................
13
5. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc đổi mới đánh giá xếp loại hạnh kiểm học sinh..........................................................................................................
15
IV. Hiệu quả của các giải pháp đổi mới quản lý công tác kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4.........................................................................
17
C. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ..................................................................
19
I. Kết luận....................................................................................................................
19
II. Kiến nghị................................................................................................................
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Nghị quyết 29-NQ/TW được Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI thông qua ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu rõ mục tiêu cụ thể của giáo dục phổ thông là: “Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn” [5]. 
Để thực hiện được mục tiêu đó, yêu cầu đặt ra cho ngành giáo dục hiện nay trong giảng dạy là phải chuyển từ dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học theo hướng tiếp cận năng lực học sinh, theo đó người học khi tốt nghiệp ra trường có đủ năng lực, nắm vững kiến thức và kỹ năng nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội cũng như thị trường lao động hiện nay.
	Như vậy khi thực hiện mục tiêu, chương trình, phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận năng lực thì đòi hỏi phải có các phương pháp kiểm tra đánh giá cho phù hợp để có thể đo lường được mục tiêu giảng dạy. Do đó khi mục tiêu, phương pháp dạy học thay đổi, phương pháp kiểm tra đánh giá cũng phải thay đổi cho phù hợp. 
 	Về kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, Nghị quyết 29-NQ/TW cũng đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục theo hướng hỗ trợ phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; phản ánh mức độ đạt chuẩn quy định trong chương trình; cung cấp thông tin chính xác, khách quan, kịp thời cho việc điều chỉnh hoạt động dạy, hướng dẫn hoạt động học nhằm nâng cao dần năng lực học sinh” [5].
	Trong thực tiễn dạy và học ở các nhà trường cho thấy cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh thường bị chi phối bởi quan niệm “thi gì học nấy” và mối quan hệ hai chiều này tạo sự lúng túng thụ động trong dạy và học ở nhà trường. Vì vậy đổi mới công tác kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học có ý nghĩa cấp thiết và là biện pháp quan trọng trong việc thực hiện đổi mới giáo dục hiện nay.
	Vì vậy chúng ta thấy rằng, đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác, như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới quản lý,... Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá quá trình, giúp phát triển năng lực học sinh, thì khi đó quá trình dạy học trở nên tích cực hơn nhiều. Đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh là một yêu cầu quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 29-NQ/TW đã đề ra và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông từ năm 2018.
	Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và từ thực tiễn công tác quản lý nhà trường, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Một số giải pháp đổi mới quản lý công tác kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
	Qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn để từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới quản lý công tác kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT Quảng Xương 4, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới theo mục tiêu mà Nghị quyết 29-NQ/TW đã đề ra.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
	Các giải pháp quản lý công tác kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh của nhà trường.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
	Đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp để nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phương pháp quan sát, đánh giá thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm quản lý, điều tra thông tin.
- Phương pháp thống kê toán học.
B. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở pháp lí về công tác kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh
	Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra nội dung sang kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập, để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục.
- Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và hội nhập quốc tế được Hội nghị Trung ương tám khóa XI thông qua, trong phần nhiệm vụ và giải pháp đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội” [5].
	- Quốc Hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã nêu rõ về yêu cầu đổi mới: “Kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam và phù hợp với xu thế quốc tế, đồng thời đổi mới toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, thi, kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; khắc phục tình trạng quá tải; tăng cường thực hành và gắn với thực tiễn cuộc sống” [6].
	- Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 09/06/2014 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW đã nêu: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực người học; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối học kỳ, cuối năm học theo mô hình của các nước có nền giáo dục phát triển” [7].
	2. Những khái niệm cơ bản của đề tài
	- Về khái niệm kiểm tra, theo Từ điển Giáo dục học: “Kiểm tra là bộ phận hợp thành của quá trình hoạt động dạy-học nhằm nắm được thông tin về trạng thái và kết quả học tập của học sinh, về những nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó để tìm những biện pháp khắc phục những lổ hổng, đồng thời củng cố và tiếp tục nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy-học” [8].
	- Đánh giá kết quả học tập của học sinh: Theo Từ điển Giáo dục học, thuật ngữ đánh giá kết quả học tập của học sinh được định nghĩa: “Xác định mức độ nắm được kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của học sinh so với yêu cầu của chương trình đề ra. Nội dung đánh giá là những kết quả học tập hằng ngày, cũng như những kết quả phản ánh trong các kì kiểm tra định kì và kiểm tra tổng kết các mặt kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của từng môn học. Yêu cầu đánh giá là chú trọng xem xét mức độ thông hiểu và bền vững của kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo so với chuẩn của chương trình” [8].
	- Mối quan hệ giữa kiểm tra và đánh giá:
	Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh là hai khâu có quan hệ chặt chẽ với nhau, kiểm tra nhằm cung cấp thông tin để đánh giá và đánh giá thông qua kết quả của kiểm tra, hai khâu đó hợp thành một quá trình thống nhất.
	- Về khái niệm năng lực:
	Có rất nhiều định nghĩa về năng lực, theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Năng lực chính là một tổ hợp các đặc điểm tâm lí của một con người (còn gọi là tổ hợp thuộc tính tâm lí của một nhân cách), tổ hợp đặc điểm này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra kết quả của một hoạt động nào đấy” [4].
	Khi viết về mục tiêu học tập có tính tổng hợp, đó là các mục tiêu về năng lực, tác giả Lâm Quang Thiệp cho rằng: “Thật ra năng lực nào đó của một con người thường là tổng hòa của kiến thức, kỹ năng, tình cảm- thái độ được thể hiện trong một hành động và tình huống cụ thể” [3].
	Từ các quan điểm trên đây chúng ta có thể hiểu năng lực là sự kết hợp của các kỹ năng, phẩm chất, thái độ của một cá nhân để thực hiện một nhiệm vụ có hiệu quả. 
	- Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực là kiểm tra đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ trong bối cảnh nhất định. Tức là phải tạo cơ hội cho học sinh được giải quyết vấn đề trong tình huống có tính thực tiễn. Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. 
II. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ở TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4
	Trong những năm học vừa qua, cùng với việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, công tác đổi mới kiểm tra đánh giá đã đạt được những kết quả nhất định, đội ngũ cán bộ, giáo viên nhận thức được mối quan hệ chặt chẽ giữa đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh.
	Việc thực hiện công tác kiểm tra đánh giá học sinh của nhà trường trong những năm trước đây được thể hiện qua bảng thống kê sau:
Môn
Số tiết trung bình (TB) trong tuần
Bài KT thường xuyên (KTTX)
Bài kiểm tra định kỳ (KTĐK)
Số bài KTTX (TB trong mỗi học kỳ)
Hình thức kiểm tra
Số bài KTĐK (TB trong mỗi học kỳ)
Hình thức kiểm tra
KT miệng
KT 15 phút
KT 45 phút trở lên
KT học kỳ
Toán
4
4
Vấn đáp, bài tập
Bài KT tự luận
4
Bài KT tự luận
Bài KT tự luận
Lý
2.5
3
Vấn đáp, bài tập
Bài KT tự luận
3
Bài KT tự luận, KT thực hành
Tự luận kết hợp trắc nghiệm
Hóa
2.5
4
Vấn đáp, bài tập
Bài KT tự luận, KT thực hành
3
Bài KT tự luận
Tự luận kết hợp trắc nghiệm
Sinh
1.5
3
Vấn đáp, bài tập
Bài KT tự luận, kiểm tra thực hành
2
Bài KT tự luận
Tự luận kết hợp trắc nghiệm
Văn
3.5
4
Vấn đáp, bài tập
Bài KT tự luận
3.5
Bài KT tự luận
Bài KT tự luận
Sử
1.5
2.5
Vấn đáp, bài tập
Bài KT tự luận
2
Bài KT tự luận
Bài KT tự luận
Địa
1.5
2.5
Vấn đáp, bài tập
Bài KT tự luận
2
Bài KT tự luận
Bài KT tự luận
Tiếng Anh
3
4
Vấn đáp, bài tập
Bài KT tự luận
3
Bài KT tự luận, trắc nghiệm
Tự luận kết hợp trắc nghiệm
GDCD
1
2
Vấn đáp, bài tập
Bài KT tự luận
2
Bài KT tự luận
Bài KT tự luận
Công nghệ
1.5
2.5
Vấn đáp, bài tập
Bài KT tự luận, KT thực hành
2
Bài KT tự luận
Bài KT tự luận
Quốc phòng
1
2
Vấn đáp, bài tập
Bài KT tự luận, KT thực hành
2
Bài KT tự luận
Thực hành, KT tự luận
Thể dục
2
3
Thực hành
Bài KT thực hành
3
KT thực hành
Thực hành
Tin học
1.5
2.5
Vấn đáp, bài tập
Bài KT tự luận
2.5
Bài KT tự luận
Bài KT tự luận
	Từ bảng thống kê trên đây chúng ta thầy rằng số bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ thực hiện đảm bảo theo quy định của Thông tư 58/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về đánh giá xếp loại học sinh. Về hình thức kiểm tra, có sự kết hợp giữa kiểm tra tự luận với kiểm ra trắc nghiệm, có kiểm tra vấn đáp và có kiểm tra thực hành. Tuy nhiên hình thức kiểm tra chưa thực sự đa dạng, số bài kiểm tra tự luận vẫn là chủ yếu, học sinh chưa thực sự được đánh giá lẫn nhau, chưa có nhiều các hoạt động đánh giá để phát triển năng lực học sinh như: đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập, đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,), các bài báo sưu tầm của học sinh về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập nên chưa phát huy được năng lực sáng tạo của học sinh.
	Mặt khác trong việc đổi mới kiểm tra đánh giá còn có một số khó khăn như: Một bộ phận giáo viên có tâm lý ngại đổi mới, vẫn bảo thủ theo cách kiểm tra đánh giá truyền thống, năng lực của một bộ phận giáo viên về công tác kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh còn hạn chế, điều đó làm cho hiệu quả đổi mới kiểm tra đánh giá chưa thực sự có hiệu quả cao.
	Từ thực trạng đó đặt ra cho người quản lý phải suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu để để tìm ra những giải pháp đổi mới quản lý công tác kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học, góp phần thực hiện được mục tiêu giáo dục hiện nay.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ CÔNG TÁC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG 4
1. Bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng, nhận thức và năng lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên về kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh
	Nhằm nâng cao nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ giáo viên về đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước ta về đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học, giúp cho họ hiểu rõ và có trách nhiệm hơn về nhiệm vụ phải thực hiện trong hoạt động này, ở trường THPT Quảng Xương 4, nhà trường đã chỉ đạo, triển khai các nội dung cơ bản sau đây:
	- Tổ chức việc học tập, nghiên cứu, thảo luận các nghị quyết, chỉ thị và các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của Ngành về đổi mới kiểm tra đánh giá như Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ ban hành về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT về ban hành quy chế đánh giá xếp loại học sinh, công văn 8773/BGDĐT-GDTrH về biên soạn đề kiểm tra, công văn 5555/BGDĐT-GDTrH về hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá, các công văn hướng dẫn nhiệm vụ GDTrH hàng năm của Bộ và của Sở GD&ĐT Thanh Hóa,... 
	Việc tổ chức học tập, nghiên cứu các văn bản nói trên được nhà trường tổ chức triển khai dưới nhiều hình thức như:
	+ Tổ chức các hội nghị (gồm có hội nghị cơ quan, hội nghị công nhân viên chức đầu năm, hội nghị tổ chuyên môn), các hội thảo, các buổi sinh hoạt chuyên môn về đổi mới kiểm tra, đánh giá. Sau khi học tập, nghiên cứu về các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và quy định của nhà nước, tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường đều phải viết thu hoạch về nhận thức của bản thân liên quan đến các nội dung đổi mới và đề xuất các biện pháp cho bản thân và tổ chuyên môn để thực hiện có hiệu quả.
+ Triển khai tập huấn các chuyên đề về đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh (chuyên đề về quy trình xây dựng đề kiểm tra). Sau khi tiếp thu các chuyên đề được Sở triển khai, nhà trường tổ chức cho tất cả các tổ chuyên môn, học tập một cách bài bản, cụ thể theo từng bộ môn, các chuyên đề tập huấn ở tổ đều phải có sản phẩm tập huấn.
(Hình ảnh hội nghị tập huấn của trường và của tổ CM về kiểm tra đánh giá)
+ Xây dựng các tập thể và cá nhân làm tốt công tác đổi mới kiểm tra đánh giá và nhân rộng các điển hình tiên tiến, biện pháp này nhằm phát huy được năng lực của tập thể và cá nhân, xây dựng được đội ngũ cốt cán của nhà trường về công tác này. 
- Tổ chức cho cán bộ giáo viên nhà trường thi tìm hiểu về các hoạt động giáo dục, trong đó có việc đổi mới kiểm tra, đánh giá, thông qua các bài thi giải đề giáo viên giỏi cấp trường, đó là lồng ghép vào các đề thi các nội dung có liên quan đến việc đổi mới kiểm tra đánh giá, với 2 phần:
Phần 1: là phần chung liên quan đến các nghị quyết, các văn bản pháp luật có liên quan đến kiểm tra đánh giá như: Nghị quyết 29/NQ-TW, Thông tư 58/2011/BGDĐT, Công văn 8773/BGDĐT-GDTrH,...
Phần 2: là phần riêng cho các bộ môn.
Các cuộc thi dành cho giáo viên đã thực sự là động lực cho họ phải tìm tòi, nghiên cứu, từ đó nâng cao nhận thức và năng lực của giáo viên về công tác đổi mới kiểm tra, đánh giá.
2. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc xây dựng kế hoạch và quy trình kiểm tra đánh giá 
Để có thể tổ chức thực hiện được công tác đổi mới kiểm tra đánh giá trong nhà trường một cách hiệu quả, đòi hỏi cán bộ QL cần phải xây dựng được kế hoạch thực hiện đổi mới của nhà trường một cách cụ thể, có tính khả thi, đồng thời chỉ đạo các tổ, nhóm CM và từng GV xây dựng được kế hoạch về công tác kiểm tra đánh giá, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong nhà trường.
Đối với kế hoạch của nhà trường:
- Ngay từ đầu năm học BGH nhà trường phải xây dựng được kế hoạch đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS, kế hoạch này có thể xây dựng cùng với kế hoạch đổi mới PPDH, có thể tách riêng. 
- Xây dựng kế hoạch cần căn cứ vào những định hướng lớn của Đảng, Nhà nước và của Ngành về kiểm tra đánh giá theo định hướ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_doi_moi_quan_ly_cong_tac_kiem_tra_danh.doc