SKKN Bồi dưỡng tình yêu nét đẹp văn hóa dân tộc - Thú chơi chữ - cho học sinh lớp 8 trường THCS Nga Hải thông qua dạy học văn bản ông đồ của Vũ Đình Liên

SKKN Bồi dưỡng tình yêu nét đẹp văn hóa dân tộc - Thú chơi chữ - cho học sinh lớp 8 trường THCS Nga Hải thông qua dạy học văn bản ông đồ của Vũ Đình Liên

 Trong sự phát triển của một đất nước, giáo dục đóng vai trò quan trọng, bởi lẽ giáo dục không chỉ đào đạo nguồn nhân lực mà còn bồi dưỡng nguồn nhân tài, góp phần thúc đẩy xã hội đi lên. Người Việt Nam chúng ta luôn tự hào có một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Do đó, bên cạnh nhiệm vụ “ Đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” thì giáo dục Việt Nam còn có thêm một trọng trách vẻ vang nữa đó là giáo dục lớp trẻ biết yêu quê hương, đất nước, luôn có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc, biết tự hào, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc.

 Giáo dục tình yêu nét đẹp văn hóa dân tộc cho học sinh trong nhà trường có thể được tiến hành thông qua nhiều hình thức, cách thức khác nhau như: qua các môn học, qua các hoạt động ngoài giờ, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, Một trong những môn học có nhiệm vụ giáo dục học sinh giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đó là môn Ngữ văn. Bởi lẽ đây là môn học tác động trực tiếp tới tư tưởng, tình cảm của con người ; gắn bó mật thiết với việc rèn luyện nhân cách con người thông qua các hình tượng nghệ thuật sống động, đúng như nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hun đúc, gìn giữ, kế thừa và phát triển hàng mấy nghìn năm dù trải qua biết bao thăng trầm và biến cố của lịch sử . Trong quá trình dựng nước và giữ nước, văn học Việt Nam là một thực thể có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi đắp nên tâm hồn, khí phách và bản lĩnh con người Việt Nam. Chính vì lẽ đó mà nền văn hóa đậm đà bản sắc của ta không bao giờ tàn lụi. Văn học là nhân học. Vì thế, nhiệm vụ bồi dưỡng tình yêu nét đẹp văn hóa dân tộc cho học sinh qua môn Ngữ văn là vô cùng quan trọng và là một trong những nhiệm vụ cơ bản của môn học này.

 

doc 28 trang thuychi01 5830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Bồi dưỡng tình yêu nét đẹp văn hóa dân tộc - Thú chơi chữ - cho học sinh lớp 8 trường THCS Nga Hải thông qua dạy học văn bản ông đồ của Vũ Đình Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BỒI DƯỠNG TÌNH YÊU
NÉT ĐẸP VĂN HÓA DÂN TỘC -THÚ CHƠI CHỮ- CHO HỌC SINH LỚP 8 TRƯỜNG THCS NGA HẢI THÔNG QUA DẠY HỌC
VĂN BẢN ÔNG ĐỒ CỦA VŨ ĐÌNH LIÊN.
 Người thực hiện: Hoàng Thị Hoàn
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị công tác: Trường THCS Nga Hải
 SKKN thuộc lĩnh vực(môn): Ngữ văn
THANH HOÁ NĂM 2017
 MỤC LỤC 
STT
 NỘI DUNG
TRANG
1
Mở đầu
2
1.1
Lý do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
4
1.4
Phương pháp nghiên cứu
4
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
5
2.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
5
2.1.1
Vài nét về văn hóa dân tộc trong văn học, nghệ thuật
5
2.1.2
Thú chơi chữ - Bản chất và giá trị
6
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
7
2.2.1
Thực trạng xã hội -Tâm lý
7
2.2.2
Thực trạng giáo viên
8
2.2.3
Thực trạng học sinh
8
2.2.4
Thực trạng môn học
9
2.3
Giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 
10
2.3.1
Giải pháp chung
10
2.3.2
Giải pháp cụ thể
10
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
15
2.4.1
Về phía giáo viên
15
2.4.2
Về phía học sinh
15
2.4.3
Kết quả cụ thể
16
3
Kết luận, kiến nghị
17
3.1
Kết luận
17
3.2
Kiến nghị
17
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài: 
 Trong sự phát triển của một đất nước, giáo dục đóng vai trò quan trọng, bởi lẽ giáo dục không chỉ đào đạo nguồn nhân lực mà còn bồi dưỡng nguồn nhân tài, góp phần thúc đẩy xã hội đi lên. Người Việt Nam chúng ta luôn tự hào có một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Do đó, bên cạnh nhiệm vụ “ Đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” thì giáo dục Việt Nam còn có thêm một trọng trách vẻ vang nữa đó là giáo dục lớp trẻ biết yêu quê hương, đất nước, luôn có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc, biết tự hào, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc. 
 Giáo dục tình yêu nét đẹp văn hóa dân tộc cho học sinh trong nhà trường có thể được tiến hành thông qua nhiều hình thức, cách thức khác nhau như: qua các môn học, qua các hoạt động ngoài giờ, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp,Một trong những môn học có nhiệm vụ giáo dục học sinh giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đó là môn Ngữ văn. Bởi lẽ đây là môn học tác động trực tiếp tới tư tưởng, tình cảm của con người ; gắn bó mật thiết với việc rèn luyện nhân cách con người thông qua các hình tượng nghệ thuật sống động, đúng như nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã nói: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hun đúc, gìn giữ, kế thừa và phát triển hàng mấy nghìn năm dù trải qua biết bao thăng trầm và biến cố của lịch sử . Trong quá trình dựng nước và giữ nước, văn học Việt Nam là một thực thể có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bồi đắp nên tâm hồn, khí phách và bản lĩnh con người Việt Nam. Chính vì lẽ đó mà nền văn hóa đậm đà bản sắc của ta không bao giờ tàn lụi. Văn học là nhân học. Vì thế, nhiệm vụ bồi dưỡng tình yêu nét đẹp văn hóa dân tộc cho học sinh qua môn Ngữ văn là vô cùng quan trọng và là một trong những nhiệm vụ cơ bản của môn học này. 
 Song, thực trạng hiện nay, việc dạy – học môn Ngữ văn mới chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức. Việc giáo dục, bồi dưỡng tình yêu nét đẹp văn hóa cho học sinh có nhưng chưa rõ nét, ít được chú trọng. Học sinh không biết và ít cảm nhận được những nét đẹp văn hóa dân tộc qua các tác phẩm văn chương, tâm hồn các em có phần cằn cỗi vì không được nuôi dưỡng thường xuyên. Một phần do xu thế xã hội: học sinh không thích, không chú trọng môn Ngữ văn nên thầy cô không có hứng thú dạy, dần dà những nét đẹp văn hóa dân tộc trong học sinh bị mai một. Thực trạng này như một hồi chuông cảnh báo đối với những người làm giáo dục nói chung, giáo viên dạy Ngữ văn nói riêng. 
 Thực tiễn những năm gần đây, sự khôi phục, tôn vinh, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn quốc. Đã có nhiều giá trị văn hóa dân tộc được tôn vinh như: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Hát ca trù, Trò Xuân Phả (Thọ Xuân – Thanh Hóa)....Và một trong những nét đẹp văn hóa đang được khôi phục, phát huy mạnh mẽ từ hơn mười năm trở lại đây là thú chơi chữ.
Có thể nói, trong chương trình Ngữ văn hiện nay, nhiều nét đẹp văn hóa dân tộc được đưa vào các tác phẩm để dạy - học trong nhà trường nhằm bồi dưỡng cho các em tình yêu đất nước, dân tộc với những giá trị văn hóa cao đẹp, bền vững (tình yêu di tích lịch sử, tình yêu làn điệu dân ca Huế, yêu nét sinh hoạt ca Huế trên sông Hương của người dân xứ Huế,...và đặc biệt yêu nét sinh hoạt văn hóa rất đẹp của cha ông - Thú chơi chữ - được thể hiện qua văn bản Ông đồ của Vũ Đình Liên thuộc chương trình Ngữ văn 8). Mỗi giáo viên trong cách truyền tải của mình nhằm giúp học sinh hiểu được nét đẹp của thú chơi chữ và giá trị văn hóa đích thực của nó, từ đó có ý thức giữ gìn, kế thừa, phát huy nét đẹp văn hóa này (dù chỉ một biểu hiện nhỏ là ý thức viết chữ đẹp của học sinh). Song, nhìn chung mức độ tiếp nhận của học sinh về nét đẹp văn hóa này còn có những hạn chế nhất định: học sinh thụ động trong những kiến thức về thú chơi chữ, sự hứng thú học tập hay tính chủ động tìm tòi về thú chơi chữ biểu hiện chưa rõ,...
Từ những lý do trên kết hợp với thực tiễn dạy học của bản thân, tôi mạnh dạn lựa chọn, tìm hiểu đề tài “Bồi dưỡng tình yêu nét đẹp văn hóa dân tộc-Thú chơi chữ- cho HS lớp 8 Trường THCS Nga Hải thông qua dạy học văn bản Ông đồ của Vũ Đình Liên” với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước trong dạy - học văn qua một biểu hiện cụ thể của văn hóa dân tộc.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực trạng về tình yêu nét đẹp văn hóa dân tộc trong học sinh.
- Nghiên cứu cách bồi dưỡng tình yêu tình yêu nét đẹp văn hóa dân tộc cho học sinh.
- Nghiên cứu việc bồi dưỡng này qua văn bản “ Ông đồ” - Ngữ văn 8 cho học sinh để giáo viên giúp học sinh hiểu biết, trân trọng, yêu mến, gìn giữ, phát huy những nét đẹp của văn hóa dân tộc nói chung và đặc biệt là nét đẹp về Thú chơi chữ nói riêng được đề cập trong bài thơ của tác giả Vũ Đình Liên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 8 trường THCS Nga Hải.
- Văn bản “ Ông đồ” trong chương trình Ngữ văn 8.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc, nghiên cứu tài liệu để hiểu biết rõ về bản chất và giá trị của thú chơi chữ.
- Dự giờ các đồng nghiệp khi dạy văn bản “Ông đồ” ( Ngữ văn 8) và tham khảo ý kiến của đồng nghiệp, của các nhà thư pháp (Qua tài liệu, qua thực tiễn đối thoại ở mỗi lần đi tham quan).
- Khảo sát thực tế sự hiểu biết của HS về thú chơi chữ của ông cha.
- Thực nghiệm dạy văn bản “Ông đồ” trong chính khóa và trong buổi học bồi dưỡng của học sinh, đánh giá kết quả để từ đó rút ra hướng bồi dưỡng hiệu quả cho học sinh khi bồi dưỡng cho các em về tình yêu nét đẹp văn hóa dân tộc.
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
2.1.1. Vài nét về văn hóa dân tộc trong văn học, nghệ thuật:
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.” [6] Như vậy, có thể khẳng định văn học nghệ thuật là một trong những bộ phận cấu thành và rất quan trọng của văn hoá. Văn học nghệ thuật được nảy sinh và nuôi dưỡng từ mảnh đất hết sức màu mỡ là thực tiễn cuộc sống và nền văn hoá dân tộc. Rồi đến lượt mình, văn học nghệ thuật lại làm phong phú sâu đậm thêm bản sắc dân tộc của văn hoá. Trong văn học nghệ thuật, con người là đối tượng trung tâm và bao giờ cũng mang trong mình những đặc trưng của văn hoá dân tộc cũng như thời đại sản sinh ra nó. Vì vậy, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra thời đại cũng như màu sắc dân tộc của thời đại đó cùng với những tư tưởng nhân văn tiến bộ thông qua các tác phẩm văn nghệ đích thực. 
Và khi nói đến văn hóa dân tộc, ta cần nói đầy đủ, rõ ràng là Bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Bản sắc: Màu sắc, tính chất riêng tạo thành đặc điểm chính”. Vậy, “bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam được hiểu là những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam”.[1]
 Như vậy, bản sắc văn hóa dân tộc không phải là cái ngưng đọng, bất biến mà luôn luôn phát triển theo tiến trình một cách biện chứng, với xu hướng tích lũy, tiếp nhận những điều tốt đẹp, tiến bộ; loại trừ cái xấu, cái lạc hậu không phù hợp với thời đại, dân tộc. Tiến trình văn hóa Việt Nam gồm sáu giai đoạn “ tạo thành ba lớp: lớp văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực, lớp văn hóa giao lưu với phương Tây.”[6] Mặc dù phải trải qua nhiều biến cố suốt chiều dài lịch sử, song, văn hoá Việt Nam đã vượt qua thế bị động, luôn chủ động để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu thêm bản sắc của mình. Và trong quá trình phát triển, các thế hệ người Việt Nam luôn ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Biết bao lớp trẻ không ngừng ra sức rèn đức, luyện tài, góp phần xây dựng, phát triển đất nước, gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, tiếp tục khẳng định vị thế của đất nước ta với bạn bè năm châu trên thế giới, đúng như lời căn dặn của Bác: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần rất lớn ở công học tập của các em”. Hơn bao giờ hết, trong thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế, với những thời cơ, vận hội lớn, đan xen những thách thức không nhỏ, chúng ta càng phải quan tâm đến nguồn lực con người, nhất là đối với thế hệ trẻ (học sinh, sinh viên) – một nhân tố vô cùng quan trọng, bảo đảm đất nước phát triển nhanh, bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Việt Nambồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam” [1] . Chính vì vậy, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các em cần được biết và hiểu rõ nhiệm vụ của một công dân – học sinh đối với đất nước, dân tộc để rèn đức, luyện tài, cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Một việc làm không kém phần quan trọng là việc gìn giữ, phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, trong đó có thú chơi chữ ( thuộc lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực).
2.1.2. Thú chơi chữ - Bản chất và giá trị:
 Nói tới thú chơi chữ là nói tới Thư pháp. Vậy thư pháp là gì? “Mỗi nét ngang như mây bay, như bày trận; mỗi nét móc như cây cung giương lên có sức mạnh phi thường; mỗi nét chấm như một tảng đá từ cao rơi xuống; mỗi nét lượn như một cái móc đồng; mỗi nét sổ như một sợi khô đàng vạn tuổi; một nét phẩy như đôi chân phóng bay.” [1] Đó là một định nghĩa nổi tiếng của thánh thư Vương Hy Chi (Trung Quốc) về nghệ thuật thư pháp. 
 Thư pháp là một môn nghệ thuật đặc thù của nền văn hoá phương Đông ở các nước như: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Và đất nước Trung Hoa chính là cội nguồn của thư pháp. Giống như một mạch ngầm, một dòng chảy lặng lẽ tồn tại với thời gian nhưng thư pháp lại có vị trí đáng kể và hàm chứa nhiều giá trị nhân bản, đạo đức xã hội trong thế giới nghệ thuật. “Với cách viết bằng bút lông, hợp cùng màu đen bóng của mực xạ là gam màu chủ thể tương phản mạnh với màu nền duy nhất của các loại giấy tạo nên một bức họa nhẹ nhàng, thanh thoát với những đường nét khoẻ, mềm, thanh tao, phóng khoáng... bố cục cân đối, tương phản dài, ngắn...” [1]
 Cũng như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam cũng có sự tiếp biến giao thoa văn hoá để vươn lên những giá trị mới của nhân loại trên nền tảng bản sắc độc đáo của mình. Thư pháp chữ Hán đã được các thế hệ tri thức Việt Nam tiếp nhận, khơi dòng truyền lại cho đến tận ngày nay. Chúng ta cũng có không ít những nhà thư pháp lừng danh như : Trịnh Sâm, Cao Bá Quát, Phan Bội Châu... và ngày nay là Lê Xuân Hoà, Nguyễn Văn Bách... Các bức họa của các nghệ nhân với những đường nét sống động có hồn, là tinh hoa, là minh chứng cụ thể cho sức sống mạnh mẽ của thư pháp. Ngày nay các nghệ nhân của Việt Nam không chỉ thể hiện thư pháp bằng chữ Hán mà cả chữ Việt theo ký tự La Tinh – thư pháp quốc ngữ. Đây là một sự sáng tạo kế thừa nhằm truyền tải những giá trị văn hoá mang bản sắc dân tộc làm cho nhiều người ngạc nhiên và thu hút được sự quan tâm của nhiều giới, hứa hẹn một nghệ thuật sáng tạo của thư pháp Việt Nam. 
 Với những đặc sắc riêng: Đơn sơ trong từng nét chữ, mộc mạc trong từng ý niệm, thâm thuý trong ý nghĩa nên thư pháp đã đi sâu vào đời sống tình cảm của người Việt Nam từ bao đời nay như một món ăn tinh thần vô giá và không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến, xuân về. Và cũng chính bởi thế mà từ cổ chí kim, người Việt ta luôn coi trọng "cái chữ", coi "hiền tài là nguyên khí quốc gia" và luôn trọng người có chữ để xây dựng và bảo vệ đất nước.   
  “Thư pháp là một loài hình nghệ thuật độc đáo, hình tượng, bởi mỗi chữ viết ra đều toát lên cốt cách của nghệ nhân.”[1] Có thể nói, nghệ nhân đã truyền tâm hồn mình vào chữ viết. Và trong đời sống, một trong những cách ông bà, cha mẹ ta thường dùng để giáo dục con cháu là chọn cái chữ để răn, để dạy. Chỉ một chữ thôi (chữ "Hiếu", chữ Tâm”... ) mà thay cho ngàn lời giáo huấn sâu xa, quả là vừa nhẹ nhàng lại vừa thấm thía biết bao! Vì vậy, mỗi ký tự viết ra là một nét bút mang đặc trưng khác nhau tuỳ theo vị trí và dụng ý của người viết, mục đích của người sử dụng. Những câu thư pháp mừng xuân như “ phượng múa rồng bay” làm lòng người xốn xang, rạo rực không chỉ xuất hiện trên giấy mà còn được chuyển trên mọi vật liệu như gỗ, giấy mành dệt...tỏ rõ những mong ước cao đẹp về con người, cuộc sống, là một minh chứng sống động:
 Mai vàng nở rộ mừng tri kỷ
 Đào hồng khoe sắc đón tri ân.... 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
2.2.1. Thực trạng xã hội -Tâm lý:
 Từ nghìn đời nay, nghệ thuật viết và thưởng thức nét đẹp của thư pháp đã trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa rất đẹp của dân tộc ta, đặc biệt trở thành thói quen mỗi khi hoa đào điểm sắc. Điều đó được nhà thơ Vũ Đình Liên khắc họa rất sinh động trong bài thơ “Ông đồ”:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, có một thời gian dài, do tác động của nền kinh tế thị trường, của văn minh Tây học đã có một số người quay lưng lại, chà đạp lên những giá trị văn hóa dân tộc, ngay cả thú chơi chữ - một thú chơi văn hóa vốn rất cao quý, đẹp đẽ, hướng con người vào cõi tinh thần thanh cao cũng bị lãng quên. Điều này cũng được nhà thơ Vũ Đình Liên khắc họa thật chi tiết: 
 Nhưng mỗi năm mỗi vắng
 Người thuê viết nay đâu?
 Giấy đỏ buồn không thắm
 Mực đọng trong nghiên sầu...
 Ông đồ vẫn ngồi đấy
 Qua đường không ai hay
 Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài giời mưa bụi bay
 Năm nay đào lại nở
 Không thấy ông đồ xưa
 Những người muôn năm cũ
 Hồn ở đâu bây giờ?.
Thế nhưng, khi kinh tế - xã hội phát triển, đời sống của người dân ngày một nâng cao thì nhu cầu thưởng thức những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc lại được khơi dậy và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trong những năm gần đây, người dân và đặc biệt là các bạn trẻ đang quay trở lại với thú thưởng ngoạn nghệ thuật viết chữ thư pháp. Khi Văn Miếu - Quốc Tử Giám mở cửa đón du khách đến tham quan trong những ngày đầu xuân thì đã có hàng trăm bạn trẻ sẵn sàng đợi từ sáng đến chiều tối, xếp hàng dài mong đến lượt để “xin” chữ. Ngoài ra, mỗi khi Hà Nội và một số địa phương tổ chức triển lãm về thư pháp, các bạn học sinh, thanh niên đến thưởng thức cũng rất đông. Tuy nhiên, hoạt động này chưa phổ biến rộng khắp trên toàn quốc nên việc hiểu biết cụ thể về nét đẹp văn hóa này đối với các bạn trẻ và học sinh vùng xa, vùng hẻo lánh cũng mới chỉ là trên sách vở hoặc biết một cách lơ mơ mà thôi. 
 2.2.2. Thực trạng giáo viên:
 Trước đây, trong quá trình dự giờ đồng nghiệp khi dạy văn bản “Ông đồ”, tôi nhận thấy GV(giáo viên) đã khai thác được kiến thức một cách có hệ thống, trọng tâm. Nhưng phần nhận biết của HS(học sinh) chủ yếu là do GV cung cấp kiến thức chứ không phải là các em tự chiếm lĩnh, đặc biệt phần liên hệ ý thức của bản thân HS để thể hiện tình yêu đối với nét đẹp văn hóa dân tộc qua văn bản chưa cụ thể, chưa khơi dậy được ở các em lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm đối với việc gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa nước nhà.
2.2.3. Thực trạng học sinh:
 Nhiều em chưa chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập nên kiến thức tiếp thu được chỉ là học vẹt, học máy móc theo kiểu thầy dạy gì các em học vậy. Hơn nữa, đối với HS Nga Hải thuộc vùng khó nên nhiều HS còn sống trong tình cảnh thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần, nhiều HS còn phải nặng lòng với bát cơm manh áo hằng ngày nên việc để tâm cho học tập chưa nhiều. Địa bàn sinh sống của các em xa với trung tâm văn hóa nên ít có điều kiện được tiếp xúc với các hoạt động văn hóa đang diễn ra trong cuộc sống thường nhật như đến tham quan câu lạc bộ thư pháp để trực tiếp thưởng thức hoạt động viết chữ thư pháp của các nghệ nhân hay thưởng thức nét chữ “rồng bay phượng múa” trên các bức thư pháp. Vì vậy, việc nói đến thú chơi chữ qua bài học “Ông đồ” đối với các em có thể nói là xa lạ chứ chưa nói đến việc các em thể hiện một hành động nhỏ để thể hiện sự hiểu biết, phát huy giá trị của nét đẹp văn hóa dân tộc này.
 Năm học 2016 - 2017, tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn 8. Trước khi dạy văn bản “Ông đồ”(Sau khi hướng dẫn xong tiết bài đọc thêm văn bản Muốn làm thằng cuội, tôi liên hệ hoàn cảnh lịch sử thời bấy giờ để dẫn dắt HS tìm hiểu số phận của một nét đẹp văn hóa dân tộc - thú chơi chữ ở bài học tiếp theo: Ông đồ) tôi đã đưa ra câu hỏi để khảo sát mức độ hiểu biết về thú chơi chữ ở HS với câu hỏi: “Em hiểu gì về thú chơi chữ? Em đã làm gì để thể hiện ý thức gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa này của dân tộc?” và kết quả đạt được như sau:
STT
Lớp
Sĩ số
Đạt yêu cầu
Chưa đạt yêu cầu
Số lượng
%
Số lượng
%
1
8A
34
12
35.3
22
64.7
2
8B
34
9
26.5
25
73.5
Tổng
68
21
30.9
47
69.1
(Đạt yêu cầu tôi đặt ra là: HS chỉ cần nói được đây là một biểu hiện của nét đẹp văn hóa dân tộc gắn liền với những chữ đẹp như “rồng múa phượng bay” trên các bức mành, giấy, gỗ,thường được treo ở trong chùa, ở gia đình trên tường cao giữa nhà, hay trên cột nhà,là những nơi trang trọng. Em rất thích và trân trọng những bức chữ đó).
2.2.4. Thực trạng môn học:
 Chương trình Ngữ văn 8 đưa văn bản Ông đồ vào dạy học ở tiết 65. Đây là một thuận lợi để giúp HS biết được một nét đẹp văn hóa dân tộc - Thú chơi chữ - được đề cập trong bài. Đặc biệt là những thăng trầm của lịch sử ảnh hưởng tới “số phận” của thế hệ nhà nho cùng với thú chơi chữ. Từ đó khơi dậy ở học sinh tình cảm đối với những nét đẹp văn hóa dân tộc nói chung, tình cảm với thú chơi chữ nói riêng. Mặc dù được học trong một tiết bài trọn vẹn, song, với những mong muốn như trên thì thời lượng 45 phút dành cho bài học còn hạn chế. Vì vậy, khả năng hiểu biết cũng như sự liên hệ việc làm của học sinh để thể hiện ý thức giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa dân tộc còn mờ nhạt, thiếu cụ thể.
 Từ thực trạng trên, để giúp HS nhìn nhận rõ vẻ đẹp của thú chơi chữ và qua đó, bồi dưỡng cho HS tình yêu đối với nét đẹp văn hóa này, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Bồi dưỡng tình yêu nét đẹp văn hóa dân tộc-Thú chơi chữ- cho HS lớp 8 Trường THCS Nga Hải thông qua dạy học văn bản Ông đồ của Vũ Đình Liên”. Do điều kiện về mặt thời gian của bài học cũng như đối tượng HS nên tôi kết hợp giáo dục HS về tình yêu nét đẹp thú chơi chữ trong cả tiết học chính và tiết bồi dưỡng văn với mong muốn HS hiểu được thú chơi chữ là nghệ thuật viết chữ thư pháp - nghệ thuật viết chữ đẹp, là một nét đẹp của văn hóa dân tộc; biết nhận diện chữ thư ph

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_boi_duong_tinh_yeu_net_dep_van_hoa_dan_toc_thu_choi_chu.doc