SKKN Bồi dưỡng học sinh giỏi phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11

SKKN Bồi dưỡng học sinh giỏi phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11

 Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Dựa trên yêu cầu đó đặt ra cho ngành giáo dục không những có nhiệm vụ đào tạo toàn diện cho thế hệ trẻ mà phải có chức năng phát huy bồi dưỡng tri thức, năng khiếu cho học sinh nhằm đào tạo các em trở thành những nhà khoa học mũi nhọn trong từng lĩnh vực. Và nhiệm vụ cấp thiết đó là bồi dưỡng học sinh giỏi, tuyển chọn các em có năng khiếu thực sự trong từng bộ môn, từng lĩnh vực.

 Công tác phát hiện và lự

 chọn học sinh giỏi là một việc làm hết sức quan trọng. Việc lựa chọn không phải chỉ chú ý đến lực học của môn học mà còn phải quan tâm đến sở thích, sự say mê của các em đối với môn học. Để làm được điều này mỗi thầy cô giáo phải có một kế hoạch và phương pháp bồi dưỡng học sinh riêng cho mình.

 Việc bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ rèn luyện cho các em về kiến thức, cách trình bày mà còn rèn luyện cho các em khả năng tự học và tìm kiếm thông tin trên các tài liệu tham khảo. Song vì tài liệu học sinh giỏi chỉ tập trung vào chương trình sinh học 12, còn tài liệu học sinh giỏi dành cho chương trình sinh học 10 và 11 còn ít, chưa được khai thác và phát triển nhiều.

 Qua việc bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học năm vừa rồi tôi nhận thấy kiến thức để dành cho học sinh giỏi nhiều và rất sâu đòi hỏi học sinh ở các trường phổ thông phải hiểu sâu vấn đề, biết vận dụng kiến thức để giải thích các thí nghiệm và hiện tượng trong thực tế. Xuất phát từ những lý do trên mà tôi chọn đề tài “Bồi dưỡng học sinh giỏi phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11” .

 

docx 21 trang thuychi01 11772
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Bồi dưỡng học sinh giỏi phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC.
STT
Nội dung
Trang
1
Mở đầu
1
2
1.1. Lý do chọn đề tài
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1
6
1.5. Những điểm mới trong SKKN
2
7
II. Nội dung SKKN
2
8
2.1. Cơ sở lý luận
2
9
2. 2. Thực trạng nghiên cứu
2
10
2.2.1. Đặc điểm trường lớp của đối tượng nghiên cứu.
2
11
2.2.2 Thực trạng của việc ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11”.
2
12
2.3. Giải quyết vấn đề
3
13
Phần I: Trao đổi nước ở thực vật
3
14
Phần II. Sự trao đổi khoáng và nitơ
6
15
Phần III: Quang hợp ở thực vật
9
16
Phần IV: Hô hấp ở thực vật
13
17
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
16
18
III. Kết luận và kiến nghị
17
19
3.1. Kết luận
17
20
3.2. Kiến nghị 
17
21
Tài liệu tham khảo.
18
I. MỞ ĐẦU.
1.1 .Lý do chọn đề tài 
 Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, đặc biệt là nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Dựa trên yêu cầu đó đặt ra cho ngành giáo dục không những có nhiệm vụ đào tạo toàn diện cho thế hệ trẻ mà phải có chức năng phát huy bồi dưỡng tri thức, năng khiếu cho học sinh nhằm đào tạo các em trở thành những nhà khoa học mũi nhọn trong từng lĩnh vực. Và nhiệm vụ cấp thiết đó là bồi dưỡng học sinh giỏi, tuyển chọn các em có năng khiếu thực sự trong từng bộ môn, từng lĩnh vực.
 Công tác phát hiện và lự
 chọn học sinh giỏi là một việc làm hết sức quan trọng. Việc lựa chọn không phải chỉ chú ý đến lực học của môn học mà còn phải quan tâm đến sở thích, sự say mê của các em đối với môn học. Để làm được điều này mỗi thầy cô giáo phải có một kế hoạch và phương pháp bồi dưỡng học sinh riêng cho mình.
 Việc bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ rèn luyện cho các em về kiến thức, cách trình bày mà còn rèn luyện cho các em khả năng tự học và tìm kiếm thông tin trên các tài liệu tham khảo. Song vì tài liệu học sinh giỏi chỉ tập trung vào chương trình sinh học 12, còn tài liệu học sinh giỏi dành cho chương trình sinh học 10 và 11 còn ít, chưa được khai thác và phát triển nhiều.
 Qua việc bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học năm vừa rồi tôi nhận thấy kiến thức để dành cho học sinh giỏi nhiều và rất sâu đòi hỏi học sinh ở các trường phổ thông phải hiểu sâu vấn đề, biết vận dụng kiến thức để giải thích các thí nghiệm và hiện tượng trong thực tế. Xuất phát từ những lý do trên mà tôi chọn đề tài “Bồi dưỡng học sinh giỏi phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11” .
 1.2. Mục đích nghiên cứu
 -Khái quát lại kiến thức trọng tâm về phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật. 
 -Xây dựng hệ thống các câu hỏi các nội dung kiến thức cơ bản và hệ thống câu hỏi nâng cao phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xây dựng chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – sinh học 11”.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
 1.4.1. Biên soạn nội dung.
 1. 4.2. Phương pháp chuyên gia.
 1.4.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
 1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
 Giáo viên và học sinh được khái quát hóa kiến thức của phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” và ứng với mỗi phần kiến thức sẽ có câu hỏi cũng cố, nâng cao. Để từ đó giáo viên và học sinh có thể sử dụng như một tài liệu tham khảo cho việc dạy và học của mình.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1.Cơ sở lý luận.
 Để giúp học sinh nắm vững được kiến thức Sinh học cơ bản và hiểu sâu được vấn đề để trả lời tốt câu hỏi trong thi học sinh giỏi, tôi nhận thấy việc xây dựng câu hỏi để bồi dưỡng học sinh giỏi là rất cần thiết đối với học sinh THPT. Đặc biệt là môn Sinh học lớp 10 và lớp 11 kiến thức chuyên sâu của các em còn mỏng, lâu nay ít nguồn tài liệu viết đến mà chỉ chú trọng vào Sinh học 12.
 Xuất phát từ những cơ sở lí luận trên, để tạo thuận lợi trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đồng thời giúp các em học sinh có thể tiếp cận với những kiến thức có hệ thống và phù hợp với năng lực của bản thân tôi đã xây dựng và biên soạn chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11” với mong muốn mang lại hiệu quả cao trong dạy và học.
2.2.Thực trạng nghiên cứu
 2.2.1. Đặc điểm trường lớp của đối tượng nghiên cứu.
 * Thuận lợi
- Được sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát và kịp thời của BGH. Nhà trường đã có những kế hoạch cụ thể và lâu dài cho công tác bồi dưỡng HSG.
 - Trong tổ có những đồng chí đã có nhiều kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển và đạt kết quả cao.Các em học sinh đa phần chăm ngoan, ý thức học tập tốt.
 * Khó khăn.
 Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi thì bên cạnh nhứng thuận lợi nêu trên tôi gặp những khó khăn sau: 
- Học sinh luôn đứng trước sự lựa chọn giữa học chuyên sâu để thi HSG và học để thi đại học, các em không yên tâm vì phải mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến kết quả thi THPT quốc gia.
 2.2.2 Thực trạng của việc ôn luyện bồi dưỡng học sinh giỏi phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11”.
- Môn Sinh là môn KHTN nhưng lại rất nhiều lý thuyết mà toàn là ngôn ngữ khoa học nên viết cần phải chính xác, đủ ý vì vậy các em phải học thuộc, ghi nhớ chính xác các vấn đề, hiểu rõ bản chất các quá trình thì mới giải thích được các hiện tượng, thí nghiệm.
- Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật là những kiến thức khó, trừu tượng đòi hỏi học sinh cần phải nắm vững, hiểu rõ bản chất, cơ chế của nó thì mới nhớ lâu được.
- Nguồn tài liệu viết cho chương trình ôn luyện thi học sinh giỏi môn sinh lớp 10 và 11 ít nên hạn chế việc tự học của học sinh.
- Trong các đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, học sinh giỏi quốc gia, các đề thi Olympic đều có nội dung phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật.
 Từ thực trạng trên, cùng với việc tìm hiểu, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với đồng nghiệp trong và ngoài trường, tôi cho rằng : để giúp các em học tập tốt, có được những kĩ năng tốt, để có được kết quả cao trong kì thi học sinh giỏi các cấp thì việc hệ thống và nâng cao kiến thức phần Cuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật là rất cần thiết. Nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc giảng dạy và học tập của các em học sinh.
2.3. Giải quyết vấn đề 
 Với mục tiêu và thực trạng trên, tôi đã đưa ra một số nội dung của đề tài nghiên cứu như sau:
- Khái quát hóa lại kiến thức “ Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật – Sinh học 11”
- Xây dựng hệ thống câu hỏi ôn tập phần “Chuyển hóa vật chất và năng lượng - Sinh học lớp 11” nhằm củng cố, nâng cao và vận dụng kiến thức, rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh.
PHẦN I : TRAO ĐỔI NƯỚC Ở THỰC VẬT
 A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Trao đổi nước ở thực vật gồm: 
 1.Quá trình hấp thụ nước của rễ.
+ Rễ là cơ quan hút nước của cây. Rễ hút nước nhờ hệ thống lông hút, sau đó qua các tế bào rễ vào cây thành một dòng liên tục
+ Để thực hiện được vai trò hút nước, cây có một hệ rễ phát triển, ăn sâu và lan rộng trong lòng đất
+ Kích thước của hệ rễ phụ thuộc vào loài cây và các điều kiện sinh thái: đất khô rễ thường ít phân nhánh mà thường ăn sâu vào lớp đất ở dưới, Cây thủy sinh hút nước qua toàn bộ bề mặt của cây nên hệ rễ biến dạng và ít phát triển.
Quá trình hấp thụ nước ở rễ xảy ra theo ba giai đoạn kế tiếp nhau:
*	Giai đoạn nước từ đất vào lông hút
Để hấp thụ nước, tế bào lông hút có ba đặc điểm cấu tạo và sinh lí phù hợp với chức năng nhận nước từ đất:
Thành tế bào mỏng, không thấm cutin
Chỉ có một không bào trung tâm lớn .....
*	Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ(mạch xilem) của rễ
 Có hai con đường vận chuyển nước từ lông hút vào mạch gỗ:
 Qua thành tế bào và các gian bào đến dải Caspary 
 Qua phần nguyên sinh chất và không bào ( Con đường tế bào) 
* Giai đoạn nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân
Nước bị đẩy từ rễ lên thân do một lực đẩy gọi là áp suất rễ. Có hai hiện tượng minh hoạ áp suất rễ: Hiện tượng rỉ nhựa và hiện tượng ứ giọt.
 2. Quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá.
Con đường này dài ( có thể tính bằng mét ) và nước vận chuyển chủ yếu qua mạch dẫn do lực đẩy của rễ , lực hút của lá và không bị cản trở, nên nước được vận chuyển với vận tốc lớn.
Điều kiện để nước có thể vận chuyển ở con đường này: Đó là tính liên tục của cột nước , nghĩa là không có bọt khí trong cột nước.
 3. Quá trình thoát hơi nước của cây.
- Ở thực vật có hai con đường thoát hơi nước chính là con đường qua khí khổng và con đường qua lớp cutin phủ biểu bì lá.
- Ở những cây non, cây trong bóng râm hoặc nơi không khí ẩm, lớp cutin của phiến lá mỏng nên cường độ thoát hơi nước qua cutin gần tương đương với cường độ thoát hơi nước qua khí khổng.
- Thoát hơi nước qua khí khổng vận tốc lớn và được điều chỉnh, còn thoát hơi nước qua lớp cutin thì vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
 4. Sự cân bằng nước và cơ sở khoa học của việc tưới tiêu hợp lý cho cây.
- Tưới nước để cải tạo điều kiện sống của cây: Tăng khả năng giữ nước, điều hòa chế độ nhiệt và khí trong đất, cải tạo đât, tăng cường khả năng hấp thụ thức ăn cảu rễ.
B. CÂU HỎI ÔN TẬP.
Câu 1: 
a) Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước? 
b) Số lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào?
c) Tại sao nước được vận chuyển theo một chiều từ đất lên cây?
d) Trình bày các con đường hấp thụ nước ở rễ? Đặc điểm của chúng? Vai trò của vòng đai Caspari 
e) Cho các thành phần sau đây: Lông hút, đai Caspari, tế bào nhu mô vỏ, tế bào trụ bì, tế bào nội bì, gian bào. Hãy mô tả 2 con đường đi của nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất tới mạch gỗ của cây?
Hướng dẫn trả lời
a.Cấu tạo lông hút phù hợp với chức năng hút nước:
- Thành tế bào mỏng, không thấm cutin -> dễ thấm mước.
- Không bào trung tâm lớn -> tạo áp suất thẩm thấu cao
- Có nhiều ti thể -> hoạt động hô hấp mạnh -> áp suát thẩm thấu lớn
b. Số lượng lông hút thay đổi khi: Môi trường quá ưu trương, quá axit (chua), thiếu oxi
b. Số lượng lông hút thay đổi khi:  Môi trường quá ưu trương, quá axit (chua), thiếu oxi.
c. Do các tế bào ở cạnh nhau có ASTT khác nhau.
- Do quá trình thoát hơi nước ở lá liên tục diễn ra làm ASTT tăng dần từ ngoài vào trong, từ rễ lên lá -> Nước được vận chuyển theo một chiều.
d.Có 2 con đường
 + Con đường thành tế bào - gian bào: nước từ đất vào lông hút => gian bào của các tế bào nhu mô vỏ => đai Caspari => trung trụ => mạch gỗ 
+ Con đường tế bào chất (Qua chất nguyên sinh - không bào): nước từ đất vào lông hút => chất nguyên sinh và không bào của các tế bào nhu mô vỏ => trung trụ => mạch gỗ 
* Đặc điểm: 
Qua thành tế bào- gian bào
Qua chất nguyên sinh- không bào
+ Ít đi qua phần sống của tế bào
+ Không chịu cản trở của chất nguyên sinh. 
+ Tốc độ nhanh 
Khi đi đến thành TB nội bì bị vòng đai Caspari cản trở => nước đi vào trong TB nội bì.
+ Đi qua phần sống của tế bào 
+ Qua chất nguyên sinh => cản trở sự di chuyển của nước và chất khoáng. 
+ Tốc độ chậm 
+ Không bị cản trở bởi đai Caspari 
* Vai trò vòng đai Caspari: đai này nằm ở phần nội bì của rễ, kiểm soát và điều chỉnh lượng nước, kiểm tra các chất khoáng hoà tan. 
e. + Con đường tế bào chất: Nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất => lông hút => tế bào nhu mô vỏ => tế bào nội bì => tế bào trụ bì => mạch gỗ. 
+ Con đường gian bào: Nước và các chất khoáng hoà tan trong nước từ đất => lông hút => gian bào => đai Caspari => tế bào nội bì => tế bào trụ bì => mạch gỗ 
Câu 2:
 a) Khi mô tả về áp suất rễ có nói đến hiện tượng ứ giọt:
- Hiện tượng ứ gọt là gì?
- Hiện tượng này xảy ra ở đâu?
- Ở những nhóm cây nào thì xảy ra hiện tượng này? Vì sao?
 b) Hạn sinh lý là gì? Nguyên nhân dẫn đến hạn sinh lý.
Hướng dẫn trả lời.
a) Là hiện tượng mà rễ cây đó đẩy nước lên lá trong điều kiện không khí đã bão hòa hơi nước -> nước không thoát ở dạng hơi mà đọng lại thành giọt 
- Hiện tượng này xảy ra ở đâu: Xảy ra ở mép lá , tại thủy khổng 
- Những nhóm cây nào thì xảy ra hiện tượng này: cây mọc thấp cây thân thảo mà không xảy ra cây thân gỗ cao 
- Vì: những cây mọc thấp ở điều kiện gần mặt đất không khí dễ bão hòa ( trong điều kiện ẩm ướt) nên khi rễ đẩy nước lên lá và gặp không khí bão hòa làm lá không thoát hơi nước được -> ứ giọt.
b) Hạn sinh lý là hiện tượng rễ cây được cung cấp đủ nước nhưng cây vẫn không hút được nước 
- Nguyên nhân:
+ Nồng độ các chất tạo áp suất thẩm thấu ở môi trường đất quá cao so với áp suất thẩm thấu trong rễ(do bón phân).
+ Do cây ngập trong môi trường nước lâu ngày, thiếu ôxy để hô hấp.
Câu 3: 
a)Trình bày cơ chế chủ yếu điều chỉnh quá trình thoát hơi nước ở lá? 
b) Nêu cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lý cho cây?
Hướng dẫn trả lời.
* Cơ chế chủ yếu điều chỉnh quá trình thoát hơi nước ở lá.
- Cây thoát hơi nước chủ yếu qua con đường khí khổng. Do đó cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước chính là cơ chế đóng mở khí khổng. Lượng nước bốc hơi phụ thuộc vào độ mở của khí khổng.
- Do cấu tạo vách tế bào khí khổng (mép trong dầy, mép ngoài mỏng) nên khi no nước thì khe khí khổng mở, khi thiếu nước khe lỗ khí đóng lại.
- Có ba nguyên nhân dẫn đến việc khí khổng trương nước (mở) hoặc mất nước (đóng)
+ Khi cây được chiếu sáng, lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp làm thay đổi nồng độ CO2 và tiếp theo là pH → Hàm lượng đường tăng → Tăng áp xuất thẩm thấu → Hai tế bào khí khổng hút nước và trương nước → Khí khổng mở.
+ Hoạt động của các bơm ion ở tế bào khí khổng làm thay đổi áp xuất thẩm thấu.
+ Sự thay đổi hàm lượng AAB (axit abxixic).
b) Cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lý cho cây
 Để tưới nước hợp lý cho cây cần căn cứ vào các đặc điểm sau:
+ Căn cứ vào nhu cầu sinh lý của từng loại cây.
+ Căn cứ vào từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây.
+ Căn cứ vào từng loại đât.
+ Căn cứ vào từng điều kiện thời tiết.
+ Căn cứ vào sức căng bề mặt của lá và áp suất dịch bào.
PHẦN II: SỰ TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ.
A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.
 1.Sự hấp thụ các nguyên tố khoáng.
 Các nguyên tố khoáng thường được hấp thụ vào cây dưới dạng ion qua hệ thống rễ là chủ yếu. Có hai cách hấp thụ các ion khoáng ở rễ:
*	Hấp thụ thụ động:
Các ion khoáng khuy ếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
Cơ chế hút khoáng thụ động không có tính chọn lọc, không phụ thuộc vào hoạt động sinh lý của cây.
*	Hấp thụ chủ động.
- Mang tính chọn lọc và ngược với gradient nồng độ nên cần thiết phải có năng lượng, tức là sự tham gia của ATP và của một chất trung gian, thường gọi là chất mang.
2.Vai trò của các nguyên tố khoáng.
*Vai trò của các nguyên tố đa lượng:
 Các nguyên tố đa lượng thường đóng vai trò cấu trúc trong tế bào, là thành phần của các đại phân tử trong tế bào (protein, lipit, axit nucleic,...). 
 *Vai trò của các nguyên tố vi lượng:
 Các nguyên tố vi lượng thường là thành phần không thể thiếu được hầu hết các enzym. Chúng hoạt hoá cho các enzym này trong các quá trình trao đối chất của cơ thể. 
 3.Vai trò của nitơ đối với thực vật.
Rễ cây hấp thụ Nitơ ở hai dạng: Nitơ nitrat (NO3-) và Nitơ amôn (NH4+) trong đất. Nitơ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và do đó nó quyết định năng suất và chất lượng thu hoạch. ....
 4. Quá trình cố đinh nitơ khí quyển.
 Nitơ phân tử (N2) có một lượng lớn trong khí quyển (%) và mặc dù "tắm mình trong biển khí nitơ" phần lớn thực vật vẫn hoàn toàn bất lực trong việc sử dụng khi nitơ này. May mắn thay nhờ có Enzym Nitrogenaza và lực khử mạnh (Fred-H2, FAD-H2, NAD-H2), một số vi khuẩn sống tự do và cộng sinh đã thực hiện được việc khử N2 thành dạng nitơ cây có thể sử dụng được: NH4+. 
Các điều kiện xảy ra quá trình cố định nitơ khí quyển:
+ Có lực khử mạnh.
+ Cần năng lượng ATP.
+ Có sự tham gia của enzim nitrogennaza.
+ Phải tiến hành trong điều kiện kị khí. 
 5 .Quá trình biến đổi nitơ trong cây.
* Quá trình Amôn hóa: NO3- —> NH4+
 Quá trình amôn hoá xảy ra theo các bước sau đây:
NO3- NO-2 NH4+.
* Quá trình hình thành axit amin:
Quá trình hô hấp của cây tạo ra các xêtoaxit (R-COOH), và nhờ quá trình trao đổi nitơ các xêto axit này có thêm gốc NH2 để thành các axit amin.
 6. Vấn đề bón phân hợp lý cho cây. 
B. CÂU HỎI ÔN TẬP.
Câu 1: Trình bày các nguồn cung cấp nitơ cho cây xanh ? Người ta thường khuyên rằng:"Rau xanh vừa tưới phân đạm xong không nên ăn ngay". Hãy giải thích lời khuyên đó?
Hướng dẫn trả lời.
*Có 4 nguồn cung cấp nitơ cho cây:
+ Từ những cơn giông : N2 + O2 -> NO2 ( tia lửa điện)
+ Từ xác của động vật, thực vật: RNH2 -> NH3 -> NO-3
+ Từ sự cố định của vi sinh vật: N2 + NH3 -> 2NH3
+ Từ sự cung cấp của con người: muối NO-3, NH+4
*Rau xanh vừa tưới phân đạm xong không nên ăn ngay vì: 
+ Khi tưới phân đạm -> cung cấp nguồn ion NO-3
 + Mới tưới đạm cây hút NO-3 chưa kịp biến đổi thành NH+4 -> người ăn vào NO-3 bị biến đổi thành NO-2 -> gây ung thư.
Câu 2: Cho hình vẽ như sau:
N2
VK amôn hoá
VK nitrat hoá
VK phản nitrat hoá
VK cố định nitơ
2
NH4+
Rễ
1
3
4
Quan sát hình vẽ trên và cho biết:
a) Chú thích từ 1 đến 4.
b) Cho biết điều kiện xảy ra của quá trình cố định nitơ ? Vì sao vi khuẩn lam có thể cố định được nitơ trong điều kiện sống hiếu khí của chúng ?
Hướng dẫn trả lời.
1. Chú thích: 
	1. NH4+ 2. NO3- 3. N2. 4. Chất hữu cơ. 
2. Điều kiện để quá trình cố định nitơ khí quyển có thể xảy ra: 
+ Có lực khử mạnh 
+ Có ATP. 
+ Có enzim nitrogenase
+ Thực hiện trong điều kiện yếm khí. 
- Vi khuẩn lam dạng sợi có khả năng cố định nitơ trong điều kiện sống hiếu khí của chúng vì: 
- Trong sợi vi khuẩn lam có tế bào dị nang (loại tế bào to hơn tế bào bình thường, có vách dày, không màu, trong suốt), loại tế bào này có enzyme nitrogenase có khả năng cắt đứt liên kết 3 giữa 2 nguyên tử nitơ để liên kết với hiđro tạo NH4+.
- Tế bào dị nang không có oxygen tạo môi trường yếm khí cho quá trình cố định nitơ.
Câu 3: 
 a) Cho các nguyên tố khoáng N, Mg, Cl, Mo, Ca. Hãy nêu tóm tắt vai trò của các nguyên tố nói trên liên quan tới:
- Cấu tạo diệp lục.
- Quá trình quang phân li nước.
- Sự bền vững của thành tế bào.
- Quá trình cố định nito khí quyển.
 b) Căn cứ vào đâu để cung cấp lượng phân bón hợp lí cho cây trồng?
Hướng dẫn trả lời
a) - Tham gia cấu tạo diệp lục tố:
 + N: tham gia cấu tạo vòng pyrol
 + Mg: tham gia cấu tạo nhân diệp lục tố
 - Quá trình quang phân li nước:
 + Cl: kích thích quang phân li nước, cân bằng ion
 - Sự bền vững của thành tế bào:
 + Ca: tham gia thành phần cấu trúc thành, hoạt hóa enzim
 - Quá trình cố định nito khí quyển:
 + Mo: tham gia cố định nitơ, chuyển hóa NO3-
 b) Căn cứ để cung cấp lượng phân bón hợp lí cho cây trồng: 
- Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng
- Khả năng cung cấp chất dinh dưỡng của đất
- Hệ số sử dụng phân bón
PHẦN III: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT.
A- HỆ THỐNG KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Khái niệm về quang hợp 
a. Khái niệm
Phương trình quang hợp được viết như sau:
ASMT
Diệp lục
 CO2 + 12 H2O C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
*Quang hợp ở thực vật là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhidrat và giải phóng ôxi từ khí cacbonic và nước.
Vai trò của quá trình quang hợp
Bản chất hoá học và khái niệm hai pha của quang hợp: 
Pha sáng: Là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
 + Nơi diễn ra: Tilacôit
Pha tối : Là quá trình khử CO2 nhờ ATP và NADPH do pha sáng cung cấp. Đây là giai đoạn gồm các phản ứng không cần ánh sáng, nhưng phụ thuộc vào nhiệt độ. Pha tối hình thành các hợp chất hữu cơ, bắt đầu là đường glucôzơ.
 + Nơi diễn ra: Chất nền Strôma
2. Bộ máy quang hợp
Lá- cơ quan quang hợp
Lục lạp- bào quan thực hiện chức năng quang hợp
Cấu trúc của lục lạp thích ứng với việc thực hi

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_boi_duong_hoc_sinh_gioi_phan_chuyen_hoa_vat_chat_va_nan.docx
  • docxbìa SKKN.docx