SKKN Biện pháp vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Tin học ở trường THCS Chu Văn An - Huyện Nga Sơn

SKKN Biện pháp vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Tin học ở trường THCS Chu Văn An - Huyện Nga Sơn

 Mục tiêu của giáo dục phổ thông hiện nay là giúp học sinh phát triển toàn diện. Vì vậy các em không những được trang bị đầy đủ về mặt kiến thức mà còn được rèn luyện kỹ năng mới, phát triển nhiều năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống, nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế- xã hội thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay cho thấy đặc điểm cơ bản là định hướng nội dung, chú trọng truyền thụ kiến thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học. Do vậy người dạy ít chú trọng việc trang bị cho học sinh hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau, chưa chú trọng đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn.

 Trong các văn bản, nghị quyết của đại hội Đảng cũng đã đề cập đến nội dung giáo dục toàn diện của giáo dục phổ thông sau năm 2015. Đặc biệt mới nhất là trong Nghị quyết 29/NQ-TW với mục tiêu thay đổi “phương pháp dạy học từ truyền thụ kiến thức sang tổ chức hướng dẫn định hướng phát triển năng lực nhận thức học sinh”.[3] Theo đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thì dạy học tích hợp liên môn là xu hướng tất yếu và có tính khả thi.

 Dạy học tích hợp liên môn là hình thức dạy học tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống, vận dụng giải quyết nhiều tình huống xảy ra trong thực tiễn. Nhưng hiện nay việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn còn rất mới mẻ và gặp nhiều khó khăn: Đội ngũ giáo viên chủ yếu được đào tạo theo chương trình sư phạm đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên môn một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện phần lớn là do giáo viên tự mày mò, tự tìm hiểu nên không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn. Phần lớn giáo viên đã quen với việc dạy học đơn môn là chính nên giáo viên các môn “liên quan” ít có sự trao đổi chuyên môn, dẫn đến chưa có sự thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian tổ chức các nội dung, chủ đề dạy học tích hợp liên môn của các môn “liên quan”. Mặt khác chương trình giáo dục đã trải qua nhiều lần cải cách nên nhiều giáo viên khác môn chưa thực sự nắm bắt rõ về cấu trúc chương trình, chưa cập nhật kịp thời những kiến thức mới, chưa được trang bị về “phương pháp sư phạm” đặc trưng của các môn học “liên quan” Vì vậy việc tiến hành dạy học tích hợp liên môn kết quả đạt được mới ở mức tích hợp; chưa tận dụng, phát huy được việc vận dụng kiến thức ở các môn “liên quan” làm công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học bộ môn

 

doc 19 trang thuychi01 9441
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Tin học ở trường THCS Chu Văn An - Huyện Nga Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
MỤC
NỘI DUNG
TRANG
1
MỞ ĐẦU
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
1.5
Những điểm mới của SKKN
3
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1
Cơ sở lý luận SKKN
3
2.2
Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
4
2.3
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
5
2.3.1
Tìm hiểu nguyên tắc và các bước xây dựng nội dung tích hợp liên môn
5
2.3.2
Lập kế hoạch dạy học tích hợp liên môn vào từng bài học (nếu có thể) trong chương trình THCS
6
2.3.3
Dạy thử nghiệm
10
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
13
3
KẾT LUẬN
16
3.1
Kết luận
16
3.2
Kiến nghị
16
1-MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài
 Mục tiêu của giáo dục phổ thông hiện nay là giúp học sinh phát triển toàn diện. Vì vậy các em không những được trang bị đầy đủ về mặt kiến thức mà còn được rèn luyện kỹ năng mới, phát triển nhiều năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống, nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế- xã hội thời kỳ hội nhập... Tuy nhiên giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay cho thấy đặc điểm cơ bản là định hướng nội dung, chú trọng truyền thụ kiến thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học. Do vậy người dạy ít chú trọng việc trang bị cho học sinh hệ thống tri thức khoa học khách quan về nhiều lĩnh vực khác nhau, chưa chú trọng đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn.
 Trong các văn bản, nghị quyết của đại hội Đảng cũng đã đề cập đến nội dung giáo dục toàn diện của giáo dục phổ thông sau năm 2015. Đặc biệt mới nhất là trong Nghị quyết 29/NQ-TW với mục tiêu thay đổi “phương pháp dạy học từ truyền thụ kiến thức sang tổ chức hướng dẫn định hướng phát triển năng lực nhận thức học sinh”.[3] Theo đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thì dạy học tích hợp liên môn là xu hướng tất yếu và có tính khả thi. 
 Dạy học tích hợp liên môn là hình thức dạy học tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống, vận dụng giải quyết nhiều tình huống xảy ra trong thực tiễn. Nhưng hiện nay việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn còn rất mới mẻ và gặp nhiều khó khăn: Đội ngũ giáo viên chủ yếu được đào tạo theo chương trình sư phạm đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên môn một cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện phần lớn là do giáo viên tự mày mò, tự tìm hiểu nên không tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn. Phần lớn giáo viên đã quen với việc dạy học đơn môn là chính nên giáo viên các môn “liên quan” ít có sự trao đổi chuyên môn, dẫn đến chưa có sự thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian tổ chức các nội dung, chủ đề dạy học tích hợp liên môn của các môn “liên quan”. Mặt khác chương trình giáo dục đã trải qua nhiều lần cải cách nên nhiều giáo viên khác môn chưa thực sự nắm bắt rõ về cấu trúc chương trình, chưa cập nhật kịp thời những kiến thức mới, chưa được trang bị về “phương pháp sư phạm” đặc trưng của các môn học “liên quan” Vì vậy việc tiến hành dạy học tích hợp liên môn kết quả đạt được mới ở mức tích hợp; chưa tận dụng, phát huy được việc vận dụng kiến thức ở các môn “liên quan” làm công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học bộ môn
 Bên cạnh đấy, với quan điểm học để « ứng thí » như hiện nay, học sinh không chú trọng học môn Tin học. Các em cho rằng đây chỉ là môn “ Tự chọn” – là môn học « phụ » không cần học nhiều, học qua loa, học cho có học, đủ điểm là xong...
 Là giáo viên giảng dạy bộ môn Tin học nhiều năm ở trường THCS Chu Văn An- Một trường chất lượng cao của huyện, luôn phải đảm nhiệm chất lượng các môn văn hóa thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp Quốc gia cho huyện nên phần lớn thời gian các em giành cho việc học tập, nghiên cứu các môn học văn hóa và ôn luyện đội tuyển, rất ít quan tâm đến việc học bộ môn Tin học do đó vốn kiến thức mà các em có được rất ít ỏi, chỉ đơn giản là các thao tác mở máy, tìm các trò chơi trên mạng tôi rất trăn trở về vấn đề này. Trước tiên là làm thế nào để khơi dậy niềm đam mê, hứng thú học tập bộ môn cho học sinh, từ đó cung cấp cho các em hệ thống tri thức, kĩ năng tin học, giúp các em nhận thức rõ được vai trò quan trọng của môn Tin học trong thời đại CNH-HĐH như hiện nay với sự bùng nổ của Công nghệ thông tin. Với mong muốn, nếu các em không có điều kiện học tiếp lên cao hơn, vẫn có thể tham gia học nghềgóp phần nâng cao đời sống, thay đổi diện mạo nền kinh tế xã hội của đất nước.
 Xuất phát từ những lý do trên, trong năm học qua chúng tôi đã thử nghiệm và thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học, góp phần đổi mới PPDH, đúc rút thành kinh nghiệm “Biện pháp vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Tin học ở trường THCS Chu Văn An- Huyện Nga Sơn”
1.2 . Mục đích nghiên cứu:
 - Xác định tầm quan trọng của việc vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy môn tin học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học.
 - Góp phần định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho các em học sinh.
 - Giáo dục ý thức học tập bộ môn, vai trò, tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong đời sống thực tiễn 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Nghiên cứu cách thức, biện pháp vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Tin học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học ở Trường THCS Chu Văn An.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 Trong phạm vi đề tài này tôi đã lựa chọn một số phương pháp sau:
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: 
 Nghiên cứu các Công văn, Thông tư, Nghị quyết, Nghị định về việc đổi mới PPDH theo hướng dạy học tích hợp liên môn, đa môn trong dạy học hiện nay. Các hiện tượng, mâu thuẫn hiện tại của giáo viên, học sinh, nhà trường, địa phương và yêu cầu của xã hội đối với việc cần thiết phải đổi mới PPDH theo hướng tích hợp.
 - Điều tra, khảo sát thực tế học sinh toàn trường:
 Sử dụng hệ thống câu hỏi qua phiếu điều tra để khảo sát mức độ nhận thức, vận dụng kiến thức các môn học của học sinh trong học tập bộ môn Tin học hoặc giải quyết một tình huống trong thực tiễn đời sống có liên quan.
 - Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm giáo dục: 
 Lắng nghe, trao đổi, rút kinh nghiệm từ những nhận xét, góp ý của đồng nghiệp để trau rồi, nâng cao trình độ nghệp vụ sư phạm của bản thân.
 - Thống kê, xử lý số liệu: 
  Để đảm bảo tính chính xác của thực trạng, hiệu quả vấn đề nghiên cứu, tôi đã sử dụng thống kê toán học, xử lý số liệu để rút ra những kết luận quan trọng
 1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
 Sáng kiến này được làm, áp dụng lần đầu tại trường THCS Nga Chu Văn An và đã đem lại hiệu quả cao.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Dạy học tích hợp liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung, khái niệm, tư tưởng chung, những chủ đề giao thoa giữa các môn học với nhau, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau làm cho nội dung học trong chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn và học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
 Tại diễn đàn giáo dục ngày 02/11/2013. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: "Dạy học tích hợp liên môn sẽ mang lại nhiều lợi ích như giúp học sinh áp dụng được nhiều kỹ năng, nền tảng kiến thức tích hợp giúp việc tìm kiếm thông tin nhanh hơn, khuyến khích việc học sâu và rộng, thúc đẩy thái độ học tập tích cực đối với học sinh”.[3]
 Theo báo cáo kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam trong Hội thảo “Dạy học tích hợp - Dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ thông” [3] được Bộ GD-ĐT tổ chức vào tháng 12/2012. Phương án tích hợp đã được đề xuất cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015 ở cả ba cấp học. Đối với cấp trung học cơ sở, tương tự như chương trình hiện hành tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Ngữ Văn, Ngoại Ngữ, Giáo dục công dân, Sinh học  và lồng ghép các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, an toàn thực phẩm , vào các môn học và hoạt động giáo dục. Hai môn học mới được phát triển. Một là Khoa học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở môn Vật lý, Hóa học, Sinh học trong chương trình hiện hành. Và môn Khoa học xã hội được xây dựng trên cơ sở các môn học Lịch sử, Địa lý trong chương trình hiện hành và thêm một số vấn đề xã hội.
 Để khuyến khích giáo viên, học sinh sáng tạo, thực hiện dạy và học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học, tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu và thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết, thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống. Từ năm học 2013-2014, Bộ GD& ĐT đã tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học và cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học.
 Với những căn cứ nêu trên cho thấy dạy học tích hợp liên môn là một trong những hình thức dạy học tích cực, thiết thực, đem lại hiệu quả cao cho người học và người dạy. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng về nội dung chương trình SGK Tin học hiện nay.
 - SGK thiết kế nặng, không liên thông giữa các môn học, cấp học, dẫn đến sự trùng lắp một số kiến thức giữa các cấp học, môn học. 
 - Biên soạn theo hướng nặng về cung cấp kiến thức để thi cử, ít chú trọng vấn đề bồi dưỡng năng lực cho học sinh.
 - Thể hiện dưới hình thức một môn khoa học, nhiều bài học khô khan, một số kiến thức hàn lâm không gắn liền với thực tiễn đời sống.
2.2.2. Thực trạng về vấn đề dạy học tích hợp liên môn ở trường THCS Chu Văn An trong những năm học qua.
 Đối với nhà trường
 - Tài liệu về tích hợp liên môn cho giáo viên chưa có.
 - Do chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về các nội dung liên quan đến dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn nên nhà trường còn lúng túng trong khâu chỉ đạo chung.
 - Các tổ chuyên môn chưa mạnh dạn xây dựng thành chuyên đề, hoặc đề xuất phương pháp tổ chức hình thức dạy học này trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp trường, cấp liên trường, cụm trường.
 Đối với GV:
 - Giáo viên chưa được tham gia lớp tập huấn chuyên đề về tổ chức PPDH tích hợp liên môn do đó việc vận dụng giảng dạy theo hình thức này còn nhiều lúng túng, chưa thường xuyên, chưa có hiệu quả. 
 - Do đặc thù là một trường chất lượng cao của huyện, áp lực về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hóa rất lớn nên bản thân giáo viên không có thời gian để tìm hiểu về nội dung, cách thức tích hợp, cũng như xây dựng các chủ đề tích hợp
 Đối với HS :
 Hầu hết là những học sinh có tố chất được tuyển chọn từ tất cả các xã trong huyện nên các em có ý thứ, có hứng thú và niềm đam mê với nhiều môn học, trong đó có môn Tin học. Đặc biệt là sự nhạy bén và óc sáng tạo cao với hình thức dạy học đổi mới này nhưng các em không có thời gian để học tập và nghiên cứu. Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ các em có thái độ thờ ơ, ngại trau dồi kiến thức, học đối phó, miễn cưỡng, tư tưởng ỉ lại, dựa vào các tài liệu có sẵn, các sách tham khảo, điều này đã gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.
 Trên cơ sở tìm hiểu tình hình của nhà trường, thực trạng của GV và HS. Năm học 2016-2017, với PPDH cũ, khi dạy xong bài “Từ bài toán đến chương trình”. Chúng tôi tiến hành khảo sát 80 HS khối 8, với nội dung câu hỏi như sau:
 Nội dung câu hỏi : Cho hai số thực a và b. Hãy cho biết kết quả so sánh hai số đó dưới dạng “a lớn hơn b”, “a nhỏ hơn b” hoặc “a bằng b”. Hãy viết thuật toán để thực hiện bài toán đó?
    Yêu cầu: HS cần trình bày được các nội dung sau: 
         - Tìm điều kiện cho trước: Cho hai số thực a,b
         - Tìm kết quả thu được: Tìm được số lớn hơn trong 2 số a,b
         - Các bước giải bài toán:
Nếu a>b thì kết quả là “a lớn hơn b”
Nếu a<b thì kết quả là “ a nhỏ hơn b”, ngược lại a=b “a bằng b”.
Kết thúc thuật toán.
 Kết quả thu được:
Tổng số HS
Thông hiểu
Biết sử dụng kiến thức môn học
Vận dụng tổng hợp kiến thức nhiều môn học
SL
%
SL
%
SL
%
80
 35
43,7
42
52,5
3
3,8
 Từ kết quả điều tra này, tôi nhận thấy rằng việc quyết định đưa ra biện pháp vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy môn Tin học là điều rất cần thiết, hoàn toàn phù hợp với xu thế đổi mới nội dung SGK hiện nay.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề	
2.3.1. Tìm hiểu nguyên tắc và các bước xây dựng nội dung tích hợp liên môn
2.3.1.1. Tìm hiểu nguyên tắc xây dựng nội dung tích hợp liên môn
     Trên quan điểm dạy học tích hợp liên môn thuộc về nội dung dạy học, không phải là phương pháp dạy học. Chúng tôi xác định các nguyên tắc dạy học như  sau:
      - Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo mục tiêu giáo dục môn học, đặc biệt đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng cho từng môn học.
      - Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.
      - Nguyên tắc đảm bảo tính nội dung: Không làm tăng tải nội dung chương trình, không tích hợp ngược. Nội dung trong chủ đề yêu cầu học sinh khai thác, vận dụng kiến thức của môn Tin học với các môn liên quan  phải tương đồng.
      - Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: Chủ đề tích hợp liên môn phải gắn với thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh...Đồng thời phù hợp với năng lực của học sinh, với điều kiện khách quan của từng trường. 
 Với việc tìm hiểu nguyên tắc xây dựng nôi dung tích hợp đã giúp tôi nắm vững và tìm ra phương pháp tích hợp ngắn gọn, chính xác, khoa học đem lại hiệu quả dạy học cao. 
2.3.1.2. Tìm hiểu các bước xây dựng nội dung tích hợp liên môn
 Để xây dựng được nội dung tích hợp, sử dụng kiến thức liên môn với môn học khác một cách chính xác, đảm bảo đúng nguyên tắc, thì điều quan trọng và cần thiết đầu tiên là tìm hiểu kĩ các bước xây dựng nội dung tích hợp:
      Bước 1:  Xác định nội dung tích hợp: Rà soát và phân tích nội dung chương trình của từng  môn để tìm ra những nội dung chung có liên quan, hỗ trợ và bổ sung cho nhau nhưng lại được trình bày riêng biệt ở mỗi bộ môn
      Bước 2:  Xác định mục đích tích hợp: Đảm bảo đúng mục tiêu trong chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn học và các môn liên quan khác.
      Bước 3:  Tìm các nội dung tích hợp: Lựa chọn nội dung gắn với thực tiễn đời sống và phù hợp với năng lực của học sinh, đồng thời đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng cho từng môn học.
     Bước 4:  Xác định mức độ tích hợp: Nội dung đạt được? thời lượng bao nhiêu? Có phù hợp với hoàn cảnh nhà trường, địa phương, năng lực của học sinh...
     Bước 5: Tổ chức dạy học theo nội dung tích hợp đã xác định. Dự giờ, rút kinh nghiệm, có thể điều chỉnh chủ đề sau khi thực nghiệm
 Với việc tìm hiểu các bước xây dựng nội dung tích hợp đã giúp tôi hiểu đúng, hiểu đầy đủ về mục đích, ý nghĩa, cách thức tổ chức dạy học tích hợp liên môn.
Lập kế hoạch dạy học tích hợp liên môn vào từng bài học (nếu có thể) trong chương trình THCS
Lớp
Tên bài
Địa chỉ
Môn học liên môn
Nội dung tích hợp liên môn
Hình thức
6
Bài 2: 
Tổ chức thông tin trong máy tính
Mục 2: Biểu diễn thông tin
Lịch sử
Tìm hiểu về những tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Liên hệ
Mục 3: Biểu diễn thông tin trong máy tính
Toán 6
Biểu diễn số nhị phân
6
Bài 3: 
Em có thể làm được những gì nhờ máy tính?
Mục 1: Một số khả năng của máy tính 
Toán 
- Khái niệm về số Pi (π) 
- Cách sử dụng số Pi trong một số trường hợp
Liên hệ
6
Bài 8: Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ mặt trời
Mục1:
Thực hành
Địa lí
Các hành tinh trong hệ mặt trời
Giải thích hiện tượng nhật thực, nguyệt thực
Liên hệ
6
Bài 11: 
Tổ chức thông tin trong máy tính
Mục 1: 
Địa lý
- Tìm hiểu các thành phố lớn của Việt Nam.
- Tìm hiểu, Thành phố, Thị xã, huyện của Tỉnh Thanh Hóa
Liên hệ
6
Bài 13: Làm quen với soạn thảo văn bản
Mục 1: 
Lịchsử 6
- Sự ra đời của ngôn ngữ và chữ viết
- Định dạng văn bản
Lồng ghép một phần
6
Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản
Mục 1: Các thành phần của văn bản
Văn 6
Khái niệm văn bản, các thành phần cơ bản của văn bản
Liên hệ
6
Bài 15: Chỉnh sửa văn bản
Mục 2: Chọn phần văn bản
Văn 6
Giới thiệu bài thơ: “Bác Hồ ở chiến khu”
Liên hệ
Mục 3: Sao chép
Địa lí
- Giới thiệu danh lam thắng cảnh Hồ Ba Bể
- Liên hệ giới thiệu một số danh lam thắng cảnh ở Nga Sơn
Liên hệ
6
Bài 21: Trình bày cô động bằng bảng
Mục 1,2,3
GDCD
- Thống kê tai nạn giao thông.
- Liệt kê tên các dân tộc thiểu số trên đất nước Việt Nam. 
-Lập danh sách các anh hùng giải phóng dân tộc qua các thời kỳ lịch sử.
(Tích hợp môn Lịch sử-Địa lý)
Lồng ghép một phần
6
Bài thực hành tổng hợp: Du lịch ba miền
Cả bài
Địa lí
Giới thiệu danh lam thắng cảnh nổi tiếng của ba miền đất nước
Liên hệ
7
Bài 1: Chương trình bảng tính là gì
Mục 1: Bảng và nhu cầu xử lí thông tin dạng bảng
Địa lí 7
- Giới thiệu biểu đồ hình tròn 
Liên hệ
7
Bài 9: 
Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ
Mục 1,2: 
Toán7,
Địa lí,
GDCD
- Thống kê dân số TP. Hồ Chí Minh qua các năm
- Vẽ biểu đồ diện tích các nước Đông Nam Á
(Tích hợp môn Địa)
-Thống kê-vẽ biểu đồ tình hình tai nạn giao thông 2 năm gần đây
(Tích hợp môn Giáo dục công dân)
Lồng ghép
8
Bài 1:
Máy tính và chương trình máy tính
Mục 2: Chương trình và ngôn ngữ lập trình
Ngữ văn,
Lịch sử
Sự ra đời của Ngôn ngữ và chữ viết
(Tích hợp môn Lịch sử )
>Sự giao tiếp của con người với máy tính 
Liên hệ
8
Bài 2:
Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình
Mục1:
Ngôn ngữ lập trình là gì?
Ngữ văn
Bảng chữ cái của ngôn ngữ Tiếng Việt => Giới thiệu bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình
Liên hệ
8
Bài 3:
Chương trình máy tính và dữ liệu
Mục 1,2,3:
Toán 
Tập hợp số đã học => Một số kiểu dữ liệu của ngôn ngữ lập trình Pascal. 
Các phép toán cơ bản trong môn Số học và kí hiệu =>Qui ước kí hiệu các phép toán trong ngôn ngữ lập trình Pascal
Kí hiệu các phép toán so sánh trong số học và Pascal.
Liên hệ
8
Bài 4: Sử dụng biến và hằng trong chương trình
Mục 1
Mục 4
Toán
Khái niệm biến trong Toán học =>Biến là công cụ trong lập trình
Công thức tính chu vi đường tròn và diện tích hình tròn
Liên hệ
8
Bài 5: Từ bài toán đến chương trình
Cả bài
- Vật lí
- Toán học
- Hình học
-Kiến thức khoa học và đời sống
- Khái niệm bài toán trong Toán học, Vật lí...
- Xuất phát từ việc giải quyết các công việc thực tế hàng ngày.
Liên hệ
8
Bài 6:
Câu lệnh điều kiện
Mục 2: 
Tính diện tích (hình tròn, hình thang)
Mô tả phương pháp giải phương trình bậc 1 trên giấy. Sau đó thể hiện lại bằng ngôn ngữ lập trình Pascal.
(Tích hợp môn Toán)
Liên hệ
8
Bài 7: Câu lệnh lặp 
Mục 1
Hình học
Cách vẽ hình vuông
Lồng ghép, liên hệ
9
Bài 5:
Tạo trang web bằng phần mềm Kompozer
Lịch sử
Tạo trang web giới thiệu về các danh nhân văn hóa Việt Nam.
Tạo trang web giới thiệu về các anh hùng giải phóng dân tộc.
(Tích hợp môn Lịch sử)
Lồng ghép, liên hệ
9
Chương III
Phần mềm trình chiếu
Địa lí
Giới thiệu các bãi biển đẹp của Việt Nam: Ninh Chữ, Cà Ná, Mũi Né, Vũng Tàu, Mũi Nai (Hà Tiên), Bãi Dài (Phú Quốc), Sầm Sơn, Cửa Lò, Hạ Long...
Giới thiệu các danh lam thắng cảnh của Nga Sơn, Thanh Hóa.
(Tích hợp với môn Địa)
Lồng ghép, liên hệ
2.3.3. Dạy thử nghiệm 
 Trong đề tài này chúng tôi xin được trình bày một giáo án dạy thử nghiệm cụ thể: Bài “Từ bài toán đến chương trình” – Tin học 8.
A. Phân phối tiết dạy: 
 Nội dung được phân phối trong 1tiết theo đúng phân phối chương trình Tin học 8. Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết nội dung bài học của học sinh thông qua 1 bài kiểm tra (lấy điểm 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_van_dung_day_hoc_tich_hop_lien_mon_trong_gian.doc