SKKN Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS Hoằng Đông

SKKN Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS Hoằng Đông

Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS sao cho có hiệu quả thiết thực nhằm từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Ðây là một hoạt động quản lý của hiệu trưởng vô cùng khó khăn, phức tạp và diễn ra trong một thời gian dài. Thế nhưng về mặt chuyên môn, nguời hiệu trưởng quản lý hoạt động này chỉ được đào tạo một hoặc hai môn. Do đó, để có thể quản lý tốt các hoạt động của tổ chuyên môn, nguời hiệu trưởng phải biết dựa vào những cánh tay đắc lực của mình về chuyên môn ở nhà trường như: các phó hiệu trưởng, các tổ trưởng tổ chuyên môn và các giáo viên giỏi có nhiều kinh nghiệm.

 Hoạt động tổ chuyên môn ở truờng THCS là một yêu cầu bắt buộc và hết sức cần thiết, là một qui định trong điều lệ trường trung học do Bộ GD&ÐT ban hành, cũng như sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục nói riêng. Hiệu trưởng quản lý hoạt động này còn nhằm quản lý giáo viên, nhất là về chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện kế hoạch giảng dạy, năng lực sư phạm của giáo viên trong phạm vi từng tổ chuyên môn. Cũng từ đây, nó sẽ phản ánh được các mặt hoạt động chuyên môn của nhà trường, về chất lượng giáo dục và các mặt hoạt động khác.

 Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong các trường THCS sẽ phát huy được tinh thần nổ lực sáng tạo của giáo viên trong tập thể sư phạm, tính đoàn kết nội bộ, năng lực điều hành hoạt động của tổ trưởng tổ chuyên môn cũng được phát huy, đồng thời tạo một động lực thôi thúc giáo viên trong các tổ chuyên môn phát huy nhiều sáng kiến, kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực giảng dạy và giáo dục. Mặt khác, tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc góp phần bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tại chỗ, thông qua hoạt động dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm các tiết dạy, sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, hội giảng để nâng cao chất lượng dạy và học. Trong những năm học trước đây hoạt động của các tổ chuyên môn của các trường THCS chưa được đồng bộ, các nội dung hoạt động của các tổ chuyên môn chưa đi vào chiều sâu, còn hạn chế trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học, phát huy sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục của từng thành viên trong tổ chuyên môn. Hoạt động tổ chuyên môn có nề nếp và có chất lượng sẽ giúp hiệu trưởng nhà trường lập lại trật tự, kỷ cương nề nếp trong lĩnh vực giảng dạy - giáo dục và nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển giáo dục phù hợp với đường lối chủ trương của Ðảng và chính sách pháp luật của nhà nuớc.

 

doc 21 trang thuychi01 11324
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn ở trường THCS Hoằng Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤCVÀ ĐÀO TẠO HUYỆN HOẰNG HÓA
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG THCS HOẰNG ĐÔNG
 Họ và tên tác giả: Phạm Thị Hoa
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 Đơn vị: Trung học cơ sở Hoằng Đông 
 SKKNthuộc lĩnh vực : Quản lý
 THANH HÓA NĂM 2016
 MỤC LỤC
I.MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...1
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:.2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:..3
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:.4
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
A.Cơ sở lí luận: 4
1.Thực trạng quản lí hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng...5
1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hôi...5
1.2.Quy mô mạng lưới và cơ sở vật chất...5
1.3.Chất lượng đội ngũ giáo viên..5
1.4.Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng – hiệu phó 5
1.5.Hoạt động quản lí của tổ trưởng chuyên môn.5
2.Thực trạng về các tổ chuyên môn ở trường....6
2.1. Cơ cấu ...6
2.2.Các hoạt động của các tổ chuyên môn...7
3.Thực trạng về biện pháp quản lí của hiệu trưởng...8
3.1.Quản lí việc thực hiện nề nếp..8
3.2.Quản lí việc thực hiện đổi mới phương pháp .8
3.3.Quản lí công tác bồi dưỡng giáo viên..9
4. Đánh giá chung về hiệu quả10
4.1. Những biện pháp hiệu trưởng đã thực hiện có hiệu quả...10
4.2.Kết quả chung về thực trạng..10
B.BIỆN PHÁP QUẢN LÍ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG..11
1.Biện pháp chỉ đạo quản lí.11
a. Biện pháp chỉ đạo tổ11
b.Biện pháp kiểm tra đánh giá.11
c.Biện pháp tổ chức.11
d.Biện pháp quy định...11
e. Biện pháp chỉ đạo11
2. Cải tiến những biện pháp mà hiệu trưởng đã..11
2.1.Cải tiến biện pháp tổ chức rút kinh nghiệm...11
2.2.Cải tiến biện pháp tổ chức.....12
2.3.Cải tiến biện pháp chỉ đạo.12
2.4. 2.Cải tiến biện pháp kiểm tra đánh giá.12
3.Bổ sung biện pháp mới 13
3.1.Đổi mới về nội dung hoạt động của tổ chuyên môn.13
3.2.Đổi mới về hình thức hoạt động ...14
3.3.Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ....15
3.4.Tích cực xây dựng.16
4. Kết quả đạt được..16
III. KẾT LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận chung.17
2.Kiến nghị.17
a.Với phòng giáo dục..18
b.Với hiệu trưởng các trường..18
 I. MỞ ĐẦU
 	1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 
 	Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS sao cho có hiệu quả thiết thực nhằm từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Ðây là một hoạt động quản lý của hiệu trưởng vô cùng khó khăn, phức tạp và diễn ra trong một thời gian dài. Thế nhưng về mặt chuyên môn, nguời hiệu trưởng quản lý hoạt động này chỉ được đào tạo một hoặc hai môn. Do đó, để có thể quản lý tốt các hoạt động của tổ chuyên môn, nguời hiệu trưởng phải biết dựa vào những cánh tay đắc lực của mình về chuyên môn ở nhà trường như: các phó hiệu trưởng, các tổ trưởng tổ chuyên môn và các giáo viên giỏi có nhiều kinh nghiệm. 
 	Hoạt động tổ chuyên môn ở truờng THCS là một yêu cầu bắt buộc và hết sức cần thiết, là một qui định trong điều lệ trường trung học do Bộ GD&ÐT ban hành, cũng như sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục nói riêng. Hiệu trưởng quản lý hoạt động này còn nhằm quản lý giáo viên, nhất là về chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện kế hoạch giảng dạy, năng lực sư phạm của giáo viên trong phạm vi từng tổ chuyên môn. Cũng từ đây, nó sẽ phản ánh được các mặt hoạt động chuyên môn của nhà trường, về chất lượng giáo dục và các mặt hoạt động khác. 
 	Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn trong các trường THCS sẽ phát huy được tinh thần nổ lực sáng tạo của giáo viên trong tập thể sư phạm, tính đoàn kết nội bộ, năng lực điều hành hoạt động của tổ trưởng tổ chuyên môn cũng được phát huy, đồng thời tạo một động lực thôi thúc giáo viên trong các tổ chuyên môn phát huy nhiều sáng kiến, kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực giảng dạy và giáo dục. Mặt khác, tổ chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc góp phần bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tại chỗ, thông qua hoạt động dự giờ, trao đổi, rút kinh nghiệm các tiết dạy, sinh hoạt chuyên đề, thao giảng, hội giảng để nâng cao chất lượng dạy và học. Trong những năm học trước đây hoạt động của các tổ chuyên môn của các trường THCS chưa được đồng bộ, các nội dung hoạt động của các tổ chuyên môn chưa đi vào chiều sâu, còn hạn chế trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học, phát huy sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục của từng thành viên trong tổ chuyên môn. Hoạt động tổ chuyên môn có nề nếp và có chất lượng sẽ giúp hiệu trưởng nhà trường lập lại trật tự, kỷ cương nề nếp trong lĩnh vực giảng dạy - giáo dục và nâng cao hiệu quả quản lý, phát triển giáo dục phù hợp với đường lối chủ trương của Ðảng và chính sách pháp luật của nhà nuớc. 
 	Xuất phát từ lý luận và thực tiễn công tác quản lý trường THCS tôi mạnh dạn nghiên cứu và đề xuất “biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt tổ chuyên môn trường THCS Hoằng Đông” nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đóng góp một phần thiết thực vào sự nghiệp phát triển giáo dục THCS của xã . 
 	Chính từ thực tế trên, tôi mong muốn rằng qua nghiên cứu đề tài này sẽ giúp hiệu trưởng các trường THCS trong cụm nói riêng và hiệu trưởng các trường THCS huyện nói chung có được những biện pháp quản lý khoa học, thiết thực, làm thay đổi một số mặt hoạt động của tổ chuyên môn, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của các trường THCS trong giai đoạn hiện nay. 
 	2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 	Quản lý hoạt động tổ chuyên môn là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý (hiệu truởng) đến đối tượng quản lý (tổ chuyên môn) nhằm đảm bảo cho hoạt động của tổ chuyên môn đi vào nề nếp đạt hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tế của trường, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội để nâng cao chất lượng giảng dạy - giáo dục trong nhà trường theo ý chí của chủ thể quản lý (hiệu trưởng). 
 	Quản lý hoạt động tổ chuyên môn chủ yếu là tác động đến tổ trưởng chuyên môn và tập thể giáo viên trong tổ chuyên môn để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình giáo dục học sinh theo mục tiêu đào tạo. 
 	Dạy học - giáo dục là hoạt động trung tâm của nhà trường. Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp trong nhà trường đều hướng vào tiêu điểm này. Vì vậy quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng thực chất là quản lý quá trình dạy học giáo dục trong nhà trường. 
 	Trong nhà trường THCS hiệu trưởng là con chim đầu đàn, vai trò của hiệu trưởng vô cùng quan trọng. Ngày nay, trong trào lưu đổi mới, cải tiến phương pháp quản lý, nhằm phát huy cao độ tính tích cực của đội ngũ giáo viên thì vai trò của người hiệu trưởng trường THCS càng nổi bật lên hơn bao giờ hết. 
 	Trong nhà trường THCS, tổ chuyên môn là tổ chức cơ sở của bộ máy chính quyền nhà trường giúp hiệu trưởng quản lý giáo viên một cách toàn diện về tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch giáo dục và giảng dạy về hiệu quả đào tạo thể hiện ở số lượng và chất lượng học sinh trong phạm vi tổ chuyên môn phụ trách. 
 	Tổ chuyên môn là nơi triển khai toàn bộ các hoạt động giáo dục chung của nhà trường đến học sinh các lớp, tổ chức thực hiện toàn bộ chương trình học theo nội dung và phương pháp đã được huớng dẫn theo biên chế năm học đã quy định.
 	Tổ chuyên môn là tập thể sư phạm gần nhất của giáo viên có tác dụng giúp đỡ nhau bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, phát huy những sáng kiến kinh nghiệm chuyên môn, đánh giá, phân loại giáo viên về nghiệp vụ, là cơ sở đề nghị khen thưởng, kỷ luật và nâng bậc lương hàng năm đối với giáo viên. 
 	3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 	Các tổ trưởng chuyên môn các trường đã xây dựng duợc các mục tiêu quản lý hoạt động của tổ. Từ đó, định hướng được những hoạt động quản lý thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động theo kế hoạch của tổ chuyên môn đã đề ra.
 	- Tổ chuyên môn có chức năng quản lý giáo viên trong tổ: thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy và giáo dục một cách đồng bộ đó là chức năng chuyên môn nghiệp vụ. Ðể làm tròn chức năng này, tổ trưởng chuyên môn cần phối hợp với Công đoàn để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên trong tổ, ổn định tư tưởng cho Ðoàn viên và động viên thi đua dạy tốt. 
 	- Tổ chuyên môn là bộ phận trong cơ cấu bộ máy nhà trường vì vậy hoạt động của tổ không thể tách rời các hoạt động chung của nhà trường. Tổ chuyên môn có nhiệm vụ phải chăm lo về nhiều mặt, chủ yếu là việc dạy tốt học tốt theo đúng nội dung, phương pháp và các quy chế chuyên môn, các nề nếp, phong cách thầy và trò, các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết để dạy tốt và học tốt. 
 	- Trong nhà truờng THCS tổ chuyên môn là một tổ chức cơ sở, là bộ máy của chính quyền nhà trường, không những quản lý giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch giảng dạy, chất lượng giáo dục mà còn quản lý hiệu quả đào tạo, được thể hiện trong các hoạt động của nhà trường và phạm vi ngoài nhà trường, nó biểu hiện ở số lượng lẫn chất lượng học sinh trong phạm vi tổ chuyên môn phụ trách. Việc nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp là nhiệm vụ của mỗi giáo viên không ai thay thế được. Tuy nhiên tổ chuyên môn cần tập hợp những cố gắng của từng cá nhân để phát huy những kinh nghiệm, sáng kiến tốt để trở thành trí tuệ của tập thể giúp cho giáo viên nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp mà nâng dần trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các giáo viên trong tổ. 
 	3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 	- Phương pháp quản lý hoạt động của các tổ chuyên môn là tổ hợp những cách thức tiến hành hoạt động quản lý của hiệu trưởng để thực hiện những nhiệm vụ quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. 
 	- Thực chất của phương pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng đó là phương thức tác động của nguời hiệu trưởng tới nhận thức, tình cảm và hành vi của tổ trưởng chuyên môn, các giáo viên trong tổ chuyên môn nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy - giáo dục trong nhà trường.
 II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM .
A. Cơ sở lí luận .
1.Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng ở trường THCS Hoằng Đông
1.1 Khái quát tình hình kinh tế – xã hội của xã Hoằng Đông.
 	Là xã nghèo công việc chính chủ yếu là nông nghiệp nên đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn nên nhìn chung trình độ dân trí, trình độ, sản xuất còn thấp, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, mức thu nhập tương đối thấp, đời sống dân cư rất khó khăn, nhiều gia đình còn hiện tượng đứt bữa, ăn ở tạm bợ.Tất cả những điều đó tác động không ít tiêu cực đến công tác giáo dục của xã, và hạn chế các nhà trường trong quá trình thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, đặc biệt với trường THCS, dẫn tới nhiều học sinh phải tham gia lao động nuôi sống bản thân và phụ giúp gia đình, đã bỏ học giữa chừng, gây khó khăn cho việc duy trì sĩ số học sinh, và ảnh hưởng đến tỉ lệ phổ cập THCS. 
 	Từ kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp, việc nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục bị hạn chế nhiều, khả năng và ý thức đầu tư vào việc học của con cái chưa được đúng mức. Vì vậy, khả năng chuyên cần và năng lực tiếp thu bài của các em ỏ nhà cũng như ở lớp rất nhiều hạn chế. Chất lượng giáo dục chuyển biến chậm.
 	Trong những năm gần đây dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, trực tiếp là sự lãnh đạo của Phòng GD& ĐT Hoằng Hóa, Đảng uỷ và UBND xã Hoằng Đông ,cùng với sự quan tâm giúp đỡ cấp trên, nhân dân trong toàn xã đã luôn luôn đoàn kết khắc phục khó khăn, phát huy ý trí tự lực, tự cường thực hiện tốt chủ chương chính sách của Đảng và nhà nước. Từng bước vươn lên đạt nhiều kết quả trong các lĩnh vực kinh tế xã hội – an ninh – quốc phòng. đời sống nhân dân được cải thiện. đây là điều kiện cơ bản để thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo của xã phát triển phù hợp với thời kỳ đổi mới của đất nước trong giai đoạn hiện nay. 
1.2. Quy mô mạng luới và cơ sở vật chất trườnghọc. 
 	Giáo dục THCS xã Hoằng Đông đã tiến hành quy hoạch mạng lưới trường lớp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của xã, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong độ tuổi đi học. Hiện nay trên địa bàn xã Hoằng Đông có 01 trường THCS với 08 lớp và 272 học sinh,có 08 phòng học kiên cố Hiện nay, nhà trường đã có phòng thí nghiệm thực hành lý, hóa, sinh và các phòng chức năng riêng. Trường lớp, phòng học, trang thiết bị dạy học hiện có đáp ứng đuợc nhu cầu tối thiểu cho công tác dạy và học của nhà trường.
1.3. Chất luợng đội ngũ giáo viên Trường THCS xã Hoằng Đông.
 	Vào thời điểm tháng 8/2015 các trường THCS xã Hoằng Đông có tổng cộng 15 giáo viên THCS trên tổng số 08 lớp. Tỷ lệ giáo viên trên lớp đạt 1,9 GV/ lớp với 272 học sinh. Trong đó giáo viên đạt chuẩn đào tạo là 15 GV chiếm tỷ lệ 100%. Ðội ngũ giáo viên đa số trẻ, khỏe, nhiệt tình, năng động trong công tác.
1.4. Chất luợng dội ngũ hiệu trưởng , phó hiệu trường THCS Hoằng Đông.
 	+ Xét về số lượng: Hiệu trưởng : 01đ/c. Phó hiệu trưởng : 01đ/c
 	+ Có 2/2đ/c là Ðảng viên, tỷ lệ 100%. Trong đó có 1/2 đ/c có trình độ trung cấp lý luận chính trị đạt tỷ lệ 100%. Được qua đào tạo bồi duỡng về nghiệp vụ quản lý trường học, quản lý giáo dục.
 	+ Có 2/2 đ/c có trình độ đào tạo Ðại học Sư phạm, 
1.5. Hoạt dộng quản lý của tổ trưởng tổ chuyên môn. 
 	Các tổ trưởng chuyên môn các trường đã xây dựng được các mục tiêu quản lý hoạt động của tổ. Từ đó, định hướng được những hoạt động quản lý thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý các hoạt động theo kế hoạch của tổ chuyên môn đã đề ra.
 	Ða số các tổ trưởng chuyên môn nhận thức và hiểu được các hoạt động cơ bản của tổ chuyên môn đó là: thực hiện kế hoạch giảng dạy, tổ chức các hoạt động sư phạm: dự giờ, thăm lớp, thao giảng, hội giảng, thống nhất mục đích yêu cầu, phương pháp giảng dạy từng tiết, từng chương, sử dụng dồ dùng dạy học, thực hành thí nghiệm, quản lý các thành viên trong tổ. 
 	Các tổ trưởng tổ chuyên môn có nhiều cố gắng trong việc điều hành hoạt động chung của tổ chuyên môn ở trạng thái ổn định, có kế hoạch triển khai nhiệm vụ chuyên môn đến các giáo viên; năng nổ nhiệt tình và có nhiều đóng góp cho giáo viên trên lĩnh vực chuyên môn để thực hiện kế hoạch của nhà trường đề ra. 
 	Tuy các tổ trưởng chuyên môn đề ra được những hoạt động quản lý tổ chuyên môn phù hợp nhưng việc đề ra các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động của tổ chuyên môn còn nhiều yếu kém.
* Nguyên nhân: 
 	- Do năng lực tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý của tổ trưởng chuyên môn còn nhiều hạn chế, hiệu quả quản lý hoạt động của tổ chưa cao.
 	- Các tổ trưởng tổ chuyên môn chưa được bồi dưỡng về kỹ năng quản lý và điều hành hoạt động tổ chuyên môn một cách có hệ thống. 
2. Thực trạng về các tổ chuyên môn của ở trường THCS xã Hoằng Đông
 	2.1. Về cơ cấu
Trường THCS xã Hoằng Đông có 02 tổ chuyên môn.
 	- Tổ tự nhiên: 01; Tổ xã hội: 01 
 	- Cơ cấu các tổ chuyên môn của nhà trường đa số là tổ chuyên môn ghép.
 	- Hai tổ trưởng chuyên môn đều có tuổi đời còn trẻ nên việc điều hành, quản lý tổ đôi khi còn gặp khó khăn. 
 	- Về trình độ chuyên môn và cơ cấu giáo viên theo bộ môn đào tạo của các giáo viên trong các tổ chuyên môn. 
 	+ Có 15 giáo viên đang giảng dạy và tham gia vào các hoạt động trong 2 tổ chuyên môn . 
 	+ Cơ cấu giáo viên theo bộ môn ở trường hiện có như sau:
Toán: 03; Lý: 01; Hóa: 01; Sinh: 01; Tin học: 0; Công nghệ: 01; Văn: 03; Sử: 01; Ðịa: 01; Tiếng anh: 01; Thể dục: 01; Mỹ thuật: 0; Âm nhạc: 01; GDCD: 0. 
 	+ Ða số giáo viên trẻ, khỏe, nhiệt tình, năng nổ trong công tác giảng dạy; giáo viên có tuổi đời thấp nhất là 26 tuổi, cao nhất là 39 tuổi. Ðặc biệt là tỉ lệ nữ giáo viên THCS chiếm trên 65%. 
 	+ Cơ cấu giáo viên bộ môn của các trường THCS thừa thiếu không đồng bộ, đảm bảo tỉ lệ giáo viên trên lớp theo quy định nhưng không đồng bộ về cơ cấu bộ môn.
2.2. Các hoạt dộng của các tổ chuyên môn. 
 	- Thực hiện kế hoạch giảng dạy đồng bộ theo phân phối chương trình; các hoạt động ngoại khóa nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh. 
 	- Tổ chức các hoạt động sư phạm: dự giờ, thăm lớp, thao giảng, hội giảng; thảo luận thống nhất mục đích yêu cầu từng tiết dạy, từng chương; đổi mới phương pháp giảng dạy; sử dụng đồ dùng dạy học, huớng dẫn học sinh thực hành thí nghiệm
 	- Tổ chức cho giáo viên học tập và thảo luận theo các chuyên đề: Những điểm chưa hợp lý về nội dung sách giáo khoa, sử dụng và phát huy hết hiệu quả của việc sử dụng các trang thiết bị dạy học; đổi mới cách kiểm tra và đánh giá học sinh; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Đặc biêt là phương pháp dạy học theo“ Mô hình trường học mới ’’ đối với học sinh khối 6.
 	- Bồi duỡng giáo viên thông qua các hoạt động của tổ chuyên môn.
 	- Quản lý lao động các thành viên trong tổ, nhận xét đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ và kết quả giảng dạy của giáo viên.
 	- Hoạt động của các tổ chuyên môn chưa đồng bộ về nội dung sinh hoạt chuyên môn, thời gian sinh hoạt chuyên môn, hình thức tổ chức các hoạt động chuyên môn chưa lôi cuốn tổ viên phát biểu thảo luận đóng góp ý kiến  Do đó các tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ của nhà trường giao chỉ đạt thành tích ở một vài tổ. Vì thế, còn những tồn tại mà các tổ chuyên môn cần khắc phục đó là: 
 	* Về phía các tổ chuyên môn: Các tổ chuyên môn họp định kỳ 2 lần/1tháng nhưng nội dung họp còn sơ sài, chưa đi sâu phân tích vào việc thực hiện chuyên môn, nhất là bàn về đổi mới phương pháp giảng dạy, thống nhất nội dung kế hoạch dạy học, sử dụng thiết bị dạy học, làm thí nghiệm thực hành . 
 	Mặc dù các tổ chuyên môn hoạt động đều, đúng qui định nhưng nội dung các hoạt động còn sơ sài thuờng chỉ triển khai lại các kế hoạch của nhà truờng, qui định của Phòng Giáo dục, Qua các hoạt động về chuyên môn, tổ chuyên môn chưa có kết luận hiệu quả về một vấn đề chuyên môn nào để áp dụng cho cả tổ. 
 	Việc kết hợp các bộ phận thư viện, thiết bị để phục vụ cho việc dạy và học chưa tốt. Kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giữa các tổ chuyên môn chưa đồng đều nhau. 
 	* Về phía tổ truởng chuyên môn. 
 	Trong những năm học qua, tổ trưởng chuyên môn điều hành hoạt động tổ chuyên môn đôi lúc còn gặp khó khăn. Khó khăn mà tổ trưởng chuyên môn thường gặp là năng lực của các thành viên trong tổ (năng lực đóng góp ý kiến, bàn biện pháp thực hiện kế hoạch, năng lực về nghiệp vụ sư phạm). Theo nhận định của các tổ trưởng tổ chuyên môn của các trường là hoạt động tổ chuyên môn chỉ đạt kết quả ở mức độ trung bình.
 	 * Về phía giáo viên:
 	Một số giáo viên chưa nhận thức sâu sắc, chưa nắm bắt nội dung chương trình sách giáo khoa, chưa kịp thời thay đổi nội dung phương pháp dạy học theo huớng phát huy tính tích cực học tập của học sinh. 
 	Trong hoạt động chuyên môn, các ý kiến của giáo viên chưa xoáy sâu vào bàn biện pháp thực hiện mà chỉ nêu những khó khăn riêng. Số ít giáo viên còn tự ái, mặc cảm khi đồng nghiệp góp ý về tiết dạy của mình và chưa sắp xếp thời gian để dự thao giảng cùng đồng nghiệp cũng như tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn. 
 	Giáo viên còn ngại đăng kí dự thi giáo viên giỏi các cấp, đăng kí đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm
 	Tinh thần làm việc của các thành viên trong tổ chưa cao(do sinh hoạt tổ chuyên môn ghép, giáo viên nhiều bộ môn khác nhau sinh hoạt cùng một tổ chuyên môn nên ít có trao đổi đóng góp về chuyên môn cho nhau).
 	Theo các giáo viên đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường hiện nay là đạt yêu cầu ở mức thấp, họ mong muốn hiệu trưởng phải thường xuyên tham gia họp tổ chuyên môn để giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc như: việc sử dụng dồ dùng dạy học, làm thí nghiệm thực hành. 
* Nguyên nhân: 
 	Tổ trưởng chuyên môn chưa được bồi dưỡng về kỹ năng quản lý và điều hành hoạt động tổ chuyên môn một cách có hệ thống. 
 	 Ða số các tổ chuyên môn ở các trường còn sinh hoạt ghép nhiều bộ môn khác nhau nên trong họp tổ chuyên môn giáo viên chưa thật sự tập trung sinh hoạt theo yêu cầu của tổ trưởng, thường chỉ nêu những khó khăn riêng. 
 	 Cơ sở vật chất hiện có chưa đủ đáp ứng cho hoạt động dạy và học. 
3. Thực trạng về biện pháp quản lý của hiệu truởng đối với tổ chuyên môn.
3.1. Quản lý việc thực hiện nề nếp dạy học của giáo viên. 
 	Hiệu trưởng thuờng xuyên quy định cụ thể về hồ sơ chuyên môn của giáo viên và kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện hồ sơ chuyên môn. Dù vậy, trong thực tế, có những giáo viện thực hi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_bien_phap_quan_ly_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_to_chuy.doc