SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng học tập phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 thông trò chơi học tập

SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng học tập phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 thông trò chơi học tập

Trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng, phân môn Luyện từ và câu trong bộ sách Cánh diều nói riêng chiếm một vị trí quan trọng, một trong những nhiệm vụ đó là làm giàu vốn từ cho học sinh và trang bị cho các em một số kiến thức về từ, câu. Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ.

Việc nghiên cứu, tìm tòi để dạy tốt phân môn Luyện từ và câu là việc làm không thể thiếu được đối với mỗi giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Khi dạy học cần giúp cho các em có lòng say mê, hứng thú học môn Tiếng Việt nhằm tiếp thu bài vận dụng vào thực tế một cách dễ dàng. Chính vì vậy, người giáo viên hiện nay phải không ngừng tìm tòi học hỏi tích luỹ những phương pháp có thể áp dụng một cách thuận tiện nhất, dễ hiểu, dễ làm mang lại hiệu quả cao trong dạy học. Đây cũng là một trong những yêu cầu đổi mới giáo dục quan trọng mà Bộ GD&ĐT đã đề cập dự thảo GDPT 2018.

docx 13 trang Phúc Hảo 29/03/2024 148013
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao chất lượng học tập phân môn luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 thông trò chơi học tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG THCS .
BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
“BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4 THÔNG TRÒ CHƠI HỌC TẬP”
(Bộ sách CÁNH DIỀU)
Tác giả: 
Trình độ chuyên môn: 
Chức vụ: 
Đơn vị công tác: 
Năm học 2022-2023
MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài 
Trong chương trình Tiếng Việt ở bậc Tiểu học nói chung và ở lớp 4 nói riêng, phân môn Luyện từ và câu trong bộ sách Cánh diều nói riêng chiếm một vị trí quan trọng, một trong những nhiệm vụ đó là làm giàu vốn từ cho học sinh và trang bị cho các em một số kiến thức về từ, câu. Từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngôn ngữ.
Việc nghiên cứu, tìm tòi để dạy tốt phân môn Luyện từ và câu là việc làm không thể thiếu được đối với mỗi giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Khi dạy học cần giúp cho các em có lòng say mê, hứng thú học môn Tiếng Việt nhằm tiếp thu bài vận dụng vào thực tế một cách dễ dàng. Chính vì vậy, người giáo viên hiện nay phải không ngừng tìm tòi học hỏi tích luỹ những phương pháp có thể áp dụng một cách thuận tiện nhất, dễ hiểu, dễ làm mang lại hiệu quả cao trong dạy học. Đây cũng là một trong những yêu cầu đổi mới giáo dục quan trọng mà Bộ GD&ĐT đã đề cập dự thảo GDPT 2018.
Trong quá trình giảng dạy, tôi thấy việc tổ chức các hình thức trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ và câu này là rất cần thiết. Đối với học sinh Tiểu học “Học mà chơi - chơi mà học” là một trong những hình thức tổ chức trò chơi giúp cho học sinh tích cực tham gia vào hoạt động thực hành rèn luyện kỹ năng, đồng thời tiếp thu kiến thức một cách tự giác và hứng thú, kích thích sự tìm tòi, khám phá ham hiểu biết, tạo cơ hội để các em tự thể hiện mình. Trò chơi học tập còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tình đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, tinh thần trách nhiệm cộng đồng . Thông qua trò chơi học tập ở phân môn Luyện từ và câu học sinh được phát triển cả về trí tuệ, thế lực, nhân cách, giúp cho việc học tập nhẹ nhàng hơn. Đồng thời đáp ứng được hai nhu cầu đó là “nhu cầu vui chơi và nhu cầu học tập”, đây là một hình thức đang được xã hội quan tâm. Vì học sinh Tiểu học là “Tiềm năng phát triển” nên người giáo viên phải biết sáng tạo, sử dụng hài hoà các phương pháp khác nhau để giúp học sinh lĩnh hội kiến thức và vận dụng vào thực tế, tức là phát triển ở học sinh khả năng giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra. Mục tiêu của phân môn Luyện từ và câu là rèn luyện và phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học thông qua việc phát triển vốn từ, rèn luyện kĩ năng dùng từ chính xác, rèn luyện kỹ năng tạo lập từ và sử dụng từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
Từ những lý do trên, cộng với kinh nghiệm trong giảng dạy, tôi đã thường xuyên áp dụng trò chơi học tập vào các tiết học Luyện từ và câu. Tôi thấy những trò chơi ấy thực sự có hiệu quả cao trong giờ học, lại dễ tổ chức, dễ thực hiện, tiết học lại sôi nổi gây hứng thú cho học sinh mà đạt hiệu quả cao. Vì thế cho nên tôi đã chọn đề tài “Biện pháp nâng cao chất lượng học tập phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 thông trò chơi học tập (Bộ sách Cánh Diều)”
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung chương trình phân môn luyện từ và câu để nắm vững nội dung chương trình.
- Hệ thống thành các dạng bài, từ đó lựa chọn một số trò chơi phù hợp vào giảng dạy, nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng học tập phân môn Luyện từ và câu nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung từ đó giúp học sinh có khả năng sử dụng Tiếng Việt như một công cụ giao tiếp, học tập. 
3. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung chương trình sách Cánh diều, tài liệu về các trò chơi, cách vận dụng các trò chơi trong dạy học luyện từ và câu lớp 4. 
4. Đối tượng nghiên cứu 
- Học sinh lớp 4 trường Tiểu học .
B. NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận
Trong chương trình Tiếng Việt ở Bậc tiểu học phân môn Luyện từ và câu chiếm một vị trí quan trọng. Nó làm giàu vốn từ cho học sinh và trang bị cho các em một số kiến thức về từ, câu.
Vì vậy việc nghiên cứu, tìm tòi để dạy tốt môn Luyện từ và câu là việc làm không thể thiếu được đối với mỗi giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Tôi nhận thức được hoạt động trò chơi học tập là một hình thức hoạt động thường được đông đảo học sinh hứng thú hưởng ứng trong và ngoài lớp học. Tham gia vào các trò chơi học tập, học sinh được rèn luyện, phát triển về cả trí tuệ, thể lực và nhân cách.
Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động học tập của học sinh, tạo ra bầu không khí dễ chịu thoải mái trong giờ học, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực, giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi. Qua đó còn rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn. 
Việc lồng ghép trò chơi vào giảng dạy phân môn Luyện từ và câu sẽ giúp giờ học trở nên nhẹ nhàng, “vừa học vừa chơi” khiến học sinh hứng thú, tích cực hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Khi có tâm trạng thoải mái, vui vẻ thì việc trao đổi, tương tác giữa cô và trò cũng trở nên sôi nổi, linh hoạt hơn. Đặc biệt, thông qua các hoạt động trò chơi, học sinh còn cải thiện được năng lực giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm. 
2. Cơ sở thực tiễn
2.1.Thực trạng:
Trong những năm gần đây, giáo dục Việt Nam đã tích cực cải tiến các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy, tuy nhiên trong thực tế việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học còn nhiều bất cập
a. Giáo viên:
Ưu điểm:
+ Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm đến việc dạy - học của giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên tiếp thu đầy đủ các chuyên đề, xây dựng tiết dạy mẫu để rút kinh nghiệm, mua tài liệu tham khảo cho giáo viên...
+ Đa số giáo viên có năng lực, nhiệt tình, biết sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, có sự chuẩn bị chu đáo cho các giờ dạy.
Hạn chế:
+ Tài liệu tham khảo về các trò chơi học tập có ít, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc nghiên cứu bài dạy của giáo viên.
+ Giáo viên khi dạy thì chưa vận dụng hết các hình thức tổ chức trò chơi trong dạy học để gây hứng thú trong học tập cho học sinh, giờ học còn nặng nề, đôi khi lại quá rập khuôn, máy móc dẫn đến hiệu quả học tập còn chưa cao.
b. Học sinh:
Ưu điểm:
+ Tư duy đang chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng. Do đó các em rất hứng thú với các trò chơi trí tuệ.
+ Muốn làm chủ bản thân, thích tìm tòi, khám phá cái mới lạ.
+ Học sinh Tiểu học có tính thi đua cao.
+ Tính hồn nhiên, trong sáng, trung thực và đoàn kết với bạn bè.
Hạn chế:
+ Vốn từ trong cuộc sống của các em còn hạn chế. Môi trường giao tiếp của học sinh còn hạn chế nên nhiều em chưa tự tin bạo dạn. Một phần các em là con các gia đình lao động tự do hoặc có bố mẹ đi làm ăn xa gửi con cái cho ông bà, nên việc học tập chưa được quan tâm đúng mức.
+ Khả năng nhận thức của các em trong một lớp không đều.
2.2. Kết quả của thực trạng:
Năm học  tôi được nhà trường phân công trực tiếp giảng dạy lớp 4. Trong quá trình giảng dạy, gần một tháng đầu tôi nhận thấy vốn từ của các em còn ít, tìm từ chưa hay chưa phong phú, các em đang dừng lại ở tìm từ một tiếng, từ không đúng nghĩa, còn cách sử dụng từ của các em khi nói, viết, câu còn lúng túng khi đặt câu có từ cho sẵn, có khi đưa từ vào câu còn chưa hợp lý. Chính vì thế mà trong lần khảo sát đầu năm chất lượng chưa cao.
2.3. Nguyên nhân của những tồn tại:
* Về phía giáo viên:
- Trong dạy học giáo viên còn áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học còn cứng nhắc, rập khuôn. Việc áp dụng các trò chơi trong dạy học chưa phong phú, chưa đem lại hiệu quả.
- Thái độ của cô đối với trò khi tìm từ và sử dụng từ chưa được thân mật.
* Về phía học sinh:
- Học sinh tiểu học còn nhiều hạn chế trong nhận thức; tri giác của các em gắn liền với hành động trên đồ vật cụ thể sinh động các em hay chú ý đến cái mới lạ, cái hấp dẫn, cái đập vào mắt hơn là câu chữ trừu tượng.
- Một số học sinh còn nhút nhát không dám đưa từ, câu mình tìm, đặt được vì sợ sai mặc dù mình tìm đúng.
- Học sinh Tiểu học nhanh nhớ nhưng cũng nhanh quên.
- Môi trường giao tiếp chưa mở rộng, còn trong phạm vi là lớp học và gia đình nên khả năng giao tiếp còn nhiều hạn chế.
3. Giải pháp thực hiện
Ở bậc Tiểu học, sử dụng trò chơi học tập là phương pháp dạy học tích cực. Từ đó làm thay đổi không khí trong lớp học, tạo sự thi đua sôi nổi, hào hứng của các đội chơi và sự cổ vũ nhiệt tình của các bạn trong lớp. Nhờ có trò chơi học tập, học sinh hứng thú hơn với việc học từ ngữ trong các bài tập mở rộng vốn từ, làm giảm bớt sự khô khan của bài học, học sinh tiếp thu từ và nghĩa của từ nhanh, phân loại, quản lý vốn từ đúng, sử dụng từ chính xác, linh hoạt, hợp lý. Trong quá trình giảng dạy tôi thường sử dụng trò chơi như sau:
3.1 Trò chơi “ Phân biệt nhanh”
* Mục tiêu: Giúp học sinh có khả năng phân biệt các kiểu từ trong Tiếng Việt, rèn tính nhanh nhẹn chính xác.
* Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn một số từ ghép, từ láy; giấy bìa có ghi sẵn kí hiệu L-G
* Thời gian : 3 phút
* Luật chơi – Cách chơi: Tổ chức chơi theo đội, chia lớp thành 3 đội, mỗi đội có số em tham gia bằng số từ mà giáo viên đưa ra để phân biệt.Giáo viên cho các em từng đội nhận giấy bìa, trong thời gian 3 phút các em đính kí hiệu đúng vào kiểu từ ở bảng phụ. Hết thời gian đội nào phân biệt đúng nhất, nhanh nhất thì đội đó thắng
* Ví dụ: Khi dạy bài “Danh từ chung, danh từ riêng” (trang 25, tiếng Việt 4, tập 1, bộ sách Cánh diều), giáo viên ghi sẵn ở bảng phụ 5 từ. Mỗi đội có 5 em tham gia và phân biệt là:
1.	Học sinh ( danh từ chung)
2.	Phiêng Quảng ( danh từ riêng )
3.	Đồng ruộng ( danh từ chung )
4.	Hà Giang ( danh từ riêng )
5.	Ba mẹ ( danh từ chung)
3.2 Trò chơi “Đoán từ”
* Mục tiêu: Giúp học sinh đoán được động từ mà bạn mình thể hiện bằng cử chỉ động tác không lời, giúp học sinh mạnh dạn tự tin, khắc sâu kiến thức bài học .
*Chuẩn bị: giáo viên lập sẵn một số phiếu mỗi phiếu ghi một động từ.
*Thời gian: 3 đến 4 phút
*Luật chơi - Cách chơi: Chơi theo nhóm, mỗi tổ học tập là một nhóm. Giáo viên cho mỗi nhóm cử một bạn lên rút phiếu và thể hiện bằng động tác không lời cho nhóm mình đoán đúng động từ. Trong thời gian 15 giây mà nhóm mình không đoán đúng thì giành quyền đoán từ cho nhóm bạn. Sau trò chơi nhóm nào đoán đúng nhiều hơn thì nhóm đó thắng.
* Ví dụ: Khi dạy bài “Động từ” (trang 75, tiếng Việt 4, tập 1, bộ sách Cánh diều)
Giáo viên ghi vào phiếu một số từ sau: ngủ, ăn, đi, chạy, phát biểu, tập thể dục, tát nước,...
3.3 Trò chơi “Xếp trật tự”
* Mục tiêu: Trò chơi giúp học sinh củng cố việc sắp xếp từ thành một câu tục ngữ thành ngữ đúng. Rèn cho học sinh có trí nhớ chính xác tính nhanh nhẹn.
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị số phiếu bằng số từ cần sắp xếp thành câu.
* Luật chơi- Cách chơi: Chơi theo nhóm, mỗi nhóm có số em tham gia bằng số từ cần sắp xếp. Khi có lệnh của giáo viên các em nhận phiếu và xếp trật tự các từ sao cho hoàn thành một câu tục ngữ, thành ngữ thuộc chủ điểm của bài học. Kết thúc, nhóm nào xếp chính xác và nhanh nhất thì nhóm đó thắng.
* Ví dụ: Khi dạy bài: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm. (trang 29, tiếng Việt 4, tập 2, bộ sách Cánh diều)
Giáo viên chuẩn bị phiếu cho các nhóm như sau:
- Nhóm 1: Phiếu 1: Giặc; Phiếu 2: đến; Phiếu 3: nhà ; Phiếu 4: Đàn; Phiếu 5: bà; Phiếu 6: cũng; Phiếu 7: đánh
- Nhóm 2: Phiếu 1: Có; Phiếu 2: cứng; Phiếu 3: mới đứng; Phiếu 4: đầu gió
- Nhóm 3: Phiếu 1: Dám; Phiếu 2: nghĩ; Phiếu 3: dám ; Phiếu 4: làm.
- Nhóm 4: Phiếu 1: Mưu cao; Phiếu 2: chẳng; Phiếu 3: bằng; Phiếu 4: chí dày.
3.4 Trò chơi “Mở rộng từ ngữ”
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố mở rộng thêm từ, tích lũy được vốn từ, giúp học sinh phát huy tính chủ động và tự tin .
* Chuẩn bị: Chuẩn bị bảng nhóm, bút lông.
* Thời gian: 3 phút
* Luật chơi – Cách chơi: Chơi theo đội, mỗi nhóm học tập là một đội, giáo viên giao việc cho các đội trong thời gian 3 phút, học sinh tìm và ghi vào bảng nhóm các từ đúng theo yêu cầu thuộc chủ điểm. Hết thời gian các đội trình bày. Đội nào tìm được nhiều từ đúng thì đội đó thắng.
* Ví dụ: Khi dạy bài Mở rộng vốn từ: Du lịch (trang 97, tiếng Việt 4, tập 2, bộ sách Cánh diều)
Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các từ miêu tả tình cảm thái độ của con người khi đi du lịch. Kết quả học sinh sẽ tìm được các từ như: hào hứng, say mê, say sưa, đam mê, tận hưởng, ham thích ...
3.5 Trò chơi “Hái hoa đố chữ”
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các bộ phận của tiếng để ghép thành tiếng, nhận dạng sự vật qua thơ văn, rèn tính nhanh nhạy, sáng tạo.
* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 6 bông hoa có ghi sẵn nội dung .
* Thời gian: 5 phút
* Luật chơi – Cách chơi: Chia lớp thành 6 đội, giáo viên cho mỗi đội cử 1 đại diện lên hái hoa một lần. Bạn hái hoa có nhiệm vụ đọc nội dung hoa cho đội mình đoán từ. Trong thời gian 30 giây nếu đội mình không đoán được thì giành quyền trả lời cho đội khác. Mỗi câu trả lời đúng ghi 10 điểm. Sau khi hái hết 6 hoa giáo viên tổng kết đội nào ghi nhiều điểm hơn thì đội đó thắng .
* Ví dụ: Sau khi dạy bài: “Tra từ điển” (trang 7, tiếng Việt 4, tập 2, bộ sách Cánh diều)
Giáo viên chuẩn bị các hoa có nội dung sau:
Hoa 1: “ Để nguyên có nghĩa là mình
 	 Nặng vào 10 yến góp thành chẳng sai”
 ( Chữ ta)
Hoa 2: “ Không dấu ăn gỗ, ăn tre
 	Khi thêm dấu hỏi đi về vẫn qua”
 ( Chữ cưa)
Hoa 3: “ Bớt đầu thì vẫn còn y
 	Để nguyên vẫn ở trên bàn tiếp anh”
 ( Chữ ly)
Hoa 4: “ Để nguyên bơi lội tung tăng
 	Bỏ sắc giúp bạn đánh răng hằng ngày”
 ( Chữ cá)
Hoa 5: “ Để nguyên thân với bầu trời
 	Bỏ đầu thân với miệng môi con người ”
 	Thêm sắc màu của mây trời
 	Nhởn nhơ trong nắng thu tươi sắc vàng”
 ( Chữ trăng)
Hoa 6: “ Để nguyên có dáng thật tròn
 Zalo: 0985598499 để nhận sáng kiến phí: 100k

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoc_tap_phan_mon_luyen_tu.docx