SKKN Một số biện pháp dạy môn Tập làm văn lớp 4 - Thể loại văn miêu tả theo hướng đổi mới

SKKN Một số biện pháp dạy môn Tập làm văn lớp 4 - Thể loại văn miêu tả theo hướng đổi mới

 Trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, phân môn Tập làm văn đóng vai trò quan trọng, mang tính chất thực hành, toàn diện, tổng hợp và sáng tạo. Đối với học sinh tiểu học, hoạt động chủ đạo của các em thiên về cảm tính, mỗi em có một cách nhìn riêng về cùng một vấn đề, với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nhỏ, học sinh thích tìm tòi, học hỏi, khám phá cái mới trong nhận thức và trong cuộc sống xã hội.

 Môn tập làm văn là một môn học chính trong chương trình lớp 4. Nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt: Nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác của tư duy . Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài.

 Học Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Cùng với môn Toán và một số môn khác, những kiến thức của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người. Trong đó phân môn Tập làm văn là phân môn thực hành, tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc môn Tiếng Việt (tập đọc, luyện từ và câu, chính tả, kể chuyện). Chính vì thế, việc dạy và học Tập làm văn là vấn đề luôn cần có sự đổi mới. Không thể cứ áp dụng mãi phương pháp học hôm qua vào hôm nay và mai sau. Chính vì vậy, bản thân tôi năm học 2017- 2018 do nhà trường thiếu giáo viên tôi đảm nhận dạy lớp 4A, đón nhận chương trình đưa kỹ năng sống vào môn tập làm văn, môn đạo đức, khoa học, nên bản thân cần phải nỗ lực phấn đấu đảm nhiệm chức trách của mình đối với học sinh .

 Ngay khi nhận lớp mới ở năm học 2017 – 2018, tôi thấy đa số học sinh viết câu sai ngữ pháp, dùng từ chưa phù hợp với hoàn cảnh và đặc biệt là viết thiếu ý, ngại phát biểu trong giờ học, dẫn đến chất lượng học tập phân môn Tập làm văn chưa cao. Cho nên, việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học Tập làm văn theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh vào quá trình học tập, tự học và thực hành sẽ góp phần giúp học sinh có thể mạnh dạn trước đám đông, trình bày to, rõ, mạch lạc bằng lời lẽ tự nhiên, dễ hiểu trong bài văn do chính mình làm. Vì vậy, việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng trên là hết sức cấp thiết.

 

doc 19 trang thuychi01 77138
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp dạy môn Tập làm văn lớp 4 - Thể loại văn miêu tả theo hướng đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Danh mục
Trang
1.MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề dạy môn Tập làm văn lớp 4- Thể loại văn miêu tả- Theo hướng đổi mới ở Trường Tiểu học Đông Tân
4
2.2.Thực trạng chung về vấn đề dạy phân môn Tập làm văn lớp 4 - thể loại văn miêu tả theo hướng đổi mới ở Trường Tiểu học Đông Tân
4
2.3. Các giải pháp dạy tập làm văn lớp 4- Thể lạo văn miêu tả theo hướng đổi mới ở Trường Tiểu học Đông Tân
7
2.3.1. Người giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm lý của học sinh để từ đó tìm ra hướng đi đúng, tìm ra những phương pháp phù hợp khi lên lớp
7
 2.3.2. Cần giúp học sinh hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của văn miêu tả ngay từ tiết đầu tiên của thể loại bài này.
8
2.3.3. Cung cấp vốn từ và giúp học sinh biết cách dùng từ đặt câu, sử dụng các biện pháp và giải pháp nghệ thuật khi miêu tả là hết sức cần thiết.
11
2.3.4.Tập làm văn là phân môn thực hành, tổng hợp tất cả những phân môn thuộc môn Tiếng Việt, vì vậy muốn dạy tốt phân môn tập làm văn cần dạy tốt các phân môn Luyện từ và câu, Phân môn chính tả ,Tập đọc 
11
2.3.5. Hướng dẫn học sinh xây dựng đoạn văn mở bài và kết bài. 
12
2.3.6. Hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung bài v¨n: (lựa chọn và sắp xếp ý để miêu tả) 
14
2.3.7. Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài:
15
2.3.8.Chuẩn bị chu đáo kế hoạch bài khi dạy tập làm văn lớp 4 -thể loại văn miêu tả theo hướng đổi mới .
16
2.4. Hiệu quả của việc dạy tập làm văn lớp 4- Thể lạo văn miêu tả theo hướng đổi mới ở Trường Tiểu học Đông Tân
17
3.KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
19
3.2.Kiến nghị
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.	
 	Trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học, phân môn Tập làm văn đóng vai trò quan trọng, mang tính chất thực hành, toàn diện, tổng hợp và sáng tạo. Đối với học sinh tiểu học, hoạt động chủ đạo của các em thiên về cảm tính, mỗi em có một cách nhìn riêng về cùng một vấn đề, với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi nhỏ, học sinh thích tìm tòi, học hỏi, khám phá cái mới trong nhận thức và trong cuộc sống xã hội.
  Môn tập làm văn là một môn học chính trong chương trình lớp 4. Nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt: Nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi, thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện cho học sinh các thao tác của tư duy . Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, về văn hóa, văn học Việt Nam và nước ngoài.
 Học Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển  cùng với sự phát triển của xã hội. Cùng với môn Toán và một số môn khác, những kiến thức của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi khám phá, tìm hiểu, nghiên cứu thế giới xung quanh và kho tàng tri thức vô tận của loài người. Trong đó phân  môn Tập làm văn là phân môn thực hành, tổng hợp của tất cả các phân môn thuộc môn Tiếng Việt (tập đọc, luyện từ và câu, chính tả, kể chuyện). Chính vì thế, việc dạy và học Tập làm văn là vấn đề luôn cần có sự đổi mới. Không thể cứ áp dụng mãi phương pháp học hôm qua vào hôm nay và mai sau. Chính vì vậy, bản thân tôi năm học 2017- 2018 do nhà trường thiếu giáo viên tôi đảm nhận dạy lớp 4A, đón nhận chương trình đưa  kỹ  năng sống vào môn tập làm văn, môn đạo đức, khoa học, nên bản thân cần phải nỗ lực phấn đấu đảm nhiệm chức trách của mình đối với học sinh .
	Ngay khi nhận lớp mới ở năm học 2017 – 2018, tôi thấy đa số học sinh viết câu sai ngữ pháp, dùng từ chưa phù hợp với hoàn cảnh và đặc biệt là viết thiếu ý, ngại phát biểu trong giờ học, dẫn đến chất lượng học tập phân môn Tập làm văn chưa cao. Cho nên, việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học Tập làm văn theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh vào quá trình học tập, tự học và thực hành sẽ góp phần giúp học sinh có thể mạnh dạn trước đám đông, trình bày to, rõ, mạch lạc bằng lời lẽ tự nhiên, dễ hiểu trong bài văn do chính mình làm. Vì vậy, việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng trên là hết sức cấp thiết.
 Tuy nhiên, dạy Tập làm văn như thế nào để phù hợp với trình độ học sinh lớp 4. Điều đó khiến tôi tìm tòi, suy nghĩ trong năm học qua. Trong phạm vi đề tài này tôi xin được trình bày: “ Một số biện pháp dạy môn Tập làm văn lớp 4 - thể loại văn miêu tả theo hướng đổi mới ”. Hy vọng rằng, đề tài này sẽ giúp chúng ta tìm ra được giải pháp tốt để thực hiện nâng cao chất lượng dạy học Tập làm văn lớp 4 như mong muốn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở điều tra thực trạng về chất lượng dạy và học phân môn tập làm văn lớp 4, từ đó đề xuất một số biện pháp giúp học sinh học tốt hơn phân môn tập làm văn trong trường Tiểu học .
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng: Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Đông Tân
- Nội dung: Xây dựng và triển khai một số biện pháp nhằm dạy tốt phân môn 
tập làm văn lớp 4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Đọc, phân tích các tài liệu có liên quan đến phương pháp dạy tập làm văn cho 
học sinh lớp 4.
 - Phương pháp điều tra chất lượng học tập phân môn tập làm văn của học sinh 
lớp 4 trong nhà trường.
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp quan sát hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh trên lớp.
- Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp thống kê toán học.
 2. NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề dạy môn Tập làm văn lớp 4- Thể loại văn miêu tả- Theo hướng đổi mới ở Trường Tiểu học Đông Tân
 Tập làm văn là một trong những phân môn có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt. Phân môn này đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức tổng hợp từ nhiều phân môn. Để làm được một bài văn, học sinh phải sử dụng cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Phải vận dụng các kiến thức về tiếng việt, về cuộc sống thực tiễn. 
 Việc đổi mới phương pháp  dạy môn Tập làm văn, thể loại văn miêu tả  ở lớp 4 Cho chúng ta thấy trong việc thừa kế cái cũ, cái vốn có đòi hỏi phải là một sự sáng tạo. Với các phân môn khác của Tiếng Việt trong việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học chỉ rõ quy trình các bước lên lớp rất cụ thể rõ ràng. Còn với phân môn Tập làm văn, các nhà nghiên cứu chỉ đưa ra quy trình chung nhất cho mỗi loại bài, chủ yếu vẫn là sự sáng tạo của giáo viên khi lên lớp. Còn việc học thì sao? Ngoài sách giáo khoa Tiếng Việt thì hiện nay có rất nhiều loại sách tham khảo cho học sinh, giúp cho học sinh có cái nhìn đa dang, phong phú hơn. Song những cuốn sách tham khảo của phân môn Tập làm văn lại thường đưa ra các bài văn mẫu hoàn chỉnh nên khi làm văn các em thường dựa dẫm, ỉ lại vào bài mẫu, có khi còn sao chép y nguyên bài văn mẫu vào bài làm của mình. Cách cảm thụ, cách nghĩ của các em không phong phú mà còn đi theo lối mòn  khuôn sáo, tẻ nhạt. Từ những lý do khách quan và chủ quan trên để khắc phục những hạn chế trong việc dạy Tập làm văn ở Tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường, tôi đã chọn nghiên cứu dề tài: "Một số biện pháp dạy môn Tập làm văn lớp 4 - Thể loại văn miêu tả theo hướng đổi mới ".
Tóm lại: Dạy tập làm văn theo hướng đổi mới phải khích lệ học sinh tích cực, sáng tạo, chủ động trong học tập; biết diễn đạt suy nghĩ của mình thành ngôn bản, văn bản. Nói cách khác, các phân môn trong môn Tiếng Việt là phương tiện để hỗ trợ cho việc dạy tập làm văn được tốt. 
2.2.Thực trạng chung về vấn đề dạy phân môn Tập làm văn lớp 4 - thể loại văn miêu tả theo hướng đổi mới ở Trường Tiểu học Đông Tân
 Năm học 2017-2018 toàn trường có 497 học sinh, được chia thành 16 lớp, khối 1 có bốn lớp. Nhìn chung các em đều là con em nông thôn, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đi làm ăn xa các em phải ở nhà với ông bà. Bởi vậy sự quan tâm đến việc học hành của các em chưa sát sao. Khả năng tiếp thu bài của các em còn nhiều hạn chế. Song với môn Tập làm văn , chương trình mới được đưa ra quá trừu tượng, khó đối với học sinh nói chung, học sinh trường Tiểu học Đông Tân nói riêng. Bởi môn học này mang tính tổng hợp kiến thức giữa tất cả các môn. Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện và Tập làm văn. Các phân môn này đều có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Đặc biệt là để học tốt phân môn Tập làm văn cần có sự hỗ trợ tích cực của tất cả các phân môn khác nó đòi hỏi học sinh phải có khả năng tư duy, sáng tạo và khả năng diễn đạt trước lớp mới học tốt môn học này ..
 Mặt khác, môn Tập làm văn lớp 4 có nhiều thể loại. Mỗi thể loại bài là một mạch kiến thức khác nhau mà việc tiếp thu bài của học sinh còn hạn chế, ít động não, sử dụng câu chưa phù hợp, vốn từ nghèo, ít đọc sách nên việc viết văn đối với học sinh là rất khó, bài viết khô khan.
a, Thực trạng đối với giáo viên : 
+ Thuận lợi
 - 100% đội ngũ giáo viên trong nhà trường có trình độ chuyên môn trên chuẩn, gi¸o viªn ®· tÝch lòy ®­îc nhiÒu kinh nghiÖm qua nhiÒu n¨m giảng dạy.
 - Sự chỉ đạo chuyên môn của phòng giáo dục, chuyên môn nhà trường có vai trò tích cực, giúp giáo viên đi đúng nội dung, chương trình phân môn Tập làm văn. 
 - Qua các tiết dạy mẫu, các cuộc thi, chuyên đề đã có nhiều giáo viên thành công khi dạy Tập làm văn. 
 - Qua các phương tiện thông tin đại chúng: ti vi, đài, sách, báo... giáo viên tiếp cận với phương pháp đổi mới khi dạy Tập làm văn thường xuyên hơn. 
+ Khó khăn 
Tiếng việt là môn học khó, nhất là phân môn Tập làm văn đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú cần phải có vốn sống thực tế, người giáo viên biết kết hợp linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy. Biết gợi mở óc tò mò, khả năng sáng tạo, độc lập ở học sinh, giúp cho các em nói viết thành văn bản, ngôn ngữ quả không dễ. 
b, Thực trạng đối với học sinh:
+ Thuận lợi 
- Môn tiếng việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng có nội dung phong phú, sách giáo khoa được trình bày với kênh hình đẹp, trang thiết bị dạy học hiện đại, hấp dẫn học sinh, phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em.
- Các em đã được học chương trình tiếng việt từ lớp 1, đặc biệt là các em ở lớp 2, lớp 3 đã nắm vững kiến thức, kỹ năng của phân môn Tập làm văn như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tạo lập ngôn bản, kỹ năng kể chuyện miêu tả. Đây là cơ sở giúp các em học tốt phân môn Tập làm văn ở lớp 4 - thể loại văn miêu tả
+ Khó khăn - Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các em nhanh nhớ nhưng cũng mau quên, mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu của bài học chưa cao. 
- Kiến thức về cuộc sống thực tế của học sinh còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học. 
- Vốn từ vựng của học sinh chưa nhiều cũng ảnh hưởng đến việc thực hành độc lập. Cụ thể là: các em viết câu rời rạc, chưa liên kết, thiếu lôgíc, tính sáng tạo trong thực hành viết văn chưa cao, thể hiện ở cách bố cục bài văn, cách chấm câu, sử dụng hình ảnh gợi tả chưa linh hoạt, sinh động. 
- Một số học sinh còn phụ thuộc vào bài văn mẫu, áp dụng một cách máy móc, chưa biết vận dụng bài mẫu để hình thành lối hành văn của riêng mình. Ví dụ: Phần lớn học sinh dùng luôn lời cô hướng dẫn để viết bài của mình
 - Chương trình phân môn tập làm văn lớp 4 hiện đang học thể loại bài miêu tả, nhìn chung các em đã nắm được cấu trúc một bài văn miêu tả nhưng bài làm của các em còn viết theo một khối mòn khuôn sáo, kém hấp dẫn, ít cảm xúc và nghèo hình ảnh, đặc biệt là các em chưa biết sử dụng các biện pháp tu từ, các biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa.
 Tóm lại: Học sinh nắm được kiến thức cơ bản của phân môn luyện từ và câu nhưng khi áp dụng vào viết văn thì các em thường mắc các lỗi trên, kết hợp với việc chưa biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật, vốn từ lại nghèo nàn  nên bài văn miêu tả của các em còn khô khan,  lủng củng, nghèo cảm xúc. Bài văn trở thành một bảng liệt kê các chi tiết của đối tượng miêu tả.
 Với những thuận lợi và khó khăn trên, tôi tiến hành khảo sát chất lượng môn Tập làm văn lớp 4 vào tháng 9 tuần 3 (năm học 2017 - 2018) 
 Đề bài : Tuổi thơ ai cũng có những đồ chơi yêu thích đã từng gắn bó với mình như một người bạn : Một bộ xếp hình nhiều màu sắc, một chiếc ô tô có dây cót, một chú thỏ nhồi bông dễ thương , một cô búp bê biết khóc ....Em hãy tả lại một trong những đồ chơi đó .
Kết quả cụ thể như  sau:
Lớp
Số học sinh
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
4A
32
2
6.4%
17
53 %
13
40.6 %
 Qua khảo sát cho thấy học sinh chưa biết cách diễn đạt câu văn có hình ảnh, vốn từ vựng chưa nhiều, hiểu biết thực tế còn ít, do vậy chất lượng bài viết của các em chưa cao, ý văn nghèo nàn, câu văn lủng củng, học sinh quan sát đồ vật khi tả không theo một trình tự hợp lý, chưa biết tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt đồ vật này với đồ vật kia. Tỷ lệ học sinh chưa hoàn thành còn nhiều. Kết quả này cũng thể hiện phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa phát huy được tính tích cực của học sinh trong giờ học. Từ kết quả khảo sát như vậy, sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp dạy môn Tập làm văn lớp 4 - thể loại văn miêu tả theo hướng đổi mới 
2.3. Các giải pháp dạy tập làm văn lớp 4- Thể lạo văn miêu tả theo hướng đổi mới ở Trường Tiểu học Đông Tân
2.3.1- Người giáo viên phải nắm chắc đặc điểm tâm lý của học sinh để từ đó tìm ra hướng đi đúng, tìm ra những phương pháp phù hợp khi lên lớp
 Chúng ta đã biết, tâm lý chung  của học sinh Tiểu học là luôn muốn khám phá, tìm hiểu những điều mới mẻ. Từ đó hình thành và rèn luyện cho các em quan sát,  cách tư duy về đối tượng miêu tả một cách bao quát, toàn diện và cụ thể tức là quan sát sự vật hiện tượng về nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau, từ đó các em có cách cảm, cách nghĩa sâu sắc khi miêu tả.ở tuổi học sinh Tiểu học từ hình thức đến tâm hồn, mọi cái mới chỉ là sự bắt đầu của một quá trình. Do đó những tri thức để các em tiếp thu được phải được sắp xếp theo một trình tự nhất định. Trí tưởng tượng càng phong phú bao nhiêu thì việc làm văn miêu tả sẽ càng thuận lợi bấy nhiêu.
 Văn miêu tả là loại văn thuộc phong cách nghệ thuật đòi hỏi viết bài phải giàu cảm xúc, tạo nên cái " hồn" chất văn của bài làm. Muốn vậy giáo viên phải luôn luôn nuôi dưỡng ở các em tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, một tấm lòng dễ xúc động và luôn hướng tới cái thiện.
 Đối với loại bài này, tôi dặn dò học sinh về nhà quan sát các đồ vật, con vật gần gũi mà các em thường thấy ở xung quanh. Vào lớp, tôi cho học sinh thi đua cá nhân, nhóm tìm nhanh các đồ vật có thể tả. Sau đó gợi ý cho các em cách lập dàn ý một đoạn, một bài hoàn chỉnh và yêu cầu mỗi em phải tự làm việc, tự quan sát, tự ghi chép khi quan sát một đồ vật, một con vật và có nhiệm vụ giúp các em hệ thống lại các ý đã quan sát để lập thành dàn bài chi tiết đạt yêu cầu, có hệ thống.
 Trong các tiết Tập làm văn, tôi dành thời gian cho học sinh làm bài nhiều . Đối với các em học sinh yếu, tôi cho các em trình bày phần mở bài và kết luận. Thường thì học sinh yếu tôi gọi trong lúc này là để các em có thể trình bày ngắn gọn các ý khi sai sót, ngoài những nụ cười cởi mở giáo viên chỉ nên nhẹ nhàng sửa sai và động viên cho các em này.
 Ở phần thân bài, tôi thường phân nhóm 4 cho các em thảo luận theo dàn ý chi tiết, các em nối tiếp, hỗ trợ nhau thực hiện:
	+ Phần bao quát (01 em).
	+ Phần chi tiết (02 em).
	+ Hoạt động liên quan (01 em).
	Ví dụ 1: Kiểu bài tả về đồ vật: “Tả chiếc cặp sách”. 
Yêu cầu thảo luận phần thân bài sau đây:
+ HS1: Tả bao quát, kích thước, màu sắc, chất liệu của cặp ?
+ HS2: Tả bên ngoài cặp gồm: mặt cặp, nắp cặp, quai đeo, ổ khóa.
+ HS3: Tả bên trong cặp có mấy ngăn ? Mỗi ngăn đựng gì ?
+ HS4: Nêu ích lợi chiếc cặp ?
Sau khi thảo luận xong đại diện các nhóm học sinh trình bày:
+ HS1: Cặp hình chữ nhật, làm bằng vải giả da. Dài hơn hai gang tay của em, rộng khoảng một gang rưỡi. Cặp có nhiều màu rất đẹp.
+ HS2: Ở phía trên cặp có quai xách thật êm tay. Sau lưng là hai quai đeo. Hai ổ khóa bằng sắt, mỗi khi đóng hoặc mở nghe “tách, tách” rất vui tai. Ngoài mặt cặp có in hình chú chó đốm rất đẹp.
+ HS3: Phía bên trong có ba ngăn. Ngăn lớn đựng sách, ngăn thứ hai đựng bảng con, đồ dùng khác , ngăn thứ ba nhỏ nhất đựng bút, thước, và các đồ dùng như: áo đi mưa, chai nước, 
+ HS4: Chiếc cặp giúp em đựng sách vở không bị rơi rớt và không bị mưa ướt.
 2.3.2.Cần giúp học sinh hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của văn miêu tả ngay từ tiết đầu tiên của thể loại bài này.
      Văn miêu tả mang tính chất thông báo thẩm mỹ, dù miêu tả bất kỳ đối tượng nào, dù có bám sát thực tế đến đâu thì miêu tả cũng không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh lại những sự vật hiện tượng một cách máy móc mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú. Đó là sự miêu tả thể hiện được cái riêng biệt của mỗi người.
 Nhà văn Phạm Hổ cho rằng: "Cái riêng, cái mới trong văn miêu tả phải gắn với cái chân thật". Văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, không ngăn cản sự sáng tạo của người viết nhưng như vậy không có nghĩa là cho phép người viết "bịa" một cách tùy ý. Để tả hay, tả đúng thì phải tả chân thật, giáo viên cần uốn nắn để học sinh tránh thái độ giả tạo, giả dối, bệnh công thức sáo rỗng, thói già trước tuổi. Mặt khác giáo viên cần giúp các em nắm được: trong văn miêu tả, ngôn ngữ sử dụng phải là ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, giàu nhịp điệu âm thanh, đây là một trong những miêu tả trong sinh học, địa lý và các thể loại văn khác.
 Từ việc hiểu rõ đặc điểm của thể loại văn miêu tả, hiểu rõ con đường mình cần đi và đích mình cần tới, chắc chắn học sinh sẽ thận trọng hơn khi chọn lọc từ ngữ, sẽ gọt giũa kỹ hơn từng lời, từng ý trong bài văn và như  vậy chất lượng bài làm của các em sẽ tốt hơn Mặt khác học sinh cần phải thực hiện yêu cầu sau :
* Đảm bảo yêu cầu quan sát đối tượng miêu tả:
 - Quan s¸t tæng thÓ ®èi t­îng; chó ý ë c¶ tr¹ng th¸i ®éng vµ tÜnh; quan s¸t b»ng tÊt c¶ c¸c gi¸c quan thÝnh gi¸c, thÞ gi¸c, xóc gi¸c, c¶m gi¸c ... 
 - Nếu tả cảnh: cần quan sát tỉ mỉ từng phần (bộ phận) của cảnh theo trình tự hợp lí (Ví dụ: Từ ngoài vào trong, từ bộ phận chủ yếu đến các bộ phận thứ yếu), hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian (ví dụ: sáng, trưa, chiều tối).
 a. Tả theo trình tự không gian 
 Từ quan sát toàn bộ đến quan sát từng bộ phận hoặc ngược lại. Tả từ xa đến gần, từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, từ trái qua phảihoặc ngược lại. Trình tự này thường được vận dụng khi miêu tả loài vật, cảnh vật, đồ vật, cây cối nói chung.
 Tả từ dưới lên trên: 
- Ví dụ “ Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cả cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành”.
 ( Rừng hồi xứ Lạng, Tô Hoài )
Tác giả quan sát và tả rất tinh tế về cây hồi, rồi quả hồi và cuối cùng là lá hồi theo trình tự dưới lên trên. Dùng lối miêu tả tĩnh với những tính từ ( thẳng, cao, tròn xoe, giòn, dễ gãy), dùng cách nói nhân hoá quả sồi phơi mình làm cho sự miêu tả thêm gần gũi, sinh động.
 Tả từ ngoài vào trong
 - Ví dụ: “ Cái vành, cái áo đều làm bằng nan tre. Hai cái tai nó bằng tre già màu nâu. Mỗi tai có một cái lỗ tròn xoe. Lúc nào, tai cùng tỉnh táo để nghe ngóng. Cối có hai hàm răng bằng gỗ dẻ. U gọi là dăm. Răng có nhiều, ken vào nhau”.
 ( Cái cối tân, Tiếng Việt 4 tập 1)
 Tả từ xa đến gần.
Ví dụ: “Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm trên da trời. Càng đến gần, những đàn chim bay đen kít trời Mỗi lúc tôi càng nghe tiếng chim kêu náo động như tiếng xúc những rổ đồng tiền”
 ( Trích Đất rừng Phương Nam , Đoàn Giỏi )
 b. Tả theo trình tự thời gian.
Quan sát diễn biến của thời gian từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, từ mùa này sang mùa khác, từ tháng này sang tháng khác Cái gì xảy ra trước ( có trước) thì miêu tả trước, cái gì xảy ra sau ( có sau ) thì tả sau. Trình tự này thường được vận dụng trong bài văn tả cảnh vật, hiện tượng tự nhiên ( tả cảnh ) hay tả cảnh sinh hoạt của người.
Ví dụ: “ Buổi chiều, xe dừng lại một thị trấn nhỏ, Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_day_mon_tap_lam_van_lop_4_the_loai_van.doc