SKKN Áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi để nâng cao chất lượng thể dục, thể thao cho học sinh tiểu học

SKKN Áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi để nâng cao chất lượng thể dục, thể thao cho học sinh tiểu học

Đất nước ta đang chuyển dần sang thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Văn kiện đại hội Đảng cộng sản Việt Nam nhiều khoá đã nhấn mạnh “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước”.

 Vì vậy mà mục tiêu của giáo dục nước ta là hướng tới việc đào tạo những con người phát triển toàn diện về đức, trí, lao, thể, mĩ. Nhằm hướng tới những con người lao động chủ động linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với xã hội đang từng ngày phát triển như hiện nay. Trong đó mục đích của GDTC trong các nhà trường là tăng cường sức khỏe, nâng cao tầm vóc, thể trạng và thành tích thể thao, giữ vững chính trị và an ninh quốc phòng; phát triển KT-VH-XH; phục vụ cho sự nghiệp CNH & HĐH đất nước; góp phần xây dựng con người mới phát triển toàn diện. Trong những văn kiện của Hồ Chí Minh đã đứng trên quan niệm về đức, trí, thể, mỹ để nhìn nhận con người toàn diện và đặt ra yêu cầu phải giáo dục, đào tạo con người phát triển theo những tiêu chí đó: Mỗi con người khi sinh ra đều có những năng lực và phẩm chất nhất định. Tuy nhiên, những năng lực và phẩm chất đó tồn tại dưới dạng tiềm năng và nó chỉ trở thành năng lực thực sự thông qua những hoạt động tự nhiên và xã hội. Theo Bác, phải thực hiện “một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn các năng lực sẵn có của các cháu”. Với quan niệm con người là một thực thể thống nhất bao gồm nhiều ‎yếu tố, sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiều thành tố, các mặt: đạo đức, thể lực, trí lực, trình độ thẩm mỹ, muốn phát triển con người toàn diện thì phải phát triển các bộ phận cấu thành nên chỉnh thể đó.

 Trong những năm gần đây ngành giáo duc Thanh Hóa nói chung và huyện Cẩm Thủy nói riêng thường xuyên tổ chức các cuộc thi Thể dục thể thao và Hội khỏe phù đổng. Trong đó có môn điền kinh, mà nội dung thi có trong chương trình đã được học trong chương trình thể duc tiểu học, nhưng khi đi thi các em lai chưa mang lại thành tích cao chưa đạt so với mục tiêu đề ra:" Có phải chăng nội dung này khi giảng dạy trong nhà trường chưa được quan tâm hay là do các em chưa yêu thích môn học này ?

 

doc 30 trang thuychi01 8421
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi để nâng cao chất lượng thể dục, thể thao cho học sinh tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. Mở đầu.................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................................2
4. Phương phấp nghiên cứu.................................................................................................2
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiêm .............................................................................2
 1. Cơ sở lý luận......................................................................................................................3
 2. Thực trạng của vấn đề.................................................................................................4
3. Một số giải pháp thực hiện để tổ chức giải quyết vấn đề........................................4
 4. Một số trò chơi rèn luyện kỹ năng, kích thích học sinh hứng thú, hăng say trong giờ thể dục....................................................................................................................8
5. Hiệu quả của sáng kiến. ...............................................................................................21
III. Kết luận và kiến nghị............................................................................................,..22
1. Kết luận ............................................................................................................................22
2. Kiến nghị. ........................................................................................................................23
I. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta đang chuyển dần sang thời kỳ thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Văn kiện đại hội Đảng cộng sản Việt Nam nhiều khoá đã nhấn mạnh “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước”.
 	Vì vậy mà mục tiêu của giáo dục nước ta là hướng tới việc đào tạo những con người phát triển toàn diện về đức, trí, lao, thể, mĩ. Nhằm hướng tới những con người lao động chủ động linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với xã hội đang từng ngày phát triển như hiện nay. Trong đó mục đích của GDTC trong các nhà trường là tăng cường sức khỏe, nâng cao tầm vóc, thể trạng và thành tích thể thao, giữ vững chính trị và an ninh quốc phòng; phát triển KT-VH-XH; phục vụ cho sự nghiệp CNH & HĐH đất nước; góp phần xây dựng con người mới phát triển toàn diện. Trong những văn kiện của Hồ Chí Minh đã đứng trên quan niệm về đức, trí, thể, mỹ để nhìn nhận con người toàn diện và đặt ra yêu cầu phải giáo dục, đào tạo con người phát triển theo những tiêu chí đó: Mỗi con người khi sinh ra đều có những năng lực và phẩm chất nhất định. Tuy nhiên, những năng lực và phẩm chất đó tồn tại dưới dạng tiềm năng và nó chỉ trở thành năng lực thực sự thông qua những hoạt động tự nhiên và xã hội. Theo Bác, phải thực hiện “một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn các năng lực sẵn có của các cháu”. Với quan niệm con người là một thực thể thống nhất bao gồm nhiều ‎yếu tố, sự kết hợp chặt chẽ giữa nhiều thành tố, các mặt: đạo đức, thể lực, trí lực, trình độ thẩm mỹ, muốn phát triển con người toàn diện thì phải phát triển các bộ phận cấu thành nên chỉnh thể đó.
 Trong những năm gần đây ngành giáo duc Thanh Hóa nói chung và huyện Cẩm Thủy nói riêng thường xuyên tổ chức các cuộc thi Thể dục thể thao và Hội khỏe phù đổng. Trong đó có môn điền kinh, mà nội dung thi có trong chương trình đã được học trong chương trình thể duc tiểu học, nhưng khi đi thi các em lai chưa mang lại thành tích cao chưa đạt so với mục tiêu đề ra:" Có phải chăng nội dung này khi giảng dạy trong nhà trường chưa được quan tâm hay là do các em chưa yêu thích môn học này ? 
Từ những lí do trên và mục tiêu đề ra cho nhiều năm tới, là giáo viên được trực tiếp giảng dạy môn thể dục, với kinh nghiệm nhiều năm công tác và để môn thể dục trong trường tiểu học được chú trọng và phát triển, lôi cuốn được học sinh yêu thích môn học, gây được hứng thú, kích thích tinh thần tập luyện, phát huy tính tích cực của các em, là cơ sở phát hiện được nguần vận động viên có năng khiếu TDTT thực sư để bồi dưỡng, huấn luận tham gia dự thi Thể dục thể thao cấp huyện đạt kết quả. Trong năm học này tôi chọn sáng kiến kinh nghiêm “Áp dụng phương pháp tổ chức trò chơi để nâng cao chất lượng thể dục, thể thao cho học sinh tiểu học” để làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu :
 Nghiên cứu đề tài “Áp dụng phương pháp tổ chưc trò chơi để nâng cao chất lượng thể dục, thể thao cho học sinh tiểu học”. Sẽ giúp tôi hiểu rõ hơn vai trò của TDTT đối với hoạt động học tập, vui chơi, giải trí của học sinh tiểu học – lứa tuổi có những biến đổi quan trọng trong các điều kiện sinh hoạt, học tập và hoạt động của chính các em.
Cũng từ việc nghiên cứu này đã giúp tôi nắm được rõ hơn các kiến thức khoa học cơ bản của giáo dục nói chung và các hoạt động TDTT nói riêng.
Quá trình nghiên cứu đề tài trên, giúp tôi phát hiện và lựa chọn được học sinh có năng khiếu TDTT thực sự, để tập luyện dư thi, TDTT, HKPH cấp huyện, cấp tỉnh đạt được kết quả cao.
3. Đối tượng nghiên cứu
 Học sinh trường tiểu học Cẩm Liên. Nghiên cứu quan sát qua các tiết học thể dục, giờ luyện tập thể thao và các hoạt động ngoại khóa. Tạo hứng thú học tập môn thể dục thông qua phần trò chơi cho học sinh tiểu học, chơi vận động phát triển các tố chất, năng khiếu và thể lực trong môn thể dục.
4. Phương pháp nghiên cứu.
 - Phương pháp quat sát.: Để thực hiện tốt những vấn đề đã nghiên cứu một cách khoa học tôi đã quan sát học sinh qua tiết học thể dục và các hoạt động ngoại khóa ở trường.
- Phương pháp phỏng vấn: Dùng phương pháp phỏng vấn ( trò chuyện) đối với học sinh qua tiết day, luyện tập để xây dựng một sốc kế hoạch, hình thức tổ chức dạy học phù hợp và kích thích tinh thần, khắc phục những nhàm chán, mệt mỏi cho học sinh khi tập luyện.
- Phương pháp tổ chức trò chơi: Tăng cường sử dụng phương pháp trò chơi, thi đấu chống khuynh hướng quá tải, nâng cao hứng thú tập luyện, tạo không khí vui tươi cho giờ học.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
1. Cơ sở lý luận 
Sức khoẻ là vấn đề quan trọng và được đặt lên hàng đầu của toàn nhân loại. Tập luyện TDTT đề rèn luyện sức khoẻ là thiết yếu trong sinh hoạt hàng ngày. Đất nước càng phát triển bao nhiều thì sự quan tâm đến phong trào tập luyện TDTT càng lớn bấy nhiêu. Trên thế giới, hàng năm tổ chức rất nhiều giải đấu TDTT, cùng với nó là sự đầu tư về công sức, tiền của và niềm khát khao chiến thắng tất cả đều có mục tiêu lớn nhất là sức khoẻ (khoẻ cả thể chất lẫn tinh thần)
Ở Việt Nam chúng ta, vấn đề giáo dục thể chất đang được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm mà cụ thể là các trường học khi xây dựng đều có nhà thể chất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học thể dục của các em đạt hiệu quả tốt. Trong chương trình thể dục của tiểu học được học một tuần 2 tiết với các nội dung cơ bản đó là:
+ Đội hình đội ngũ.
+ Bài thể dục phát triển chung
+ Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản.
+ Trò chơi vận động.
Đó là lượng vận động đủ giúp các em cân bằng giữa cơ thể và điều kiện sinh hoạt, góp phần làm cho cơ thể phát triển toàn diện, cân đối, tạo cơ sở tốt để nâng cao sức khoẻ, khả năng học tập, vui chơi... GDTC trong trường tiểu học là nền tảng cho các em làm quen với tập luyện TDTT sau này và nó phải được đặt lên hàng đầu trong bậc tiểu học đúng như lời nói của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: "Thể dục là mục tiêu không thể thiếu được trong quan điểm giáo dục của chúng ta, nó là cơ sở để tiếp thu tốt Đức dục - Mỹ dục - Trí dục".
2. Thực trạng của vấn đề: 
 2.1. Thuận lợi:
- Các em đang tuổi phát triển nên rất thích được vận động.
- Xã hội ngày càng phát triển nên các gia đình rất thích con em mình được tập luyện thể dục thể thao.
- Ban Giám hiệu nhà trường đánh giá cao tầm quan trọng của môn thể dục đối với học sinh tiểu học nên quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất trong môn học cũng như công tác tập huấn đội tuyển.
2.2. Khó khăn:
- Lứa tuổi nhỏ nên các em rất hiếu động, sự tập trung chú ý chưa cao, nhất là tâm lý đang học trong lớp được ra ngoài vận động.
- Các em học sinh chưa hiểu được tác dụng của từng nội dung bài học đến sự phát triển của cơ thể.
- Đa số phụ huynh học sinh coi môn Thể dục là môn phụ nên ít quan tâm, việc tập luyện thêm ở nhà của các em là rất ít.
Qua quan sát và tiếp xúc học sinh trong giờ học thể dục nhiều năm học tôi nhận thấy:
- Các em còn chưa hiểu hết về tác dụng của môn học thể dục với sức khoẻ của bản thân. Đặc biệt các em đều không biết là mỗi nội dung được học đều có tác dụng riêng tới cơ thể, các em chỉ hiểu chung chung rằng tập thể dục có lợi cho sức khoẻ và thích học thể dục vì được ra ngoài sân và được chơi trò chơi.
- Trong giờ tập chưa hình thành nếp học. Khi ra sân thể chất tập và khi về lớp còn chưa nghiêm túc, lớp tập chung rất mất trật tự, giáo viên mất rất nhiều thời gian ổn định lớp. Nhiều em trang phục không gọn gàng, còn nói tự do trong giờ. Trong khi tập thì hay hỏi "sắp được chơi trò chơi chưa cô" hoặc ""Em không thích tập cái trò này"?.
- Theo chương trình của Bộ giáo dục và đào tạo, môn thể dục hiện nay chủ yếu học bài thể dục phát triển chung, thể dục Rèn luyện tư thế cơ bản, chơi trò chơi, đội hình đội ngũ. Các nội dung được lặp đi lặp lại đôi khi học sinh thấy nhàm chán.
Từ một số nguyên nhân khách quan cùng với việc chưa hiểu ý nghĩa, tác dụng của môn học nên ý thức tập luyện của các em còn kém. Chưa thực hiện được kỹ thuật, biên độ động tác chưa đúng dẫn đến giờ học đạt hiệu quả thấp.
3. Một số giải pháp thực hiện để tổ chức giải quyết vấn đề.
Như chúng ta đã biết, một trong những phương pháp giảng dạy kỹ năng rèn luyện có hiệu quả nhất trong dạy thể dục là áp dụng các trò chơi trong các tiết học. Phương pháp này đem lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Các trò chơi bổ trợ cho việc tập luyện tạo hứng thú say mê ,sự sáng tạo và chủ động. Hơn hết, nó góp phần rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên và học sinh, giúp cho tiết học sôi nổi hơn và tạo hứng thú cho người dạy và người học.
3.1. Cách tổ chức trò chơi trong tiết học thể dục:
Trò chơi luôn đóng vai trò to lớn so với một giờ thể dục cũng như một hoạt động giải trí của con người.
Trước hết, người giáo viên phải hiểu biết rộng, biết tham gia và biết tổ chức tốt nhiều trò chơi, thu hút học sinh tham gia. Như chúng ta đã biết, học đó người giáo viên cần phải hiểu và nắm bắt được tâm lí của học sinh.
 	3.2. Người giáo viên phải hiểu được trò chơi:
 - Tác dụng của trò chơi đó như thế nào?
 - Trọng tâm của trò chơi đó nhằm mục đích gì?
3.3. Để hướng dẫn và tổ chức cho học sinh có hiệu quả và an toàn người giáo viên cần chú ý các nội dung sau đây.
 - Chọn trò chơi và biên soạn giáo án giảng dạy.
 - Chuẩn bị phương tiện và địa điểm tổ chức trò chơi.
 - Tổ chức đội hình cho học sinh chơi.
 - Giới thiệu và giải thích cách chơi.
 - Điều khiển trò chơi.
 - Đánh giá kết quả cuộc chơi.
 	3.4.. Chọn trò chơi và biên soạn thiết kế bài dạy.
Để giảng dạy cho học sinh một trò chơi, công việc đầu tiên của người giáo viên là chọn trò chơi (trừ những trò chơi đã quy định cố định trong chương trình và sách hướng dẫn giảng dạy). Muốn chọn trò chơi đúng với yêu cầu, cần xác định được mục đích, yêu cầu của trò chơi định chọn. Ví dụ trong một buổi hoạt động ngoại khoá ở ngoài trời, giáo viên muốn có một hoạt động sôi nổi, hấp dẫn có thể lôi cuốn được tất cả học sinh vào hoạt động thi đua giữa tổ này với tổ khác hay lớp này với lớp khác. Như vậy là giáo viên đã xác định được mục đích, yêu cầu để chọn trò chơi, trong trường hợp này giáo viên có thể chọn trò chơi "Chạy tiếp sức", hay "Tiếp sức chuyển vật" hoặc "Mèo đuổi chuột"
Khi chọn trò chơi giáo viên cần phải chú ý đến trình độ và sức khoẻ của học sinh, ví dụ như học sinh lớp 1 thì trình độ tiếp thu cũng như khả năng phối hợp vận động và sức khoẻ còn có hạn, do đó không thể chọn những trò chơi phức tạp hoặc đòi hỏi sức mạnh cao. Ngoài ra giáo viên còn phải chú ý tới đặc điểm giới tính, địa điểm định tổ chức cho học sinh chơi rộng hay hẹp, có đảm bảo an toàn không, phương tiện để tổ chức cho học sinh có đầy đủ để tổ chức trò chơi đó khôngSau khi đã chọn được trò chơi, giáo viên cần soạn thành giáo án giảng dạy, từng bước cho học sinh từ chỗ chưa biết đến biết, từ chỗ chỉ biết chơi cầm chừng, thụ động đến tham gia chơi hoàn toàn chủ động và có thể sáng tạo được. Ví dụ, khi chọn trò chơi "Mèo đuổi chuột", giáo án lúc đầu chỉ làm sao cho học sinh biết cách chơi, chuột chạy đường nào mèo đuổi đường đó, giáo án sau nâng lên cho học sinh biết đọc các câu đồng dao trước và trong khi chơi, sau đó mức cao hơn nữa có thể đổi một phần cách chơi như không quy định "mèo" cứ phải đuổi đúng theo đường mà "chuột" đã chạy mà mèo có thể chạy đón 
Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
 	3.5. Chuẩn bị phương tiện và địa điểm tổ chức trò chơi.
Sau khi chọn được trò chơi, giáo viên nghiên cứu kĩ các quy tắc và luật lệ của trò chơi và sau đó soạn thành giáo án ở những mức độ khác nhau để dần dần tổ chức cho các em biết tham gia chơi một cách thành thục. Công việc đầu tiên lúc này là chuẩn bị phương tiện và địa điểm để tổ chức cho các em chơi. Về phương tiện cần phân chia ra những phương tiện nào giáo viên chuẩn bị và phương tiện nào học sinh phải chuẩn bị. Ví dụ đá cầu, thì học sinh phải chuẩn bị cầu, muốn vậy giáo viên phải nhắc nhở học sinh từ buổi học trước để các em chuẩn bị, thậm chí ngày hôm sau là giờ thể dục, thì hôm trước giáo viên phải nhắc lại một lần nữa để cá em nhớ và chuẩn bị. Đối với giáo viên thì phương tiện tổ chức cho học sinh cần chia ra làm hai loại, loại thứ nhất là loại cần phải chuẩn bị trước khi đến giờ tổ chức cho các em chơi, ví dụ mua cầu, mua bóng và loại thứ hai là kẻ vẽ sân chơi thì phải kẻ trước nếu kẻ bằng vôi, nước, sơn còn kẻ bằng phấn thì đợi đến giờ chơi mới kẻ.
Về địa điểm, sau khi đã chọn giáo viên cho học sinh thu nhặt các vật gây nguy hiểm, nếu bẩn thì phải quét dọn cho bảo đảm môi trường trong sạch.
3.6. Tổ chức đội hình cho học sinh chơi.
Tổ chức đội hình cho học sinh chơi được quy định trong một số nhiệm vụ sau: Tập hợp học sinh theo các đội hình khác nhau và ổn định tổ chức, phân chia đội (nếu trò chơi phải chia đội), chọn vị trí đứng của giáo viên để giải thích và điều khiển trò chơi, chọn đội trưởng của từng đội hoặc những người tham gia đóng vai của cuộc chơi, ví dụ như “lăn bóng”
Tuỳ theo tính chất của trò chơi mà giáo viên có thể tổ chức trò chơi theo nhiều đội hình khác nhau: Đội hình một hàng dọc, ngang hay vòng tròn Ở mỗi đội hình như vậy vị trí của giáo viên đứng điều khiển cũng khác nhau, tuy nhiên phải theo một nguyên tắc phải chú ý là làm sao học sinh phải nghe rõ được lời giáo viên nói, nhìn rõ được giáo viên làm mẫu, giáo viên phải bao quát được đội hình chơi, học sinh và tiến trình cuộc chơi, nhưng không gây cản trở cuộc chơi của các em.
	3.7. Giới thiệu và giải thích cách chơi.
Giới thiệu và giải thích trò chơi có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào thực tiễn, điều kiện cụ thể và đối tượng. Nếu các em chưa biết trò chơi đó thì cần giải thích và làm mẫu tỉ mỉ những nếu các em đã biết hoặc nắm vững trò chơi đó thì cách giới thiệu và giải thích thật ngắn gọn. Thông thường khi giới thiệu và giải thích về trò chơi giáo viên cần nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, yêu cầu về tổ chức đội hình, cách đánh giá thắng thua và thời gian chơi.
Đối với học sinh tiểu học, khi được tổ chức chơi các em thường muốn được chơi ngay, nhất là những trò chơi mà các em đã biết, sau khi giáo viên gọi tên trò chơi các em đã biểu lộ tình cảm ngay như reo hò, hưởng ứng hoặc không đồng ý chơi trò chơi đó Dù ở trong trường hợp nào, các em cũng không thích giảng giải dài dòng, vì vậy khi giải thích trò chơi, giáo viên nên nói ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, nhưng phải làm sao cho tất cả học sinh đều nghe và nắm được cách chơi.
Đối với trò chơi các em đã biết và hiểu luật chơi rồi thì không cần giải thích nữa, mà nêu thêm một số yêu cầu cao hơn. Có thể đưa ra một số yêu cầu chơi cao hơn lần trước, đòi hỏi học sinh cố gắng cao hơn mới hoàn thành được. Có như vậy các em mới hào hứng, hăng hái hơn, phát huy hết khả năng sức lực, trí tuệ và óc sáng tạo của mình.
Giới thiệu và giải thích trò chơi hấp dẫn, lôi cuốn được sự chú ý và khích lệ được học sinh tham gia chơi một cách thực sự là nghệ thuật của người điều khiển. Vì vậy mỗi giáo viên cần tích luỹ kinh nghiệm và không nên coi thường khâu giới thiệu và giải thích trò chơi.
3.8. Điều khiển trò chơi.
Khi các em bước vào chơi thì lúc này giáo viên phải đóng vai trò như một trọng tài trong một trận thi đấu. Mọi tình huống vi phạm luật, thống kê điểm thắng thua của từng đội để rồi phân loại đội nào thắng, đội nào thua và giải quyết kiện cáo đều do người điều khiển quyết định. Vì vậy người điều khiển phải nắm vững tiến trình và theo dõi cuộc chơi thật chặt.
Theo kinh nghiệm của nhiều nhà sư phạm, lúc cho học sinh chơi trò chơi mới, thì thường cho các em chơi thử một đến hai, ba lần, sau mỗi lần giáo viên cần nhận xét và bổ sung thêm những điều về luật để các em nắm vững luật, sau đó mới tiến hành cho các em chơi chính thức có thi đua.
Thông thường người điều khiển phải làm một số công việc sau:
	- Cho học sinh làm một số động tác khởi động, rồi mới tiến hành cuộc chơi.
 	- Theo dõi và nắm vững từng hoạt động của cá nhân hoặc toàn thể học sinh tham gia chơi.
	- Điều chỉnh khối lượng và cường độ của trò chơi.
 - Bảo hiểm đề phòng chấn thương ở những chỗ cần thiết.
Khi điều khiển trò chơi giáo viên có thể điều chỉnh khối lượng và cường độ trò chơi bằng nhiều cách:
 - Dùng tiếng vỗ tay, tiếng trống, tiếng reo hò để tăng nhịp điệu của trò chơi.
 - Rút ngắn hoặc tăng thời gian của cuộc chơi. 
 - Thay đổi phạm vi hoạt động của trò chơi (rút ngắn hoặc tăng cự li, giảm hoặc tăng trọng vật)
 - Thay đổi số lượng người chơi.
 - Thay đổi yêu cầu, mục đích hoặc luật chơi.
 - Nghỉ giải lao (nếu cần giảm khối lượng vận động).
Khi điều khiển trò chơi giáo viên cần chú ý bảo hiểm cho các em và tìm biện pháp phòng ngừa chấn thương có thể xảy ra. Cần nhắc nhở và giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật vì đây là một trong những biện pháp phòng ngừa chấn thương hiệu quả nhất.
3.9. Đánh giá kết quả cuộc chơi.
Sau một lần hoặc một số lần cho học sinh chơi, giáo viên cần nhận xét, đánh giá kết quả của cuộc chơi, giáo viên phải thống kê được những ưu điểm, khuyết điểm của từng đội, cụ thể về thời gian đội nào hoàn thành trước, nhiều hay ít người vi phạm luật chơi, đội hình đội ngũ có trật tự không 
Dựa vào yêu cầu, nội quy chơi, kết quả cuộc chơi giáo viên đánh giá cuộc chơi và phân loại thắng, thua thật công bằng, rõ ràng. Giáo viên hết sức lưu ý vấn đề này, vì đôi khi có giáo viên yêu cầu và luật lệ chơi rất khắt khe, nhưng đánh giá kết quả cuộc chơi lại đại khái, không chính xác hoặc không công bằng. Vì vậy đã làm học sinh mất phấn khởi, đôi khi các em biểu lộ sự phản đối với sự đánh giá đó và không chấp nhận kết luận của người điều khiển. Đây là những điều đã xảy ra không phải hãn hữu, ngay đến các trò chơi của người lớn như đá bóng, bóng rổ, bóng chuyền chúng ta cũng đã thấy những hiện tượng như vậy và như vậy tất nhiên là kết quả của cuộc chơi mà chúng ta tổ chức cho học sinh chơi bị giảm đi nhiều, mất đi ý nghĩa giáo dục và đôi khi cần đến sự hiềm khích, hiểu lầm
Có thể nói, điều khiển tiến trình một cuộc chơi (nhất là với học sinh tiểu học các em hiếu động và mức độ hiểu biết còn có hạn) sao cho sôi nổi, sinh động, hấp dẫn lôi cuốn được học sinh tham chơi một cách thích thú, đó là nghệ thuật của nhà sư phạm. Có lẽ chỉ có lòng yêu trẻ, yêu nghề, sự ham học hỏi nghiên cứu, sưu tầm tích luỹ kinh nghiệm thì nghệ thuật đó m

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ap_dung_phuong_phap_to_chuc_tro_choi_de_nang_cao_chat_l.doc