SKKN Giải pháp kiểm tra đánh giá giờ dạy để nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên Tiểu học

SKKN Giải pháp kiểm tra đánh giá giờ dạy để nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên Tiểu học

Xã hội ngày nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đó đạt được những thành tựu rực rỡ. Loài người bước sang nền văn minh công nghệ thông tin. Sự tiến bộ của khoa học đòi hỏi cần có một đội ngũ con người năng động, sáng tạo, có tri thức. Để đạt được mục tiêu trên chúng ta cần có nguồn nhân lực.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã khẳng định một số vấn đề chủ yếu về phát triển giáo dục:

 "Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp”.[1] Để đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho những nhà quản lí cũng như mỗi giáo viên. Chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường phụ thuộc vào giờ lên lớp của giáo viên, do vậy các nhà quản lí phải kiểm tra thường xuyên, kịp thời và đánh giá chính xác giờ lên lớp của giáo viên.

Chính vì vậy, cần nâng cao năng lực tổ chức và quản lý của người cán bộ quản lý để đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển giáo dục đào tạo. Công tác quản lý trường học là quản lý các hoạt động giáo dục. Đây là nhiệm vụ, trách nhiệm của người cán bộ quản lí. Vì vậy người cán bộ quản lý phải có năng lực, sáng tạo vận dụng linh hoạt các biện pháp tác động tới thầy, trò nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

 Thực tế cho thấy trong những năm qua các nhà trường nói chung và các nhà trường Tiểu học trong huyện Quảng Xương nói riêng đó quan tâm sát sao đến công tác quản lý hoạt động dạy và học, đặc biệt đội ngũ quản lý của các nhà trường đã quan tâm đến công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên song vẫn còn một số trường Tiểu học việc dự giờ, đánh giá giờ dạy của cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên còn nhiều bất cập, hạn chế và mang tính hình thức nên chất lượng đánh giá giờ dạy hiệu quả chưa cao.

 Chính vì lý do trên, là cán bộ làm công tác quản lý một trường Tiểu học ở huyện Quảng Xương tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp kiểm tra đánh giá giờ dạy để nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên Tiểu học” để làm tốt hơn công tác kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của giáo viên góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở bậc Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Quảng Lưu nói riêng.

 

doc 21 trang thuychi01 5871
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp kiểm tra đánh giá giờ dạy để nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
1
Mở đầu
1
1.1
Lý do chọn đề tài
1
1.2
Mục đích của đề tài
1
1.3
Đối tượng nghiên cứu
2
1.4
Phương pháp nghiên cứu
2
1.5
Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
2
2
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2
2.1
Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2
Thực trạng các vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
4
2.3
Giải pháp kiểm tra đánh giá giờ dạy để nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên Tiểu học
7
2.4
Hiệu quả của kiểm tra đánh giá giờ dạy để nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên Tiểu học
16
3
Kết luận và kiến nghị
17
3.1
Kết luận
17
3.2
Kiến nghị
18
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đó đạt được những thành tựu rực rỡ. Loài người bước sang nền văn minh công nghệ thông tin. Sự tiến bộ của khoa học đòi hỏi cần có một đội ngũ con người năng động, sáng tạo, có tri thức. Để đạt được mục tiêu trên chúng ta cần có nguồn nhân lực.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã khẳng định một số vấn đề chủ yếu về phát triển giáo dục:
 	"Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp”.[1] Để đáp ứng nhu cầu đổi mới của xã hội việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục là yêu cầu cấp thiết đặt ra cho những nhà quản lí cũng như mỗi giáo viên. Chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường phụ thuộc vào giờ lên lớp của giáo viên, do vậy các nhà quản lí phải kiểm tra thường xuyên, kịp thời và đánh giá chính xác giờ lên lớp của giáo viên.
Chính vì vậy, cần nâng cao năng lực tổ chức và quản lý của người cán bộ quản lý để đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển giáo dục đào tạo. Công tác quản lý trường học là quản lý các hoạt động giáo dục. Đây là nhiệm vụ, trách nhiệm của người cán bộ quản lí. Vì vậy người cán bộ quản lý phải có năng lực, sáng tạo vận dụng linh hoạt các biện pháp tác động tới thầy, trò nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
 	Thực tế cho thấy trong những năm qua các nhà trường nói chung và các nhà trường Tiểu học trong huyện Quảng Xương nói riêng đó quan tâm sát sao đến công tác quản lý hoạt động dạy và học, đặc biệt đội ngũ quản lý của các nhà trường đã quan tâm đến công tác kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên song vẫn còn một số trường Tiểu học việc dự giờ, đánh giá giờ dạy của cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên còn nhiều bất cập, hạn chế và mang tính hình thức nên chất lượng đánh giá giờ dạy hiệu quả chưa cao.
 	Chính vì lý do trên, là cán bộ làm công tác quản lý một trường Tiểu học ở huyện Quảng Xương tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Giải pháp kiểm tra đánh giá giờ dạy để nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên Tiểu học” để làm tốt hơn công tác kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của giáo viên góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở bậc Tiểu học nói chung và trường Tiểu học Quảng Lưu nói riêng.
1.2. Mục đích nghiên cứu
 	Nghiên cứu đề tài này nhằm:
 	- Hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong vấn đề đánh giá giờ dạy của giáo viên.
 	- Hiểu sâu hơn thực tế về đánh giá giờ dạy của giáo viên và sự cần thiết phải thường xuyên kiểm tra đánh giá giờ dạy, đề ra biện pháp kiểm tra đánh giá giờ dạy của giáo viên tiểu học nói chung và kiểm tra đánh giá giờ dạy của giáo 
viên trường Tiểu học Quảng Lưu nói riêng .
- Thông qua việc phân tích thực trạng của việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên, khảo sát thực tế để tìm hiểu nguyên nhân từ đó đưa ra giải pháp khắc phục những tồn tại hạn chế để nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên.
 	- Cũng thông qua việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp để đánh giá kết quả đã làm được so với chuẩn định mức, chỉ tiêu đã quy định xem cái gì đã làm được còn vấn đề gì chưa làm được (về phương pháp hay về kiến thức). Từ đó thấy được ưu điểm của từng giáo viên trong tiết dạy ở từng phân môn. Người cán bộ quản lý động viên khích lệ những vấn đề đạt được trong tiết dạy để họ phát huy, đồng thời trao đổi góp ý cho giáo viên điều chỉnh cái chưa làm được rút kinh nghiệm cho giờ dạy tiếp theo.
 	Qua kiểm tra đánh giá giờ dạy giúp cho giáo viên nâng cao tay nghề, vững vàng về chuyên môn, tự tin, chủ động về qui trình lên lớp các tiết học, thể loại bài của các môn học, đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với giai đoạn phát triển hiện nay, từ đó thúc đẩy việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- 21 CBGV đứng đứng lớp năm học 2018-2019 và 710 học sinh trường Tiểu học Quảng Lưu - Quảng Xương - Thanh Hóa. 
- Các cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên. 
- Các giải pháp kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
- Phương pháp thực nghiệm, đối chứng giờ lên lớp
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
	- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên một cách cụ thể, chi tiết. (Mục 2.3.1; trang 7).
 	- Một số lưu ý khi đánh giá giờ dạy trên lớp của giáo viên (Mục 2.3.6; trang 15,16).
	- Một số hình ảnh, minh chứng của việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên.(Mục d,trang 14; Mục 2.3.5, trang 15)
2. Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1. 1. Khái niệm về kiểm tra đánh giá
* Khái niệm kiểm tra
Kiểm tra là quá trình xem xét thực tế, đánh giá thực trạng so với mục tiêu, phát hiện các mặt tích cực, sai lệch,vi phạm để đưa ra quyết định điều chỉnh. [2]
* Đánh giá
Đánh giá là đưa ra nhận định tổng hợp về các dự kiện đo lường được 
thông qua các kì kiểm tra lượng giá trong quá trình và khi kết thúc bằng cách đối chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn đã được xác định rõ ràng trước đó trong mục tiêu.
Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, xử lý thông tin để lượng định tình hình và kết quả công việc giảng dạy của giáo viên, người đánh giá có kế hoạch quyết định và hành động có hiệu quả. [2]
* Đánh giá giờ dạy trên lớp đối với giáo viên
Là một quá trình tiến hành cả hệ thống nhằm xác định mục đích thành công của giáo viên trong giờ dạy về nội dung giờ dạy, về phương pháp mà giáo viên đó áp dụng, về phong thái của giáo viên trong giờ dạy học. Nó bao gồm sự miêu tả định tính và định lượng kết quả đạt được thông qua những nhận xét, so sánh với mục tiêu giờ lên lớp dựa vào các chuẩn đánh giá. [2]
2.1.2. Tác dụng của việc kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp đối với hoạt động chuyên môn trong nhà trường
 * Kiểm tra đánh giáo đối với CBQL trường học
 	Qua việc kiểm tra đánh giá giờ dạy trên lớp giúp cho cán bộ quản lý nắm bắt được năng lực sư phạm của từng giáo viên trong trường, xác định được thực trạng của việc giảng dạy để phát huy những ưu điểm và hạn chế những vướng mắc trong giờ dạy trên lớp. Từ đó CBQL điều chỉnh ngăn ngừa những sai lệch. Thông qua kết quả kiểm tra đánh giá cho phép CBQL đi đến những quyết định tối ưu nhất để xếp loại chuyên môn nghiệp vụ và công nhận giáo viên giỏi cấp trường đồng thời giúp cho CBQL sử dụng đúng người đúng việc phát huy được năng lực sở trường của mỗi giáo viên.[2]
 * Kiểm tra đánh giá giúp giáo viên
 	Giáo viên tự đánh giá khả năng, năng lực chuyên môn của mình đồng thời học hỏi được từ CBQL về kiến thức kĩ năng, phương pháp, cách thức tổ chức... để từ đó nâng cao nghiệp vụ sư phạm rèn luyện nhân cách nhà giáo, tinh thần trách nhiệm, nỗ lực ý chí, tính kiên trì lòng tự tin, ý thức tập thể và quan hệ ứng xử.[2]
2.1.3. Nội dung kiểm tra đánh giá
 * Việc soạn bài: Khi kiểm tra, đánh giá việc soạn bài cần chú ý những vấn đề sau:
 	Soạn đúng, đủ yêu cầu các dề mục như: Ngày soạn, tên môn, tên bài....
 	Soạn đúng theo phân phối chương trình của Bộ qui định. Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học và nội dung điều chỉnh các môn học để len kế hoạch bài dạy cho phù hợp. Ngoài ra còn phải tích hợp một số nội dung như giáo dục kĩ năng sống, an toàn giao thông.... đối với những bài cụ thể. Trong bài soạn phải hình thành các hoạt động trong một tiết dạy, các bước cho hoạt động đó, thời gian, hoạt động của thầy, của trò. Giáo viên cần khắc sâu điều gì, mở rộng ra sao? Hệ thống câu hỏi phải lô gíc, phải đưa học sinh vào tình huống có vấn đề để khai thác vốn sống và vốn kiến thức học sinh đã có trong nội dung bài dạy.
 * Đánh giá việc chuẩn bị đồ dùng ,phương tiện dạy học
 Đánh giá việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng có thể đánh giá được tinh
thần nhiệt tình sáng tạo của giáo viên trong công tác. Ta cần xem xét để thấy được bài dạy có thể sử dụng được những đồ dùng nào giáo viên có thể tự làm, góp ý cho giáo viên giúp họ có thể sáng tạo, tìm tòi để có nhiều đồ dùng phù hợp, tiện lợi phục vụ cho bài dạy đạt hiệu quả.
 * Đánh giá việc giảng bài trên lớp của giáo viên
 	CBQL cần chỉ ra những ưu điểm để giáo viên phát huy và những hạn chế mà giáo viên cần khắc phục.
 	CBQL cần tạo tâm lí cho giáo viên để cùng giáo viên trao đổi những kinh nghiệm trong giảng dạy, tháo gỡ những khó khăn tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên phát huy hết năng lực chuyên môn.
2.2. Thực trạng của việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp hiện nay trong trường Tiểu học Quảng Lưu - Quảng Xương - Thanh Hóa
2.2.1. Tình hình địa phương và nhà trường
 	Quảng Lưu là một xã nằm ở phía Đông Nam huyện Quảng Xương. Toàn xã có 15.350 hộ với 8000 nhân khẩu, có 1 km bờ biển chạy dài. Vùng đất giàu truyền thống các mạng, nền kinh tế chính là nông nghiệp và ngư nghiệp. Thu nhập của nhân dân còn thấp, chưa đồng đều. Quảng Lưu là địa phương có địa thế thuận lợi cho việc phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực như di tích lịch sử Chùa Mậu Xương, khu chợ Quán và một trong những xã hiện nay đang đi đầu trong việc xây dựng nông thôn mới chất lượng cao.
 	Trường Tiểu học Quảng Lưu trong những năm gần đây được sự chỉ đạo sát sao của PGD&ĐT Quảng Xương, sự tạo điều kiện của nhân dân và các ban ngành của địa phương, sự lãnh đạo sáng suốt của các đồng chí trong cấp ủy, BGH nhà trường cùng với sự nổ lực phấn đấu, đoàn kết nhất trí cao của tập thể cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường đó thật sự thay da đổi thịt, trường lớp khang trang. Có thể nói dây là một bước tiến vượt bậc của nhà trường, cơ sở vật chất (CSVC) như các phòng học, bàn ghế, phòng chức năng, trang thiết bị đạt chuẩn, khuôn viên bồn hoa cây cảnh được đầu tư xây dựng, qui hoạch tương đối khang trang. Đặc biệt tháng 12 năm 2008 được đoàn kiểm tra của sở Giáo dục Thanh Hóa và PGD&ĐT Quảng Xương về kiểm tra công nhận trường đạt Chuẩn Quốc gia giai đoạn 1. Về chất lượng dạy học nâng lên rõ rệt, chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn tương đối tốt, là một trong những đơn vị tiêu biểu cho vùng phía đông nam huyện Quảng Xương. Trong những năm học vừa qua trường luôn đạt danh hiệu tiên tiến cấp huyện. Đặc biệt năm học 2017-2018 trường được chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc. Để nâng cao chất lượng đội ngũ và chất lượng học sinh nhà trường đó chú trọng đến việc kiểm tra đánh giá đặc biệt kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên. Ban giám hiệu nhà trường đã xác định rõ vị trí vai trò, mục tiêu của việc kiểm tra đánh giá giờ lên lớp để góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
 	- Đội ngũ giáo viên đứng lớp: Tổng số 21 đồng chí, 100% đạt trình độ chuẩn, trong đó có 20/21 đồng chí có trình độ trên chuẩn. Hiện nay có 21/21 đồng chí soạn bài bằng máy tính và 21/21 đồng chí biết sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) thành thạo vào dạy học. Giáo viên giỏi cấp trường 16/21 đồng chí, trong đó có 2 giáo viên giỏi cấp tỉnh, 3 giáo viên vở sạch chữ đẹp cấp huyện và 19/21 đồng chí đã đạt giỏi cấp huyện. Đội ngũ CBGV trong nhà trường là một tập thể đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm cao. 
 	Trong quá trình giảng dạy, tất cả giáo viên đều thực hiện nghiêm túc kế hoạch chỉ đạo và qui chế chuyên môn của nhà trường. Hàng tuần đều dự giờ đồng nghiệp đánh giá rút kinh nghiệm mỗi tiết/tuần. Một số đồng chí rất tích cực trong việc dự giờ rút kinh nghiệm nên số tiết dự nhiều hơn qui định. Sau dự giờ có đánh giá rút kinh nghiệm với đồng nghiệp và đánh giá nhận xét trong phiếu dự giờ, cho điểm đúng theo qui định.
 	Các giờ dạy có đồng nghiệp dự hoặc có Ban giám hiệu (BGH) hoặc ban 
kiểm tra dự giờ thăm lớp để đánh giá xếp loại giờ lên lớp được giáo viên chuẩn bị cho giờ dạy rất chu đáo, công phu về nội dung, hình thức tổ chức, đồ dùng dạy học (ĐDDH) về tiến trình giờ dạy, có sự liên hệ thực tế về bảo vệ môi trường, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, ngôn ngữ của giáo viên có trau chuốt hơn, thường xuyên quan tâm đến các đối tượng học sinh trong lớp nên hiệu quả giờ dạy tốt hơn. 
 	- Về học sinh: Toàn trường có 710 học sinh. Đa số học sinh ngoan, chăm học, có nề nếp học tập, các em đó có thói quen học tập theo nhóm, hỗ trợ nhau cùng tiến bộ. Trong quá trình học tập các em tập trung cao độ, tích cực học tập, thảo luận sôi nổi, hăng hái xây dựng bài. 
2.2.2. Thực trạng của việc kiểm tra đánh giá giờ dạy của giáo viên trong trường TH Quảng Lưu
a. Những việc làm được
 	Năm học 2018- 2019 với chủ đề: "Tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục” và thực hiện tốt các phong trào thi đua và các cuộc vận động. Đặc biệt là phong trào thi đua: “Xây dựng trường học nền nếp - kỉ cương - thân thiện - chất lượng - văn minh" [3]. Do Phòng Giáo dục huyện quảng Xương phát động. Vì vậy, ngay từ đầu năm học BGH đã xác định rõ nhiệm vụ của năm học để nâng cao chất lượng giáo dục thì phải làm tốt công tác kiểm tra đặc biệt là kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên. 
 	- Nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ theo từng tuần, tháng, năm học và kế hoạch tổ chức các chuyên đề để nâng cao nhận thức cũng như đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các môn học.
 	- Thành lập Ban kiểm tra, thành phần là đội ngũ cốt cán có năng lực, vững vàng chuyên môn. 
 	- Tổ chức dự giờ chuyên đề, thao giảng, kiểm tra định kì, kiểm tra đột xuất và BGH dự giờ thường xuyên và số giờ kiểm tra đánh giá được nhiều vượt mức so với qui định tối thiểu 2 tiết/ tuần đối với phó hiệu trưởng, 1tiết/ tuần đối với hiệu trưởng. Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm sau dự giờ và sau kiểm tra khách quan và công khai. 
 	- Về hồ sơ sổ sách: Ghi chép về công tác kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của giáo viên đảm bảo đầy đủ, cập nhật thường xuyên.
b. Những tồn tại, hạn chế
 	 - Về phía quản lý(BGH): Đã có kế hoạch kiểm tra nhưng vẫn có tuần, tháng kế hoạch chưa có tính khả thi cao. Có khi chưa hợp lý còn chồng chéo nên 
chưa thực hiện được việc kiểm tra theo kế hoạch đề ra. 
Việc kiểm tra giờ lên lớp vẫn còn tình trạng nể nang nên có một số giờ dạy xếp loại mang tính chất động viên khích lệ thi đua. Đôi khi còn thiên vị chưa triệt để việc khách quan, dân chủ. Có lúc, do công việc đột xuất của BGH hoặc của giáo viên được dự giờ đánh giá nên có những tiết dự xong chưa tổ chức đánh giá nhận xét kịp thời, dẫn đến hiệu quả việc đánh giá của người đánh giá và người được đánh giá chưa cao. 
Chưa có kinh phí hỗ trợ làm thêm giờ cho các thành viên trong ban kiểm tra. Ngoài BGH mỗi thành viên trong ban kiểm tra đều là giáo viên đứng lớp nên việc phân công dạy thay cho các đồng chí thực hiện lịch kiểm tra đôi khi chưa thực hiện được theo kế hoạch.
 	- Về phía giáo viên: Khi dự giờ đồng nghiệp một số ít giáo viên ở các khối ghi chépp tiến trình dạy học trong phiếu dự giờ còn sơ sài đôi khi cho điểm thành phần trong phiếu dự giờ còn sai lệch. Vẫn còn có tư tưởng nhận xét đánh giá qua loa cho xong chuyện, mang tính hình thức, chưa mạnh dạn khi đánh giá giờ dạy cho đồng nghiệp nên hiệu quả đánh giá giờ lờn lớp chưa cao. Một số giáo viên khi được đồng nghiệp và cán bộ quản lý đánh giá giờ dạy không ghi chép hoặc ghi chép không cẩn thận những ưu điểm và những tồn tại trong tiến trình lên lớp của mình được góp ý nên vẫn còn những đồng chí trong quá trình giảng dạy tiếp tục mắc những tồn tại đã góp ý ở những tiết trước. Các giờ dạy không có người dự chưa chú ý đến hình thức dạy học, ĐDDH có chuẩn bị nhưng chưa chu đáo hoặc sử dụng hiệu quả hạn chế. Chưa quan tâm toàn diện đến các đối tượng học sinh trong lớp, chưa quan tâm thực sự đến giáo dục kĩ năng sống cho học sinh . 
 	Qua khảo sát, tìm hiểu thực tế chất lượng đội ngũ, qua kết quả kiểm tra đánh giá giờ lên lớp của giáo viên trong 2 năm học 2017-2018 và 2018-2019 như sau:
Năm học
Tổng số tiết dự
Xếp giờ giỏi
Xếp giờ khá
Xếp giờ đạt yêu cầu
SL
%
SL
%
SL
%
2017- 2018
117
25
21,4
81
69,2
11
9,4
2018- 2019
125
29
23,2
89
71,2
7
5,6
 	Qua kết quả kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của giáo viên, đối chiếu với quy định điều lệ trường Tiểu học và qui định của Phòng giáo dục & Đào tạo Quảng Xương về dự giờ tối thiểu của Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng trong năm học đó thực hiện tương đối tốt. Chất lượng giờ dạy của giáo viên tính tỷ lệ bình quân đạt 92.5 % giờ dạy khá giỏi. Các giờ dạy được báo trước kết quả đạt kết quả tốt hơn đa số đạt khá giỏi. Các giờ dự đột xuất vẫn còn những giờ đạt yêu cầu.
2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên
 	+ Trong công tác quản lý: 
- Công tác xây dựng kế hoạch chưa hiệu quả, thiếu sát thực phù hợp tình hình đội ngũ và đặc thù đơn vị.
- Việc thực hiện theo kế hoạch kiểm tra, đánh giá chưa triệt để. 
- Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên chưa thường xuyên, chưa quyết liệt.
	+ Về đội ngũ giáo viên: 
- Một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề, còn ngại khó,chưa chịu học hỏi, tìm tòi tài liệu, chưa thật sự đầu tư cho từng giờ dạy lên lớp của mình. 
- Hiện tượng thiếu tự tin, mất bình tĩnh, chưa mạnh dạn, thiếu sáng tạo, còn rập khuôn khi có đồng nghiệp dự giờ.
- Ngại đánh giá hoặc đánh giá chưa khách quan, chưa trung thực khi dự giờ đồng nghiệp. 
2.3. Giải pháp kiểm tra đánh giá giờ dạy để nâng cao chất lượng dạy học của giáo viên Tiểu học
2.3.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá theo tuần, tháng, học kì và cả năm học
 	- Xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể từ đầu năm học và kiểm tra trong suốt cả năm học, hướng chỉ đạo kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp với nhiều hình thức khác nhau: Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra có báo trước, kiểm tra không báo trước, dự giờ song song, dự giờ cả buổi, dự giờ có ứng dụng công nghệ thông tin.
 	- Thành lập ban kiểm tra, quy định lực lượng kiểm tra, đối tượng được kiểm tra, số lượng lần kiểm tra. Lực lượng kiểm tra là: Ban giám hiệu, tổ khối chuyên môn, cốt cán chuyên môn.
Lưu ý: Các thành viên được tham gia kiểm tra, đánh giá là những người có năng lực chuyên môn vững vàng, có phẩm chất cần thiết của người “Cầm cân nảy mực” như: tính trung thực, vô tư, khách quan, công minh, dân chủ...
 	- Thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra để cho giáo viên luôn có sự điều chỉnh mình trong suốt quá trình dạy học, kế hoạch càng cụ thể càng chi tiết sẽ giúp BGH định hướng trước được công việc trong tuần, tháng, kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của ai? Đối tượng giáo viên giỏi hay khá? Hay trung bình?
 	 - Kế hoạch sơ kết, tổng kết công tác kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp sau từng tuần, từng đợt.
 	- Phải kiểm tra 3 khâu: Chuẩn bị bài lên lớp; Tiến hành giờ lên lớp; Kết thúc giờ lên lớp (khảo sát chất lượng).
 	 - Để xây dựng kế hoạch dự giờ hiệu quả thiết thực người CBQL cần bám sát phân phối chương trình chẳng hạn dự khối 1 vào thời gian nào? nhằm tháo gỡ vấn đề gì? VD: dự vào tiết nào, chuyển từ dạng bài dạy âm sang dạy vần. Hay khối 2 dự môn toán bài nào, chuyển từ dạng bài cộng trừ không nhớ sang dạng bài cộng trừ có nhớ.
 	- Để xây dựng kế hoạch dự giờ cần dựa trên việc phân loại tay nghề nghiệp vụ sư phạm GV, đối với GV có chuyên môn vững của trường thì dự tiết nào mà CBQL cho là "khó dạy" để xem GV tháo gỡ chỗ vướng đó như thế nào? Đối với GV đầu yếu trong trường cần dự những tiết chuyển từ dạn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giai_phap_kiem_tra_danh_gia_gio_day_de_nang_cao_chat_lu.doc