SKKN Áp dụng một số phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường ptdt bán trú thcs tam thanh-Quan sơn - Thanh Hóa
Thực hiện theo chủ trương chuyển đổi cách tiếp cận chương trình giáo dục từ hướng cung cấp nội dung sang cách tiếp cận hình thành và phát triển năng lực HS(học sinh) của bộ giáo dục và đào tạo. Hiện nay tại các trường THCS đã và đang áp dụng phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS.
Không những thế một thực trạng chung của việc dạy và học trong các trường phổ thông là: Ngoài những học sinh giỏi luôn chủ động trong việc học tập trên lớp cũng như ở nhà còn có rất nhiều HS có học lực trung bình còn thụ động trong việc học. Do đó việc dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh còn gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó việc dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh phải là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, người dạy phải là người hiểu biết kiến thức của nhiều bộ môn, biết tổng hợp, phân tích lí giải một vấn đề theo hướng mở từ đó mới kích thích được tư duy và năng lực của học sinh. Tuy nhiên dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực là một phương pháp mới vì vậy một số giáo viên còn lúng túng, trong quá trình dạy học và ra đề theo phương pháp này.
Về phía học sinh các em mới bước đầu tiếp cận với phương pháp học mới nên không tránh khỏi sự bỡ ngỡ. Đặc biệt ngữ văn là môn học vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính thực tiễn lại có thể áp dụng thường xuyên để giáo dục nhân cách đạo đức cho học sinh, hướng cho các em có thể vận dụng từ bài học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Bởi vậy sự thay đổi phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn ngữ văn trong trường phổ thông là thực sự cần thiết đối với cả người dạy và người học.
Để thực hiện tốt chủ trương của ngành, khắc phục những hạn chế về phía người dạy và người học tôi quyết định chọn đề tài “Áp dụng một số phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường phổ thông dân tộc Bán trú THCS Tam Thanh” làm đề tài nghiên cứu.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GD&ĐT QUAN SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ÁP DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ THCS TAM THANH-QUAN SƠN-THANH HÓA. Người thực hiện: Nguyễn Thị Dung Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường PTDT Bán Trú THCS Tam Thanh – Quan Sơn – Thanh Hóa. SKKN thuộc lĩnh vực(môn): Ngữ Văn THANH HÓA NĂM 2016 Mục lục STT Nội dung Trang 1 1.Phần mở đầu. 1 2 Lí do chọn đề tài. 1 3 Mục đích nghiên cứu. 2 4 Đối tượng nghiên cứu. 2 5 phương pháp nghiên cứu. 2 6 2.Phần nội dung. 2 7 2.1.Cơ sở lí luận. 2 8 2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng đề tài. 3 9 2.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề đang đặt ra ở đơn vị. 4 10 Giải pháp thứ 1: Áp dụng một số hình thức tổ chức dạy học hướng tới phát triển năng lực học sinh trong môn ngữ văn. 4-5 11 Giải pháp thứ 2: Dạy học theo định hướng phát huy năng lực đọc hiểu của HS thông qua các tiết giảng văn. 5-7 12 Giải pháp thứ 3: Dạy học ngữ văn nhằm phát huy năng lực tạo lập văn bản cho học sinh. 7-10 13 Giái pháp thứ 4: Phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua việc xây dựng chủ đề bài kiểm tra. 10-18 14 2.4.Hiệu quả của đề tài đề tài đối với hoạt động giáo dục, đối với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 18-19 15 3.Kết luận kiến nghị. 19-20 1.Mở đầu. - Lí do chọn đề tài. Thực hiện theo chủ trương chuyển đổi cách tiếp cận chương trình giáo dục từ hướng cung cấp nội dung sang cách tiếp cận hình thành và phát triển năng lực HS(học sinh) của bộ giáo dục và đào tạo. Hiện nay tại các trường THCS đã và đang áp dụng phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS. Không những thế một thực trạng chung của việc dạy và học trong các trường phổ thông là: Ngoài những học sinh giỏi luôn chủ động trong việc học tập trên lớp cũng như ở nhà còn có rất nhiều HS có học lực trung bình còn thụ động trong việc học. Do đó việc dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó việc dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh phải là sự kết hợp của rất nhiều yếu tố, người dạy phải là người hiểu biết kiến thức của nhiều bộ môn, biết tổng hợp, phân tích lí giải một vấn đề theo hướng mở từ đó mới kích thích được tư duy và năng lực của học sinh. Tuy nhiên dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực là một phương pháp mới vì vậy một số giáo viên còn lúng túng, trong quá trình dạy học và ra đề theo phương pháp này. Về phía học sinh các em mới bước đầu tiếp cận với phương pháp học mới nên không tránh khỏi sự bỡ ngỡ. Đặc biệt ngữ văn là môn học vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính thực tiễn lại có thể áp dụng thường xuyên để giáo dục nhân cách đạo đức cho học sinh, hướng cho các em có thể vận dụng từ bài học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Bởi vậy sự thay đổi phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn ngữ văn trong trường phổ thông là thực sự cần thiết đối với cả người dạy và người học. Để thực hiện tốt chủ trương của ngành, khắc phục những hạn chế về phía người dạy và người học tôi quyết định chọn đề tài “Áp dụng một số phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường phổ thông dân tộc Bán trú THCS Tam Thanh” làm đề tài nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu. Viết đề tài “ Áp dụng một số phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường PTDT Bán trú THCS Tam Thanh”. Tôi xác định cho mình mục đích sau: Đối với bản thân: Tôi thấy đề tài trên phục vụ thiết thực cho việc dạy học trên lớp của tôi và việc kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực. Đối với học sinh: Đề tài mà tôi nghiên cứu sẽ góp phần phát huy tính chủ động, tích cực, óc tư duy, suy luận của học sinh, tạo hứng thú cho học sinh trong các tiết học cũng như phân loại được HS trong quá trình kiểm tra đánh giá. Dạy học phù hợp với năng lực của từng học sinh từ đó định hướng phát huy được năng lực cho các em theo từng mức độ. Không những thế còn rèn luyện năng lực sáng tạo cho HS. Góp phần Phát hiện những HS có năng lực và bỗi dưỡng năng lực học tập môn ngữ văn cho HS. Kiểm tra đánh giá đúng năng lực của học sinh và phân loại học sinh. Đối tượng nghiên cứu: Trước khi viết sáng kiến kinh nghiệm này tôi xác định cho mình đối tượng nghiên cứu là: Việc áp dụng đề tài “Một số phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường PTDT Bán trú THCS Tam Thanh”. Làm đề tài nghiên cứu sao cho hiệu quả . Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng phương pháp ứng dụng, thực nghiệm qua các tiết thực giảng trên lớp bằng giáo án điện tử theo phương pháp dạy học định hướng phát triển năng lực HS và ra các chủ đề, các bài kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp thống kê, đối chiếu, sử lí số liệu để thực hiện đề tài. 2.Nội dung. 2.1.Cơ sở lí luận. Trước khi viết sáng kiến này tôi xác định cho mình cơ sở lí luận của đề tài là: Lấy phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh làm cơ sở lí luận để nghiên cứu. Bên cạnh đó bản thân tôi còn căn cứ vào nghị quyết số 29 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 8 (khóa XI) đã xác định Giáo dục và đào tạo Việt Nam cần đổi mới một cách căn bản, toàn diện. Thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục phổ thông theo tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW, ngày 6/3/2014 Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch số 103/KH-BGDĐT về việc tổ chức hội thảo “Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn trong trường phổ thông”, với mục đích: nghiên cứu cơ sở lý luận và xây dựng kế hoạch triển khai việc đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học với cách thức xây dựng đề thi/kiểm tra và đáp án theo hướng mở; tích hợp kiến thức liên môn; giải quyết vấn đề thực tiễn. Không những thế đề tài được nghiên cứu còn dựa trên những nội dung đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục của nghành đối với các môn học nói chung và môn ngữ văn nói riêng. Bên cạnh đó đề tài được nghiên cứu còn đáp ứng được yêu cầu dạy học và kiểm tra đánh giá theo phương pháp mới. Giúp các em HS phát huy năng lực của mình từ quá trình học đến quá trình làm bài cũng như việc vận dụng kiến thức bài học hoặc kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Thông qua các tiết dạy văn góp phần phát huy những năng lực sẵn có và năng lực mới hình thành cho HS giúp các em có thể đi từ nội dung của bài học vận dụng vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Với đề tài này đã góp phần quan trọng trong việc thay đổi phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá HS. Vì vậy đề tài này có ý nghĩa, tầm quan trọng thiết thực đối với việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc suy luận tiếp thu và phát huy năng lực trong quá trình học và làm bài kiểm tra của HS (học sinh). 2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng đề tài: Thuận lợi: Thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi gặp được những thuận lợi sau: Về phía phòng giáo dục: Luôn có giải pháp chỉ đạo sát sao, kịp thời các phương pháp dạy học mới tới GV(Giáo viên). Tổ chức các đợt tập huấn, các buổi sinh hoạt liên cụm để kịp thời cập nhật các phương pháp, cách dạy học mới cho giáo viện. Tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên nghiên cứu học hỏi trao đổi kinh nghiệm cùng nhau tìm ra những giải pháp tốt cho việc dạy và học phù hợp với bộ môn và đặc điểm tâm sinh lí đối tượng học sinh theo vùng, miền. Về phía nhà trường: Luôn tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài, bằng cách hỗ trợ các phương tiện dạy học hiện đại: Sử dụng GAĐT(giáo án điện tử), sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại như : Máy tính, máy chiếu cho việc thực dạy trên lớp. Thường xuyên sinh hoạt tổ chuyên môn để triển khai kịp thời tới giáo viên những phương pháp dạy học mới. Về phía học sinh: Đa phần học sinh ngoan, luôn có tinh thần, ý thức học hỏi, vươn lên trong học tập. Về phía bản thân người dạy: Trước khi nghiên cứu đề tài bản thân tôi đã được tham dự các lớp tập huấn chuyên môn do PGD huyện và Sở GD tổ chức, được có cơ hội để trao đổi, học hỏi, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp, được tham khảo các tài liệu tập huấn và mạng internet vì vậy đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để bản thân nghiên cứu, thực hiện đề tài. Khó khăn: Nghiên cứu đề tài này tôi gặp phải những khó khăn sau: Đây là phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá mới, vì vậy bước đầu áp dụng vào việc thực dạy, kiểm tra trên lớp, ra đề kiểm tra bản thân tôi còn thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó kinh nghiệm của đồng nghiệp về phương pháp dạy học và KTĐG (Kiểm tra đánh giá) chưa nhiều. Nên việc học hỏi trao đổi kinh nghiệm giữa GV với GV còn hạn chế. Về phía học sinh một số em còn tiếp thu chậm, mà việc sử dụng phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá mới lại đòi hỏi học sinh phải có óc tư duy, suy luận trên cơ sở những gợi ý và định hướng của GV để từ đó giải quyết các tình huống, các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống. Vì vậy việc tiếp thu và làm bài kiểm tra ở một số học sinh yếu, kém còn bị hạn chế ở một số phần. Bởi vậy số học sinh yếu kém trong học kì một vẫn còn: Dưới đây là bảng khảo sát thực tế về chất lượng bộ môn ngữ văn đối với các khối lớp tôi thực dạy: STT Lớp Tổng số HS Giỏi Khá TB Yếu - Kém SL % SL % SL % SL % 1 9A 28 1 3.6 4 14.3 19 67.8 4 14.3 2 9B 27 2 7.4 5 18.5 16 59.3 4 14.8 3 7A 36 2 5.5 7 19.4 20 72.3 1 2.8 4 7B 36 1 2.8 6 16.7 27 75 2 5.5 Để khắc phục những khó khăn, tồn tại nói trên trong quá trình giảng dạy và áp dụng đề tài này bản thân tôi đã đưa ra một số giải pháp sau: 3.3.Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề đặt ra. Giải pháp thứ 1: Áp dụng một số hình thức tổ chức dạy học hướng tới phát triển năng lực học sinh trong môn ngữ văn. Đó là các hình thức tổ chức dạy học trong các giờ học chính khóa. GV dạy học cho hoc sinh theo định hướng phát triển năng lực với các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện theo các bước sau: Học theo cá nhân. Học theo nhóm. Học theo góc. Trong đó hoạt động học theo góc là hình thức tổ chức hình thức hoạt động học tập, theo đó người học thực hiện các nhiệm vụ khác nhau theo các vị trí cụ thể trong không gian lớp học, đáp ứng nhiều phong cách học khác nhau. Học theo góc người học được lựa chọn các hoạt động học tập theo các phong cách học, tạo cơ hội “Khám phá”, “thực hành”; cơ hội mở rộng, phát triển, sáng tạo; cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và hướng dẫn bằng văn bản của người dạy; cơ hội cá nhân tự áp dụng và trải nghiệm. Do vậy học theo góc kích thích người học tích cực thông qua hoạt động; Mở rộng sự tham gia nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái, đảm bảo học sâu, hiệu quả bền vững, tương tác cá nhân cao giữa thầy và trò, tránh tình trạng người học phải chờ đợi. Chẳng hạn, khi học về văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” – văn 9 có thể tổ chức các góc học sau: Viết bài luận; Sáng tác thơ nhạc về chủ đề chiến tranh và hòa bình; Vẽ tranh với chủ đề chiến tranh, hòa bình; Xem băng hình; Thảo luận về những nội dung liên quan đến bài học. Hoặc khi dạy văn bản “Sang thu” – văn 9 GV có thể tổ chức cho học sinh các góc học sau nhằm phát huy tối đa năng lực của HS: Viết đoạn văn cảm nhận chung về bài thơ; Vẽ tranh minh họa về vẻ đẹp mùa thu trong bài thơ; sáng tác một đoạn thơ, bài thơ về chủ đề mùa thu; Xem một đoạn băng hình và thảo luậnhướng về những nội dung liên quan đến bài học. Dạy học theo góc có những điểm tương đồng với dạy học theo nhóm, theo cặp và một số phương pháp, kĩ thuật, thủ thuật dạy học khác. Ưu điểm của dạy học theo góc là người dạy có thể giao nhiệm vụ với các mức độ và năng lực khác nhau theo từng nội dung học tập, mỗi cá nhâ tự hoàn thành nhiệm vụ với sự tương tác của người dạy và thành viên trong nhóm. Mỗi góc phải chuẩn bị đầy đủ các phương tiện đáp ứng nội dung học tập và nhiệm vụ các góc cùng hướng tới mục tiêu bài học. Dạy học theo góc có thể áp dụng ở hầu hết các dạng bài học và các bài tập tích hợp kiến thức nhiều môn học. Đây là một trong nhữn hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy năng lực của học sinh trong các tiết học văn. Giải pháp thứ 2: Dạy học theo định hướng phát huy năng lực đọc hiểu của HS thông qua các tiết giảng văn. Ngoài năng lực chung cốt lõi giáo viên cần chú ý đến năng lực chuyên biệt của HS. Đặc biệt trong môn ngữ văn năng lực chuyên biệt rất cần thiết để các em học tốt môn học này. Một trong những năng lực chuyên biệt là năng lực đọc - hiểu văn bản. Vậy giáo viên cần phải dạy như thế nào để phát huy được năng lực đọc hiểu của HS? Cách dạy đọc – hiểu không nhằm truyền thụ một chiều cho HS (Học sinh) những cảm thụ của giáo viên về văn bản được học, mà hướng đến việc cung cấp cho HS cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề nội dung và nghệ thuật của văn bản, từ đó hình thành cho HS năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động, có sắc thái cá nhân. Hoạt động đọc – hiểu cần được thực hiện theo một trình tự từ dễ đến khó, từ thấp đến cao, trải qua các giai đoạn từ đọc đúng, đọc thông đến đọc hiểu, từ đọc tái hiện sang đọc sáng tạo. Khi hình thành năng lực đọc – hiểu cho HS cũng chính là hình thành năng lực cảm thụ thẩm mĩ, khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng và tư duy. Năng lực đọc – hiểu của HS còn được hiểu là tích hợp các kiến thức và kĩ năng của các phân môn cũng như toàn bộ kĩ thuật và kinh nghiệm sống của HS. Khi đọc – hiểu bất cứ một văn bản nào người đọc cũng phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Huy động vốn kiến thức và kinh nghiệm của bản thân là những hiểu biết về chủ đề hay hiểu biết về các vấn đề văn hóa xã hội có liên quan đến chủ đề thể loại của văn bản. -Thể hiện những hiểu biết về văn bản: Tìm kiếm thông tin bằng cách đọc lướt để tìm ý chính, đọc kĩ để tìm các chi tiết. Từ đó giải thích, cắt nghĩa, phân loại, phân tích để tạo nên hiểu biết chung về văn bản. VD(Ví dụ): Khi đọc truyện có thể giúp HS khai thác thông tin về đặc điểm của các nhân vât, yêu cầu các em có thể kể ra đặc điểm của nhân vật Khi đọc các tác phẩm thơ có thể yêu cầu các em liệt kê các ngôn từ, hình ảnh nghệ thuật trong thơ Giải thích nghĩa và tác dụng của từ ngữ, hình ảnh, câu văn, chi tiết nghệ thuât biệp pháp tu từ cho văn bản: VD: Khi dạy bài sang thu từ hoạt động đọc – hiểu GV có thể hỏi HS bằng những câu hỏi mà HS phải suy nghĩ cắt nghĩa từ những hình ảnh có trong tác phẩm: ?Những hình ảnh trong khổ 1 của VB “Sang thu” như: Hương ổi, gió se, sương trùng trình gợi cho em suy nghĩ gì về sự chuyển biến của thời tiết, khí trời? đây là những dấu hiệu của mùa nào trong năm? Hoặc trong ngữ văn 8 bài “Quê hương” GV có thể khai thác từ việc đọc – hiểu của các em bằng câu hỏi: Trong câu thơ: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm. Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ” Đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Biện pháp ấy đã nhấn mạnh trạng thái như thế nào của chiếc thuyền sau một ngày lao động mết mỏi trở về bến? -GV giúp HS thu thập thông tin từ các yếu tố khác trong văn bản như tác giả, hoàn cảnh sáng tác văn bản đồng thời chỉ ra được mối quan hệ giữa các thông tin trong văn bản. -Sắp xếp các chi tiết trong văn bản theo một trình tự nhất định (Theo thời gian hoặc không gian) phân loại các chi tiết được đưa ra. -So sánh để chỉ ra sự tương đồng hoặc khác biệt giữa các tư tưởng, quan điểm của các nhân vật. VD: Khi dạy văn bản Lão Hạc giáo viên có thể định hướng cho HS tìm hiểu liên hệ những tác phẩm cùng chủ đề, những nhân vật cùng cảnh ngộ như nhân vật Chi Dậu trong tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố hay nhân vật chí phèo của chính tác giả Nam Cao. Nhằm phát huy năng lực so sánh để tìm ra nét tương đồng hoặc khác biệt. Giúp HS phát huy năng lực khai thác, đào sâu một vấn đề có cùng chủ đề. -Đưa ra những kết luận về văn bản từ các thông tin quan điểm của người viết. Người viết muốn thể hiện chủ đề hoặc quan điểm tư tưởng như thế nào qua tác phẩm? GV là người định hướng để HS tìm hiểu tư tưởng của mỗi văn bản và từ đó HS đưa ra những kết luận về văn bản. GV còn định hướng cho HS khai thác các chi tiết có vấn đề trong văn bản. Những chi tiết đó có tác dụng gì trong việc thể hiện tư tưởng, quan điểm của tác giả về thời đại. VD:Tìm hiểu chi tiết chiếc bóng trong truyện người con gái Nam Xương: Chiếc bóng là chi tiết thắt nút câu chuyện đưa sự ghen tuông của Trương Sinh lên đến đỉnh điểm, đẩy mâu thuẫn vợ chồng Trương Sinh lên đến tột độ. Nhưng rồi cũng chính chi tiết chiếc bóng đã gỡ nút câu chuyện giải oan cho Vũ Nương làm Trương Sinh phải hối hận. Đây cũng chính là chi tiết có sức tố cáo chế độ nam quyền độc đoán, cũng là chi tiết nghệ thuật ngầm phản đối chiến tranh phi nghĩa trong chế độ cũ làm cho vợ phải xa chồng, cha phải xa con, dẫn đến sự hiểu nhầm và những việc làm vốn để động viên an ủi đứa trẻ khi thiếu vắng tình cha con, bỗng chốc trở thành sự ghen tuông, mâu thuẫn, dẫn đến bi kịch trong gia đình và đó cũng chính là bi kịch toàn xã hội lúc bấy giờ. Hoặc trước cái chết vật vã đau đớn của Lão Hạc em có suy nghĩ gì về thời đại lúc bấy giờ? Đứng trước câu hỏi này đòi hỏi HS phải tư duy thể hiện năng lực sự hiểu biết của mình không chỉ từ trong tác phẩm mà đòi hỏi học sinh phải biết được thực tế thời đại lúc bấy giờ để giải thích. Cái chết của lão Hạc không chỉ là tiếng nói từ trái tim của người cha yêu thương con tha thiết. Chết để không ăn lạm vào của cải đã để dành cho con trai. Nhưng ẩn sau cái chết dữ dội ấy là tiếng nói của một lương tâm trong sáng, lương thiện thà chết trong còn hơn sống đục, sống để rồi phải theo gót Binh Tư hành nghề trộm cắp thì không đáng sống. Qua cái chết của lão Hạc cũng là tiếng nói tố cáo xã hội đương thời một xã hội mà con người ta muốn sống lương thiện thì thật khó, thậm chí để giữ vững sự lương thiện con người phải tìm đến cái chết, còn nếu sống thì cũng sống khổ cực, thiếu thốn như Lão Hạc, như ông giáo mà thôi, và sẽ có những lúc họ bị đẩy vào con đường trộm cắp, tù tội lúc nào không biết. Như vậy muốn giữ vững sự trong sạch trong tâm hồn thì phải tìm đến cái chết. Đó phải chăng là một bi kịch thời đại trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Trong năng lực đọc - hiểu của HS đều quan trọng đặc biệt hơn cả là HS phải hiểu được kiến thức từ văn bản mang lại và hơn thế nữa HS phải biết liên hệ để giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống trên cơ sở phù hợp với thời đại, đạo đức và pháp luật. Vì vậy trong quá trình dạy học GV cần định hướng cho HS bằng những câu hỏi có tính mở nhằm phát huy khả năng liên tưởng đi từ lí thuyết bài học đến thực tiễn đời sống. Đọc để hiểu, đọc để suy ngẫm và đọc để tìm tòi khám phá, sáng tạo là cả một quá trình. Quá trình ấy có thể được thực hiện theo sơ đồ sau: GV đặt câu hỏi GV gợi ý HS hiểu HS Đọc HS trả lời(Thể hiện HS suy ngẫm HS HS tương tác suy nghĩ về CS.) Giải pháp thứ 3: Dạy học ngữ văn nhằm phát huy năng lực tạo lập văn bản cho học sinh. Đối với môn ngữ văn giáo viên không chỉ giúp học sinh rèn luyện năng lực đọc hiểu mà việc rèn luyện các năng lực khác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một trong những kĩ năng quan trọng đó chính là năng lực tạo lập văn bản hay còn có tên gọi khác là năng lực viết, năng lực tập làm văn: Năng lực (NL) tạo lập văn bản Là NL diễn đạt những điều đã học được theo các kiểu văn bản (chuẩn VB): Miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính- công vụ. Để phát huy được năng lực tạo lập văn bản cho HS. Trứơc hết GV phải dạy học nhằm phát huy năng lực đọc – Hiểu văn bản cho HS. Vì HS có hiểu được văn bản mới có thể có kiến thức để viết văn. Không những thế giáo viên cần phải giúp HS nắm vững năng lực tập làm văn. Biết cách tạo lập văn bản theo 6 kiểu : miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính- công vụ. Dưới đây tôi xin giới thiệu một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân về dạy học theo định hư
Tài liệu đính kèm:
- skkn_ap_dung_mot_so_phuong_phap_day_hoc_va_kiem_tra_danh_gia.doc