SKKN Áp dụng Module 35 (Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS) và Module 36 (Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS) vào giảng dạy tiết 42 Ngữ văn 9: Dô tả dô tà của Mạnh Lê

SKKN Áp dụng Module 35 (Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS) và Module 36 (Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS) vào giảng dạy tiết 42 Ngữ văn 9: Dô tả dô tà của Mạnh Lê

Trong các mục tiêu giáo dục mà Đảng và nhà nước ta đặt ra hiện nay thì mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và hoàn thiện bản thân học sinh là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng. Ngoài việc trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản thì mỗi giáo viên đứng lớp cần chú trọng đến việc trang bị kĩ năng sống và giá trị sống cho học sinh. Bởi kĩ năng sống và giá trị sống ảnh hưởng trực tiếp tới sự hoàn thiện nhân cách của học sinh .

Với nhận định chủ quan của mình, tôi nhận thấy công tác giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các câu chuyện giáo dục, chúng ta đang phải nghe bao câu chuyện khiến những người đang trực tiếp làm thầy phải suy nghĩ, trăn trở: Đâu đó những học sinh vô lễ đánh thầy cô giáo của mình, đâu đó những học sinh đánh nhau ngay trước cổng trường, những clip bạo lực được quay và tung lên mạng, những câu chuyện học trò yêu đương và bao hậu quả đau lòng

Học sinh ngày nay vốn là những con người hiện đại, năng động, dễ thích ứng với cái mới, giờ đây được tiếp cận với công nghệ truyền thông hiện đại, nhiều học sinh trưởng thành hơn trong cuộc sống và học tập. Nhưng vẫn còn đó những trăn trở khi con trẻ đang quay lưng lại với truyền thống, đang bỏ qua những nét đẹp bao đời mà dân tộc gìn giữ, phát huy. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy đa số học sinh có cái nhìn rất mơ hồ về giá trị sống. Tôi luôn suy nghĩ: Làm thế nào để định hướng, để dạy các em biết trân trọng những giá trị truyền thống của quê hượng? Làm thế nào để trang bị cho các em những kĩ năng sống và giúp các em hoàn thiện giá trị sống của bản thân thông qua bài giảng của mình? Đây là câu hỏi mà không chỉ tôi mà tất cả những người làm công tác giáo dục đều trăn trở. Cụ thể hóa những trăn trở ấy, năm học 2016 – 2017, Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đã đưa nội dung Module 35 (Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS) và Module 36 (Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS) vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS trên toàn tỉnh.

 

doc 21 trang thuychi01 7964
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Áp dụng Module 35 (Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS) và Module 36 (Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS) vào giảng dạy tiết 42 Ngữ văn 9: Dô tả dô tà của Mạnh Lê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC	
TT
Tên nội dung
Trang
1
 I. MỞ ĐẦU 
2
2
1.1 Lí do chọn đề tài
2
3
1.2 Mục đích nghiên cứu
3
4
1.3 Đối tượng nghiên cứu
4
5
1.4 Phương pháp nghiên cứu
4
6
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
4
7
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
4
8
2.1 Cơ sở lí luận 
4
9
2.1.1Quan niệm về kĩ năng sống
4
10
2.1.2 Quan niệm về giá trị sống
5
11
2.1.3 Mục tiêu, nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống cho học sinh 
5
12
2.1.4 Quan điểm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn Ngữ văn 
6
13
2.2 Thực trạng của vấn đề
7
14
2.3 Các giải pháp để giải quyết vấn đề
8
15
2.4 Hiệu quả của sáng kiến
16
16
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
19
17
1. Kết luận
19
18
2. Kiến nghị
20
19
Tài liệu tham khảo và danh mục 
21
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong các mục tiêu giáo dục mà Đảng và nhà nước ta đặt ra hiện nay thì mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và hoàn thiện bản thân học sinh là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng. Ngoài việc trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản thì mỗi giáo viên đứng lớp cần chú trọng đến việc trang bị kĩ năng sống và giá trị sống cho học sinh. Bởi kĩ năng sống và giá trị sống ảnh hưởng trực tiếp tới sự hoàn thiện nhân cách của học sinh .
Với nhận định chủ quan của mình, tôi nhận thấy công tác giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay gặp nhiều khó khăn, thách thức. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các câu chuyện giáo dục, chúng ta đang phải nghe bao câu chuyện khiến những người đang trực tiếp làm thầy phải suy nghĩ, trăn trở: Đâu đó những học sinh vô lễ đánh thầy cô giáo của mình, đâu đó những học sinh đánh nhau ngay trước cổng trường, những clip bạo lực được quay và tung lên mạng, những câu chuyện học trò yêu đương và bao hậu quả đau lòng
Học sinh ngày nay vốn là những con người hiện đại, năng động, dễ thích ứng với cái mới, giờ đây được tiếp cận với công nghệ truyền thông hiện đại, nhiều học sinh trưởng thành hơn trong cuộc sống và học tập. Nhưng vẫn còn đó những trăn trở khi con trẻ đang quay lưng lại với truyền thống, đang bỏ qua những nét đẹp bao đời mà dân tộc gìn giữ, phát huy. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy đa số học sinh có cái nhìn rất mơ hồ về giá trị sống. Tôi luôn suy nghĩ: Làm thế nào để định hướng, để dạy các em biết trân trọng những giá trị truyền thống của quê hượng? Làm thế nào để trang bị cho các em những kĩ năng sống và giúp các em hoàn thiện giá trị sống của bản thân thông qua bài giảng của mình? Đây là câu hỏi mà không chỉ tôi mà tất cả những người làm công tác giáo dục đều trăn trở. Cụ thể hóa những trăn trở ấy, năm học 2016 – 2017, Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đã đưa nội dung Module 35 (Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS) và Module 36 (Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS) vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THCS trên toàn tỉnh. 
Môn học Ngữ văn ở trường trung học cơ sở có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục này. Ngữ văn là môn học vốn đã chứa đựng những yếu tố phù hợp với các nội dung cơ bản của giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống. Môn Ngữ văn giúp học sinh có năng lực ngôn ngữ để học tập, giao tiếp, giúp học sinh thêm giàu cảm xúc, góp phần hoàn thiện nhân cách. Trong quá trình giảng dạy môn học Ngữ văn, Tôi nhận thấy các tác phẩm văn chương có khả năng đặc biệt trong việc khơi gợi tình cảm, định hướng các giá trị sống cho học sinh, nhất là các tác phẩm thuộc chương trình địa phương. Giáo viên có thể lồng ghép giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống cho học sinh thông qua các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
Hơn nữa, các tài liệu về giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống đang còn dừng ở mức độ lí thuyết, chỉ nhằm để hướng dẫn giáo viên tự vận dụng trong quá trình giảng dạy bộ môn của mình. Hiện nay chưa có bất kì 1 đề tài nghiên cứu nào là đã áp dụng giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống cụ thể như thế nào trong 1 tác phẩm địa phương như “Dô tả dô tà”. Chính vì tế tôi quyết định nghiên cứu đề tài “ Áp dụng Module 35 (Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS) và Module 36 (Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS) vào giảng dạy tiết 42 ngữ văn 9: Dô tả dô tà của Mạnh Lê”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tôi đã đưa nội dung giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống vào bài giảng của mình, từ đó giúp học sinh có nhận thức, tư tưởng đúng đắn, biết ươm mầm và nuôi dưỡng ước mơ, lí tưởng, biết sống và phấn đấu cho bản thân, gia đình, quê hương, biết nhìn lại quá khứ với sự biết ơn, trân trọng, biết xác định những giá trị của bản thân để vững vàng hơn trong cuộc sống. Đặc biệt trong quan hệ giao tiếp với thầy cô, bè bạn, trong gia đình và ngoài xã hội, học sinh sẽ rút ra được những chuẩn mực, từ đó học cách thích nghi trong mọi hoàn cảnh. Tức là qua học tập một tác phẩm thơ viết về lịch sử, viết về những con người của quê hương Thanh Hóa, học sinh tìm được bài học và kinh nghiệm sống cho mình. Hơn nữa, đây là một tác phẩm mới vừa được đưa vào trong chương trình địa phương trong bốn năm gần đây, là 1 tác phẩm viết về nơi các em đã sinh ra và lớn lên. Tiếp cận tác phẩm dưới góc độ giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống là một cách đổi mới phương pháp dạy học. Bởi rèn luyện kĩ năng sống và giá trị sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của mục tiêu giáo dục ở các nhà trường THCS do Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa chỉ đạo trong năm học 2016-2017 này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Giáo dục các kĩ năng sống và giá trị sống cho học sinh qua quá trình giảng dạy bài thơ “ Dô tả dô tà” của Mạnh Lê
	Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 9B trường THCS Đồng Lương – Lang Chánh năm học 2015 – 2016 và 2016-2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp quan sát thực tế: dự giờ thăm lớp
	- Phương pháp đối thoại
	- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, xử lí thông tin
	- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu, tổng kết kinh nghiệm.	
1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Năm học 2014- 2015, tôi từng làm 1 Sáng kiến kinh nghiệm về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua bài thơ trong chương trình địa phương “ Dô tả dô tà”. Tuy nhiên trong năm học đó, bài thơ vừa được đưa vào giảng dạy nên sự nghiên cứu còn chưa sâu sắc. Mới chỉ đơn thuần là giảng giải và cho học sinh tiếp cận 1 số kĩ năng sống cơ bản. Ba năm qua, tôi có thời gian để trau dồi hơn kinh nghiệm của mình. Hơn nữa nhờ vào quá trình bồi dưỡng Module 35,36 giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống cho học sinh THCS trong năm học này cùng với chuyên môn của bản thân, tôi phát triển đề tài nghiên cứu về bài thơ này ở mức độ cao hơn. Tôi mong muốn qua đề tài này, tìm hiểu chi tiết hơn nữa về nội dung giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống cho học sinh, nêu một số kinh nghiệm, thể nghiệm của bản thân về giáo dục học sinh qua một tác phẩm trong chương trình địa phương lớp 9. Đây là đối tượng học sinh đã có ít nhiều có hiểu biết về giá trị sống và kĩ năng sống cho mình. 
II - NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1.Quan niệm về kĩ năng sống 
- Theo quan niệm của tổ chức y tế thế giới WTO: Kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. ( Nguồn Internet)
- Theo quan niệm của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF: Kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này sẽ lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.( Nguồn Internet) 
Các kĩ năng sống có thể giáo dục cho học sinh qua các môn học đó là: Kĩ năng tự nhận thức, Kĩ năng xác định giá trị, Kĩ năng kiểm soát cảm xúc, Kĩ năng ứng phó với căng thẳng, Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, Kĩ năng thể hiện sự tự tin, Kĩ năng giao tiếp, Kĩ năng lắng nghe tích cực, Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, Kĩ năng hợp tác, Kĩ năng tư duy sáng tạo, Kĩ năng ra quyết định, Kĩ năng giải quyết vấn đề, Kĩ năng đặt mục tiêu ( Module 35)
 2.1.2. Quan niệm về giá trị sống.
	Giá trị sống là những điều con người cho là tốt, là quan trọng phải có cho bằng được. Nó chi phối hành vi hướng thiện của con người. ( Module 36 )
Các giá trị sống có thể giáo dục cho học sinh qua các môn học đó là:
Giá trị chung của loài người: Chân, thiện, mĩ
Các giá trị dận tộc: tinh thần yêu nước, trách nhiệm cộng đồng
Các giá trị gia đình: hòa thuận, hiếu thảo
Các giá trị bản thân: trách nhiệm với gia đình, xã hội, chăm học chăm
làm, trung thực, vị tha, tôn trọng và yêu thương mọi người, khiêm tốn, đoàn kết, cầu tiến. ( Module 36)
2.1.3 Mục tiêu, nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống cho học sinh 
 Mục tiêu 
- Trang bị cho häc sinh những kiến thức, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho häc sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực 
- Tạo cơ hội thuận lợi để häc sinh thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của mình ®ång thêi phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. (Giáo dục KNS trong môn Ngữ văn ở trường THCS)
Nguyên tắc: Giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống phải theo các nguyên tắc: 
- Hợp tác - Tương tác: Cần tæ chøc cho häc sinh tham gia các ho¹t ®éng, hợp tác và tương tác với giáo viên và với nhau trong quá trình gi¸o dôc. 
- Trải nghiệm: học sinh được đặt vào các tình huống để trải nghiệm 
- Tiến trình: NhËn thức -> Hình thành thái độ -> Thay đổi hành vi. 
- Thay đổi hành vi: theo hướng tích cực. 
- Thời gian: Giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống cần thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc (Giáo dục KNS trong môn Ngữ văn ở trường THCS)
2.1.4. Quan điểm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong môn Ngữ văn 
a. Vai trò của môn học Ngữ văn: 
- Là môn học giúp học sinh có những hiểu biết về xã hội, văn hoá, văn học, lịch sử, đời sống nội tâm của con người; giúp học sinh có khả năng giao tiếp, nhận thức về xã hội và con người; giúp học sinh làm giàu xúc cảm thẩm mĩ để hoàn thiện nhân cách. 
b. Quan điểm giáo dục kĩ năng sống trong môn Ngữ văn 
- Mục tiêu và nội dung môn Ngữ văn đã phù hợp với các nội dung cơ bản của giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống.
- Giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống cho HS trong môn Ngữ văn thông qua việc sử dụng các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực. 
- Bám sát những mục tiêu giáo dục kÜ n¨ng sèng và giá trị sống, đồng thời đảm bảo chuẩn kiến thức- kĩ năng của giờ dạy Ngữ văn. 
c. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống qua môn học Ngữ văn ở trường Trung häc c¬ së nhằm giúp học sinh: 
Về kiến thức 
- Nâng cao hiểu biết về các giá trị truyền thống của dân tộc cũng như các giá trị tốt đẹp của nhân loại; góp phần khắc sâu kiÕn thức đã học về quyền và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, định hướng tương lai và nghề nghiệp cho các em.
- Nhận thức được sự cần thiết của các kĩ năng sống giúp cho bản thân sống tự tin, lành mạnh, phòng tránh được ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bản thân và người khác. 
- Nhận thức được những giá trị cốt lõi làm nền tảng cho các kĩ năng sống. 
Về kĩ năng 
- Có kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng sống có trách nhiệm, kĩ năng ứng xử linh hoạt, hiệu quả và tự tin trong các tình huống giao tiếp hàng ngày. 
- Có suy nghĩ và hành động tích cực, tự tin, có những quyết định đúng đắn 
- Có kĩ năng bảo vệ mình và người khác trước những nguy cơ ảnh hưởng đến sự an toàn và lành mạnh của cuộc sống 
Về thái độ 
- Học sinh cảm thấy hứng thú và có điều kiện được thể hiện các kÜ n¨ng sèng và giá trị sống đã rèn luyện được đồng thời động viên người khác cùng thực hiện. 
- Hình thành và thay đổi hành vi theo hướng tích cực, có lối sống lành mạnh, có trách nhiệm với bản thân, bè bạn, gia đình và cộng đồng. 
- Có ý thức về quyền và trách nhiệm với các giá trị truyền thống, với gia đình, quê hương và dân tộc mình, có ý thức định hướng cho tương lai, định hướng nghề nghiệp. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
 Trong quá trình giảng dạy tại địa phương , Tôi nhận thấy rằng việc dạy và học các tác phẩm của chương trình địa phương còn chưa thực sự được chú trọng. Nhiều giáo viên cho rằng đây là những bài học “ bên lề” của chương trình mà vô tình lãng quên đi những hiệu quả to lớn mà chương trình địa phương có thể hướng tới. Đặc biệt là đối tượng học sinh của xã hội ngày nay: một bộ phận học sinh đang thờ ơ và quay lưng lại với truyền thống văn hóa của Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng. Những bài học lịch sử, những bài học về lòng yêu nước, tự hào dân tộc đang là những bài học mà học sinh cho là đơn điệu và sáo rỗng. Nhưng truyền thống là giá trị trường tồn cần thiết cho mọi dân tộc, mọi thời đại. Làm sao để học sinh từ những bài học truyền thống tốt đẹp mà nuôi dưỡng lí tưởng, ước mơ, hình thành tư tưởng đúng đắn? Làm sao để học sinh của chúng ta đừng ích kỉ chỉ biết sống cho mình, mà phải biết sống vì cộng đồng, biết tự hào và phát huy những giá trị chân chính và trường tồn của dân tộc là câu hỏi mà tất cả chúng ta trăn trở?
	Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh của mình rất thiếu những kĩ năng và giá trị sống, bởi qua quan sát tôi thấy rằng các em luôn có những suy nghĩ và hành động “ lệch chuẩn”. Học sinh của tôi chưa ý thức được giá trị bản thân mình, còn e ngại trong giao tiếp, khả năng lắng nghe và kiên định còn hạn chế, khả năng ứng phó với căng thẳng và hợp tác chưa được nhần nhuyễn. Hơn nữa trong giao tiếp hằng ngày với thầy cô, bè bạn, với gia đình đang còn tồn tại nhiều bất cập. 
	Đặc biệt trong thời điểm hiện nay, Thanh Hóa đang là điểm đến tin cậy của nhiều du khách trong và ngoài nước. Thanh Hóa đang đứng trước những thuận lợi và cũng vô vàn thách thức. Trong đó thách thức nhất vẫn là sự chuẩn bị về mặt con người. Câu hỏi đặt ra là: làm thế nào để mỗi người dân Thanh Hóa (Kể cả các bạn học sinh) đều có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch, dù là nghiệp dư? Làm thế nào để trong con mắt của bạn bè người Thanh Hóa không chỉ là những con người “ Ăn rau má, phá đường tàu, đục ống dẫn dầu, cắt dây điện thoại”. Điều đầu tiên, họ phải biết, phải hiểu, phải tự hào về những giá trị và truyền thống tốt đẹp của địa phương. Phải yêu quê hương mình trước khi truyền tình yêu đó sang cho người khác. Vậy còn gì thực tế hơn là trang bị những kiến thức ấy cho đối tượng gần gũi nhất của giáo dục – đó là học sinh. Và giáo dục học sinh các kĩ năng sống và giá trị sống cần thiết thông qua các tác phẩm của văn học địa phương cũng là một cách để nâng cao năng lực và giá trị của bản thân học sinh, để học sinh có thể làm chủ bản thân, sống có trách nhiệm hơn với chính bản thân mình và với xã hội.
Những bài thơ như “ Dô tả dô tà” có thể góp phần hình thành lí tưởng sống tốt đẹp cho học sinh ngay từ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Bởi những tác phẩm văn chương Êy không chỉ làm sống lại một thời kì hào hùng của địa phương mà còn đem lại cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với quê hương, đất nước mình, đồng thời giáo dục học sinh sống có trách nhiệm hơn với quá khứ, với hiện tại và tương lai. Với Dô tả dô tà “ Dường như có một Thanh Hóa đang xuôi dòng lịch sử. Qua mỗi chặng buồn vui, chiến tranh giặc giã, khó khăn hiểm trở trên đường phát triển, con người Thanh Hóa lại dô tả dô tà, hò nhau đồng lòng đẩy quê hương vượt lên, tiến về phía trước. Và dẫu cho bao thế hệ đã đi qua thì cái tinh thần đồng lòng dốc chí ấy đã trở thành bài ca đẹp đẽ sống mãi với thời gian, sống cùng trời đất”. ( Thiết kế bài dạy chương trình địa phương môn Ngữ văn lớp 8,9)
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
 Giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống ở bài thơ “ Dô tả dô tà” của Mạnh Lê
 	Với giới hạn của đề tài chỉ xin được nêu ra một vài nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở trong quá trình giảng dạy bài thơ “ Dô tả dô tà” của Mạnh Lê trong chương trình địa phương Ngữ văn 9. 
- Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống: 
+ Kĩ năng giao tiếp: Trình bày, trao đổi các ý kiến về cách tiếp cận và thể hiện những giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Qua đó thể hiện cách nhìn nhận của bản thân đối với những tư tưởng, tình cảm mà Mạnh Lê muốn gửi gắm. thông qua bài thơ này.
+ Kĩ năng tư duy sáng tạo: Phân tích, bình luận về ý nghĩa nội dung và tư tưởng của tác phẩm, cách thể hiện tư tưởng thông qua hình ảnh, ngôn từ,từ đó thể hiện cách nghĩ của riêng mình với những cái nhìn vừa chủ quan vừa khách quan.
+ Kĩ năng tự nhận thức: Qua những giá trị về truyền thống lịch sử, văn hóa và những phẩm chất tốt đẹp của con người Thanh Hóa tồn tại đã bao đời mà Mạnh Lê gửi gắm qua bài thơ. Học sinh nhận thức được rằng: Mỗi cá nhân được sống như ngày hôm nay là được kế thừa những truyền thống tốt đẹp, cần phải sống, phải phấn đấu không chỉ cho bản thân mình mà cần biết sống vì quê hương, biết phấn đấu cho lí tưởng sống tốt đẹp. 
+ Kĩ năng xác định giá trị: học sinh tìm kiếm những giá trị truyền thống tinh thần tốt đẹp của quê hương Thanh Hóa: đó là những con người mộc mạc nhưng anh dũng, lạ quan và tràn ngập tình yêu thương. Đó là những giá trị bền vững và vô cùng quý giá. 
	+ Kĩ năng kiểm soát cảm xúc: Qua bài học này, học sinh sẽ kiểm soát được những cảm xúc của cá nhân trước nhiều hoàn cảnh. Bởi lâu nay trong thực tế đời sống sự dè bỉu và chế nhạo dành cho người dân Thanh Hóa không hề ít. Học sinh ý thức được những điều tốt đẹp mà người Thanh Hóa đã và đang có để thấy tự hào và có cách đối xử văn minh hơn, tránh cảm giác bị ức chế khi có người chế nhạo: “ Lá rau má to bằng lá sen hoặc Ăn rau má, phá đường tàu, đục ống dẫn dầu, cắt dây điện thoại”. 
	+ Kĩ năng thể hiện sự tự tin: học sinh có thể tự tin trong giao tiếp với những người xung quanh, tự tin vì mình là thế hệ sau đang kế thừa và phát huy được những truyền thống tốt đẹp của con người và quê hương Thanh Hóa.
	+ Kĩ năng ứng phó với căng thẳng: sau này khi các em có dịp đi ra môi trường rộng lớn hơn thì sự phân biệt vùng miền lại càng rõ rệt, những xung đột có thể xảy ra bất kì lúc nào bởi sự tổn thương về lòng tự trọng. Các em sẽ học được cách giải quyết ôn hòa và hợp lí hơn trong những trường hợp này.
Mục tiêu giáo dục giá trị sống:
+ Giá trị dân tộc: tinh thần yêu quê hương đất nước, trách nhiệm với quê hương, với cộng đồng.
+ Giá trị gia đình: Phải đoàn kết, yêu thương và hòa thuận.
+ Giá trị bản thân học sinh: Trách nhiệm với bản thân, với quê hương, biết tôn trọng yêu thương mọi người, biết thứ tha và bao dung, cần cù sáng tạo và có chí hướng, cầu tiến, khiêm tốn, trung thực, đoàn kết. 
oa
 	oaHoas đã và đang có Hkjjklm,,,jhhhh jjjj
- Giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống thông qua các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực:
+ Kĩ thuật Động não: Học sinh suy nghĩ và nêu ý kiến về cách tiếp cận các vấn đè đặt ra trong tác phẩm và các câu hỏi mà giáo viên đặt ra.
+ Kĩ thuật Thảo luận nhóm: Trao đổi để tìm hiểu các giá trị về truyền thống văn hóa, lịch sử, con người được thể hiện trong tác phẩm.
+ Kĩ thuật các mảnh ghép: giáo viên chia học sinh thành các nhóm khác nhau và yêu cầu học sinh mỗi nhóm tìm hiểu một vấn đề mà bài thơ Dô tả dô tà gửi gắm.
+ Kĩ thuật Hỏi và trả lời: Gv sử dụng câu hỏi gợi mở để học sinh phát hiện ra những đơn vị kiến thức cần nắm trong bài học.
+ Kĩ thuật Trình bày một phút: HS trình bày cảm nhận, ấn tượng sâu sắc của cá nhân về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 
Sau đây là tiết dạy có áp dụng giáo dục Kĩ năng sống và giá trị sống cho học sinh trường THCS Đồng Lương trong tiết 42 chương trình địa phương: bài thơ Dô tả dô tà của Mạnh Lê
 Phương tiện dạy học :
Máy tính, bài hát Hò sông Mã, khúc tình ca Thanh Hóa
Tranh ảnh về Thanh Hóa : Cầu Hàm Rồng, Khu di tích lịch sử Lam Kinh, hội Cửa Đạt, Phủ Na, tượng đài Bác Hồ, hình ảnh TP Thah Hóa.
Giấy khổ to và bút nét to.
 Tiến trình dạy học :
1. Khám phá : GV cho học sinh nghe bài hát hò sông Mã do Trọng Tấn ( Ca sĩ nổi tiếng quê Thanh Hóa) trình bày. Giáo viên sử dụng kĩ thuật động não yêu cầu học sinh nêu cảm tưởng về bài hát này.
Mục đích giáo dục kĩ năng sống và giá trị sống: học sinh cảm nhận vẻ đẹp của quê hương qua giai điệu hào hùng của bài hát và biết tự hào về âm nhạc địa phương bởi 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ap_dung_module_35_giao_duc_ki_nang_song_cho_hoc_sinh_th.doc