SKKN Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường

SKKN Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường

Công nghệ là một môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng những quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Nội dung trong sách giáo khoa Công nghệ 10 là những kiến thức cơ bản về nông, lâm, ngư nghiệp và tạo lập doanh nghiệp. Do đó nếu người dạy không đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cho học sinh tìm tòi khám phá, từ đó tìm ra tri thức và tiếp nhận tri thức một cách chủ động mà cứ giảng dạy theo phương pháp truyền thống sẽ gây nhàm chán cho học sinh.

Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay là chuyển từ việc dạy học lấy giáo viên làm trung tâm chuyển sang việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

Xác định được nhiệm vụ trên, đội ngũ giáo viên ở các cấp học đã không ngừng đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, trong đó phương pháp đóng vai được nhiều giáo viên lựu chọn.

Xuất phát từ những lý do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Tích hợp liên môn bài: “Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường”. - Công nghệ lớp10. góp phần thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở phổ thông.

 

doc 19 trang thuychi01 7111
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
	Trang 
I.MỞ ĐẦU.	 
1. Lý do chọn đề tài.	2 
2. Mục đích nghiên cứu.	2
3. Đối tượng nghiên cứu.	2	
4. Phương pháp nghiên cứu.	2	
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.	
1. Cơ sở lý luận.	2
2. Cơ sở thực tiễn đề tài.	3
3. Sáng kiến kinh nghiệm.	3
III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.	17	
Tài liệu tham khảo.
1. Sách giáo khoa công nghệ 10.
2. Sách giáo viên công nghệ 10.
3. Để học tốt công nghệ 10.
4. Hình ảnh trên Internet.
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Công nghệ là một môn khoa học ứng dụng, nghiên cứu việc vận dụng những quy luật tự nhiên và các nguyên lý khoa học nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Nội dung trong sách giáo khoa Công nghệ 10 là những kiến thức cơ bản về nông, lâm, ngư nghiệp và tạo lập doanh nghiệp. Do đó nếu người dạy không đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cho học sinh tìm tòi khám phá, từ đó tìm ra tri thức và tiếp nhận tri thức một cách chủ động mà cứ giảng dạy theo phương pháp truyền thống sẽ gây nhàm chán cho học sinh.
Xu hướng đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay là chuyển từ việc dạy học lấy giáo viên làm trung tâm chuyển sang việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm. 
Xác định được nhiệm vụ trên, đội ngũ giáo viên ở các cấp học đã không ngừng đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, trong đó phương pháp đóng vai được nhiều giáo viên lựu chọn.
Xuất phát từ những lý do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Tích hợp liên môn bài: “Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường”. - Công nghệ lớp10. góp phần thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở phổ thông.
2. Mục đích nghiên cứu.
Thiết kế, xây dựng và sử dụng phương pháp tích hợp liên môn trong dạy học phần nông, lâm, ngư nghiệp - Công nghệ 10, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao hiệu quả dạy học Công nghệ 10.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Học sinh khối 10 bậc trung học phổ thông.
4. Phương pháp nghiên cứu.
a. Phương pháp thảo luận nhóm.
 b. Phương pháp chuyên gia.
c. Phương pháp day học theo dự án.
d. Phương pháp thống kê toán học.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. Cơ sở lý luận.
1.1. Một số khái niệm cơ bản.
a. Phương pháp dạy học tích cực.
- Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. 
- Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc, là quan điểm hiện đại trong giáo duc. Hiểu đúng và làm đúng quá trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong một thể thống nhất của các môn học.
b. Phương pháp dạy học tích hợp.
Quan điểm tích hợp và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã được giáo viên tiếp nhận nhưng ở mức độ thấp. Phần lớn giáo viên lựa chọn mức độ tích hợp “liên môn“ hoặc tích hợp “nội môn“. Các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng. 
2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.1 Thực trạng dạy học Công nghệ 10 ở trường trung học phổ thông 
a Thực trạng dạy học của giáo viên
Nhìn chung, giáo viên cải tiến đổi mới phương pháp như sử dụng: phương pháp vấn đáp tìm tòi, trực quan tìm tòi, thảo luận nhóm Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp trên không thường xuyên, đa phần giáo án chủ yếu là nội dung bài học chứ chưa chú trọng đến phương pháp, rất ít câu hỏi tư duy. Chưa chú ý sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
b. Việc học của học sinh
Qua thực tế giảng dạy cho thấy, chất lượng giờ dạy môn Công nghệ 10 chiếm tỷ lệ trung bình rất cao. Hoạt động các em chủ yếu là nghe giảng, ghi chép chứ chưa có ý thức phát biểu xây dựng bài. Một số em còn làm việc riêng trong giờ học, có khi lớp 40-50 học sinh nhưng trong suốt giờ học chỉ tập trung 4-5 em phát biểu xây dựng bài. Các em hầu như không có hứng thú vào việc học tập bộ môn Công nghệ 10. 
2.2. Những nguyên nhân của thực trạng dạy và học Công nghệ 10 ở trường trung học phổ thông hiện nay
Giáo viên ngại áp dụng các phương pháp mới vào quá trình dạy học. Bởi để dạy học theo các phương pháp mới phát huy được tính tích cực của HS đòi hỏi phải đầu tư thời gian, trí tuệ vào việc soạn giáo án. Đồng thời giáo viên phải có năng lực tổ chức, điều khiển quá trình dạy học. Đây là khó khăn đối với giáo viên hiện nay vì một số trường chưa có giáo viên chuyên ngành kỹ thuật nông nghiệp. Bên cạnh đó một nguyên nhân nữa là học môn này không được học sinh coi là môn học chính. Từ đó đã hình thành nên suy nghĩ buông lõng, thả trôi trong ý thức học tập của học sinh.
3. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: TÍCH HỢP LIÊN MÔN ĐỂ DAY BÀI: Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường. 
CHỦ ĐỀ : MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 
 (Dành cho học sinh lớp 10)
Thời lượng: 3 tiết
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Tên chủ đề: Môi trường và sự phát triển bền vững
1. Nội dung chương trình các môn học được tích hợp trong chủ đề
a) Để góp phần vào hoạt động bảo vệ môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, chủ đề “Môi trường và sự phát triển bền vững” được xây dựng từ các môn học:
Môn Địa lí: từ các bài học Môi trường và tài nguyên thiên nhiên; Môi trường và sự phát triển bền vững, trong chương trình lớp 10, thuộc học kì II.
Môn Giáo dục công dân lớp 10: Bài 15. Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại, Mục: Ô nhiễm môi trường và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.
Môn Công nghệ 10, Bài 19 Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường. Mục Ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường. Những biện pháp hạn chế ảnh hưởng xấu của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến môi trường
Đối với môn Công nghệ nội dung bài Bài 19 Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật và môi trường, còn lại nội dung phần Ảnh hưởng của thuốc hóa học bảo vệ thực vật đến quần thể sinh vật có hai phương án dạy: Phương án (1) dạy ghép nội dung còn lại vào bài 17 hoặc 18; Phương án (2) nội dung còn lại tích hợp vào môn Sinh học và như vậy toàn bài không được dạy ở môn Công nghệ.
Chủ đề này được thực hiện vào học kì II của lớp 10. Thời lượng dạy học chuyên đề này 03 tiết, được lấy từ 02 tiết dạy của môn Địa lí và 01 tiết của môn Giáo dục công dân hoặc Công nghệ.
b) Nội dung chủ đề
- Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
 Khái niệm và phân loại
Vai trò và chức năng
Hiện trạng, nguyên nhân, giải pháp
Liên hệ
- Ô nhiễm môi trường, vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu
Khái niệm
Hiện trạng, nguyên nhân và giải pháp
Liên hệ
Vấn đề môi trường và phát triển ở nhóm nước phát triển và đang phát triển.
Phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững
Giải pháp phát triển bền vững
Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường.
c) Ý nghĩa xây dựng chủ đề:
Môi trường là không gian sinh sống của con người và các loài sinh vật. Nhưng cùng với sự phát triển nhanh về dân số, khoa học kỹ thuật đặc biệt là sự phát triển tăng tốc của nền kinh tế, con người đã tác động đến chính môi trường sống của mình và làm cho nó bị suy thoái và ô nhiễm.
Phần lớn các vấn đề môi trường là do tác động không hợp lý của con người lên môi trường trong các hoạt động kinh tế, do sự chạy đua vũ trang, chiến tranh và xung đột quân sự... Vì vậy, trong khi đưa ra các giải pháp về môi trường, cần phải tìm thấy căn nguyên của các vấn đề này có tính chất kinh tế - xã hội.
Chính vì vậy, vấn đề môi trường không tách rời với vấn đề phát triển. Vấn đề này, vừa có tính toàn cầu, vừa có tính khu vực và vừa có những nét riêng của từng nước, từng khối nước...
Giáo dục có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giải quyết vấn đề môi trường và phát triển bền vững, vì nó tác động đến từng thành viên trong xã hội, làm thay đổi từ kiến thức, ý thức đến hành vi của họ trong mọi hoạt động.
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là hai nội dung của cùng một vấn đề, là mục tiêu của phát triển bền vững, chúng có mối quan hệ nhân quả với nhau, việc xây dựng thành chủ đề học tập giúp cho vận dụng các phương pháp dạy học tích cực thuận lợi hơn, học sinh có thời gian để nghiên cứu sâu về các nội dung học tập. Đồng thời giúp học sinh biết vận dụng kiến thức nền của các môn học khác nhau ở phổ thông để nhận biết được các tác nhân gây ô nhiếm môi trường, các vấn đề của môi trường toàn cầu, vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên, vấn đề phát triển bền vững, liên hệ được trách nhiệm của công dân với vấn đề này...
	II. HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Dự án được thực hiện trong 3 tiết
Tiết 1:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG VÀ GIAO NHIỆM VỤ
Mục tiêu:
- Xây dựng được các chủ đề cần tìm hiểu
	 - Thành lập được các nhóm theo sở thích
	 - Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm
	 - Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm
	Thời gian: tiết 1
	Cách thức tổ chức hoạt động:
Giáo viên giới thiệu dự án cho học sinh: là một chuyên gia về môi trường, có nhiệm vụ đi tìm hiểu về thực trạng môi trường của thế giới và Việt Nam trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất để giải quyết những vấn đề trên.
Giáo viên cho học sinh xem các clip: Các vấn đề cấp bách trên trái đất hiện nay, hãy xem con người đã làm gì với môi trường.Yêu cầu học sinh nhận xét
 Giáo viên nhận xét và vào dự án: 2 Clip chúng ta vừa xem cho thấy con người ngay từ khi mới xuất hiện cho đến nay đã tác động và làm cho môi trường thay đổi mạnh mẽ. Vậy chúng ta phải làm thế nào để hạn chế được những tác động tiêu cực do chính mình gây ra với môi trường sống và làm thế nào để sự phát triển của ngày hôm nay không làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của các thế hệ mai sau, hay nói cách khác là làm thế nào để phát triển bền vững?
Bước 1: Giáo viên và học sinh cùng thảo luận để xác định các nội dung
của dự án.
 Nội dung 1: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
 Nội dung 2: Ô nhiễm môi trường, vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu.
 Nội dung 3: Ô nhiễm môi trường ở nhóm nước phát triển
 Nội dung 4: Ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển.
 Nội dung 5: Phát triển bền vững
Bước 2: Thành lập nhóm
- GV Phát phiếu thăm dò 
- Học sinh điền phiếu.
- GV Công bố kết quả. 
- Các nhóm bàn bạc bầu nhóm trưởng, thư kí, xếp nhóm theo sở thích.
Điều chỉnh các đối tượng học khác nhau
 - Theo trình độ học sinh
 - Theo năng lực sử dụng Công nghệ thông tin của học sinh
 Bước 3: Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm.
Nhóm
Nội dung nhiệm vụ
Nhiệm vụ
1,2
- Tìm hiểu về Môi trường (Khái niệm, các loại môi trường, chức năng, vai trò của môi trường trong sự phát triển của xã hội loài người. Phân biệt được môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo).
 Tìm hiểu về Tài nguyên thiên nhiên (Khái niệm, phân loại, kể tên các loại tài nguyên theo khả năng hao kiệt)
Tìm hiểu về ô nhiễm môi trường (khái niệm, biểu biện, nguyên nhân hậu quả và các biện pháp khắc phục)
3,4
Những biểu hiện của ô nhiễm môi trường ở địa phương em sinh sống.
Trách nhiệm của học sinh trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
Tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm môi trường ở các nước phát triển.
5,6
 Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
- Biện pháp mà các nước thuộc nhóm phát triển đã thực hiện nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm.
- Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển.
7,8
 Nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Liên hệ với Việt Nam.
- Các nước đang phát triển gặp những khó khăn gì trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với các biện pháp nhằm hạn chế biến đổi khí hậu (trong nông nghiệp, khai thác khoáng sản, phát triển công nghiệp).
- Tìm hiểu về phát triển bền vững (Khái niệm, cơ sở,mục tiêu)
Bước 4: Phát phiếu học tập định hướng và gợi ý cho học sinh một số nguồn tài liệu có thể tham khảo giúp hoàn thành nhiệm vụ
Nghiên cứu phiếu học tập định hướng
Lắng nghe, ghi chép, hỏi GV những nội dung chưa hiểu
Bước 5: Kí hợp đồng học tập 
 Sản phẩm:
- Thành lập được 10 nhóm học sinh, mỗi nhóm có 4-5 học sinh. Các nhóm đã bầu được các nhóm trưởng.
- Các nhóm đã tham gia kí kết hợp đồng học tập với giáo viên và bước đầu xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ.
HOẠT ĐỘNG 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LÀM VIỆC
1. Mục tiêu:
- Các nhóm dưới sự hướng dẫn của GV sẽ thảo luận về chủ đề được giao, xây dựng đề cương nghiên cứu cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án.
- Các nhóm xác định được những việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, phương pháp tiến hành.
- Các nhóm tự phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, video về các nội dung được phân công.
- Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm.
- Góp phần hình thành kĩ năng thu thập thông tin, phỏng vấn, điều tra thực tế,
 - Kỹ năng trình bày vấn đề và viết báo cáo
Thời gian: tiết 1
Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV định hướng cho học sinh và các nhóm trong quá trình xây dựng kế hoạch làm việc.
Bước 2: Giải đáp thắc mắc cho học sinh. Giúp đỡ học sinh khi học sinh yêu cầu.
Bước 3: Các nhóm học sinh dựa trên phiếu định hướng hoạt động phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Sản phẩm
Đề cương chi tiết cho từng chủ đề ở các nhóm.
Bản phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và thời gian cho việc hoàn thành nhiệm vụ.
TỪ TIẾT 1 ĐẾN TIẾT 2, 3.
(Học sinh và các nhóm học sinh làm việc ở nhà)
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Mục tiêu:
Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề ra:
- Thu thập thông tin: Học sinh có thể tìm kiếm thông tin, bản đồ, tranh ảnh qua sách, báo, Internet
- Xử lý thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm. Trong quá trình xử lí thông tin, các nhóm phải hướng đến việc làm rõ các vấn đề đặt ra trong đề cương nghiên cứu
- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm và chuẩn bị trình bày trước lớp.
 Thời gian: Học sinh tự sắp xếp thời gian và thực hiện nhiệm vụ.
 Cách thức tổ chức hoạt động
 - Giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến độ công việc của nhóm mình, đồng thời nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu các chủ đề.
 - Các thành viên thông qua báo cáo của nhóm mình, góp ý, chỉnh sửa bài báo cáo của nhóm.
 - Nhóm trưởng tiếp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên, hoàn thiện báo cáo của nhóm, chuẩn bị trình bày trước lớp vào tiết sau.
2. Sản phẩm
Poster: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Bài thuyết trình về: Ô nhiễm môi trường – vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu (Power point)
Bài thuyết trình được trình bày bằng sơ đồ tư duy: Ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển (Fezi)
Bài thuyết trình về phát triển bền vững (Power point).
Các nhóm hoàn thành sản phẩmHọc sinh nhận được bài trình bày của các nhóm, nghiên cứu và chuẩn bị các câu hỏi.
TIẾT 2 VÀ TIẾT 3:
HOẠT ĐỘNG 4: BÁO CÁO
(Tuần 2 các nhóm 1, 2, 3, 4 báo cáo; Tuần 3 các nhóm còn lại báo cáo)
1. Mục tiêu:
- Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáo thông qua thuyết trình, thảo luận
- Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết.
 - Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn.
 - Bồi dưỡng ý thức bảo vệ môi môi trường và sử dụng tiết kiệm tài nguyên.
Thời gian: tiết thứ 2 và 3
Thành phần tham dự:
Giáo viên Địa lí, Công nghệ, GDCD, có thể mời thêm các GV khác có quan tâm đến vấn đề này, học sinh lớp 10.
2. Nhiệm vụ của học sinh
Báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.
Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác.
 Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.
3. Nhiệm vụ của giáo viên
Dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận.
Quan sát, đánh giá; Hỗ trợ, cố vấn.
Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm.
Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinh.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bước 1: GV phát cho HS và các đại biểu tham dự phiếu đánh giá và tự đánh giá sản phẩm của các nhóm.
- Dẫn dắt vấn đề cho học sinh tiến hành báo cáo và thảo luận:
Chúng ta đang sống trong môi trường tự nhiên, tác động vào tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Những tác động ấy đã làm cho môi trường tự nhiên thay đổi. Do vậy chúng ta cần phải có những hiểu biết về môi trường và tài nguyên thiên nhiên để có những tác động hợp lí, để sự phát triển của hôm nay không phải là trở ngại cho sự phát triển của các thế hệ tương lai.
Bước 2. Các nhóm cử đại diện báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân
Công.
Nhóm 1, 2: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
(Hình thức báo cáo: Thuyết trình + thảo luận
Sản phẩm: Poster)
Đại diện nhóm 1 hoặc 2 trình bày bài thuyết trình.
HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.
Sau khi nhóm thuyết trình xong, GV yêu cầu các học ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi về vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nhóm có cùng nội dung.
- HS nhóm báo cáo ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời
- GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm được báo cáo.Nội dungHình thức 
- GV nhấn mạnh môi trường sống của con người là sự kết hợp của 3 loại môi trường. Cho học sinh xem các hình ảnh minh họa về các loại môi trường và tài nguyên, yêu cầu HS thảo luận thêm (theo cặp).
Câu hỏi 1. Vai trò của môi trường đối với sự phát triển của xã hội loài người. Câu hỏi 2. Hãy chứng minh rằng trong lịch sử phát triển của xã hội loài
người, số lượng các loại tài nguyên được bổ sung không ngừng.
Nhóm 3, 4: Ô nhiễm môi trường, vấn đề cấp thiết mang tính toàn cầu
(Hình thức báo cáo: Thuyết trình, sản phẩm: PowerPoint)
HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.
Sau khi nhóm 2 thuyết trình xong, Gv yêu cầu các học ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi về ô nhiễm môi trường.
HS nhóm 2 ghi nhận câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời.
GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 2 về: nội dung, hình thức.
GV nhấn mạnh cho học sinh biết rằng: Ở tầng cao OZON là chất bảo vệ, nhưng ở tầng thấp OZON lại là một tác nhân gây ô nhiễm và là một trong những nhân tố gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
 GV cũng phân tích rõ nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính và thủng tầng ozon là do các tác động của các oxit nitơ..
Đồng thời GV cũng cho HS nhận xét bảng so sánh các khí nhà kính để HS thấy được CFC chính là “thủ phạm chính” gây suy giảm tầng ozon và hiệu ứng nhà kính.
Cuối cùng GV đưa ra sơ đồ tổng kết những tác động của biến đổi khí hậu để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
Nhóm 5, 6: Ô nhiễm môi trường ở nhóm nước phát triển
(Hình thức báo cáo: trình chiếu, bản word, Clip + thảo luận Sản phẩm: trình chiếu, bản word hoặc Clip)
 HS báo cáo bằng sản phẩm HS làm có thể là trình chiếu, bản word hoặc Clip và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.
GV yêu cầu các học ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi về ô nhiễm môi trường ở các nước phát triển.
HS nhóm 3 ghi nhận câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời.
GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 3
Nội dung
Hình thức
Cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn
GV cho học sinh xem thêm lược đồ MƯA AXIT và clip giải thích hiện tượng Axit là gì. Yêu cầu HS nhận xét để rút ra kết luận: Hiện tượng mưa AXIT diễn ra chủ yếu ở các nước phát triển.
 GV yêu cầu HS nhận xét biểu đồ 10 quốc gia có lượng phát thải khí CO2 lớn nhất thế giới và bản đồ 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới
Yêu cầu HS nhận xét để các em nhận thấy rằng: Trong 10 quốc gia có lượng khí CO2 phát thải lớn nhất thế giới thì có 8 quốc gia thuộc nhóm phát triển. Trong khi đó trong 10 địa điểm ô nhiễm nhất hành tinh thì có 8 điểm thuộc về các nước đang phát triển.
Vậy thì thực sự các nước đang phát triển đang gặp vấn đề gì về môi trường?
Nhóm 7, 8 : Ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển.
( Hình thức báo cáo: Thuyết trình + thảo luận
Sản phẩm: trình chiếu, bản word hoặc sơ đồ tư duy trên phần mềm Fezi)
HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.
Sau khi nhóm 4 thuyết trình xong, GV yêu cầu các học ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi.
HS nhóm 4 ghi nhận câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời.
GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 4
Nội dung
Hình thức
Cách trình b

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_anh_huong_cua_thuoc_hoa_hoc_bao_ve_thuc_vat_den_quan_th.doc