SKKN Phương pháp giải bài tập dạng oxit axit phản ứng với dung dịch kiềm

SKKN Phương pháp giải bài tập dạng oxit axit phản ứng với dung dịch kiềm

 Hoá học là bộ môn khoa học quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn Hoá học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực. Giáo viên Hoá học cần hình thành ở các em một kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng cho việc giáo dục, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, giúp học sinh có những phẩm chất cần thiết như: cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu chân lí khoa học, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Từ đó có thể hoà hợp với môi trường thiên nhiên, chuẩn bị cho học sinh học tiếp lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Trong môn Hoá học thì bài tập Hoá học có một vai trò cực kỳ quan trọng, nó là nguồn cung cấp kiến thức mới, vận dụng kiến thức lí thuyết, giải thích hiện tượng các quá trình hoá học, giúp tính toán các đại lượng như khối lượng, thể tích, số mol. Việc giải bài tập sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức lí thuyết đã được học, vận dụng linh hoạt kiến thức vào làm bài. Để giải được bài tập, đòi hỏi học sinh nắm vững các tính chất hoá học của các đơn chất và hợp chất đã học, nắm vững các công thức tính toán, biết cách tính theo phương trình hóa học và công thức hoá học. Đối với những bài tập đơn giản thì học sinh thường đi theo mô hình đơn giản: như viết phương trình hoá học, dựa vào các đại lượng bài ra để tính số mol của một chất sau đó theo phương trình hoá học để tính số mol của các chất còn lại, từ đó tính được các đại lượng theo yêu cầu của bài. Nhưng đối với nhiều dạng bài tập thì nếu học sinh không nắm được bản chất của các phản ứng thì việc giải bài toán của học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thường là giải sai, điển hình như dạng bài tập: Oxit axit phản ứng với dung dịch kiềm.

Chúng ta đã biết, để giải được một bài toán hoá học tính theo phương trình hoá học thì bước đầu tiên học sinh phải viết được chính xác phương trình hoá học rồi mới tính đến việc làm tới các bước tiếp theo và nếu viết phương trình sai thì việc tính toán của học sinh trở lên vô nghĩa.

 

doc 21 trang thuychi01 7852
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp giải bài tập dạng oxit axit phản ứng với dung dịch kiềm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
. Lý do chọn đề tài
 Hoá học là bộ môn khoa học quan trọng trong nhà trường phổ thông. Môn Hoá học cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản và thiết thực. Giáo viên Hoá học cần hình thành ở các em một kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học làm nền tảng cho việc giáo dục, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, giúp học sinh có những phẩm chất cần thiết như: cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ mỉ, chính xác, yêu chân lí khoa học, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Từ đó có thể hoà hợp với môi trường thiên nhiên, chuẩn bị cho học sinh học tiếp lên hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Trong môn Hoá học thì bài tập Hoá học có một vai trò cực kỳ quan trọng, nó là nguồn cung cấp kiến thức mới, vận dụng kiến thức lí thuyết, giải thích hiện tượng các quá trình hoá học, giúp tính toán các đại lượng như khối lượng, thể tích, số mol... Việc giải bài tập sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức lí thuyết đã được học, vận dụng linh hoạt kiến thức vào làm bài. Để giải được bài tập, đòi hỏi học sinh nắm vững các tính chất hoá học của các đơn chất và hợp chất đã học, nắm vững các công thức tính toán, biết cách tính theo phương trình hóa học và công thức hoá học... Đối với những bài tập đơn giản thì học sinh thường đi theo mô hình đơn giản: như viết phương trình hoá học, dựa vào các đại lượng bài ra để tính số mol của một chất sau đó theo phương trình hoá học để tính số mol của các chất còn lại, từ đó tính được các đại lượng theo yêu cầu của bài. Nhưng đối với nhiều dạng bài tập thì nếu học sinh không nắm được bản chất của các phản ứng thì việc giải bài toán của học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thường là giải sai, điển hình như dạng bài tập: Oxit axit phản ứng với dung dịch kiềm.
Chúng ta đã biết, để giải được một bài toán hoá học tính theo phương trình hoá học thì bước đầu tiên học sinh phải viết được chính xác phương trình hoá học rồi mới tính đến việc làm tới các bước tiếp theo và nếu viết phương trình sai thì việc tính toán của học sinh trở lên vô nghĩa. 
Đối với dạng bài tập: Oxit axit phản ứng với dung dịch kiềm thì để viết được phương trình hoá học chính xác, học sinh phải hiểu được bản chất của phản ứng nghĩa là phản ứng diễn ra theo cơ chế nào. Khi một oxit axit phản ứng với dung dịch kiềm thì có thể tạo ra muối trung hoà, muối axit hoặc hỗn hợp cả hai muối. Điều khó đối với học sinh là phải biết xác định xem phản ứng xảy ra thì tạo ra những sản phẩm nào, từ đó mới viết được phương trình hoá học chính xác.
Mặt khác, kỹ năng giải toán hoá học chỉ được hình thành khi học sinh nắm vững lý thuyết, nắm vững các kiến thức về tính chất hoá học của chất, biết vận dụng kiến thức vào giải bài tập. Học sinh phải hình thành được một mô hình giải toán, các bước để giải một bài toán, kèm theo đó là phải hình thành ở học sinh thói quen phân tích đề bài và định hướng được cách làm đây là một kỹ năng rất quan trọng đối với việc giải một bài toán hóa học. Do đó để hình thành được kỹ năng giải toán dạng oxitaxit phản ứng với dung dịch kiềm thì ngoài việc giúp học sinh nắm được bản chất của phản ứng thì giáo viên phải hình thành cho học sinh một mô hình giải (các cách giải ứng với từng trường hợp) bên cạnh đó rèn luyện cho học sinh tư duy định hướng khi đứng trước một bài toán và khả năng phân tích đề bài.
Chính vì vậy việc cung cấp cho học sinh các cách giải bài toán oxit axit phản ứng với dung dịch kiềm là xây dựng cho học sinh mô hình để giải bài toán và các kỹ năng phân tích đề giúp học sinh định hướng đúng khi làm bài tập là điều rất cần thiết, nó giúp học sinh có tư duy khoa học nhằm nâng cao chất lượng trong giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
 	Qua thực tế giảng dạy, tôi thấy rằng đây là một dạng bài tập tương đối khó song nó lại rất quan trọng với học sinh THPT.
 Thứ nhất: Nếu không nắm được bản chất thì sẽ định hướng sai dẫn đến làm sai.
 Thứ hai: Nếu không nắm được bản chất thì viết thiếu hoặc thừa phương trình dẫn đến giải sai.
 Thứ ba: Nếu không nắm được bản chất thì sẽ lẫn lộn số mol OH- hoặc số mol oxit axit.
 Tuy nhiên, tôi thấy một số giáo viên còn xem nhẹ dạng bài tập này, vì thế học sinh gặp rất nhiều khó khăn khi gặp phải những bài toán dạng này. Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Phương pháp giải bài tập dạng oxit axit phản ứng với dung dịch kiềm’’ 
1.2. Mục đích nghiên cứu
Hướng dẫn học sinh cách làm bài tập khi cho các oxit axit như : CO2, SO2 tác dụng với dung dịch bazơ ( NaOH, KOH và Ba(OH)2 , Ca(OH)2)
1.3. Đối tượng nhiên cứu
Áp dụng cho học sinh các khối 10, 11, 12 Cơ bản và Nâng cao THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Kết hợp và sử dụng các phương pháp : Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết, phương pháp điều tra khảo sát thực tế và phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
PHẦN 2: NỘI DUNG
2.1. Những vấn đề về cơ sở lí luận
	Như ta đã biết Hoá học là một môn học có tính thực nghiệm cao, là một môn học khó đối với học sinh THPT. Việc nắm bắt các kiến thức lí thuyết của môn Hóa học đã là khó đối với học sinh còn việc vận dụng kiến thức đó vào làm các bài tập định lượng còn khó hơn, để việc vận dụng lí thuyết vào làm bài tập đòi hỏi học sinh cần phải có tư duy logic tốt. Để đạt được điều đó giáo viên phải xây dựng được cơ sở lí thuyết cơ bản, từ đó hướng dẫn học sinh vận dụng cơ sở lí thuyết đó vào giải các bài tập. 
2.2. Thực trạng của vấn đề 
2.2.1. Ưu điểm 
 Kiến thức hóa học liên hệ mật thiết với thế giới tự nhiên và cuộc sống của con người. 
 Đa số các em thích học môn hoá mặc dù trong trường phổ thông còn nhiều môn học khác nữa. Các em thích học môn hoá vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng có lẽ lý do được các em chọn nhiều nhất là do môn hoá có nhiều ứng dụng trong thực tế, kế đến là môn hoá có nhiều thí nghiệm vui hấp dẫn. Nhiều em thích học môn hoá vì nó là một môn học trong số những môn mà các em sẽ thi đại học. Và lý do khác thì thích học hóa vì nó là môn học bắt buộc. Các lý do trên hoàn toàn chính đáng và rất hợp lý. 
Nhờ tài năng của người giáo viên, những nét đặc trưng riêng của môn Hoá học so với môn khác, yếu tố quan trọng để các em học sinh yêu thích môn Hóa học sẽ được làm rõ, phát huy. Bởi vậy, nguời giáo viên cần phải cố gắng phát huy những nét đặc trưng của môn hoá đồng thời khơi dậy ở các em lòng say mê học hỏi, nghiên cứu khoa học.
2.2.2. Hạn chế 
 Một bộ phận học sinh cho rằng môn hoá vừa nhàm chán và hơi khó. 
Các em thấy khó phần lớn là không hiểu bài, không học bài và không biết làm bài tập. Xin trích lời của một em học sinh: “Môn hoá sẽ trở nên dễ nếu một học sinh cố gắng tìm hiểu học hỏi cho dù thầy cô dạy khó hiểu. Nhưng môn hoá sẽ trở nên khó nếu học sinh không muốn học dù thầy cô dạy dễ hiểu” Vậy sự yêu thích, cảm nhận về môn hoá khó hay dễ phụ thuộc cả hai phía từ nguời giáo viên và cả từ phía học sinh. 
Nguời giáo viên không cố gắng phát huy những nét đặc trưng của môn hoá đồng thời không khơi dậy ở các em lòng say mê học hỏi, nghiên cứu khoa học.
Theo kết quả điều tra cho thấy một số em có ý thức học tập chưa cao. Các em dành thời gian cho môn hoá không nhiều, chủ yếu là khi có giờ hoá và khi sắp thi. Như vậy, cách học của các em có phần đối phó học để trả bài để được điểm tốt, còn số các em học hoá thường xuyên nhưng có hứng thú không nhiều và trong số các em có ý kiến khác thì không học gì hết hoặc thi thoảng mới học môn hóa chứng tỏ các em còn lơ là đối với việc học môn hoá. 
Trong giờ học phần nhỏ các em ngồi tập trung nghe giảng nhưng nghe giảng một cách thụ động số em ngồi nghe giảng có tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài chỉ chiếm rất ít. Ở đây không thể đổi lỗi cho học sinh, nó phản ánh lối truyền thụ kiến thức một chiều truyền thống của nền giáo dục nước ta. 
Giáo viên giảng, học sinh chép bài một cách thụ động, sự bất hợp lý trong chương trình hiện nay. Tuy nhiên, người giáo viên chưa tạo mọi điều kiện khuyến khích các em tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài trong giờ học. Như vậy các em mới chưa có hứng thú học tập.
So sánh giữa lý do làm cho các em thích học và không thích học môn hoá thì thấy vai trò của người giáo viên rất quan trọng, các em yêu thích môn học do những nét đặc trưng riêng của giáo viên dạy môn Hoá học. 
2.2.3. Nguyên nhân của thực trạng
2.2.3.1. Từ học sinh
- Một số học sinh không hứng thú học tập bộ môn: Khác với các môn khác, môn Hóa học có nhiều khái niệm trừu tượng, khó, học sinh rỗng kiến thức cơ bản, do đó học sinh tiếp thu kiến thức ngày càng khó khăn và thiếu hụt.
- Chất lượng đầu vào thấp, học sinh học yếu môn Toán, Lý khó có khả năng tiếp thu kiến thức môn Hóa học do đó sợ môn Hóa và không ham thích học Hóa. 
 - Một số em lười học, thiếu sự chuẩn bị chu đáo dụng cụ học tập dẫn tới không nắm được các kĩ năng cần thiết trong việc học và vận dụng vào việc giải quyết các dạng bài tập Hóa học.
- Một số em thiếu tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu vươn lên, có thói quen chờ đợi lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè hoặc xem lời giải sẵn trong sách giải một cách thụ động.
2.2.3.2.  Từ giáo viên
- Chưa thực sự quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong cả lớp mà chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi; giáo viên chưa thật tâm lý, chưa động viên khéo léo kịp thời đối với những tiến bộ của học sinh dù nhỏ.
- Chưa cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng thực hành Hóa học.
- Không nắm chắc đối tượng dẫn tới ra đề quá cao hoặc quá thấp đối với trình độ học sinh.
- Chưa tạo được không khí học tập thân thiện. Giáo viên chưa phối kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh.
- Phương pháp dạy học chậm đổi mới: nhiều giáo viên chưa chú ý đến phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn: không có thí nghiệm trên lớp, bỏ giờ thực hành thí nghiệm, phương tiện dạy học nghèo nàn, lạc hậu.
- Việc kiểm tra, đánh giá chưa nghiêm túc, chưa có tác dụng khích lệ học sinh trong học tập, thậm chí còn tạo điều kiện cho học sinh chây lười.
- Chưa tổ chức được các buổi ngoại khóa, những hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh tham gia.
2.2.3.3. Từ phụ huynh học sinh và xã hội
- Học sinh là con em nhân dân lao động, ít có điều kiện đầu tư việc học cho con cái.
- Một số phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em, khoán trắng việc học tập của con em họ cho nhà trường.
- Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin với các dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn đã lôi cuốn các em.
2.3. Đề xuất giải pháp 
2.3.1. Các yếu tố cần đảm bảo 
 2.3.1.1. Tính mới	 
- Học sinh nắm được bản chất của phản ứng nên các em cảm thấy dễ hiểu, hiểu sâu sắc vấn đề giải thích được nguyên nhân dẫn đến các trường hợp của bài toán.
- Có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh THPT, với đối tượng học sinh đại trà, học sinh khá, giỏi.
- Tài liệu này có thể giúp ôn thi TN THPTQG, dùng cho các học sinh khối trung học phổ thông hoặc giáo viên có thể tham khảo.
2.3.1.2. Tính hiệu quả.
- Sau khi áp dụng giải pháp, tôi thấy có tính hiệu quả cao về thái độ học tập và kết quả học tập.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy- học hoá học.
- Giúp cho học sinh nắm chắc được bản chất của các bài tập dạng oxit axit phản ứng với dung dịch kiềm từ đó rèn kỹ năng giải bài tập nói chung và bài tập dạng này nói riêng.
- Phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập đặc biệt là trong giải bài tập Hoá học
- Là tài liệu rất cần thiết cho việc ôn tập cho học sinh và giúp giáo viên hệ thống hoá được kiến thức, phương pháp dạy học.
- Cơ sở lí thuyết, bản chất của phản ứng oxit axit với dung dịch kiềm của kim loại hoá trị I.
- Cơ sở lí thuyết, bản chất của phản ứng oxit axit với dung dịch kiềm của kim loại hoá trị II
- Xây dựng các cách giải với bài tập dạng oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm.
- Các dạng bài tập định lượng minh hoạ.
- Một số bài tập định tính minh hoạ
- Áp dụng giải pháp vào chương trình giảng dạy đối với học sinh THPT đại trà và ôn thi học sinh giỏi.
2.3.2. Phạm vi áp dụng
- Lớp 11C3, 11C4 và các lớp đại trà lớp 10A4, 10A9, 10A10. Nhân rộng cho cả các khối lớp có chương trình liên quan đến đề tài.
2.4. Một số dạng bài tập điển hình
Khi cho oxit axit (CO2, SO2...) vào dung dịch kiềm hoá trị I (NaOH, KOH...) 
* Trường hợp 1
Khi cho CO2, SO2 vào dung dịch NaOH, KOH dư sản phẩm là muối trung hoà + H2O.
	n(CO2, SO2 ) < n( NaOH, KOH) 
Phương trình:
	CO2 + 2NaOH dư " Na2CO3 + H2O
	SO2 + 2KOH dư " K2SO3 + H2O
* Trường hợp 2
Khi cho CO2, SO2 dư vào dung dịch NaOH, KOH thì sản phẩm thu được là muối axit.	Tức là:
	n(CO2, SO2 ) > n (NaOH, KOH...)
Phương trình:
	CO2 + NaOH " NaHCO3
 	Hoặc cách viết:
	CO2 + 2NaOH " Na2CO3 + H2O.
 Vì CO2 dư nên CO2 tiếp tục phản ứng với muối tạo thành:
	CO2 + Na2CO3 + H2O " 2NaHCO3 .
* Trường hợp 3
 Nếu biết thể tích hoặc khối lượng của oxit axit và dung dịch kiềm thì trước hết ta phải tính số mol của cả 2 chất tham gia rồi lập tỉ số.
a. Nếu 
Kết luận: Sản phẩm tạo ra muối axit và CO2 hoặc SO2 còn dư.
Phương trình phản ứng:(xảy ra cả 2 phản ứng)
	CO2 + 2NaOH " Na2CO3 + H2O. 
	CO2 + Na2CO3 hết + H2O " 2NaHCO3. 
b. Nếu
Kết luận: Sản phẩm tạo ra muối trung hoà do nNaOH, nKOH dư.
Phương trình phản ứng:
	CO2 + 2NaOH " Na2CO3 + H2O. 
c. Nếu
	1 < < 2
Kết luận: Sản phẩm tạo ra là hỗn hợp hai muối. Muối axit và muối trung hoà.
Phương trình phản ứng:
	 	CO2 + NaOH " NaHCO3	 (I)
	 	CO2 + 2NaOH " Na2CO3 + H2O. 
Hoặc cách viết:
	CO2 + 2NaOH " Na2CO3 + H2O. 
	CO2 + Na2CO3 + H2O " 2NaHCO3. (II) 	 
Hoặc: 
	CO2 + NaOH " NaHCO3
	 NaHCO3 + NaOH " Na2CO3 + H2O (III)
Nhận xét.
 - Trong cách viết phản ứng (II) ta viết phản ứng tạo thành Na2CO3 trước, sau đó dư CO2 mới tạo thành muối axit.
 - Cách này là đúng nhất vì lúc đầu lượng CO2 sục vào còn rất ít, NaOH dư do đó phải tạo thành muối trung hoà trước.
 - Cách viết (I) và (III) nếu như giải bài tập sẽ vẫn ra cùng kết quả như cách viết (II), nhưng bản chất hoá học không đúng. Ví dụ khi sục khí CO2 vào nước vôi trong, đầu tiên ta thấy tạo thành kết tủa và chỉ khi CO2 dư kết tủa mới tan tạo thành dung dịch trong suốt.
	 CO2 + Ca(OH)2 " CaCO3¯ + H2O
	 CaCO3¯ + CO2 + H2O " Ca(HCO3)2 tan
Cách viết (I) chỉ được dùng khi khẳng định tạo thành hỗn hợp hai muối, nghĩa là:
	nCO2 < nNaOH < 2 nCO2 
	Hay: 
	1 < < 2
2.4.2. Khi cho dung dịch kiềm (NaOH, KOH...) tác dụng với P2O5 (H3PO4)
Tuỳ thuộc vào tỉ lệ số mol có thể có nhiều trường hợp xảy ra:	
 	 = T (1)
Do ta có tỉ lệ (1) vì khi cho P2O5 vào dung dịch KOH, dung dịch NaOH thì P2O5 sẽ phản ứng trước với H2O.
	Pthh: P2O5 + 3H2O " 2H3PO4
Nếu: T≤ 1 thì sản phẩm là NaH2PO4
	Pthh: NaOH + H3PO4 dư " NaH2PO4 + H2O
Nếu: 1 < T < 2 Sản phẩm tạo thành là NaH2PO4 + Na2HPO4
	Pthh: 3NaOH + 2H3PO4 dư " NaH2PO4 + Na2HPO4 + 3H2O.
Nếu: T = 2 thì sản phẩm tạo thành là Na2HPO4 
	Pthh: 2NaOH + H3PO4 " Na2HPO4 + 2H2O.
Nếu: 2<T < 3. Sản phẩm tạo thành là hỗn hợp hai muối: Na2HPO4 và Na3PO4.
	Pthh: 5NaOH + 2H3PO4 " Na3PO4 + Na2HPO4 + 5H2O.
Nếu: T ≥ 3 thì sản phẩm tạo thành là Na3PO4 và NaOH dư
 Phh: 3NaOH + H3PO4 " Na3PO4 + 3H2O.
2.4.3. Cho oxit axit (SO2 , CO2...) vào dung dịch kiềm hoá trị II: Ca(OH)2, Ba(OH)2...
*Trường hợp 1: Nếu đề bài cho CO2, SO2 vào dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2 dư thì sản phẩm tạo ra là muối trung hoà và H2O.
	Phương trình phản ứng:
	CO2 + Ca(OH)2 dư " CaCO3¯ + H2O 
*Trường hợp 2 Nếu đề bài cho CO2, SO2 từ từ vào dung dịch Ca(OH)2, Ba(OH)2 đến dư cho sản phẩm duy nhất là muối axit.
	Phương trình phản ứng:
	2SO2 dư + Ba(OH)2 " Ba(HSO3)2
	Hoặc: 
	CO2 + Ca(OH)2 " CaCO3¯ + H2O
	 CaCO3¯ + CO2 + H2O " Ca(HCO3)2 tan
*Trường hợp 3 Nếu bài toán chỉ cho biết thể tích hoặc khối lượng của một chất thì phải biện luận các trường hợp:
	* Nếu:	 ≤ 1 
Kết luận: Sản phẩm tạo thành là muối trung hoà.
	Phương trình phản ứng:
	CO2 + Ca(OH)2 dư " CaCO3¯ + H2O 
	* Nếu : ≥ 2 
Kết luận: Sản phẩm tạo thành là muối axit.
 Phương trình phản ứng:
	2CO2 dư + Ca(OH)2 " Ca(HCO3)2
 Hoặc:
	CO2 + Ca(OH)2 " CaCO3¯ + H2O
	 CaCO3¯ + CO2 + H2O " Ca(HCO3)2 tan
	* Nếu: 	 1< < 2
Kết luận: Sản phẩm tạo thành là muối trung hoà và muối axit.
Cách viết phương trình phản ứng: 
Cách 1:	 CO2 + Ca(OH)2 " CaCO3¯ + H2O
	 CaCO3¯ + CO2 + H2O " Ca(HCO3)2 tan
Cách 2:	CO2 + Ca(OH)2 " CaCO3¯ + H2O	
	2CO2 dư + Ca(OH)2 " Ca(HCO3)2
Cách 3:	2CO2 dư + Ca(OH)2 " Ca(HCO3)2 
	 Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 " 2CaCO3 ¯ + 2H2O.
*Chú ý: Cách viết 1 là đúng bản chất hoá học nhất. Cách 2 và 3 chỉ được dùng khi biết tạo ra hỗn hợp 2 muối.
2.5. Một số bài tập minh họa 
2.5.1. Dạng bài tập CO2, SO2 phản ứng với dung dịch kiềm NaOH, KOH
 Bài 1: Dẫn khí CO2 điều chế được bằng cách cho 100 g đá vôi tác dụng với dung dịch HCl dư, đi qua dung dịch chứa 60 g NaOH. Tính khối lượng muối tạo thành.
* Phân tích đề bài	
- Trước khi tính khối lượng muối tạo thành ta phải xác định muối nào được tạo ra sau phản ứng
	- Khi cho axit HCl tác dụng với CaCO3 có một sản phẩm tạo ra là khí CO2 ta sẽ tính được số mol CO2 dựa vào mCaCO3 = 100 g.
	- Tính số mol của 60 g NaOH.
	- Xét tỉ lệ nNaOH : nCO2.
	- Dựa vào tỉ lệ xác định muối tạo thành từ đó dựa vào số mol CO2, số mol NaOH tính được khối lượng muối.
Bài giải
 	nCaCO3 = = 1 (mol)
Phương trình phản ứng 
	CaCO3 + 2HCl" CaCl2 + CO2 + H2O (1)
Theo ( 1 ) nCO2 = nCaCO3 = 1(mol)
nNaOH = = 1,5 (Mol)
Ta có: 1 < = 1,5 < 2
Kết luận: Sản phẩm tạo ra 2 muối ta có phương trình phản ứng.
*Cách1 (Phương pháp song song)
Sau khi tính số mol lập tỉ số khẳng định sản phẩm tạo ra hai muối:
Ta có thể viết phương trình theo cách sau:
Phương trình phản ứng:
	2NaOH + CO2 " Na2CO3 + H2O (4)
	CO2 + NaOH " NaHCO3 (5)	
Gọi x,y lần lượt là số mol CO2 tham gia phản ứng (4),(5) (hoặc có thể đặt số mol của hai muối tạo thành ).
Ta có:
	Phương trình: x + y = 1 (I)
	Theo (4) => nNaOH = 2nCO2 = 2x (mol)
	Theo (5) => nNaOH = nCO2 = y (mol)
	SnNaOH = 1,5 (mol) do đó ta có: 2x + y = 1,5 (II)
 Kết hợp (I),(II) ta có hệ phương trình :
 x + y = 1 x = 0,5 ( mol )
 	 2x + y = 1,5 y = 0,5 ( mol )
 Vậy:
mNaHCO3 = 0,5.84 = 46 (g)
mNa2CO3 = 0,5.106 = 53 (g)
*Cách 2 (Phương pháp nối tiếp) 
 2NaOH + CO2 " Na2CO3 + H2O (5)
 Số mol Trước P/ư 1,5 1
 các chất Phản ứng 1,5 .1,5 .1,5 
 Sau P/ư 0 0,25 0,75 
 Vì CO2 dư nên tiếp tục phản ứng với Na2CO3 theo phương trình: 
 CO2 + N a2CO3 + H2O " 2NaHCO3 (6)
 Số mol 	Trước P/ư 0,25 0,75 
 các chất Phản ứng 0,25 0,25 2. 0,25 
	Sau P/ư 0 0,5 0,5 
	Dung dịch sau phản ứng gồm: nNa2CO3 = 0,5 (mol)
	 nNaHCO3 = 0,5 (mol)
 → mNa2CO3 = 0,5 . 106 = 53 (g)
 → mNaHCO3 = 0,5 . 84 = 46 (g)
*Cách 3 (Viết phương trình theo đúng tỉ lệ số mol)
Vì = 1,5 / 1 = 3/2 
 Do đó ta lập phương trình theo đúng tỉ lệ mol như trên
 2CO2 + 3 NaOH " NaHCO3 + Na2CO3 + H2O 
Theo pt : 2 3	 1	 1
Theo bài :	 1 1,5	0,5	 0,5
Vậy số gam muối thu được là :
	mNaHCO3 = 0,5.84 = 46 (g)
	mNa2CO3 = 0,5.106 = 53 (g)
Bài 2: Người ta dùng dung dịch NaOH 0,1M để hấp thụ 5,6 l CO2 (đo ở đktc). Tính V dung dịch NaOH đủ để.
Tạo ra muối axit. Tính nồng độ mol/l của muối này trong dung dịch sau phản ứng? 
 b. Tạo ra muối trung hoà. Tính nồng độ mol/l của muối này trong dung dịch sau phản ứng?
 c. Tạo ra cả hai muối với tỉ lệ số mol là 2:1. Tính nồng độ mol/l của mỗi muối có trong dung dịch sau phản ứng ?
*Phân tích đề bài
 - Để tạo ra muối axit thì tỉ lệ: nCO2 : nNaOH = 1:1.
 - Để tạo ra muối trung hoà: nCO2 : nNaOH = 2:1.
 - Để tạo ra cả hai muối tỉ lệ 2:1 thì tỉ lệ về số mol. 1 < nCO2 : nNaOH < 2.
Bài giải
	nCO2 = = 0,25 ( mol)
Trường hợp tạo ra muối axit.
	Phương trình phản ứng
	CO2 + NaOH " NaHCO3 (1)
	 1 1 mol
	Theo(1) : nNaOH = nCO2 = 0,25 (mol) do đó 
	Vd2 NaOH = = 2,5 (mol)
	và nNaHCO3 = nCO2 = 0.25 (mol) do đó.
	CM(NaHCO3) = = 0,1 (M)
Trường hợp tạo ra muối trung hoà
	Phương trình phản ứng
	2NaOH + CO2 " Na2CO3 + H2O (2)
	 2(mol) 1(mol) 1 ( mol)
	Theo (2): nNaOH = 2nCO2 = 2.0,25 = 0,5 (mol) do đó:
	Vd2 NaOH = = 5 ( lit )
	Và: nNaOH = nCO2 = 0,25 (mol)
	Þ CM(NaOH) = = 0,05 (M)
Trường hợp tạo ra cả hai muối với tỉ lệ số mol 2 muối là 2:1 
 	Þ nNaHCO3 : nNa2CO3 = 2 : 1 (*)
	Phương trình phản ứng
	CO2 + NaOH " NaHCO3 (3)
	2NaOH + CO2

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_phuong_phap_giai_bai_tap_dang_oxit_axit_phan_ung_voi_du.doc
  • docBia 1.doc
  • docdanh mục.doc
  • docMỤC LỤC.doc