SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Lê Lai

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Lê Lai

Theo quan điểm cá nhân của tôi giáo dục nước nhà trong những năm gần

đây đã có những “thay đổi chóng mặt”. Từ cách thức thi cử đến sản phẩm của

ngành giáo dục đó chính là những con người của thế hệ 4.0. Thành tự của nền

giáo dục nước nhà là rất đáng tự hào đó là kết quả các kỳ thi quốc tế thì học sinh

Việt Nam ngày càng thể hiện đa ửng cấp của mình, đó là tỉ lệ đỗ tốt nghiệp

THPT quốc gia ngày càng cao, đó là số học sinh đỗ vào các trường đại học ngày

càng nhiều.Tuy nhiên bên cạnh đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề nổi cộm. Nào là

dùng xe cứu thương để đi nộp xét nguyện vọng, nào là 30 điểm 3 môn còn chưa

đỗ đại học, nào là nghề “bắt người” thì 30 điểm mới đõ, nghề “cứu người” thì 27

điểm trở lên còn nghề “dạy người” thì 12,5 điểm đã đỗ, nào là bạo lực học

đường cô bắt trò uống nước dẻ lau bảng, nào là cô giáo mầm non đánh đập dã

man trẻ nhỏ, nào là học sinh đâm thầy giáo, nào phụ huynh bắt cô giáo quỳ. và

rất nhiều các vấn đề nhức nhối khác. Vậy phải chăng giáo dục của chúng ta có

vấn đề? Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi

gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người

học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học

bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn

tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại. Từ thực tiễn cách mạng

Việt Nam nói chung và thực tiễn nền giáo dục nói riêng đặc biệt là trong công

tác quản lý, giáo dục học sinh của lớp chủ nhiệm cho chúng ta thấy rằng vai trò

của GVCN lớp là vô cùng quan trọng đối với sự hình thành nhân cách, ý thức hệ

và nề nếp của học sinh nói riêng của tập thể lớp, trường nói chung. Để làm tốt

công tác chủ nhiệm lớp ngoài bản thân GVCN cần nhiệt huyết, sáng tạo thì cần

có sự phối hợp của rất nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường. Thực tế đổi

mới giáo dục để đào tạo con người cho thời đại mới đang đặt ra những yêu cầu

mới cho người giáo viên. Đảng ta đã xác định “để đảm bảo chất lượng giáo dục

phải giải quyết tốt vấn đề thầy giáo”. Như thế là giáo viên nói chung, người giáo

viên chủ nhiệm nói riêng ngày càng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo

dục thế hệ trẻ. Người giáo viên chủ nhiệm không chỉ là một người bạn để học

sinh trao đổi tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của mình, là một người cố vấn tinh

thần cho các em trong việc giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc

trong học tập, giao tiếp và cuộc sống mà người giáo viên chủ nhiệm còn là cầu

nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là

người tổ chức phối hợp tốt các lực lượng giáo dục trong các hoạt động xã hội

mang lại hiệu quả cao nhất. Giáo viên chủ nhiệm lớp có ảnh hưởng rất lớn đến

việc hình thành nhân cách, phương pháp học tập và động cơ phấn đấu của học

sinh trong lớp. Nhìn thầy cô chủ nhiệm sẽ biết ngay học sinh lớp đó như thế nào,

cũng như nhìn học sinh sẽ thấy được kết quả các thầy cô chủ nhiệm rèn giũa

những học sinh của mình ra sao.

pdf 22 trang thuychi01 4481
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp tại trường THPT Lê Lai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
I. MỞ ĐẦU 
1.1. Lí do chọn đề tài. 
Theo quan điểm cá nhân của tôi giáo dục nước nhà trong những năm gần 
đây đã có những “thay đổi chóng mặt”. Từ cách thức thi cử đến sản phẩm của 
ngành giáo dục đó chính là những con người của thế hệ 4.0. Thành tự của nền 
giáo dục nước nhà là rất đáng tự hào đó là kết quả các kỳ thi quốc tế thì học sinh 
Việt Nam ngày càng thể hiện đa ửng cấp của mình, đó là tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 
THPT quốc gia ngày càng cao, đó là số học sinh đỗ vào các trường đại học ngày 
càng nhiều....Tuy nhiên bên cạnh đó cũng nảy sinh nhiều vấn đề nổi cộm. Nào là 
dùng xe cứu thương để đi nộp xét nguyện vọng, nào là 30 điểm 3 môn còn chưa 
đỗ đại học, nào là nghề “bắt người” thì 30 điểm mới đõ, nghề “cứu người” thì 27 
điểm trở lên còn nghề “dạy người” thì 12,5 điểm đã đỗ, nào là bạo lực học 
đường cô bắt trò uống nước dẻ lau bảng, nào là cô giáo mầm non đánh đập dã 
man trẻ nhỏ, nào là học sinh đâm thầy giáo, nào phụ huynh bắt cô giáo quỳ... và 
rất nhiều các vấn đề nhức nhối khác. Vậy phải chăng giáo dục của chúng ta có 
vấn đề? Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi 
gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và người 
học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách người học 
bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các nhu cầu tồn 
tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại. Từ thực tiễn cách mạng 
Việt Nam nói chung và thực tiễn nền giáo dục nói riêng đặc biệt là trong công 
tác quản lý, giáo dục học sinh của lớp chủ nhiệm cho chúng ta thấy rằng vai trò 
của GVCN lớp là vô cùng quan trọng đối với sự hình thành nhân cách, ý thức hệ 
và nề nếp của học sinh nói riêng của tập thể lớp, trường nói chung. Để làm tốt 
công tác chủ nhiệm lớp ngoài bản thân GVCN cần nhiệt huyết, sáng tạo thì cần 
có sự phối hợp của rất nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường. Thực tế đổi 
mới giáo dục để đào tạo con người cho thời đại mới đang đặt ra những yêu cầu 
mới cho người giáo viên. Đảng ta đã xác định “để đảm bảo chất lượng giáo dục 
phải giải quyết tốt vấn đề thầy giáo”. Như thế là giáo viên nói chung, người giáo 
viên chủ nhiệm nói riêng ngày càng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo 
dục thế hệ trẻ. Người giáo viên chủ nhiệm không chỉ là một người bạn để học 
sinh trao đổi tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của mình, là một người cố vấn tinh 
thần cho các em trong việc giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc 
trong học tập, giao tiếp và cuộc sống mà người giáo viên chủ nhiệm còn là cầu 
nối giữa tập thể học sinh với các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường, là 
người tổ chức phối hợp tốt các lực lượng giáo dục trong các hoạt động xã hội 
mang lại hiệu quả cao nhất. Giáo viên chủ nhiệm lớp có ảnh hưởng rất lớn đến 
việc hình thành nhân cách, phương pháp học tập và động cơ phấn đấu của học 
sinh trong lớp. Nhìn thầy cô chủ nhiệm sẽ biết ngay học sinh lớp đó như thế nào, 
cũng như nhìn học sinh sẽ thấy được kết quả các thầy cô chủ nhiệm rèn giũa 
những học sinh của mình ra sao. Với nhiều năm làm công tác tổ trưởng tổ chủ 
nhiệm và hơn thế nữa với hơn mười năm làm công tác đoàn, tôi nhận thấy rằng 
vai trò của GVCN lớp có tính quyết định trong việc nâng cao chất lượng dạy và 
2 
học của lớp chủ nhiệm, bên cạnh đó việc phối hợp các tổ chức đoàn thể trong và 
ngoài nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến thành công hay thất bại trong công 
tác giáo dục học sinh ở lớp chủ nhiệm. 
 Từ thực tế trên tôi đã đúc rút được 1 số kinh nghiệm trong hoạt động 
đồng thời chọn làm nội dung sáng kiến kinh nghiệm trong năm học này với tên 
gọi đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp tại 
trường THPT Lê Lai” 
1.2. Mục đích nghiên cứu. 
Mục tiêu của đề tài là đánh giá được thực trạng công tác chủ nhiệm lớp, công 
tác phối hợp của các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong công tác chủ nhiệm lớp 
của trường THPT Lê Lai, qua đó tìm ra những tồn tại và hạn chế trong công tác chủ 
nhiệm lớp. Từ đó đề ra những giải pháp thiết thực, hiệu quả để nâng cao chất lượng 
công tác chủ nhiệm tại trường THPT Lê Lai trong giai đoạn hiện nay nhằm phát 
triển hơn nữa chất lượng của sự nghiệp giáo dục và chất lượng chuyên môn của nhà 
trường. Sớm đưa nhà trường đạt các tiểu chuẩn công nhận trường chuẩn quốc gia 
vào năm 20120. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu. 
Nghiên cứu kết quả hoạt động của công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT 
Lê Lai. Từ đó để giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động chủ nhiệm lớp 
trong nhà trường. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết. Từ các quan 
điểm nhận định về công tác chủ nhiệm lớp của luật giáo dục để cụ thể hóa cho 
phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nhà trường từ đó có quan điểm chỉ đạo 
công tác chủ nhiệm được sát thực tiễn hơn. 
1.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin. Qua quá 
trình hoạt động nắm thực tiễn, qua các kênh thông tin khác nhau để giám sát tốt 
việc thực hiện kế hoạch chương trình hoạt động và kịp thời điều chỉnh khi cần 
thiết nhằm đưa hoạt động chủ nhiệm ngày càng phù hợp với nhu cầu của thực 
tiễn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh. 
1.4.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu. Từ báo cáo tổng kết công tác 
giáo dục năm học của nhà trường và các bản thống kê kết quả hoạt động theo 
từng chủ điểm, từng tháng, từng học kỳ và cả năm học công tác chủ nhiệm lớp 
để phân tích, xử lý số liệu từ đó đề ra giải pháp tối ưu cho công tác chỉ đạo hoạt 
động chủ nhiệm tại nhà trường THPT Lê Lai trong giai đoạn hiện nay. 
3 
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN. 
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 
 Các phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của con người nói chung, học 
sinh nói riêng được hình thành và phát triển trong các môi trường: gia đình, nhà 
trường và xã hội. Trong đó thì nhà trường được xem là trọng tâm, chủ động, 
định hướng trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường chính là môi 
trường giáo dục toàn diện nhất là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo 
dục chuyên nghiệp nhất, là nơi hội tụ đủ những yếu tố cần thiết để có thể huy 
động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội. Và để huy động được hết 
sức mạnh giáo dục từ kiềng ba chân “gia đình – nhà trường – xã hội” thì người 
giáo viên chủ nhiệm lại là nòng cốt. Vai trò nòng cốt đó thể hiện ở sự phối hợp 
nhịp nhàng, có hiệu quả với các tổ chức đoàn thể trong trường và ngoài xã hội 
để có phương pháp giáo dục học sinh lớp mình một cách tốt nhất, thích hợp 
nhất. 
2.1.1. Vai trò và nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm (GVCN): 
 - GVCN phải là giáo viên dạy bộ môn ở lớp. 
 - GVCN phải cùng với giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác chịu 
trách nhiệm chính trong việc hình thành nhân cách cho học sinh. 
 - GVCN phải là người biết tổ chức, quản lý, điều phối các hoạt động trong lớp. 
 - GVCN phải cố vấn cho tập thể học sinh và Ban chấp hành Đoàn trong lớp. 
 - GVCN phải dạy và tổ chức các hoạt động trong học tập và ngoài giờ của học 
sinh. 
 - Phải nắm vững kế hoạch giảng dạy, giáo dục lao động hướng nghiệp của nhà 
trường và xã hội qua các giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
 - Làm trung tâm, hạt nhân trong việc xây dựng quan hệ thầy trò. 
 - Cố vấn cho học sinh xây dựng lớp học thành một đơn vị tập thể mang tính 
chất giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự giác tự quản của học sinh. 
 - Hiểu rõ từng đối tượng học sinh trong lớp và có phương pháp giáo dục thích 
hợp, nhất là với những em đặc biệt hoặc có hoàn cảnh đặc biệt. 
 - Chủ đạo trong việc phối kết hợp các lực lượng giáo dục . 
 - Nhận định, đánh giá chính xác học sinh. 
 - Chịu sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của nhà trường. 
Hơn nữa, trong giai đoạn mới thì : 
 - GVCN lớp thì phải có lý tưởng nghề nghiệp đúng đắn, có niềm tin nghề 
nghiệp. 
 - GVCN phải là người có chuyên môn vững vàng, có “tay nghề” cao. 
 - GVCN nói riêng và giáo viên nói chung phải thực sự mẫu mực, là tấm gương 
tự học và sáng tạo cho học sinh noi theo. 
 - Người GVCN cần phải biết đối xử sư phạm khéo léo và có uy tín đối với học 
sinh, phụ huynh học sinh cũng như các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.[5] 
 Từ những cơ sở lý luận trên, chúng ta thấy rằng để làm tốt công tác chủ 
nhiệm, ngoài những đòi hỏi đối với cá nhân giáo viên thì sự phối kết hợp ăn 
4 
khớp giữa GVCN với các tổ chức đoàn thể trong và nhà trường là vấn đề không 
thể thiếu được. 
2.1.2. Cơ chế phối hợp giữa các tổ chức trong và nhà trường với GVCN lớp: 
 - Mối quan hệ giữa các tổ chức chính trị trong nhà trường với GVCN là một 
hiện tượng sư phạm và xã hội tương đối phức tạp. Mối quan hệ này dựa trên tinh 
thần: Xây dựng - Hỗ trợ - Hợp tác. 
 - Xây dựng là góp phần xây dựng tổ chức lớp chủ nhiệm vững mạnh để 
thực hiện chức năng giáo dục có hiệu quả. Hiệu trưởng là người có kinh nghiệm 
trong việc tổ chức nên phải là người góp ý tổ chức nhân sự, xây dựng bộ máy, 
định hướng hoạt động của công tác chủ nhiệm và luôn chú ý tạo điều kiện để 
GVCN có điều kiện tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường. 
 - Nói một cách khác, để phối hợp với GVCN có hiệu quả, các tổ chức đoàn 
thể phải xác định vai trò của mình và tập thể sư phạm đối với GVCN lớp. 
 - Các tổ chức trong và ngoài nhà trường có mối quan hệ phối hợp với 
GVCN như: BGH, Đoàn thanh niên, GVCN khác, GVBM, Gia đình học sinh, 
Ban đại diện hội cha mẹ học sinh của lớp, trường, các tổ chức hội trong nhà 
trường như chữ thập đỏ, khuyến học..., chính quyền địa phương... 
 - BGH nhà trường cần góp ý hoàn thiện các chủ trương, phương hướng hoạt 
động của tổ chủ nhiệm, tạo điều kiện để GVCN phát huy vai trò hoạt động độc 
lập, sáng tạo và linh hoạt trong thực tiễn. 
 - Đoàn TNCS HCM là một tổ chức chính trị trong nhà trường nên quan hệ 
giữa chủ nhiệm với Đoàn thanh niên là quan hệ phối hợp dưới sự lãnh đạo của 
chi bộ, BGH nhà trường để đảm bảo tính độc lập của tổ chức chính trị trong 
thanh niên, sự phối hợp này nhằm mục đích hướng tới thực hiện tốt mục tiêu 
giáo dục của Đảng: Đào tạo lớp trẻ mỗi ngày một hoàn thiện hơn về nhân cách. 
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
Thực tế có rất nhiều quan niệm sai lầm trong nhận thức về chức vụ của 
GVCN lớp chưa tương xứng với tầm quan trọng của chức vụ và nhiệm vụ của 
mình và chưa đúng với các văn bản luật cũng như các văn bản quản lí giáo dục 
quy định và thậm chí có cả có những phương pháp giáo dục lỗi thời chưa theo 
kịp với mục tiêu của giáo dục hiện nay...Vẫn còn tồn tại chuyện các giáo viên 
chủ nhiệm nóng nảy mất bình tĩnh, có những lời nói xúc phạm học sinh, những 
hành động sai lầm lớn như: chửi học sinh, đuổi các em ra khỏi giờ học . Rồi vẫn 
tồn tại những cách giáo dục quá sai lầm như: bắt học sinh viết nhiều lần một bản 
kiểm điểm, bắt học sinh đeo biển đứng trước cửa lớp khi học sinh vi phạm, bắt 
học sinh dọn nhà vệ sinh... Điều đó đã làm xuất hiện tình trạng học sinh bị xúc 
phạm quá dẫn đến chán học rồi bỏ học, có em bi quan dẫn đến làm những điều 
dại dột, tồi tệ hơn là có những GVCN bị học sinh phụ huynh học sinh phê bình, 
học sinh đánh hoặc nhờ người khác gây gỗ và đánh giáo viên... Ngược lại, có 
những thầy, cô giáo chủ nhiệm quá dễ dãi với học sinh, buông lỏng quản lý, 
thiếu trách nhiệm với học sinh, với tập thể lớp để cho một số học sinh hư hỏng 
và kéo theo nhiều học sinh khác theo đà...Thêm nữa, sự phối kết hợp giữa 
5 
GVCN với gia đình, với các đoàn thể khác trong và ngoài trường đôi khi chưa 
chặt chẽ, phụ huynh không nắm được thời gian, thời khóa biểu của con nên đến 
cuối năm mới té ngửa ra là con mình ở lại lớp vì đã bỏ học trên 45 buổi để ngồi 
trong quán điện tử.... 
Bản thân tôi nhiều năm được phân công làm công tác chủ nhiệm tại một số 
lớp thuộc tốp dưới của trường. Học sinh chủ yếu có kiến thức về các môn học 
trung bình hoặc yếu. Hoàn cảnh kinh tế gia đình đa số là nông nghiệp hoặc làm 
muối nên bố mẹ phải lo kiếm tiền nuôi sống gia đình, ít có thời gian quan tâm 
đến con cái, lại có nhiều bố mẹ phải bỏ quê đi làm ăn xa để các em ở nhà một 
mình hoặc với ông bà, có nhiều gia đình khá giả nên bố mẹ quá chiều chuộng 
con ... dẫn không ít các em có đạo đức lối sống, lời ăn tiếng nói, ý thức chấp 
hành kỷ luật chưa tốt, có nhiều em có cuộc sống tự do, buông thả không coi ai ra 
gì...Cá biệt còn có học sinh vi phạm kỷ luật ở trường khác chuyển đến. 
Ngoài ra, quan niệm giáo dục của một số gia đình chưa thực sự tích cực: Họ 
phó mặc việc học hành cho nhà trường, thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên chủ 
nhiệm, có nhiều phụ huynh học sinh còn mặc cảm, ngại ngần không dám gọi 
điện hay liên lạc với giáo viên chủ nhiệm. 
Chính vì vậy, trong một nhiều năm làm tổ trưởng tổ chủ nhiệm và tham gia 
hoạt động trong công tác của đoàn tôi thấy rằng cần làm tốt việc phối hợp với 
các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường sau đây thì mới nâng cáo được 
chất lượng công tác chủ nhiệm lớp, đó là: 
 + Ban giám hiệu, tổ chủ nhiệm 
 + Đoàn thanh niên (trong trường và địa phương nơi học sinh sinh sống), 
các tổ chức hội trong nhà trường 
 + Các giáo viên bộ môn. 
 + Gia đình học sinh, chi hội phụ huynh học sinh, chính quyền địa 
phương. 
Những khó khăn và hạn chế tập trung vào những yếu tố sau đây: 
- Công tác rèn luyện học sinh chưa đều, một số học sinh còn chậm tiến, vẫn 
còn học sinh vi phạm nội quy. 
- Công tác kiểm tra xử lý kỷ luật học sinh trong toàn trường chưa thường 
xuyên, khịp thời để răn đe. 
- Hình thức sinh hoạt chưa phong phú, thiếu sáng tạo chưa phù hợp lứa tuổi 
các em. 
- Một số phong trào đã triển khai nhưng hoàn thành chưa tốt, hoạt động chưa 
thường xuyên như: chương trình phát thanh, CLB học tập, các hoạt động ngoài 
giơ lên lớp, . 
- Trong công tác tuyên truyền, còn đơn điệu dè dặt chưa thuyết phục được 
ĐVTN. 
- Việc xếp thi đua của tổ chủ nhiệm xuất hiện 1 số điểm bất cập như cảm tính, 
không rõ ràng, không công bằng giữa các lớp. 
6 
2.3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết 
vấn đề. 
2.3.1. Các giải pháp chiến lược. 
2.3.1.1.Thống nhất chương trình kế hoạch hoạt động, quy chế đánh giá xếp 
loại của tổ chủ nhiệm theo tháng, kỳ, năm: 
Việc tạo ra mối quan hệ chặt chẽ và đồng bộ trong các hoạt động của chủ 
nhiệm và các hoạt động giáo dục khác cuả nhà trường có ý nghĩa quyết định 
hiệu quả của công tác chủ nhiệm trong nhà trường. Nếu chương trình hoạt động 
của GVCN mà phù hợp với kế hoạch giáo dục của nhà trường thì góp phần thúc 
đẩy hoạt động của nhà trường đồng thời nếu đã đưa kế hoạch hoạt động của 
GVCN trong kế hoạch chung của toàn trường, thống nhất được quy chế xếp loại 
công tác chủ nhiệm thì công tác chỉ đạo của tổ trưởng tổ chủ nhiệm và công tác 
phối hợp sẽ dễ dàng trong suốt năm vì nó được đặt dưới sự lãnh chỉ đạo chung 
của chi bộ Đảng. 
2.3.1.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động năm học: 
Để xây dựng được kế hoạch hoạt động cho cả năm Hiệu trưởng và các cá 
nhân đứng đầu như tổ trưởng tổ chủ nhiệm, bí thư đoàn trường, chủ tịch hội 
CTĐ, khuyến học, trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh cần căn cứ vào: 
- Chương trình các môn học, chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
- Nắm vững chỉ đạo của ngành có liên quan đến công tác Đoàn trong 
trường học. 
- Các văn bản của Huyện đoàn, Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo, các 
ban ngành có liên quan và công tác của nhà trường. Trong quá trình dự thảo kế 
hoạch năm học, Ban chấp hành đoàn trường phải báo cáo Hiệu trưởng để nắm 
các công việc trọng tâm của công tác Đoàn trong năm học. 
- Các chủ trương công tác lớn và nhiệm vụ chính trị xã hội ở địa phương. 
- Nghị quyết của chi bộ Đảng nhà trường. 
 Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm của năm học trước, Ban giám hiệu nhà 
trường dự đoán tình hình của năm học mới, đồng thời dựa vào thực tế khách 
quan của trường, tình hình chính trị - kinh tế địa phương để xác định và giao tổ 
chủ nhiệm xây dựng kế hoạch năm, quy chế tổ chủ nhiệm, quy chế phối hợp với 
các tổ chức đoàn thể khác trong năm học. 
2.3.1.3. Xác định nội dung hoạt động hàng tháng: 
 Dựa vào kế hoạch năm học, trong các phiên họp chi bộ, cơ quan hàng tháng 
cần sơ kết, kiểm điểm những hoạt động trong tháng. Tổ trưởng tổ chủ nhiệm báo 
cáo các hoạt động của tổ, sau đó cùng thống nhất hoạch định kế hoạch trong 
tháng tới. Như vậy Bí Thư chi bộ là người chỉ đạo chung, là người tổ chức, phối 
hợp thực hiện, sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và các bộ phận liên quan. 
2.3.1.4. Những yêu cầu cần thiết trong việc phối hợp giữa GVCN và các tổ 
chức khác: 
 Phối hợp với GVCN là biện pháp thực hiện kế hoạch năm học của nhà 
trường, nên các nội dung phối hợp cần đưa thành lịch trình công tác ổn định, 
thành nề nếp thường xuyên, tránh gây khó khăn cho việc dạy và học trên lớp. 
7 
 Có dự kiến để linh hoạt, phục vụ những nhu cầu công tác đột xuất theo yêu 
cầu của ngành, địa phương. 
 Có lịch hoạt động cụ thể hàng tuần, hàng tháng kết hợp tốt các hình thức và 
nội dung sinh hoạt, tránh gây chồng chéo mất thời gian. 
 Ban giám hiệu nhà trường cần thấy được khả năng phong phú cũng như 
hiệu quả tích cực của các hoạt động của tổ chủ nhiệm và tùy vào điều kiện thực 
tế của trường, từng bước đưa hoạt động này ổn định, nề nếp và đạt hiệu quả giáo 
dục. 
2.3.2. Các giải pháp cụ thể: 
 Các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng hoạt động chủ nhiệm trường 
THPT Lê Lai bao gồm: 
- Giải pháp hoàn chỉnh quy chế xếp loại công tác CN lớp. 
- Giải pháp trong công tác phối hợp với BGH, Ban chuyên môn, GVBM. 
- Giải pháp nâng cao công tác phối hợp với đoàn thanh niên. 
- Giải pháp nâng cao công tác phối hợp với Hội cha mẹ học sinh. 
- Giải pháp nâng cao công tác phối hợp với tổ chức ngoài nhà trường. 
2.3.2.1. Giải pháp hoàn chỉnh quy chế xếp loại công tác CN lớp. 
 Qua nhiều năm làm tổ trưởng tổ chủ nhiệm và là người trực tiếp tham mưu 
cho hiệu trưởng xây dựng quy chế đánh giá xếp loại công tác chủ nhiệm lớp 
theo từng tháng, kỳ, năm học đến nay quy chế đã hoàn thiện và phát huy vai trò 
thúc đẩy công tác chủ nhiệm của nhà trường ngày càng cao. Đặc biệt giải quyết 
tốt trong công tác xét thi đua của tổ chủ nhiệm trong từng tháng, học kỳ và năm 
học. Việc xếp loại tháng, kỳ, năm về công tác chủ nhiệm được thực hiện công 
khai trên trang tính sau khi tổng hợp tất cả các tiêu chí đánh giá. Quy chế cụ thể 
(phụ lục minh chứng) 
8 
Trang tính xếp loại chủ nhiệm hàng tháng, kỳ, năm học 
Trang tính báo biến động sĩ số học sinh lớp chủ nhiệm từng tháng 
GVCN các lớp xếp loại tốt được cộng 2 điểm thi đua trong tháng, loại khá được 
cộng 1 điểm. 
2.3.2.2. Giải pháp trong công tác phối hợp BGH, Ban chuyên môn, GVBM. 
- Khi triển khai các kế hoạch hoạt động cần phản ảnh với BGH, BCM những 
thuận lợi, khó khăn hoặc những vấn đề bất cập trong kế hoạch giúp BGH, BCM 
kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. 
 - GVCN thường xuyên báo cáo với BGH về kết quả giáo dục từng tuần, từng 
tháng để giúp BGH thu thập được thông tin của lớp một cách kịp thời, chính xác 
cũng như những thông tin liên quan đến trường lớp. Ví dụ như các vấn đề: 
9 
 + Số học sinh không gửi xe đạp trong trường. 
 + Số học sinh nghỉ học trong các tuần cao điểm trước và sau tết. Số học sinh 
nghỉ học bồi dưỡng nhiều. Học sinh thắc mắc trong vấn đề thi cử, kiểm tra 
 + Nguyện vọng chuyển lớp chuyển khối của các em. 
 + Những giáo viên bộ môn cần được góp ý về chuyên môn cũng như phương 
pháp sư phạm, cư xử với học sinh. 
 + Những thắc mắc của phụ huynh và học sinh: về việc sử dụng điện thoại di 
động trong giờ học, các chế độ chính sách, học bồi dưỡng, phụ đạo ...... 
- Việc trao đổi với hiệu phó chuyên môn – trưởng BCM nhà trường về lực học 
của học sinh lớp chủ nhiệm về năng lực, sở trường từ đó định hướng ban, khối 
cho các em giúp các em tự tin chọn khối thi trường thi trước kỳ thi đại học theo 
tôi cũng là một việc mà giáo viên chủ nhiệm nên làm, đặc biệt là với giáo viên 
chủ nhiệm lớp 12. 
 - Ngoài ra, GVCN cũn

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_cong_tac_chu_nhiem.pdf