Sáng kiến Nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp thông qua hình thức phân quyền cho học sinh tự quản lí và thực hiện nhiệm vụ nhằm phát huy tinh thần dân chủ trong trường học
Hiện nay, môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, đảm bảo công bằng dân chủ giữa ngườiquản lí- người dạy- người học luôn là mối quan tâm hàng đầu của Nhà trường và là một trong những chủ trương đúng đắn của ngành giáo dục để hướng tới xây dựng những mô hình “trường học hạnh phúc”, “lớp học hạnh phúc”, “cá nhân hạnh phúc”. Cả lý luận và thực tiễn đều đã chứng minh, nếu môi trường giáo dục càng lành mạnh, thân thiện, người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái thì HS càng có điều kiện học tập tốt, chất lượng giáo dục được nâng cao, và ngược lại. Điều đó đồng nghĩa với việc, để làm nên thành công của sự nghiệpgiáo dục, yếu tố tiên quyết là việc xây dựng môi trường.
Để khát vọng xây dựng được không gian văn hóa học đường, môi trường giáo dụcan toàn văn minh đạt được thành công như mong đợi, người làm công tác CN đóng một vai trò rất quan trọng. Quả không sai khi nói rằng, GVCN lớp là “nhà quản lý không có dấu đỏ” (PGS.TS Đặng Quốc Bảo), bởi GVCN là người góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách HS. Một người GVCN giỏi sẽgóp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh.
Vai trò của những “người cha, người mẹ thứ hai” quan trọng là thế, nhưng không đồng nghĩa với đó, là việc GVCN nghiễm nhiên biến mình thành linh hồn lớp học, trung tâm của hoạt động giáo dục. Người làm công tác CN không thể tự cho phép mình toàn quyền chỉ đạo, điều hành quyếtđịnh hết tất cả mọi việc trong “ngôi nhà nhỏ”- lớp mình CN mà ít hoặc không quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng và ý kiến cá nhân HS- người đồng hành không thể thiếu cùng thầy cô trong sự nghiệp giáo dục. Điều đó càng trở nên thiếu hợp lí, khoa học khi hiện nay, chương trình GDPT đang ngày càng có sự đổi mới theo hướng “lấy HS làm trung tâm” của hoạt động dạy-học. Nếu nhận thức đúng đắn và sâu sắc về trách nhiệm của người làm giáo dục, GVCN chỉ nên coi mình như một nhà quản lý với các vai trò cơ bản như người làm công tác phát triển lớp học; ngườilàm công tác tổ chức lớp học; người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của HS; người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp với Nhà trường và PH HS. Đồng thời, đặc biệt coi trọng quyền bình đẳng, dân chủ và tôn trọng khả năng của người học...Và chỉ khi GVCN nhận thức đúng vai trò của mình, HS mới thực sự có thể trở thành “trung tâm của lớp học”, chứ không chỉ dừng lại ở mức độ biển hiệu, hình thức.
Trong chuyên môn, chúng ta đang sôi nổi thực hiện phương pháp giáo dục tích cực. Không lẽ trong công tác CN chúng ta lại để tồn tại mãi cách giáo dục thụ động,máy móc – thầy là trung tâm của tất cả. Mỗi thầy, cô giáo cần phải đổi mới cả trong công tác CN. Phải biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, tự ý thức, tự quản lấy chính tổ mình, lớp mình. Chỉ có như thế, HS mới được rèn luyện kỹ năng, nhân cách HS mới được xác lập bền vững, … chất lượng giáo dục mới được nâng cao, đáp ứng với xu thế chung của thời đại, của chương trình GDPT mới.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ---------------------------------- SÁNG KIẾN: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP THÔNG QUA HÌNH THỨC PHÂN QUYỀN CHO HỌC SINH TỰ QUẢN LÍ VÀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NHẰM PHÁT HUY TINH THẦN DÂN CHỦ TRONG TRƯỜNG HỌC LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM LỚP Năm thực hiện: 2022 - 2023 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN Nội dung Viết tắt Trung học phổ thông THPT Trung học cơ sở THCS Giáo dục phổ thông GDPT Học sinh HS Giáo viên GV Giáo viên chủ nhiệm/chủ nhiệm GVCN/CN Giáo viên bộ môn GVBM Ban giám hiệu BGH Đoàn thanh niên ĐTN Giáo dục và Đào tạo GD-ĐT Uỷ ban Nhân dân UBND Công nghệ thông tin CNTT Ban cán sự/Ban chấp hành BCS/BCH Sáng kiến kinh nghiệm SKKN Phụ huynh PH trong các nhóm/ đội của lớp 2.2. Phương pháp lựa chọn đội ngũ cán bộ có khả năng quản lí và 16 thực hiện nhiệm vụ 2.2.1. Thông qua tinh thần tự nguyện ứng cử 16 2.2.2. Từ nền tảng Trung học cơ sở, từ sự giới thiệu của các giáo viên bộ 17 môn, từ các cuộc họp phụ huynh định kì và học sinh trong lớp chủ nhiệm 2.2.3. Từ quan sát trực tiếp của giáo viên chủ nhiệm và phiếu khảo sát thông 20 tin 2.3. Kinh nghiệm phân quyền thực hiện cho HS qua việc xây dựng các ban, 21 đội nhóm phụ trách các lĩnh vực cụ thể 2.3.1. Thành lập các tiểu ban phụ trách các mảng theo yêu cầu nhiệm vụ 21 đặt ra 2.3.2. Quan tâm đến quy chế thực hiện nhiệm vụ trong các đội/nhóm 27 2.3.3. Lựa chọn thành viên phù hợp với năng lực, trình độ và sở trường cá 29 nhân 2.4. Thường xuyên nắm tình hình lớp học và công việc được giao bằng 31 nhiều kênh 2.4.1. Qua báo cáo thường xuyên theo tiến độ công việc của các tiểu ban 32 qua các nền tảng mạng xã hội 2.4.2. Trao đổi qua những giờ sinh hoạt lớp và qua trò chuyện với HS trong 33 lớp 2.4.3. GVCN tư vấn, góp ý, hỗ trợ khi cần thiết 35 2.5. Đảm bảo việc đánh giá, thi đua, khen thưởng khách quan, công bằng 36 bằng nhiều hình thức đa dạng 2.5.1. Đánh giá thi đua, khen thưởng kịp thời bằng kết quả của nhiệm vụ 36 được giao 2.5.2. Thi đua, khen thưởng tiến hành dân chủ, công khai 39 2.5.3. Khen thưởng bằng điểm thưởng, bằng hiện vật, giấy khen, bằng tiền 39 mặt PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Hiện nay, môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, đảm bảo công bằng dân chủ giữa người quản lí- người dạy- người học luôn là mối quan tâm hàng đầu của Nhà trường và là một trong những chủ trương đúng đắn của ngành giáo dục để hướng tới xây dựng những mô hình “trường học hạnh phúc”, “lớp học hạnh phúc”, “cá nhân hạnh phúc”. Cả lý luận và thực tiễn đều đã chứng minh, nếu môi trường giáo dục càng lành mạnh, thân thiện, người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái thì HS càng có điều kiện học tập tốt, chất lượng giáo dục được nâng cao, và ngược lại. Điều đó đồng nghĩa với việc, để làm nên thành công của sự nghiệp giáo dục, yếu tố tiên quyết là việc xây dựng môi trường. Để khát vọng xây dựng được không gian văn hóa học đường, môi trường giáo dục an toàn văn minh đạt được thành công như mong đợi, người làm công tác CN đóng một vai trò rất quan trọng. Quả không sai khi nói rằng, GVCN lớp là “nhà quản lý không có dấu đỏ” (PGS.TS Đặng Quốc Bảo), bởi GVCN là người góp phần không nhỏ hình thành và nuôi dưỡng nhân cách HS. Một người GVCN giỏi sẽ góp phần xây dựng nên một tập thể lớp giỏi, nhiều tập thể lớp giỏi sẽ xây dựng nên một nhà trường vững mạnh. Vai trò của những “người cha, người mẹ thứ hai” quan trọng là thế, nhưng không đồng nghĩa với đó, là việc GVCN nghiễm nhiên biến mình thành linh hồn lớp học, trung tâm của hoạt động giáo dục. Người làm công tác CN không thể tự cho phép mình toàn quyền chỉ đạo, điều hành quyết định hết tất cả mọi việc trong “ngôi nhà nhỏ”- lớp mình CN mà ít hoặc không quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng và ý kiến cá nhân HS- người đồng hành không thể thiếu cùng thầy cô trong sự nghiệp giáo dục. Điều đó càng trở nên thiếu hợp lí, khoa học khi hiện nay, chương trình GDPT đang ngày càng có sự đổi mới theo hướng “lấy HS làm trung tâm” của hoạt động dạy-học. Nếu nhận thức đúng đắn và sâu sắc về trách nhiệm của người làm giáo dục, GVCN chỉ nên coi mình như một nhà quản lý với các vai trò cơ bản như người làm công tác phát triển lớp học; người làm công tác tổ chức lớp học; người giúp hiệu trưởng bao quát lớp học; thực hiện việc kiểm tra sự tu dưỡng và rèn luyện của HS; người có trách nhiệm phản hồi tình hình lớp với Nhà trường và PH HS. Đồng thời, đặc biệt coi trọng quyền bình đẳng, dân chủ và tôn trọng khả năng của người học...Và chỉ khi GVCN nhận thức đúng vai trò của mình, HS mới thực sự có thể trở thành “trung tâm của lớp học”, chứ không chỉ dừng lại ở mức độ biển hiệu, hình thức. Trong chuyên môn, chúng ta đang sôi nổi thực hiện phương pháp giáo dục tích cực. Không lẽ trong công tác CN chúng ta lại để tồn tại mãi cách giáo dục thụ động, máy móc – thầy là trung tâm của tất cả. Mỗi thầy, cô giáo cần phải đổi mới 7 - Về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu từ năm 2018 đến nay (năm học 2022- 2023). - Địa bàn nghiên cứu và thực nghiệm đề tài ở trường THPT Hoàng Mai 4. Phương pháp nghiên cứu: Để làm đề tài này tôi đã lựa chọn một số phương pháp sau: 4.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Thu thập và đọc các tài liệu lý luận, các văn bản pháp quy, các công trình nghiên cứu khoa học về công tác CN lớp. Từ đó phân tích và tổng hợp các vấn đềlý luận liên quan đến sáng kiến. 4.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp điều tra (Phiếu hỏi). - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm. - Phương pháp tổng kết, đánh giá. 4.3. Nhóm các phương pháp nghiên cứu hỗ trợ - Thống kê toán học. - Bảng biểu. 5. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các giải pháp có cơ sở khoa học, xuất phát từ thực tiễn thiết thực có tính khả thi cho HS trong lớp CN như đã được đề xuất trong SKKN thì có thể nâng cao được chất lượng công tác CN lớp, giúp HS phát huy khả năng tự quản lí và thực hiện nhiệm vụ. Từ đó, cũng có thể phát huy tính dân chủ trong trường học 6. Đóng góp mới của đề tài - Về mặt lí luận: Làm rõ hơn các nội dung liên quan đến tinh thần dân chủ, khả năng tự quản lí và thực hiện nhiệm vụ của HS ở trường THPT - Về mặt thực tiễn: Đề tài phân tích và chứng minh việc thực hiện tốt hình thức phân quyền cho HS tự quản lí và thực hiện các nhiệm vụ học tập và thi đua đã góp phần xây dựng, phát triển môi trường giáo dục dân chủ, bình đẳng, đảm bảo sự tôn trọng của người học trong Nhà trường hiện nay. Đặc biệt góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu cao nâng cao chất lượng giáo dục. Những giải pháp đưa ra trong đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng sáng tạo văn bản chỉ đạo của cấp trên phù hợp với tình hình thực tiễn của nhà trường 9 Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số căn cứ thực hiện đề tài Trước hết, để thực hiện đề tại này, chúng tôi đã căn cứ và vận dụng sáng tạo những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng, nhà nước, của Bộ GD-ĐT, Sở GD- ĐT tỉnh Nghệ An trong việc khẳng định vai trò to lớn của môi trường giáo dục phát huy tính dân chủ đối với chất lượng, hiệu quả giáo dục. Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước, Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo yêu cầu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, đảm bảo phát huy tính công bằng, dân chủ, bình đẳng trong trường học như: Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017, quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 3/10/2018 về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”; Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ban hành ngày 14/06/2019; Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 và một số văn bản khác nhằm xây dựng và bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo tinh thần mới. Để cụ thể hóa những văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trong giáo dục, Bộ GD-ĐT cũng đã ban hành nhiều công văn định hướng nhiều hơn về vấn đề xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh thân thiện, dân chủ. Cụ thể, công văn số1741/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD-ĐT ngày 05/03/2009 về việc hướng dẫn đánh giá kết quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực”; Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học, ban hành kèm theo; Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Gd-ĐT quy định về quyền hạn, trách nhiệm cụ thể của các đơn vị, tổ chức, đoàn thể và cá nhân cụ thể trong trường học; Nghị định quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục Số: 127/2018/NĐ-CP ngày 21/09/2018 và một số đề án, văn bản chỉ đạo khác; Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 quy định về quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên; “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà trường ban hành” kèm theo Quyết định số 04/2000/QĐ của Bộ trưởng Bộ GD- ĐT; Thông tư số 11/2020/ TT BGDĐT ngày 29/05/2020 hướng dẫn thực hiện dân chủ trong các hoạt động của có sở giáo dục công lập... Tại Nghệ An, trên cơ sở hướng dẫn của Chính phủ và Bộ GD-ĐT, UBND tỉnh và Sở GD-ĐT đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các nhà trường dựa trên yêu cầu nắm vững nguyên tắc chỉ đạo của cấp trên và xét trong tình hình thực tiễn của đơn vị, địa phương để cấp thiết triển khai xây dựng môi trường học an toàn, văn hóa dân chủ bằng nhiều hình thức trong mọi hoạt động giảng dạy và đưa dân chủ đến tất cả mọi đối tượng trong đơn vị giáo dục. Gần đây UBND tỉnh có Công văn số 1708/UBND ngày 20/3/2019 về việc tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định 80 của Chính phủ; Kế hoạch số 520/KH-UBND ngày 26/8/2019 về việc thực hiện Đề án xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học trên địa bàn tỉnh 11
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_nang_cao_chat_luong_cong_tac_chu_nhiem_lop_thong_q.docx
- Phan Thị Hoài,Trần Thị Thương-Trường THPT Hoàng Mai.pdf