Sáng kiến Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ So sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 - Trần Thị Thúy

Sáng kiến Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ So sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 - Trần Thị Thúy

Các bộ phận cấu thành của môn Tiếng Việt trong trường tiểu học bao gồm: Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Tập làm văn, Luyện từ và câu. Qua tiết Luyện từ và câu học sinh có khả năng diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, cụ thể sinh động mọi sắc thái biểu cảm. Nói và viết đó là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó các em thực hiện quá trình tư duy, chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp các em hiểu nhau hơn, cùng hợp tác trong cuộc sống. Vấn đề đặt ra là người giáo viên dạy Luyện từ và câu như thế nào để nâng cao chất lượng, đáp ứng được khả năng tiếp thu bài của học sinh, cách thức tổ chức, tiến hành tiết dạy Luyện từ và câu ra sao để đạt được hiệu quả như mong muốn.

So sánh là một vấn đề mới đối với học sinh lớp 3. So sánh là cách nói rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương. Nhờ phép so sánh người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe. So sánh được xem là một trong những phương thức tạo hình hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá con người. Mặt khác nó còn làm cho tâm hồn và trí tuệ con người thêm phong phú, giúp con người cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế, sâu sắc hơn.

 

docx 20 trang thanh tú 22 07/10/2022 9365
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ So sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 - Trần Thị Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, mục tiêu giáo dục tiểu học là “Giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực,  định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt ”. Như vậy mục tiêu giáo dục tiểu học không chỉ chú ý chuẩn bị cho học sinh những cơ sở ban đầu “cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở” mà còn giúp học sinh “phát triển cả về phẩm chất và năng lực”.
Các bộ phận cấu thành của môn Tiếng Việt trong trường tiểu học bao gồm: Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Tập làm văn, Luyện từ và câu. Qua tiết Luyện từ và câu học sinh có khả năng diễn đạt bằng lời nói rõ ràng, cụ thể sinh động mọi sắc thái biểu cảm. Nói và viết đó là những hình thức giao tiếp rất quan trọng, thông qua đó các em thực hiện quá trình tư duy, chiếm lĩnh tri thức, trao đổi tư tưởng, tình cảm, quan điểm, giúp các em hiểu nhau hơn, cùng hợp tác trong cuộc sống. Vấn đề đặt ra là người giáo viên dạy Luyện từ và câu như thế nào để nâng cao chất lượng, đáp ứng được khả năng tiếp thu bài của học sinh, cách thức tổ chức, tiến hành tiết dạy Luyện từ và câu ra sao để đạt được hiệu quả như mong muốn.
So sánh là một vấn đề mới đối với học sinh lớp 3. So sánh là cách nói rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương. Nhờ phép so sánh người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe. So sánh được xem là một trong những phương thức tạo hình hiệu quả nhất, có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá con người. Mặt khác nó còn làm cho tâm hồn và trí tuệ con người thêm phong phú, giúp con người cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế, sâu sắc hơn.
Với mục đích hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ năng về nhận thức, về biểu cảm, phối hợp ấn tượng thính giác với ấn tượng thị giác để nhận ra hiện tượng so sánh ẩn chứa trong câu văn, câu thơ; Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về biện pháp so sánh; Trang bị cho học sinh một số hiểu biết và kĩ năng phục vụ học tập, kĩ năng giao tiếp cần thiết trong cuộc sống hàng ngày; Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, tôi đã mạnh dạn đưa ra ý tưởng “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ So sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3”.
2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ So sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3”.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Trần Thị Thúy
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Kim Long B, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0987817217  
- E_mail: tranthithuy.c1kimlongb@vinhphuc.edu.vn
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Trần Thị Thúy
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Phân môn Luyện từ và câu lớp 3.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng hoặc lần đầu áp dụng thử:
Từ tháng 9 năm 2020.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến.
7.1.1. Thực trạng của vấn đề.
a) Thuận lợi.
- Luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục, lãnh đạo nhà trường, của các tổ chuyên môn đã có vai trò tích cực giúp giáo viên dạy đúng nội dung, chương trình phân môn Luyện từ và câu.
- Học sinh lớp 3 giai đoạn này rất ham học, đặc biệt hơn ở lứa tuổi này các em không còn bỡ ngỡ trước môi trường học tập thực sự như ở các lớp học trước. Quan trọng là ở lớp 3 các em đã được trang bị một lượng kiến thức ở lớp 2, đã nắm vững kiến thức, kĩ năng mà các thầy cô giáo trước đó đã trang bị. Đây là cơ sở giúp cho các em học tốt phân môn Luyện từ và câu lớp 3.
- Đa số các em có ý thức học tập, có sự chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp, một số em biết dùng từ đặt câu khá lưu loát.
- Hầu hết giáo viên giảng dạy có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, quan tâm và thương yêu học sinh.
- Phụ huynh học sinh thường xuyên phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để nắm được các hoạt động của nhà trường và tình hình học tập của con mình.
b) Khó khăn. 
- Tiếng Việt là môn học khó, nhất là phân môn Luyện từ và câu đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú, cần phải có vốn sống thực tế, người giáo viên biết kết hợp linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy, biết gợi óc tò mò, khả năng sáng tạo, độc lập ở học sinh, giúp các em hiểu nghĩa từ, so sánh ngôn ngữ quả không dễ.
- Các bài tập thường là những bài tập trừu tượng, giáo viên phải hướng dẫn mẫu một phần bài tập, học sinh phải biết tư duy để làm được các phần bài tập còn lại. 
- Thêm một thực tế nữa là các loại sách tham khảo tràn lan trên thị trường, nhiều cha mẹ mua cho con để tham khảo nhưng nhiều bạn ung dung chép vào vở nếu cần, mà không phải mất quá nhiều thời gian suy nghĩ để làm bài. Các em không hiểu việc làm đó dẫn đến hậu quả lớn, nó làm cho não bộ của các em ít phát triển dần trở nên lười nhác.
- Giáo viên đôi lúc còn giảng dạy theo phương pháp cũ, việc phân chia thời lượng lên lớp ở môn dạy đôi khi còn dàn trải, hoạt động của cô trò có lúc thiếu nhịp nhàng, nặng tính hình thức.
- Học sinh chưa có ý thức tự giác trong học tập. Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh hoặc giao tiếp còn hạn chế, thiếu tự tin. Các em còn tật xấu ít tập trung chú ý nghe giảng, thường thụ động tiếp thu bài.
7.1.2. Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ So sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3.
* Biện pháp 1: Nghiên cứu kĩ chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt 3
- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ cấu trúc, nội dung, cách thể hiện nội dung về biện pháp tu từ so sánh trong sách giáo khoa, về mức độ yêu cầu chuẩn kiến thức và kĩ năng cơ bản của mạch kiến thức này. Từ đó tìm ra phương pháp dạy học thích hợp giúp học sinh tích cực chủ động nắm chắc kiến thức.
- Nội dung dạy học phép tu từ so sánh trong chương trình lớp 3 được học trong 8 tiết ở học kì I, cứ 2 tuần 1 tiết, chiếm khoảng 1/5 tổng số thời gian của chương trình học kì 1. Cụ thể như sau:
Tuần
Chủ điểm
Nội dung dạy học
Trang
1
Măng non
Làm quen với phép so sánh
8
3
Mái ấm
Tìm hình ảnh so sánh và tìm các từ chỉ sự so sánh
24
5
Tới trường
So sánh hơn kém, cách thêm các từ so sánh vào những câu chưa có từ so sánh
43
7
Cộng đồng
So sánh sự vật với con người
58
10
Quê hương
Làm quen so sánh âm thanh với âm thanh
79
12
Bắc - Trung - Nam
So sánh hoạt động với hoạt động
98
15
Anh em một nhà
Đặt câu có hình ảnh so sánh
126
18
Ôn tập cuối học kì 1
Luyện tập
148
- Các bài tập về biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 được chia thành 2 dạng:
Dạng 1: Bài tập nhận biết biện pháp tu từ so sánh (Bài tập theo mẫu)
Dạng 2: Bài tập vận dụng biện pháp tu từ so sánh (Bài tập sáng tạo).
Biện pháp 2 : Dạy đúng quy trình.
- Đây là một việc làm không thể thiếu được ở mỗi môn học. Đặc biệt là dạy biện pháp tu từ so sánh là dạng bài mới mẻ, trừu tượng đối với học sinh lớp 3. Để học sinh nắm bài tốt, không bị nhầm lẫn giữa các dạng bài với nhau, bất cứ một bài tập nào, giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh theo các trình tự như sau:
- Đọc kỹ đề bài, xác định đúng yêu cầu của bài tập (bằng câu hỏi hoặc bằng lời giải thích).
          - Hướng dẫn học sinh giải một phần bài tập (Bước làm mẫu).
          - Giáo viên tổ chức cho học sinh làm bài.
          - Tổ chức cho học sinh trao đổi, nhận xét, so sánh đối chiếu kết quả với đáp án, rút ra những điểm cần nhớ về biện pháp so sánh.  
          Ví dụ: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn  dưới đây:
a. Hai bàn tay em
    Như hoa đầu cành.
b. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
c. Cánh diều như dấu “á”
    Ai vừa tung lên trời.
d. Ơ, cái dấu hỏi
Trông ngồ ngộ ghê,
Như vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe.
(Bài 2, trang 8, SGK TV3, tập I)
Bước 1: Giáo viên gọi 1, 2 học sinh đọc thành tiếng yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm theo.
          Bước 2: Giáo viên mời 1 học sinh làm mẫu (Bài tập 2a). Nếu học sinh còn lúng túng, giáo viên gợi ý cho học sinh nhớ lại bài tập đọc (Câu hỏi 1: Hai bàn tay em được so sánh với gì? Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành).
          Bước 3: Giáo viên cho học sinh làm bài theo hình thức trao đổi theo cặp.
          Bước 4: GV mời 3 học sinh lên bảng gạch chân dưới các sự vật được so sánh trong các câu văn, câu thơ.
- Tổ chức cho học sinh nhận xét bài làm trên bảng.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
          Câu a) Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành.
          Câu b) Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ (tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch).
          Câu c) Cánh diều được so sánh với dấu “á”.
          Câu d) Dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ.
          Giáo viên kết hợp nêu câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ, trả lời để hiểu vì sao các sự vật nói trên được so sánh với nhau.
* Biện pháp 3: Giúp học sinh nắm vững các dạng bài tập về biện pháp tu từ so sánh.
Dạng 1: Bài tập nhận biết biện pháp tu từ so sánh.
Đây là kiểu bài tập giúp học sinh bước đầu nắm được cấu trúc của biện pháp so sánh. Với yêu cầu tìm những sự vật được so sánh với nhau, các em sẽ tìm ra cái so sánh và cái được so sánh. Những sự vật đưa ra so sánh tồn tại xung quanh các em, gần gũi và quen thuộc đối với cuộc sống của các em, giúp các em dễ dàng liên tưởng đến sự tương đồng giữa chúng. Dạng bài tập này chiếm đa số trong chương trình và có 3 dạng nhỏ sau:
* Dạng bài “Tìm những sự vật được so sánh”.
Đây là dạng bài tập chiếm số lượng lớn trong chương trình học giúp học sinh bước đầu nắm được cấu trúc của phép so sánh. Với yêu cầu tìm những sự vật được so sánh với nhau các em sẽ tìm ra “cái so sánh” và “cái được so sánh” trong phép so sánh. Đây là những sự vật tồn tại xung quanh các em, gần gũi và quen thuộc đối với cuộc sống của các em, giúp các em dễ dàng liên tưởng đến sự tương đồng giữa chúng. Với dạng bài này ta có các mô hình sau:
Mô hình 1: So sánh sự vật với sự vật. 
Ví dụ:
Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
Hoa hồng hồng nụ
Cánh trong ngón xinh.
                   (Bài 2, trang 8, SGK TV3, tập 1)
          Để làm tốt bài tập này, HS phải nắm chắc được các từ chỉ sự vật, từ đó các em sẽ tìm được sự vật so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn trên là: “Hai bàn tay em” so sánh với “hoa đầu cành”
          Nếu giáo viên hỏi ngược lại là vì sao “Hai bàn tay em” được so sánh với “hoa đầu cành”? lúc đó giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm xem các sự vật so sánh này đều có điểm nào giống nhau, chẳng hạn: Hai bàn tay của bé nhỏ xinh như một bông hoa (Cho học sinh quan sát tranh ảnh để các em dễ nhận thấy điểm giống nhau.)
Mô hình 2: So sánh sự vật – Con người 
* Ví dụ: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ dưới đây:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan.”
        (Hồ Chí Minh)
“Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác càng thêm lòng vàng”.
       (Võ Thanh An)
          Với dạng bài tập này HS sẽ dễ dàng tìm sự vật so sánh với con người nhưng các em chưa giải thích được “vì sao?”. Chính vì thế, giáo viên cần giúp HS tìm được đặc điểm chung của sự vật và con người, chẳng hạn: “trẻ em” giống như “búp trên cành”. Vì đều là những sự vật còn tươi non đang phát triển đầy sức sống non tơ, chứa chan niềm hi vọng. Bà sống đã lâu, tuổi đã cao giống như “quả ngọt chín rồi” đều phát triển đến độ già dặn có giá trị cao, có ích lợi cho cuộc đời, đáng nâng niu trân trọng.
Mô hình 3: So sánh hoạt động với hoạt động 
* Ví dụ 1 : Trong các đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau: 
“Con trâu đen lông mượt
Cái sừng nó vênh vênh
Nó cao lớn lênh khênh
Chân đi như đạp đất.”
                                                 (Trần Đăng Khoa)
          Dạng bài này, GV giúp HS nắm chắc được từ chỉ hoạt động, từ đó học sinh sẽ tìm được các hoạt động được so sánh với nhau.
          Chẳng hạn: Hoạt động “đi” so sánh với hoạt động “đạp đất” qua từ so sánh “như”
* Ví dụ 2 : Trong đoạn trích sau, những hoạt động nào được so sánh với nhau: 
“Cau cao, cao mãi
Tàu vươn giữa trời
Như tay ai vẫy
Hứng làn mưa rơi”.
(Ngô Viết Dinh)
Dạng bài tập này, GV yêu cầu HS tạo lập các hình ảnh, các câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh dựa trên ngữ liệu có sẵn hoặc một phần do học sinh tự tạo lập.
          Hoạt động “vươn” của tàu lá cau giống hoạt động “vẫy” tay của con người.
Mô hình 4: So sánh âm thanh với âm thanh.
* Ví dụ: Tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn dưới đây:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
                          (Nguyễn Trãi)
          Với dạng bài tập này, GV giúp HS nhận biết được âm thanh thứ nhất và âm thanh thứ hai được so sánh với nhau qua từ “như”.
Chẳng hạn: “Tiếng suối chảy” được so sánh với “tiếng đàn cầm” qua từ “như”
          Ngoài các mô hình so sánh trên học sinh còn được làm quen với kiểu so sánh:
+ So sánh ngang bằng:
          Từ so sánh: là, như, giống, tựa, tựa như, như là, giống hệt, như thể, ..
* Ví dụ 1: Nhìn từ xa những mảng tường vàng, ngói đỏ như những cánh hoa lấp ló trong cây. 
Từ so sánh là như.
* Ví dụ 2: 
Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.
          Từ so sánh là tựa.
          Cũng có khi so sánh ngang bằng không dùng từ so sánh mà dùng dấu câu như dấu gạch ngang, dấu hai chấm.
* Ví dụ: 
“Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè, hoa nở cùng sao
Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh.”
       (Trần Đăng Khoa)
+ So sánh không ngang bằng (So sánh hơn kém)
Các từ so sánh: hơn, kém, chẳng bằng, 
* Ví dụ:
“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.”
(Trần Quốc Minh)
* Dạng bài “Tìm những hình ảnh so sánh”.
Dạng bài tập này không chỉ yêu cầu học sinh tìm những sự vật được so sánh với nhau một cách riêng lẻ mà còn phải tìm cả hình ảnh so sánh. Tức là, các em phải tìm cả cấu trúc có thể đầy đủ hoặc không đầy đủ của  phép so sánh. Những hình ảnh so sánh này sẽ đem lại cho các em những cảm xúc tốt đẹp, những cách nhìn mới mẻ về sự vật, về cuộc sống xung quanh. Giáo viên cần giúp học sinh hiểu rõ mô hình cấu tạo hoàn chỉnh của phép so sánh gồm 4 yếu tố, có như vậy học sinh mới không bị nhầm lẫn giữa dạng bài Tìm những hình ảnh so sánh với dạng bài Tìm những sự vật so sánh.
Mô hình cấu tạo của phép so sánh:
- Yếu tố 1: Yếu tố được so sánh hoặc bị so sánh
- Yếu tố 2: Từ ngữ chỉ phương diện so sánh.
- Yếu tố 3: Từ ngữ chỉ sự so sánh hay còn gọi là từ so sánh.
- Yếu tố 4: yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh.
* Ví dụ: “Đôi mắt long lanh như thủy tinh.”
+ Yếu tố 1: Sự vật được so sánh “Đôi mắt”.
+ Yếu tố 2: Phương diện so sánh “long lanh”.
+ Yếu tố 3: Từ chỉ sự so sánh “như”.
+ Yếu tố 4: Sự vật để so sánh “thủy tinh”.
          Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể có sự biến đổi, có nhiều trường hợp so sánh không đầy đủ cả bốn yếu tố. 
- So sánh vắng yếu tố 2 được gọi là so sánh chìm. So sánh chìm khiến cho sự liên tưởng được rộng rãi hơn, kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn.
Ví dụ: Tìm  hình ảnh so sánh trong  câu văn dưới đây:
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
                                                                 (TV3, t.1, tr.24)
          - So sánh vắng cả hai yếu tố 2 và 3 được gọi là so sánh sử dụng chỗ ngắt giọng và hình thức đối chọi.
          * Ví dụ: 
“Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.”
* Dạng bài “Tìm các từ so sánh”.
Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta thường dùng từ như khi muốn so sánh một thứ gì đó. Chẳng hạn đẹp như tiên, xấu như ma, hiền như bụt... Tuy nhiên, trong phép tu từ so sánh có rất nhiều những từ dùng để so sánh như: là tựa, giống, như thể, như là,... Để  giúp các em nhận ra được sự phong phú, đa dạng cũng như sự tinh tế của so sánh tu từ, sách giáo khoa đã cung cấp cho các em dạng bài tập tìm các từ so sánh.
Ví dụ: Bài 2 (SGK TV2, tập 1 trang 25) Hãy ghi lại các từ chỉ sự so sánh trong những câu sau:
Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.
Dạng 2: Bài tập vận dụng biện pháp tu từ so sánh (Bài tập sáng tạo)
Dạng bài tập này có tính tư duy, sáng tạo cao, tuy nhiên dạng bài tập này trong SGK rất ít. Nó tập trung ở cuối chương trình học kì 1. Giúp học sinh biết cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Dạng bài này có 2 kiểu bài tập nhỏ đó là tập nhận biết tác dụng của biện pháp tu từ so sánh và tập đặt câu có dùng biện pháp so sánh.
* Bài tập nhận biết tác dụng của phép tu từ so sánh
Để nhận biết được tác dụng của phép so sánh, bài tập đã mở ra cho học sinh một hướng tiếp nhận mới đó là tự mình đưa ra những đánh giá, những nhận xét của riêng mình dưới dạng như phát biểu cảm nghĩ. Chính vì mọi so sánh đều mang đậm dấu ấn cá nhân của người so sánh nên mỗi học sinh sẽ có một cách cảm thụ của riêng mình.
Ví dụ: Đọc đoạn thơ sau:
Đã có ai lắng nghe
Tiếng mưa trong rừng cọ
Như tiếng thác dội về
Như ào ào trận gió
Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao? 
(TV3, tập 1, trang 80)
* Bài tập đặt câu có dùng phép tu từ so sánh
Đây là yêu cầu cao nhất mà các em phải thực hiện khi học phép so sánh. Với những kiến thức đã được học, cộng với sự tri giác qua các bức tranh học sinh sẽ tìm được sự giống nhau giữa các sự vật trong tranh từ đó viết ra những câu có hình ảnh so sánh. Hoặc từ những cấu trúc cho trước, học sinh sẽ tìm những từ phù hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh thành câu
* Ví dụ 1: Bài tập 3, trang 126, SGK TV 3, tập 1.
          Dựa vào bức tranh mặt trăng và quả bóng, GV hướng dẫn HS : Chúng ta sẽ so sánh mặt trăng và quả bóng, muốn so sánh chúng ta phải tìm điểm giống nhau giữa mặt trăng và quả bóng, HS đặt được câu “Trăng rằm tròn xoe  như quả bóng”.  Từ đó gợi ý học sinh đặt được câu khác có hình ảnh so sánh như: “Bé cười tươi như hoa”., “Đèn điện sáng như sao.”
Ví dụ 2: Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống:
a. Công cha nghĩa mẹ được so sánh như , như.
b. Trời mưa, đường đất sét trơn như .
c.  Ở  thành phố có nhiều toà nhà cao như .
                                                                             (TV3, tập 1, trang 126)
* Biện pháp 4: Sử dụng linh hoạt, hiệu quả các phương tiện dạy học hiện đại.
Trong các bài tập của sách Tiếng Việt 3, các câu văn, câu thơ trích dẫn hầu hết thuộc loại so sánh hình ảnh nhằm diễn tả một cách có hình ảnh đặc điểm của sự vật, sự việc. Trong khi đó tư duy của trẻ tiểu học là tư duy trực quan cụ thể. Có em chưa hề nhìn thấy cánh diều, có em sẽ khó khăn khi liên tưởng dấu hỏi với vành tai nhỏ hoặc “những chùm dừa” với “đàn lợn con” nằm quây quanh bụng mẹ. Bởi vậy trực quan tranh hoặc hình ảnh động về cánh diều, vành tai hay cây dừa sai quả.. sẽ góp phần đắc lực giúp các em dễ dàng nhận thấy các hình ảnh so sánh đó thật chính xác, sinh động và gợi tả.do đó giáo viên cần sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các phương tiện dạy học hiện đại.
+ Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh
+ Cách thực hiện: Khi dạy phép so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 để giúp các em tìm được các hình ảnh so sánh, tự đặt câu có hình ảnh so sánh và vận dụng vào viết văn, tôi đã sử dụng các bài giảng điện tử với các hình ảnh động, đoạn phim video giúp học sinh cảm nhận rõ sự giống và khác nhau giữa các sự vật. Từ đó các em dễ dàng so sánh sự vật một cách chính xác, chắc chắn giờ học sẽ hiệu quả hơn. 
Bên cạnh đó tôi còn thường xuyên sử dụng máy chiếu trong các tiết dạy học Luyện từ và câu để đưa các ngữ liệu hướng dẫn học sinh làm bài và chữa bài cho học sinh nằm giúp học sinh nắm bài chắc hơn và phát huy khả năng sáng tạo của học sinh trong tìm từ, đặt câu. 
VD: Bài 1, trang 24, sách Tiếng Việt 3, tập 1. Sau khi HS luyện tập tìm được các hình ảnh so sánh trong 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_phep_tu_tu.docx