Sáng kiến kinh nghiệm Vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh qua 2 bài thơ "Ngắm trăng và Đi đường"

Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh không hề có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương để lại cho đời, nhưng thực tế Người đã trở thành một nhà văn, nhà thơ lớn. Những sáng tác của Người dù bất cứ ở thể loại nào cũng đều toát lên vẻ đẹp tâm hồn của một người cộng sản vĩ đại suốt đời không ngừng phấn đấu vì độc dân tộc, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
“Nhật ký trong tù”, tập thơ viết bằng chữ Hán, gồm 135 bài thơ được xem là kiệt tác số một trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác văn chương của Người. Tập thơ được ví như “một hòn ngọc quý” mà Hồ Chí Minh đã vô tình đánh rơi vào kho tàng văn học Việt Nam. Cái điều tưởng chừng như “vô tình” ấy đã đem đến cho chúng ta một cách hiểu sâu sắc và toàn diện về tâm hồn, nhân cách của Hồ Chí Minh - “một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng” ( Viên Ưng ).
Thật vậy, “ Nhật ký trong tù” chính là thức chân dung tinh thần tự họa của Hồ Chí Minh - người cộng sản vĩ đại trong chốn lao tù. Tập thơ cho ta thấy rất nhiều vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn của Người như: bản lĩnh của người cộng sản với ý chí nghị lực phi thường, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất, phong thái ung dung tự tại, lạc quan, yêu đời, luôn làm chủ mọi hoàn cảnh, niềm khát khao tự do cháy bỏng và tâm hồn nghệ sĩ với tình yêu thiên nhiên thiết tha, lòng nhân ái cao cả.
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIấN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN I. Lời giới thiệu Trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc thì văn học từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945 có một vị trí rất quan trọng. Nó là cầu nối giữa văn học trung đại Việt Nam trước đó với nền văn học Việt Nam đương đại (sau cách mạng tháng 8 đến nay). Nó cũng xứng đáng là bước ngoặt trọng đại trong lịch sử phát triển văn học dân tộc. Văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng 8 - 1945 hình thành hai khu vực văn học: Văn học hợp pháp (văn học công khai) và văn học bất hợp pháp (văn học không công khai). ở chuyên đề này, do thời lượng có hạn nên chúng tôi xin bàn đến bộ phận văn học bất hợp pháp đó là thơ ca yêu nước trong tù. Những sáng tác của bộ phận văn học này tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hôn của người chiến sĩ cách mạng. Bên cạnh các tác giả Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Sóng Hồng, Tố Hữu thì Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh được biểu hiện với nhiều phẩm chất cao đẹp đáng quý. Văn thơ Nguyễn ái Quốc – Hồ Chí Minh có một vị trí đặc biệt quan trọng trong chương trình giảng dạy ở các trường học từ bậc tiểu học đến bậc đại học, ở bậc THCS, trong chương trình ngữ văn 8 tập 2, văn bản tiêu biểu được trích trong “Nhật ký trong tù” là “Ngắm trăng” và “Đi đường”. Khám phá vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh trong tập thơ để giúp học sinh củng cố, nâng cao kiến thức, hiểu sâu hơn vẻ đẹp tâm hồn của Bác trong hoàn cảnh tù đày. Qua đó giáo dục học sinh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Bước đầu rèn kỹ năng cho học sinh làm một bài văn nghị luận tổng hợp về một hình tượng trong tác phẩm văn học. 2 Tờn sỏng kiến : Vẻ đẹp tõm hồn Hồ Chớ Minh qua 2 bài thơ " Ngắm Trăng và Đi Đường " 3 Tỏc giả sỏng kiến Họ và tờn: Trần Thị Kim Dung Chức vụ : Giỏo viờn Đơn vị : Trường THCS Khai Quang- Vĩnh Yờn -Vĩnh Phỳc - Điện thoại :0986.702.223 Email: tranthikimdung.gvthcskhaiquang. vinhyenvinhphuc.edu.vn 4 Chủ đầu tư tạo ra sỏng kiến : Trường THCS Khai Quang - Thành phố Vĩnh Yờn - Tỉnh Vĩnh Phỳc 5 Lĩnh vực ỏp dụng sỏng kiến Chuyên đề này chúng tôi áp dụng cho học sinh giỏi lớp 8. 6, Ngày sỏng kiến được ỏp dụng lần đầu hoặc ỏp dụng thử : Năm học 2018-2019 7 7 Mụ tả bản chất của sỏng kiến 7.1 Nội dung sỏng kiến Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh không hề có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương để lại cho đời, nhưng thực tế Người đã trở thành một nhà văn, nhà thơ lớn. Những sáng tác của Người dù bất cứ ở thể loại nào cũng đều toát lên vẻ đẹp 1 gian rộng lớn, lúc thì một xóm núi ven sông, lúc thì nghìn dặm bâng khuâng hồn nước cũ, lúc tâm hồn Bác trải rộng ra theo dõi cả phương đông, cả Hoàn cầu ý thơ cho phép ta nghĩ: bản chất tinh thần của Bác to lớn vĩ đại. Bác cũng tự khẳng định cho mình sự cố gắng vươn lên bề mặt ý chí để đè bẹp cái hoàn cảnh khó khăn trên. (“Thời cuộc không bao giờ có một giá trị tuyệt đối. ảnh hưởng của nó tùy theo mỗi người. Tai họa có thể là một nấc thang cho một thiên tư, là một kho tàng cho người khôn lanh hoặc một vực thẳm cho kẻ yếu hèn”. H.BANZắC). Hai câu thơ tiếp theo trong một tương quan hữu cơ gắn bó. Yếu tố này làm tiền đề thúc đẩy yếu tố kia. Hai chữ “đại” ở hai câu rất khác nhau. Chữ “đại” (Đại sự nghiệp) là từ bổ nghĩa cho sự nghiệp. Nhưng “đại” (trong cánh yếu đại) trở thành tính chất đối chiếu miêu tả. Tinh thần ở đây to lớn chứ không phải cao. Cao chỉ nói được chiều rộng của không gian. “đại” vừa nói được chiều cao vừa là bề rộng. Với cách dùng từ như vậy, Bác muốn nói rõ vấn đề mức độ của ý chí phấn đấu, vấn đề tầm cỡ tinh thần cần có để tương xứng với sự nghiệp lớn lao của Bác: sự nghiệp cứu dân, cứu nước. Nhìn lại vấn đề, không phải bài thơ chỉ đối lập ở câu 1 với câu 2 mà sự đối lập có chủ định, có tầng lớp. Đối lập với câu 1 là câu 2, 3 và 4. Bác không phải làm cái việc “cho giống”, “cho ra” thơ Đường, tức là có đối có đáp. Bản thân sự sống, sự nghiệp, suy nghĩa của Bác có sự đối lập ấy. Đó là đối với hoàn cảnh khó khăn cần xác định: tinh thần không khuất phục, ngược lại vươn lên trên, đè bẹp hoàn cảnh ấy. Muốn vậy phải chú ý đến lý tưởng, đến sự nghiệp, một sự nghiệp lớn và tinh thần to lớn, ba câu thơ, ba ý tầng tầng lớp lớp, đè bẹp cái hoàn cảnh kia. Và bài thơ cũng bỗng hiện lên hai hình ảnh đối lập: một hình ảnh của thân thể bị giam cầm và đối lập, to lớn hơn đè bẹp cả hoàn cảnh ấy là con người với tất cả ý chí, nghị lực tinh thần và lý tưởng cao đẹp. Nhiều bài thơ trong Ngục trung nhật ký có diễn đạt hai hình ảnh: “Mặc dù bị trói chân tay” (một hình ảnh) “Vui say ai cấm ra đừng” (hình ảnh khác) (Một tù nhân và một thi nhân) Tự xác định cho mình con đường cách mạng là con đường đấu tranh gian khổ, nên vào tù, sống trong cảnh bị đày đọa thiếu thốn, Hồ Chí Minh vẫn giữ được thái độ bình thản. Những “tai ương” gặp phải chẳng qua cũng chỉ là thử thách trên đường đời, người chiến sĩ cách mạng phải phát huy hết sức mạnh của ý chí và nghị lực để vượt lên những thử thách đó. Hồ Chí Minh thường lấy quy luật vận động của tự nhiên để liên tưởng đến những quy luật vận động của xã hội và con người. Trong sự tuần hoàn của tạo vật, không có cảnh “đông tàn” làm sao có cảnh “huy hoàng ngày xuân”. Cho nên những năm tháng gian truân chẳng qua chỉ là thời gian thử thách, rèn luyện con người thêm vững vàng một bản lĩnh, giành thắng lợi trong tương lai: “Ví không có cảnh đông tàn Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân Nghĩ mình trong bước gian truân Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng” ( Tự khuyên mình) Đọc “Nhật kí trong tù” chúng ta thấy rằng: tinh thần không hề có ý nghĩa siêu hình, tinh thần không tách rời thể phách của con người mà trái lại chính yếu tố cao 3 Trong “Nhật ký trong tù” chất thép được thể hiện khá rõ nét, nếu chúng ta đọc kĩ tập thơ thì hầu như bài nào cũng có “ thép”, “tinh thần thép”. Nhưng nó được thể hiện một cách gián tiếp chứ không phải trực tiếp. Đúng như nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã phát hiện: “Khi Bác nói trong thơ có thép ta cũng cần tìm hiểu thế nào là thép trong thơ, ta cần phải hiểu linh hoạt mới đúng. Không phải cứ nói chuyện thép, lên giọng thép mới có tinh thần thép”. Tinh thần thép là tinh thần không khuất phục, không thỏa hiệp đối với chủ nghĩa đế quốc, với giai cấp thù địch. Và trong bài thơ dưới đây tinh thần thép được thể hiện là tinh thần luôn giữ vững niềm tin, không bị nao núng trước hoàn cảnh cùng cực, thiên nhiên khắc nghiệt: “Gà gáy lần đêm chửa tan Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn Người đi cất bước trên đường thẳm Rát mặt đêm thu trận gió hàn”. (Giải đi sớm) Hình tượng trung tâm của bài thơ là người bị giải đi từ sáng sớm tinh mơ khi bóng đêm chưa tàn. Không gian hiu quạnh, giá rét, một tiếng gà heo hút, một chòm sao và một vần trăng hiu lạnh, một đỉnh núi mùa thu đổ dài xuống con đường xa thẳm. Âm thanh càng vắng lặng sau tiếng gà, chỉ còn tiếng gió rít và màu sáng lạnh của trăng thu. Trong cảnh gian lao đó, người tù “tay bị trói giật cánh khuỷu, cổ mang vòng xích” vẫn hiện lên với tư thế của một ngưỡi chiến sỹ ra đi vì nghĩa lớn, mặc cho trận gió thu lạnh thổi tới trước mặt “nghênh diện thu phong trận trận hàn”, thiên nhiên khắc nghiệt, thân phận tù đày không giảm được ý chí và lòng quyết tâm của người chiến sỹ. Còn ở bài thơ “ Đi đường” không chỉ là sự đúc kết một cuộc đi đường cụ thể mà bao hàm một thái độ đánh giá, nhận thức được suy nghĩ trong suốt cả chặng đường dài trên bước đường đời nói chung, trên bước đường cách mạng nói riêng: “ Đi đường mới biết gian lao Núi cao lại núi cao trập trùng” Hai câu thơ gợi cho người đọc về cái gian lao thì ít mà mở ra một không gian bát ngát, điệp trùng, đẹp đẽ, hùng vĩ nhiều hơn. Chẳng thấy đâu đày ải xích xiềng, chỉ thấy một trái tim tự do đang chiêm ngưỡng, đắm say thưởng ngoạn thiên nhiên của nhà nghệ sĩ. Đằng sau câu thơ, ta bắt gặp một tâm hồn lớn, tha thiết, đẹp đẽ, một trí tuệ mẫn cảm của bậc chí sĩ đang đối diện, chịu đựng những gian lao khủng khiếp nhưng đã biết vượt lên gian lao bằng thái độ làm chủ, bằng phong thái ung dung bình tĩnh, với cái nhìn minh mẫn, sáng suốt mà khiêm tốn, giản dị. Hai câu cuối cấu trúc theo mối quan hệ “điều kiện - nhân quả”. Khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao chót vót thì muôn dặm nước non thu cả vào tầm mắt: “Núi cao lên đến tận cùng Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Muốn vượt qua các lớp núi lên đỉnh cao chót vót thì phải có quyết tâm và nghị lực lớn, chỉ có thế mới giành được thắng lợi vẻ vang, thu được kết quả tốt đẹp. Hai câu thơ hàm chứa bài học quyết tâm vượt khó, nêu cao ý chí và nghị lực trong cuộc sống để đạt được đỉnh cao của phẩm chất đạo đức và kiến thức khoa học. Bài học đi đường quả thật là vô giá đối với bất cứ ai. Vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh trong “Nhật ký trong tù” còn được thể hiện ở phong thái ung dung tự tại, luôn làm chủ bản thân trong mọi hoàn cảnh, một tinh 5 Như vậy ở bất kỳ hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh đều vượt qua cảnh tình của riêng mình để đến với cuộc đời “Lấy cái vui của cuộc đời đánh bại mọi đau thương” hay “hòa lệ thành thơ tả nỗi này”. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã ngợi ca: “ Lại thương nỗi đày đọa thân Bác Mười bốn trăng tê tái gông cùm Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc Mà thơ bay cánh hạc ung dung” a2. Lòng yêu nước thiết tha, sâu nặng: Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, dân nô lệ. Người không đành lòng chứng kiến nỗi đau của toàn dân tộc, ngày 05 - 06 - 1911 - ngày định mệnh đã dến, Người đã quyết định ra tìm đường cứu nước mang theo tâm hồn, tư tưởng, dòng máu bất khuất của ông cha. Nhưng Người không muốn theo đi theo vết xe đổ của các anh hùng đã thất bại trong sự nghiệp cứu nước. Người chọn con đường sang phương Tây, bởi đây là nơi có khoa học kỹ thuật phát triển, có khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác ái” đã chạm vào khát vọng ngàn đời của các dân tộc - đó là con đường cách mạng vô sản. Dù bất cứ ở đâu, làm gì, ngay cả khi bị vào tù, bị tra tấn dã man Người vẫn luôn trung thành với con đường đó. Người đã từng tâm sự: “Suốt đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ơn, áo mặc, ai cũng được học hành”. “Nhật ký trong tù” canh cánh một tấm lòng nhớ, nước thương dân. Bài “ốm nặng” như chứa đầy lệ; những dòng lệ xót thương đất nước trong cảnh lầm than: “Ngoại cảm” trời Hoa cơn nóng lạnh, “Nội thương” đất Việt cảnh lầm than; ở tù mắc bệnh càng cay đắng, Đáng khóc mà ta cứ hát tràn”. Bị tù tội nơi xa xứ, lại bị ốm nặng, nỗi đau khổ như nhân lên nghìn vạn lần. Nỗi đau riêng của thân mình, với Bác có đáng kế chi! Bác đau đớn, đau khổ vô cùng khi nghĩ đến cảnh lầm than của dân tộc. Bao nhiêu lệ đã tuôn tràn Bài thơ chữ Hán, câu nào cũng có chữ nói lên nỗi đau vì nước, vì dân trước thảm họa bị ngoại bang nô dịch: chữ “cảm” (câu 1), chữ “thương” (câu 2), chữ “tân khổ” (câu 3), chữ “thống khốc” (câu 4). “ốm nặng” bát ngát tình yêu nước, thương dân là thế! Bài thơ “Không ngủ được” nói lên nỗi thao thức và giấc mộng đẹp trong một đêm dài giữa chốn tù ngục: “Một canh ... hai canh ... lại ba canh Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt, Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”. Thời gian trôi đi nặng nề, lê thê trong ngục tối. Quá nửa đêm (canh ba) mà Bác vẫn “trằn trọc, băn khoăn”, không sao ngủ được. Đến canh năm (gần sáng) thì “vừa chợp mắt” được trong khoảnh khắc, tứ thì “Mộng hồn hoàn nhiễu ngũ tiêm tinh”. (Hồn mộng đã quẩn quanh nơi ngôi sao năm cánh). “Ngôi sao năm cánh” tượng trưng cho hình ảnh Tổ quốc thân yêu. Cả bài thơ là tình nhớ nước, thương dân vô bờ bến, phản ánh một tâm trạng “đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước” ( “Người đi tìm 7
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_ve_dep_tam_hon_ho_chi_minh_qua_2_bai_t.doc