Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong Dạy - Học tiết giảng văn ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong Dạy - Học tiết giảng văn ở trường THCS

Nói về việc dạy - học tiết giảng văn ở trường THCS Hoài Hương – Hoài Nhơn hiện nay, giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, giáo viên còn nặng về hình thức, mang nặng tính chất trình chiếu với nên hiệu quả giờ dạy không cao. Trong tiến trình lên lớp với bài giảng điện tử, một số giáo viên thao tác quá nhanh, học sinh không kịp chép bài, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của các em .

Trên thực tế, hầu hết học sinh đều say mê, thích thú được học những giờ Văn có ứng dụng công nghệ thông tin. Song học sinh vẫn còn những tồn tại như một số học sinh chưa thật thích nghi với phương pháp học hiện đại này, chỉ thụ động ngồi nghe, xem ảnh . quên cả việc ghi bài. Một số khác gặp khó khăn trong việc ghi chép bài: không biết lựa chọn thông tin, nội dung chính để ghi vào bài học, ghi chậm hoặc không đầy đủ .

 

doc 20 trang Trần Đại 27/04/2023 6653
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Ứng dụng công nghệ thông tin trong Dạy - Học tiết giảng văn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ : 
1. Thực trạng của vấn đề : 
Nói về việc dạy - học tiết giảng văn ở trường THCS Hoài Hương – Hoài Nhơn hiện nay, giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, giáo viên còn nặng về hình thức, mang nặng tính chất trình chiếu với nên hiệu quả giờ dạy không cao. Trong tiến trình lên lớp với bài giảng điện tử, một số giáo viên thao tác quá nhanh, học sinh không kịp chép bài, ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của các em .
Trên thực tế, hầu hết học sinh đều say mê, thích thú được học những giờ Văn có ứng dụng công nghệ thông tin. Song học sinh vẫn còn những tồn tại như một số học sinh chưa thật thích nghi với phương pháp học hiện đại này, chỉ thụ động ngồi nghe, xem ảnh ... quên cả việc ghi bài. Một số khác gặp khó khăn trong việc ghi chép bài: không biết lựa chọn thông tin, nội dung chính để ghi vào bài học, ghi chậm hoặc không đầy đủ ...
Vậy làm thế nào để khắc phục hiện trạng trên cũng như thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu hiện nay ? Đó là câu hỏi mà bản thân tôi cũng như đồng nghiệp băn khoăn, trăn trở sau mỗi giờ đứng lớp. Qua thực tế dạy học của bản thân cùng với sự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm cũng như việc rút kinh nghiệm từ thực tế dạy học ở đồng nghiệp, tôi rút ra một kinh nghiệm ở tiết dạy văn bản trong môn Ngữ văn. Vì thế tôi xin trao đổi với quý đồng nghiệp kinh nghiệm " Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học tiết giảng văn ở trường Trung học sơ sở " nhằm phát huy sự hứng thú học tập của học sinh.
2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới:
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học tiết giảng văn góp phần thể hiện đồ dùng dạy học. Giáo viên trình chiếu các tư liệu, sơ đồ hoá toàn bộ kiến thức của bài học trên các Slide ... giúp bài giảng sinh động hơn, tạo tâm thế học tập cho học sinh. 
Về phía học sinh, việc ứng dụng công nghệ thông tin tạo cho các em sự chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức; rèn luyện thái độ và tình cảm đúng đắn. Học sinh biết chủ động trong xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập bộ môn ngữ văn phù hợp với năng lực và điều kiện học tập của cá nhân. Biết sưu tầm và tìm hiểu các tài liệu bằng các hình thức khác nhau. Có ý thức sử dụng đồ dùng học tập có hiệu quả.
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH :
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn : 
1.1 Cơ sở lí luận:
Trong xu thế phát triển không ngừng của thời đại, việc đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu cấp bách đặt ra trong giáo dục. Nhưng muốn đổi mới phương pháp dạy học phải đổi mới phương tiện dạy học. Và, công nghệ thông tin là một phương tiện quan trọng trong dạy học hiện đại. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học góp phần hiện đại hóa phương tiện - thiết bị dạy học đồng thời tạo sự hứng thú, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Như E-Learning nói :“Đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với đổi mới về phương tiện dạy học và môi trường học tập. Ứng dụng công nghệ thông tin cho phép tạo ra một môi trường học tập mới – môi trường dạy học điện tử". 
1.2 Cơ sở thực tiễn : 
Trên thực tế, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Ngữ văn trong nhà trường phổ thông chậm và ít hơn các bộ môn khác. Do đó, nói như TS. Đỗ Ngọc Thống “Đã đến lúc nếu không muốn nói là quá muộn, cần nghiên cứu và triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở bộ môn Ngữ văn một cách rộng rãi, đúng hướng và hiệu quả".
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học phân môn văn bản ở trường THCS Hoài Hương - Hoài Nhơn nhiều năm nay thực tế đã có nhiều đổi mới đáng kể nhưng hiệu quả mang lại không cao. Hiện tượng học sinh ít tìm tòi, thụ động ngồi nghe, xem, chưa biết chọn lọc thông tin để ghi bài, ghi không kịp vì giáo viên trình chiếu nhanh.
 Việc gì cũng thế, khi chưa hiểu mục đích công việc thì khó có thể làm được. Do vậy, việc tổ chức - hướng dẫn giúp các em lĩnh hội kiến thức, tạo sự hứng thú khi học tác phẩm văn học là việc làm quan trọng và cần thiết của người giáo viên đứng lớp.
2. Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp:
2.1. Các biện pháp tiến hành:
Khi đi vào tìm hiểu vấn đề này, mỗi người có một hướng tiếp cận riêng. Trong khuôn khổ và phạm vi đề tài này tôi sử dụng chủ yếu một số biện pháp sau:
- Quan sát sư phạm 
- Điều tra giáo dục
- Tổng kết kinh nghiệm 
- Nghiên cứu tài liệu 
2.2. Thời gian :	 
- Bắt đầu nghiên cứu tháng 09 năm 2009. Hoàn thành tháng 01 năm 2012.
- Địa điểm: Trường THCS Hoài Hương - Hoài Nhơn - Bình Định.
I. MỤC TIÊU:
Nhiệm vụ của đề tài là đưa ra những hình thức ứng dụng công nghệ thông tin và cách đưa tư liệu phục vụ cho bài dạy trong tiết dạy giảng văn vào lúc nào để đạt hiệu quả nhằm tạo sự hứng thú, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy cho học sinh. 
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI:
1. Thuyết minh tính mới:
Nhằm tạo ra một " môi trường học tập mới – môi trường dạy học điện tử " thật sự mang lại hiệu quả. Theo tôi, có một số hình thức như sau:
- Hướng dẫn học sinh tự tìm kiếm tư liệu học tập từ mạng Internet.
- Dùng sự hỗ trợ của âm nhạc, phim ảnh, băng hình tư liệu.
- Thiết kế trò chơi ô chữ trong giờ Ngữ văn.
- Sử dụng bản đồ tư duy trong giờ Ngữ văn.
1.1 Hướng dẫn học sinh tự tìm kiếm tư liệu học tập từ mạng Internet.
Nhằm giúp học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về tác giả, tác phẩm ngoài những thông tin từ sách giáo khoa, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tự tìm kiếm tư liệu học tập Ngữ văn từ mạng Internet . Từ những thông tin này, học sinh mở rộng kiến thức về cuộc đời, sự nghiệp của tác giả; những vấn đề xã hội liên quan đến hoàn cảnh sáng tác tác phẩm hoặc lời bình của các nhà nghiên cứu về tác phẩm. 
 	Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh địa chỉ một số trang web có thông tin lành mạnh để học sinh tìm tư liệu cho mục đích học tập. Ví dụ: 
-
-
-
- 
 	Từ các tài liệu mà các em sưu tầm được, giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh tập thuyết trình về một tác gia văn học, một tác phẩm văn học  kết hợp trình chiếu bằng Powerpiont hay Violet.
Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng có điều kiện học tập, các em có thể kết hợp trong quá trình học môn tin học ở những bài tập thực hành.
Đặc điểm nổi bật ở các em học sinh hiện nay là tính năng động, sáng tạo và yêu thích cái mới. Do vậy việc hướng dẫn học sinh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho phương pháp học tập là điều nên làm và cũng là xu hướng chung trong giáo dục thời đại hiện nay. 
1.2 Dùng sự hỗ trợ của âm nhạc, phim ảnh, băng hình tư liệu.
Nhằm sinh động hóa giờ học và tạo hứng thú học tập cho học sinh, dùng sự hỗ trợ của âm nhạc, phim ảnh, băng hình tư liệu vào giảng dạy phần văn bản tôi cho là thuận lợi nhất . Bởi lẽ, nhiều tác phẩm văn học được đưa vào giảng dạy ở chương trình Ngữ văn THCS được chuyển thể thành kịch bản phim, phổ nhạcVí dụ : Đồng chí của Chính Hữu, Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải, Viếng lăng Bác của Viễn Phương, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm , Ông đồ của Vũ Đình Liên, Con cò của Chế Lan Viên  đều đã được phổ nhạc; các đoạn trích Sông nước Cà Mau (Trích" Đất rừng phương Nam " ) của Đoàn Giỏi, Lão Hạc của Nam Cao đã được chuyển thể thành phim 
Việc đưa tư liệu minh họa vừa giúp bài học sinh động hơn vừa giúp học sinh hiểu kĩ, sâu về văn bản được học đồng thời giúp HS tiếp cận với cách học hiện đại trong nhà trường phổ thông. Nhưng đưa tư liệu vào lúc nào trong bài dạy để đạt hiệu quả ? Theo tôi việc thiết kế giáo án trong tiết dạy văn bản được chuẩn bị như sau :
Slide 1: Số thứ tự tiết theo phân phối chương trình, tên tác phẩm (tên bài dạy), tên 
tác giả.
Slide 2: Tác giả: Giáo viên có thể chèn hình chân dung tác giả hoặc các hình ảnh, tư liệu có liên quan đến quê hương, cuộc đời, sự nghiệp của tác giả nhằm cung cấp tư liệu trực quan kích thích việc hứng thú học tập của học sinh.
Ở Slide 3: Tác phẩm : Giáo viên có thể chèn các hình ảnh minh họa về tác phẩm 
từ tranh tư liệu hoặc đoạn phim tư liệu lịch sử, địa lí liên quan đến tác phẩm nhằm giúp HS có ấn tượng rõ hơn về tác phẩm.
Slide 4 đến các Slide tiếp theo: Là các tiêu đề tương ứng với từng phần trong nội 
dung bài dạy và tương ứng với từng phần trong thiết kế giảng dạy của giáo án.
Trong các Slide này, giáo viên có thể chèn hình ảnh minh họa khi hướng dẫn học sinh phân tích hoặc một đoạn video clip ngắn minh họa cho nội dung phân tích.
Slide n-1: Phần củng cố bài: GV có thể vận dụng việc củng cố bài bằng cách cho 
học sinh nghe diễn ngâm tác phẩm văn học, thưởng thức bài hát phổ nhạc từ tác phẩm văn học của các nghệ sĩ hoặc băng hình minh họa (nếu có).
Slide n: Phần dặn dò: Slide nội dung bài mới, tư liệu hỗ trợ cho bài học
Ví dụ : Khi dạy bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" ( Phạm Tiến Duật), ở phần tìm hiểu chung, giáo viên chiếu chân dung tác giả, hình ảnh những tập thơ ; trong quá trình phân tích: chiếu hình ảnh tiểu đội xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn, xem một đoạn video clip trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ; phần củng cố cho học sinh thưởng thức bài hát " Tôi người lái xe" hoặc "Chào em cô gái Lam Hồng " ( Xuân Hồng) 
Khi dạy các tác phẩm văn học nước ngoài, giáo viên có thể chiếu hình ảnh để giới thiệu về đất nước, văn hóa của quê hương tác giả. Không chỉ là hình ảnh mà cả kênh âm thanh (giáo viên chọn nhạc nền, đó có thể là bài hát nổi tiếng của đất nước tác giả ) cho các slide hình ảnh về đất nước, nền văn hóa.Với cách như vậy sẽ tạo một ấn tượng sâu sắc cho học sinh.
Với các tác phẩm đã chuyển thể thành kịch bản phim, giáo viên có thể cho học sinh xem một đoạn của tác phẩm (có ấn tượng) được chuyển thể thành kịch bản phim giúp cho giờ học thêm sinh động , học sinh hiểu sâu hơn về tác phẩm.
Ví dụ: Khi dạy " Lão Hạc " của Nam Cao, trong quá trình phân tích, giáo viên có thể cho học sinh xem một đoạn phim ngắn về cuộc trò chuyện giữa Lão Hạc và Ông giáo sau khi Lão Hạc bán cậu Vàng để học sinh hiểu hơn về tâm trạng của Lão Hạc.
Trong xu thế dạy học ngày nay, nếu giáo viên dạy văn hoàn toàn không biết và không ứng dụng công nghệ thông tin thì hoá ra chúng ta đang xa rời với thực tại chung. Công nghệ thông tin không hề làm mất đi cảm xúc mà ngược lại còn tác động làm cho cảm xúc được tăng thêm. Khi người học hứng thú với môn học thì giáo viên mới thật sự có cảm xúc.
	Lưu ý:
Để giúp học sinh biết lựa chọn thông tin để ghi bài đầy đủ, giáo viên nên sử dụng cả bảng đen trong giờ dạy để ghi nội dung bài học. 
Giáo án điện tử không thể thay thế giáo án truyền thống mà đó chỉ là phương tiện hỗ trợ cho giáo viên trong việc thực hiện phương pháp dạy học theo hướng đổi mới.Vì vậy, cần vận dụng đúng lúc, đúng chỗ để đảm bảo mạch cảm xúc của bài văn nhằm tạo hiệu quả cao cho giờ học.
Không nên sử dụng Clip có thời lượng quá dài trong một tiết học; hạn chế sử dụng các đoạn video không rõ nguồn gốc và nhạy cảm
1. 3 Thiết kế trò chơi ô chữ trong giờ Ngữ văn:
Giúp cho giờ dạy tiết giảng văn thêm sinh động, giáo viên có thể thiết kế trò chơi ô chữ để củng cố bài học với thời lượng từ 3 đến 4 phút. Qua đó kích thích hứng thú học tập cho học sinh, tạo ra một hoạt động có thể thu hút sự chú ý của học sinh và làm giờ học bớt căng thẳng. 
Việc thiết kế các ô chữ Văn học cho mỗi giờ dạy tùy thuộc vào mục đích và sự sáng tạo của giáo viên. Đó là các trò chơi thư giãn với mục đích: hình thành kiến thức, tích hợp kiến thức hay củng cố bài.
Ví dụ: Sau khi dạy bài Nói với con ( Y Phương) , giáo viên có thể củng cố bài học bằng trò chơi ô chữ như sau:
.
1.4. Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy-học phân môn văn bản:
Bản đồ tư duy giúp học sinh phát huy tối đa tính sáng tạo (các em được tự do chọn màu sắc, đường nét ) và dần dần hình thành cách ghi chép hiệu quả. Đồng thời, 
bản đồ tư duy giúp học sinh biết hệ thống, xâu chuỗi kiến thức đã học giúp các em nhớ lâu và nhớ có hệ thống.
	Một số hình thức ứng dụng bản đồ tư duy để hỗ trợ quá trình dạy học: 
1.4.1 Dùng bản đồ tư duy để dạy bài mới:
Giáo viên đưa ra một từ khoá để nêu kiến thức của bài mới rồi yêu cầu học sinh vẽ bản đồ tư duy bằng cách đặt câu hỏi , gợi ý để các em tìm ra các nội dung liên quan đến từ khoá đó và hoàn thiện bản đồ tư duy. Qua bản đồ tư duy, học sinh chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng rất hiệu quả, đồng thời kích thích sự hứng thú trong học tập của các em. 
1.4.2 Dùng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức sau mỗi tiết học và hệ thống kiến thức sau mỗi chương, phần
Sau mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ bản đồ tư duy . Mỗi bài học được
vẽ kiến thức trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập. Việc làm này sẽ giúp các em
dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng .
Ví dụ: Sau khi dạy bài " Nói với con "( Y Phương) , giáo viên có thể củng cố bài học bằng bản đồ tư duy như sau:
1.4.3 Học sinh tự có thể sử dụng bản đồ tư duy để hỗ trợ việc tự học ở nhà:
Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh vẽ bản đồ tư duy trên giấy, bìa ở nhà khi tìm hiểu trước bài mới hoặc củng cố, ôn tập kiến thức hay tư duy một vấn đề mới. Cách học này sẽ giúp học sinh phát triển khả năng tư duy lôgic, củng cố khắc sâu kiến thức, kĩ năng ghi chép.
Tóm lại, để tạo sự hứng thú cũng như phát huy tính tích cực tự giác trong học tập của học sinh, tôi thấy rằng, để có một giờ dạy tốt , giáo viên phải nắm thật kĩ nội dung bài dạy, không phải kiến thức nào cũng chiếu hết lên. Vì công nghệ thông tin chỉ là phương tiện chứ không thể thay thế được vai trò của người Thầy. Đồng thời, để học sinh không thụ động trong quá trình học, giáo viên cần giao nhiệm vụ hoặc các chủ đề để học sinh làm việc nhóm, chuẩn bị trước ở nhà .
2. Khả năng áp dụng:
2.1. Thời gian áp dụng có hiệu quả:
Sau một thời gian ứng dụng một số phương hướng dạy học trên , tôi thấy bước đầu đã có những kết quả khả quan. Các em hiểu bài nhanh, không còn khó khăn trong việc ghi chép, có sự yêu thích và hứng thú trong học tập . Kết quả bài kiểm tra cũng có sự thay đổi theo chiều hướng tốt. Mặt khác, đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử dụng bản đồ tư duy để ghi chép bài, tổng hợp kiến thức môn học. Một số học sinh trung bình đã biết dùng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản. 
 Cụ thể: 
Bảng 1 : Mức độ thích học các giờ học Văn có ứng dụng công nghệ thông tin :
Đối tượng 
thăm dò
                        Mức độ
Lí do
Rất thích
Thích vừa phải
Không
thích
Không có
ý kiến
40
học sinh
lớp 9a5
Bài học sinh động, dễ hiểu
10
3
0
0
Giờ học thoải mái không gò ép
2
0
0
0
Có nhiều tư liệu phong phú
8
1
0
0
Được chơi trò chơi
10
3
0
0
Nhiều hình ảnh, hiệu ứng đẹp
2
0
0
0
Khó ghi chép nội dung bài
0
0
0
0
Không rõ lí do
0
0
0
1
TỔNG SỐ
32(80%)
7(17.5%)
0(0 % )
1( 2.5 %)
Bảng 2: Số liệu về mức độ hiểu bài của học sinh :
Đối tượng
điều tra
Hiểu hoàn toàn
Hiểu các nội dung chính
Hiểu các ý chính nhưng chưa đầy đủ
Hoàn toàn không hiểu
40 học sinh
lớp 9A5
7 (17.5 %)
27 (67.5 %)
5 (12.5 %)
01 (2.5 %)
Bảng 3 : Sự chuyển biến về chất lượng chuyên môn (Thống kê các viết từ một tiết trở lên )
Năm học
(Học kỳ)
Lớp
Số học sinh
Điểm các bài viết
từ 5,0 trở lên
Sử dụng phương tiện dạy học truyền thống
Có ứng dụng công nghệ thông tin
2009 – 2010
9A2
39
32 ( 82.1 % )
9A6
38
35 ( 92. 1 % )
2010 – 2011
9A1
39
32 (82.1 % )
9A5
40
37 ( 92. 5 % )
2011– 2012
( HKI )
9A5
38
31 (81.6%)
9A6
37
34 (91. 9 % )
2.2. Có khả năng thay thế các giải pháp hiện có:
Không có phương pháp dạy học nào là tối ưu. Thành công trong giờ dạy là nghệ thuật sư phạm của giáo viên. Vận dụng công nghệ thông tin là một hướng đi trong xu thế đổi mới hiện nay mà giáo viên nên vận dụng. Điều này không hoàn toàn bắt buộc. Song chính nó sẽ làm mỗi giờ lên lớp của chúng ta phong phú hơn bởi chúng ta đang làm mới chính mình. Đổi mới trong việc kết hợp cả truyền thống và hiện đại.
2.3. Khả năng áp dụng ở đơn vị hoặc trong ngành :
Sau khi áp dụng công nghệ thông tin trong dạy - học tiết giảng văn bằng những hình thức trên , tôi thấy tác động nhanh đến đồng nghiệp. Việc ứng dụng này được phổ biến trong toàn trường, lan rộng sang các trường bạn khi thực hiện thao giảng cụm.
3. Lợi ích kinh tế- xã hội:
3.1. Lợi ích có thể đạt được đến quá trình giáo dục, công tác:
Có thể nói, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học nói chung và trong dạy tiết giảng văn nói riêng góp phần thể hiện đồ dùng dạy học, thay thế hệ thống bảng phụ cồng kềnh ; vừa giúp giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian vừa giúp học sinh tiếp cận được một lượng kiến thức phong phú, sâu rộng mà thật sinh động. Giáo viên sử dụng tốt các tư liệu minh họa giúp học sinh hứng thú trong học tập, nâng cao hiệu quả tiếp nhận. 
3.2 Tính năng kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả sử dụng: 
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học tiết giảng văn đòi hỏi giáo viên phải hiểu biết về tin học. Việc thực hiện dễ dàng vì giáo viên có thể tự học qua mạng, học ở đồng nghiệp 
Tư liệu phục vụ cho bài dạy ngày nay dễ tìm, giáo viên có thể tải tư liệu từ các nguồn thông tin tin cậy ( www.tvtl.bachkim ) hoặc tự tạo bằng cách chụp hình, quay phim từ cảnh thực bằng máy ảnh kĩ thuật số. 
Bản đồ tư duy giáo viên thiết kế trên phần mềm bản đồ tư duy.
Vận dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy Ngữ văn bằng hình thức vận dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế giáo án điện tử là hình thức vận dụng công nghệ thông tin dễ dàng nhất, khả thi nhất mà mang lại hiệu quả không nhỏ. “Tích hợp công nghệ thông tin sẽ làm cho chương trình đào tạo trở nên hấp dẫn hơn, gần hơn với yêu cầu dạy- học ở nhà trường phổ thông, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục, tiếp cận được với xu thế dạy - học hiện đại của thế kỉ XXI. Nó không chỉ góp phần thúc đẩy sự tích hợp nhuần nhuyễn giữa Ngữ và Văn mà tạo ra nhiều cơ hội để môn Ngữ văn tích hợp được với các môn học khác trong nhà trường ”
3.3. Tác động xã hội tích cực; cải thiện môi trường, điều kiện lao động: 
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy-học văn bản giúp học sinh rút ngắn thời gian học bài, đồng thời nhớ bài nhanh hơn ; tạo cho các em biết chủ động trong xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập bộ môn Ngữ văn phù hợp với năng lực và điều kiện học tập của cá nhân , được sự ủng hộ của phụ huynh.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy - học văn bản còn tạo ra một môi trường học tập tốt, bản thân tôi thấy tác động nhanh đến đồng nghiệp. Qua các tiết dự giờ, đồng nghiệp tôi học hỏi và làm theo.
Soạn một giáo án điện tử có thể sử dụng ở nhiều lớp, nhiều năm với điều kiện có bổ sung, rút kinh nghiệm, đổi mớiGiáo án điện tử có thể được xem là một bộ đồ dùng dạy học hết sức có ích.
Nói tóm lại, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy - học văn bản đem lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội và dễ thực thi. Như vậy máy tính, internet không phải là những công cụ vô hồn nếu chúng ta biết cách ứng dụng thì chúng sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho việc dạy môn Văn vốn rất đặc trưng. Chính vì thế giáo viên cần phải nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu của thời đại. 
1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng, sử dụng giải pháp:
Trong day – học Ngữ văn, GV chỉ nên sử dụng công nghệ thông tin khi thật cần thiết và sử dụng với tỷ lệ ít hơn so với các dạng hoạt động và các phương tiện dạy học khác (như thuyết giảng, đàm thoại, thảo luận nhóm, phát vấn, nêu vấn đề )
 Khi sử dụng các phầm mềm thiết kế giáo án điện tử phải thận trọng, cân nhắc để lựa chọn các hiệu ứng phù hợp về màu sắc, kiểu chữ, cỡ chữ, cách chạy chữ, thiết kế màn hình, âm thanh, tiếng động phải phù hợp, tránh lạm dụng.
Giáo án điện tử cần phải được thiết kế một cách khoa học. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, khả năng ghi chép bài của học sinh để có hướng điều chỉnh kịp thời.
 Trong quá trình giảng dạy, giáo viên là người hướng dẫn học sinh học tập chứ không đơn giản chỉ là người phát động, cung cấp thông tin. Do vậy, giáo viên phải biết đánh giá và lựa chọn thông tin, hình ảnh, đoạn phim phục vụ bài dạy có tính thiết thực, làm rõ nội dung

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_day.doc