Sáng kiến kinh nghiệm Tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử

Sáng kiến kinh nghiệm Tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử

Trong phát hiện và tuyển chọn.

 Chất lượng, hiệu quả của đội tuyển phụ thuộc phần lớn vào đối tượng được tuyển chọn.

 Trước khi thành lập đội tuyển tôi quan tâm tới đối tượng học sinh, đặc biệt là những học sinh có khả năng học tốt môn toán; tìm hiểu tố chất, năng lực lĩnh hội kiến thức cũng như tâm lý, nhu cầu, động cơ học tập của các em để đo mức độ hứng thú và say mê học tập. Trên cơ sở đó, kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng và ý thức học tập của các em; khích lệ, động viên kịp thời; tránh để các em căng thẳng, mệt mỏi. Kinh nghiệm cho thấy: tiến hành hoạt động dạy học trên đối tượng học sinh không có tố chất đã khó nhưng càng khó hơn nếu các em không có tinh thần say mê học tập bộ môn. Với các đối tựơng như vậy, thường rất khó, khó đến mức không thể khơi dậy ý chi, quyết tâm và hứng thú trong học tập cho các em.

 Để hoạt động học của học trò có hiệu quả thì không khí thân mật, lắng nghe chia sẻ giữa cô và trò là vô cùng quan trong Cốt lõi trong vấn đề này là “ đãi cát tim vàng”. Nếu không cố gắng, tâm huyết với công việc thì khó thể phát hiện được học trò có tố chất “trò xuất sắc”. Không phát hiện được học trò có tố chất “trò xuất sắc” thì việc bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ rất gian nan.

 Yếu tố trò xuất sắc được hiểu là có tố chất học tập và nghiên cứu môn học, có tinh thần say mê, ham học hỏi, có khả năng biến quá trình được thày cô đào tạo thành quá trình tự đào tạo: và đặc biệt phải có khả năng và phương pháp tự học.

 Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cần được tiến hành từ đầu năm lớp 7 thông qua quá trình giảng dạy trên lớp, qua các bài kiểm tra, đặc biệt các bài có tính tuyển chọn.

 Nên chọn từ lớp 7 để các em có cơ hội tham gia các kỳ thi khu vực như olimpic 30-4, qua đó, các em được trau dồi kiến thức được rèn luyện, được đúc rút kinh nghiệm, nâng cao khả năng và hiệu quả của phưong pháp tự học.

 

doc 4 trang hoathepmc36 26/02/2022 5412
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI : MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG TUYỂN CHỌN VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ
 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung, bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử nói riêng cho các kỳ thi tuyển học sinh giỏi là vấn đề luôn được các cấp quản lý, các giáo viên trực tiếp giảng dạy quan tâm, trăn trở. Đây là công việc hàng năm, khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi nhưng rất có ý nghĩa đối với các trường THCS, trong đó có trường THCS An Phú Đông . Kết quả thi học sinh giỏi (HSG) số lượng và chất lượng HSG là một trong các tiêu chí quan trọng, phản ánh năng lực, chất lượng dạy và học của các trường, của giáo viên và học sinh. Thông qua kết qủa này, nhà trừơng, các bô môn, các thày cô, học sinh còn có thêm những kinh nghiệm qúi báu, có thêm cơ sở để chia sẻ, khích lệ, tự tin; dạy tốt hơn và học tốt hơn cho khóa học hiện tại và các khóa tiếp theo; trường lớp càng ngày càng có thêm nhiều học sinh khá, giỏi.
 Để có được đội tuyển học sinh giỏi thi đạt kết quả tốt, vấn đề không hòan tòan đơn giản. Kíên thức môn học, tâm lí, phương pháp giáo dục vốn có của người thày chưa đủ. Ngừơi thày còn phải dành rất nhiều tâm sức, kinh nghiệm, sự hiểu biết, cố gắng của mình vào việc tuyển chọn, bồi dưỡng cho các học sinh. Trên 5 năm liên tục tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử, tôi thường gặp những khó khăn như sau:
 - Môn lịch sử thường được coi là môn phụ, chưa thực sự có vị trí đáng kể trong nhà trường, trong lòng học sinh, phụ huynh và xã hội. Học sinh không cần quan tâm, cố gắng, đầu tư nhiều cho môn học này như cho các môn học khác. Do vậy, có rất ít học sinh học giỏi môn lịch sử. 
 - Mặt bằng tuyển chọn, bồi dưỡng thi học sinh giỏi không cao. Các em trong đội tuyển không đựơc học chuyên sử, cũng không phải là học sinh giỏi ở môn học khác. Khi tham gia đội tuyển, giáo viên vất vả là một lẽ nhưng các em phải cố gắng, chịu áp lực rất lớn. Khả năng thành công xét theo các yếu tố đầu vào là thấp. 
 Dù khó khăn như vậy, hơn 5 năm qua tôi cũng đã liên tục thành công trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử cho các cuộc thi học sinh gỉỏi môn lịch sử cấp quận, thi olimpic.
 Tôi chọn đề tài “Tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử” nhằm giới thiệu, chia sẻ với các đồng nghiệp những sáng kiến, kinh nghiệm nhỏ bé của mình trong việc tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử, cũng đặng để góp thêm 1 giọt nứơc nhỏ vào đại dương mênh mông của nền giáo dục nứơc nhà.
 II. MỘT SỐ KINH NGHIỆM
 1/ Trong phát hiện và tuyển chọn.
 Chất lượng, hiệu quả của đội tuyển phụ thuộc phần lớn vào đối tượng được tuyển chọn.
 Trước khi thành lập đội tuyển tôi quan tâm tới đối tượng học sinh, đặc biệt là những học sinh có khả năng học tốt môn toán; tìm hiểu tố chất, năng lực lĩnh hội kiến thức cũng như tâm lý, nhu cầu, động cơ học tập của các em để đo mức độ hứng thú và say mê học tập. Trên cơ sở đó, kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng và ý thức học tập của các em; khích lệ, động viên kịp thời; tránh để các em căng thẳng, mệt mỏi. Kinh nghiệm cho thấy: tiến hành hoạt động dạy học trên đối tượng học sinh không có tố chất đã khó nhưng càng khó hơn nếu các em không có tinh thần say mê học tập bộ môn. Với các đối tựơng như vậy, thường rất khó, khó đến mức không thể khơi dậy ý chi, quyết tâm và hứng thú trong học tập cho các em.
 Để hoạt động học của học trò có hiệu quả thì không khí thân mật, lắng nghe chia sẻ giữa cô và trò là vô cùng quan trongCốt lõi trong vấn đề này là “ đãi cát tim vàng”. Nếu không cố gắng, tâm huyết với công việc thì khó thể phát hiện được học trò có tố chất “trò xuất sắc”. Không phát hiện được học trò có tố chất “trò xuất sắc” thì việc bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ rất gian nan.
 Yếu tố trò xuất sắc được hiểu là có tố chất học tập và nghiên cứu môn học, có tinh thần say mê, ham học hỏi, có khả năng biến quá trình được thày cô đào tạo thành quá trình tự đào tạo: và đặc biệt phải có khả năng và phương pháp tự học.
 Việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cần được tiến hành từ đầu năm lớp 7 thông qua quá trình giảng dạy trên lớp, qua các bài kiểm tra, đặc biệt các bài có tính tuyển chọn.
 Nên chọn từ lớp 7 để các em có cơ hội tham gia các kỳ thi khu vực như olimpic 30-4, qua đó, các em được trau dồi kiến thức được rèn luyện, được đúc rút kinh nghiệm, nâng cao khả năng và hiệu quả của phưong pháp tự học.
 2. Trong bồi dưỡng.
 a. Đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng.
 Phẩm chất, uy tín, năng lực của người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Thầy cô là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong việc bồi dưỡng năng lực học tập, truyền dạy hứng thú, niềm say mê môn học cho các em. Để dạy được học sinh có khả năng và phương pháp tự học thì bản thân thầy cô cũng phải tự đào tạo, cố gắng hoàn thiện về phẩm chất và năng lực chuyên môn, tâm huyết với công việc, yêu thương học trò, giúp đỡ đồng nghiệp. Để đạt hiệu quả như mong muôn, người thầy phải không ngừng rèn luyện để trở thành “Thày giỏi” ở góc độ tâm huyết và năng lực, ở sự am hiểu về đối tượng học trò và kiến thức chuyên sâu, ở phương pháp truyền đạt khoa học, sáng tạo và logic. Các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại phải được sử dụng linh hoạt và nhuần nhuyễn, phải nhằm vào việc phát huy được khả năng tự học, tự nghiên cứu của học trò, tích cực trong lĩnh hội kiến thức. Coi đây chỉ là vấn đề lý thuyết sẽ không thành công. Giáo viên phải rất cố gắng và nghiêm túc với chính mình trong trong các khâu của quá trình tuyển chọn, bồi dưỡng HSG, trong đó có khâu chuẩn bị thiết kế bài giảng.
 Để thực hiện được quá trình nêu trên rất cần một đội ngũ giáo viên ổn định. Tất cả giáo viên tham gia dạy đội tuyển phải có khả năng soạn, dạy chuyên đề chuyên sâu. Đội ngũ này cần có sự đồng bộ nhất định về chuyên môn, khi tiến hành công việc phải được phân công cụ thể, rõ ràng để khả năng và thế mạnh của từng người đều đựơc phát huy. 
 b.Về lượng kiến thức
 Kiến thức nền tảng cho cả hai vòng thi chọn HSG cấp tỉnh và chọn đội tuyển quốc gia là: Học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản và xuyên suốt chương trình. Trong quá trình ôn luyện giáo viên giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, kiến thức được vận dụng cho việc giải quyết các vân đề mới.
 c. Về phương pháp giảng dạy
 Dạy theo hệ thống, theo nội dung và chương trình sách giáo khoa. Bám sát chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng để khắc sâu và mở rộng kiến thức cho học sinh. Ngoài hướng dẫn cách thức nắm vững kiến thức cơ bản, hướng dẫn học sinh lập “Sơ đồ cây” cho từng bài, từng chủ đề, từng chương
 d. Về phương pháp làm bài 
 Phương pháp làm bài là yêu cầu quan trọng khi bồi dưỡng HSG, đặc biệt cho đội tuyển quốc gia, bởi nó không chỉ thể hiện tính đặc trưng của bộ môn mà nó quyết định tính hiệu quả trong suốt quá trình ôn luyện. Vì vậy trong quá trình ôn luyện giáo viên cần rèn cho học sinh những kỹ năng sau:
 d1)- Xác định đúng yêu cầu của đề thi :Yêu cầu của một đề thi lịch sử thuộc rất nhiều lọai, có khi là yêu cầu chứng minh một nhận về một thời kỳ lịch sử, có khi lại yêu cầu phân tích một chủ trương trong một thời điểm, có khi vấn đề được nêu lên một cách tổng hợp, có khi chỉ một vấn đề nhưng lại chia ra làm nhiều vế, yêu cầu phải giải đáp riêng từng vế mộtNhư vậy xác định đúng yêu cầu của đề thi là bí quyết đầu tiên đưa đến thắng lợi.
 d2)- Xác định những nội dung cần trình bày để làm sáng tỏ yêu cầu của đề thi: Nêu đề bài yêu cầu chứng minh, phân tích hoặc giải thích thì phải nắm lại rất chắc những lưận điểm, những lời nhận định, những sự kiện mà đề bài yêu câu.
 d3)- Về thời gian và độ dài. Thông thường thời gian cho bài thi HSG là 180phút, hãy để 40 phút cho đọc kỹ, nhận dạng đề, xác định cơ cấu và nội dung và đọc lại bài, còn lại 140 phút các em có thể viết được 6 đến 8 trang “văn hay chẳng luận bài dài”, chủ động phân phối thời gian và độ dài cho mỗi câu theo yêu cầu và theo số điểm 
 d4)-Về diễn đạt: Phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mạch lạc khi viết bài. Phải soát lại cách chấm câu, các thành phần của mệnh đề, cách cấu trúc câu phức hợp. Một nhà thơ Pháp đã nói “Tất cả những gì được nhận thức và cảm thụ một cách chính xác sẽ biểu đạt một cách sáng sủa”
 III KẾT LUẬN
 Kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy, có đựơc những thành công nhất định trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn sử của tôi đựơc tóm tắt ở 3 điểm sau đây.
 1- Quá trình tuyển chọn, bồi dưỡng HSG môn lịch sử là quá trình giáo dục nâng cao, biến những học sinh có tiềm năng thành học sinh có khả năng, những học sinh ít hoặc chưa bộc lộ niềm say mê, hứng thú với môn lịch sử thành những học sinh say mê, hứng thú với môn lịch sử. Trong quá trình này vai trò của người giáo viên rất quan trọng. Quan trong từ khâu tuyển chọn, dẫn dắt, truyển dạy, uốn nắn đến việc khích lệ sự cố gắng, tích cực và khả năng tự học, tự sáng tạo của học sinh.
 2- Phẩm chất, uy tín, năng lực của người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp, quan trọng, thậm chí có tính quyết định đối với quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Do vậy, giáo viên phải tự đào tạo, tự cố gắng hoàn thiện về phẩm chất và năng lực chuyên môn; tâm huyết với công việc, yêu thương học trò và giúp đỡ đồng nghiệp. Múôn học sinh giỏi, giáo viên cũng phải phải giỏi. Giáo viên giỏi không chỉ ở mức độ truyền dạy kíên thức, chân lý mà cao hơn là, dạy cho học sinh cách đi tìm kiến thức, chân lý từ những bài giảng của mình.
 3- Cùng với sự truyền dạy kíên thức, người thày phải truyền đựơc cảm hứng say mê, yêu mến môn học cho học sinh, đặc biệt là học sinh giỏi. Không có niềm say mê, dù có kíên thức cũng ít sáng tạo và khó đạt đựơc kết quả tốt, khó đạt đựơc đỉnh cao trong học tập và thi cử, đặc biệt là học sinh giỏi.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tuyen_chon_va_boi_duong_hoc_sinh_gioi.doc