Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương trình Ngữ văn địa phương

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương trình Ngữ văn địa phương

 Môn Ngữ Văn là môn học có vị thế quan trọng trong chương trình phổ thông bởi môn học góp phần rèn luyện, bồi dưỡng, xây dựng nhân cách tốt đẹp cho các em, định hướng cho các em những tình cảm trong sáng đẹp đẽ nhất giúp các em luôn hướng đến lối sống đẹp có ích cho đời, biết yêu thương gia đình, yêu quê hương, tự hào vẻ đẹp truyền thống của đất nước, góp phần hoàn thiện nhân cách các em. Để làm được điều này thì một phần nhờ những tiết dạy chương trình địa phương trong môn Ngữ Văn.

Văn học địa phương có vị trí và vai trò quan trọng đối với việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của người học ở các địa phương khác nhau.Qua chương trình địa phương, học sinh được bổ sung vốn hiểu biết về Ngữ văn và Văn hóa địa phương, từ đó sẽ góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng, giáo dục học sinh tình cảm yêu thương, tự hào về quê hương xứ sở của mình; giáo dục cho các em tinh thần trách nhiệm và thái độ hòa nhập tích cực, chủ động với địa phương, với quê hương ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đồng thời giáo dục ý thức tìm hiểu, giữ gìn, phát huy truyền thống văn học, văn hóa cũng như tinh thần, ý thức và hành động giữ gìn và bảo vệ truyền thống văn hóa nơi các em học sinh đang sinh sống

 Nhưng trong thực tế dạy - học chương trình Ngữ văn từ trước đến nay, vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, từ nội dung đến cách thức tiến hành, trong đó khó khăn lớn nhất là nội dung dạy - học. Tài liệu phục vụ công tác dạy và học chưa phong phú. Học sinh không có điều kiện để sưu tầm tài liệu phục vụ cho tiết học của mình. Phần kiểm tra đánh giá còn nhẹ nên một phần nhỏ giáo viên có tư tưởng xem nhẹ các tiết dạy chương trình địa phương

 

docx 21 trang thuychi01 8381
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương trình Ngữ văn địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	Môn Ngữ Văn là môn học có vị thế quan trọng trong chương trình phổ thông bởi môn học góp phần rèn luyện, bồi dưỡng, xây dựng nhân cách tốt đẹp cho các em, định hướng cho các em những tình cảm trong sáng đẹp đẽ nhất giúp các em luôn hướng đến lối sống đẹp có ích cho đời, biết yêu thương gia đình, yêu quê hương, tự hào vẻ đẹp truyền thống của đất nước, góp phần hoàn thiện nhân cách các em. Để làm được điều này thì một phần nhờ những tiết dạy chương trình địa phương trong môn Ngữ Văn.
Văn học địa phương có vị trí và vai trò quan trọng đối với việc hình thành nhân cách và phát triển năng lực của người học ở các địa phương khác nhau.Qua chương trình địa phương, học sinh được bổ sung vốn hiểu biết về Ngữ văn và Văn hóa địa phương, từ đó sẽ góp phần quan trọng trong việc bồi dưỡng, giáo dục học sinh tình cảm yêu thương, tự hào về quê hương xứ sở của mình; giáo dục cho các em tinh thần trách nhiệm và thái độ hòa nhập tích cực, chủ động với địa phương, với quê hương ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đồng thời giáo dục ý thức tìm hiểu, giữ gìn, phát huy truyền thống văn học, văn hóa cũng như tinh thần, ý thức và hành động giữ gìn và bảo vệ truyền thống văn hóa nơi các em học sinh đang sinh sống 
 	Nhưng trong thực tế dạy - học chương trình Ngữ văn từ trước đến nay, vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, từ nội dung đến cách thức tiến hành, trong đó khó khăn lớn nhất là nội dung dạy - học. Tài liệu phục vụ công tác dạy và học chưa phong phú. Học sinh không có điều kiện để sưu tầm tài liệu phục vụ cho tiết học của mình. Phần kiểm tra đánh giá còn nhẹ nên một phần nhỏ giáo viên có tư tưởng xem nhẹ các tiết dạy chương trình địa phương
	Mặt khác trong quá trình giảng dạy giáo viên cũng đã nỗ lực cố gắng kết hợp các phương pháp giảng dạy và kĩ thuật dạy học tích cực vào bài giảng nhưng bên cạnh một số kết quả đã đạt được thì tiết học vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được hết tính tích cực và khơi dậy được hứng thú học tập của học sinh. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của dạy và học, ảnh hưởng tới nhận thức hiểu biết và tinh thần, lòng tự hào của các em về truyền thống, về lịch sử, về phong tục tập quán, những thói quen, đặc điểm ngôn ngữ.. 
 Để đảm bảo cho việc nắm bắt những kiến thức về Văn học địa phương, khơi dậy niềm hứng thú với môn học, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, đặc biệt là có sự hiểu biết sâu sắc hơn về quê hương Yên Định nơi các em sinh ra và lớn lên, vì vậy bằng kinh nghiệm của bản thân tôi xin được trình bày sáng kiến “Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương trình Ngữ văn địa phương”. Sáng kiến kinh nghiệm đã được thực hiện ở trường THCS Lê Đình Kiên trong năm học 2016 – 2017 với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp. Mong rằng bằng một vài kinh nghiệm của mình sẽ góp phần nhỏ vào việc giảng dạy
chương trình địa phương Ngữ văn ở trường THCS .
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nhằm giúp giáo viên và học sinh THCS có tài liệu tham khảo để hỗ trợ quá trình tiếp nhận và bổ sung kiến thức về chương trình địa phương Ngữ văn.
- Khơi gợi cho các em niềm hứng thú, say mê với môn Văn nói chung và chương trình Ngữ văn địa phương nói riêng
- Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng: làm việc nhóm, kĩ năng làm việc độc lập, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng sống . 
- Giúp học sinh biết vận dụng kĩ năng làm bài văn thuyết minh để giới thiệu về một di tích hoặc thắng cảnh của quê hương Yên Định nói riêng và quê hương Thanh Hóa nói chung.
- Bổ sung kiến thức đang học cho học sinh, thay đổi hình thức học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quý, tự hào, giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hóa của quê hương.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
-Hoạt động ngoại khóa; các trò chơi dân gian; giới thiệu tục ngữ, ca dao – dân ca Thanh Hóa; viết bài giới thiệu về một di tích lịch sử văn hóa hoặc danh lam thắng cảnh Thanh Hóa; tìm hiểu tác giả, tác phẩm văn học ở Thanh Hóa và viết về Thanh Hóa sau năm 1975 và một số nội dung ở các phần đọc thêm cũng như những nội dung kiến thức bổ sung thêm về quê hương Yên Định, Thanh Hóa ..để trình bày trong sáng kiến này.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phân tích và tổng hợp
- Thống kê
- Sưu tầm tư liệu
- Trò chơi
- Và các phương pháp khác.
B. NỘI DUNG 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN .
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII xác định mục tiêu việc đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo: “ Khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy- học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học”. Nghị quyết của Đảng cũng đã khẳng định: “Sự nghiệp Cách mạng luôn đổi mới vì thế công tác giáo dục cũng phải đổi mới”. Chính vì vậy bản thân chúng ta cũng phải đổi mới chương trình cũng như phương pháp dạy học để tiết học phong phú, hấp dẫn hơn. 
Đối với dạy văn học địa phương việc cung cấp cho học sinh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo đầy đủ về các đối tượng học tập là một vấn đề hết sức quan trọng. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhất là các phương pháp mang tính hiện đại đổi mới như ứng dụng công nghệ thông tin vào mỗi nội dung, mỗi bài học cụ thể một cách hợp lí, sáng tạo và có hiệu quả cao.
Để phục vụ tốt công tác giảng dạy Văn học địa phương thì hoạt động bổ trợ có hiệu quả đó là hoạt động ngoại khóa. Hoạt động ngoại khoá Văn học theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực bổ ích và có hiệu quả nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống; phát huy tính tích cực chủ động  sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. Hoạt động ngoại khoá Văn học vì thế vừa là hoạt động giáo dục vừa là hoạt động thẩm mỹ "góp phần tạo ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh.  Qua hoạt động ngoại khoá Văn học học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ đạo đức thể dục và mĩ dục" (Phan Trọng luận Phương pháp dạy văn Nxb Đại học Quốc gia 1996 Tr. 381).
Việc Bộ giáo dục đào tạo tiếp tục khuyến khích đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường đã tạo tiền đề cho những đổi mới sáng tạo trong công tác dạy và học, đặc biệt là hoạt động ngoại khóa. 
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
	 Mục tiêu giáo dục không chỉ nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống mà còn phải hướng tới việc phát triển những năng lực cần thiết của người lao động, đáp ứng yêu cầu phát triển của giai đoạn mới. Việc dạy và học Ngữ văn hiện nay trong trường có rất nhiều những thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn so với trước. Trường tôi trong những năm qua đã có nhiều đổi mới dạy và học. Các em học sinh có ý thức học tập tốt nhưng vẫn còn những khó khăn. Một trong những khó khăn lớn nhất là một bộ phận không nhỏ học sinh thiếu mặn mà với môn học Ngữ văn, đặc biệt là việc phải sưu tầm tư liệu về chương trình địa phương. Hiện nay các em rất thờ ơ trước việc học văn, sợ phải đứng lên trình bày trước lớp, sợ phải học thuộc lòng, lười đọc, không say mê, không hứng thú với môn học mà chỉ chú trọng những môn học mang tính chất thời đại. Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó có rất nhiều: 
 	Về phía học sinh: Lười học,chán học, sợ học lý thuyết, ỷ lại vào gia đình,quá mải mê vào trò chơi điện tử và những trò chơi hiện đại khác, lười giơ tay phát biểu nên giờ học Ngữ văn nói chung thiếu sôi nổi, học sinh thụ động trong tiếp thu bài.
 	Về phía giáo viên: Đa số giáo viên có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo, quan tâm đến học sinh. Bên cạnh đó, nhiều giáo viên chưa khơi gợi hứng thú, tình yêu đối với môn văn cho học sinh.Trong khi đó muốn thu hút các em, khuyến khích các em tích cực tham gia vào các hoạt động của tiết học thì giáo viên cần kết hợp linh hoạt các khâu, tạo môi trường hứng thú cho học sinh trong các tiết học để các em được chủ động tiếp thu kiến thức, tích cực tham gia vào các hoạt động trong tiết học do giáo viên đưa ra đồng thời rèn luyện cho các em sự tự tin khi đứng trước một tập thể lớp nói riêng và ra ngoài xã hôi nói chung để khi các em ra ngoài đời sẽ được mạnh dạn hơn khi giao tiếp, tự tin hơn vào những kĩ năng, kiến thức học được.
 Tổ chức hoạt động ngoại khoá Ngữ văn địa phương là một công việc vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học. Tuy nhiên để tổ chức tốt hoạt động này cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về khâu tổ chức và nghiên cứu kĩ về chương trình.  Căn cứ vào tình hình thực tế ở nhà trường tôi xin đề xuất một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa cho các khối lớp trong toàn trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, khơi gợi lòng say mê, yêu thích môn học, tạo hứng thú học tập. Trong năm học qua tôi đã mạnh dạn xây dựng sáng kiến “Tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng dạy học chương trình Ngữ văn địa phương” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Ngữ văn trong trường THCS và đặc biệt góp phần tạo cho học sinh môi trường học tập thoải mái, hứng thú, kích thích sự sáng tạo của học sinh, tạo sự hứng thú cho người tổ chức, xây dựng chương trình, đồng thời khích lệ tinh thần, sự tìm tòi, hiểu biết về văn học, văn hóa địa phương, kích thích khả năng tự làm việc, khả năng hợp tác nhóm, kỹ năng thu thập thông tin, xử lý tài liệu, kỹ năng trình bày thuyết phục mọi người.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Xuất phát từ những nhận thức trên, tôi đã xây dựng chương trình và chịu trách nhiệm chính phân công công việc kết hợp với các đồng chí trong trường đã tổ chức thành công chương trình “Hoạt động ngoại khóa về Ngữ văn địa phương” cho học sinh toàn trường vào dịp kỉ niệm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3/2017. 
	Chúng tôi xin được trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp toàn bộ công tác tổ chức hoạt động ngoại khoá này như sau:
1. Công tác chuẩn bị:
1.1. Về nội dung:
	Chương trình Ngữ văn ở 4 khối lớp có nhiều nội dung. Tuy nhiên, khi lựa chọn tiến hành hoạt động ngoại khoá phải chú ý đến sự hài hòa trong chương trình của cả 4 khối lớp để đảm bảo các em đều được tham gia, nắm bắt, củng cố kiến thức mình được học. Đồng thời tạo không khí vui nhộn, thoải mái sôi nổi cho buổi hoạt động. Trên cơ sở đó, nội dung của một buổi hoạt động ngoại khoá Ngữ văn địa phương chúng tôi xây dựng gồm có 5 phần cơ bản, được sắp xếp theo trình tự như sau:
Phần 1: Văn nghệ chào mừng
Phần 2: Kể tên đất và người quê hương Yên Định, Thanh Hóa qua tục ngữ, ca dao.
Phần 3: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở địa phương Thanh Hóa.
Phần 4: Phần thi năng khiếu: kể chuyện dân gian, ngâm một bài thơ hiện đại trong chương trình văn học địa phương.
Phần 5: Trò chơi dân gian: Kéo co
Xen kẽ giữa các phần thi là những câu hỏi dành cho khán giả.
a. Phần 1: Văn nghệ.
Mở đầu chương trình ngoại khóa là phần văn nghệ chào mừng. Cần phải chọn lựa và định hướng các tiết mục văn nghệ đảm bảo được tính giáo dục về văn hóa địa phương, đồng thời phù hợp, gần gũi với lứa tuổi học sinh để ấn tượng cho quá trình tiếp nhận thưởng thức.
Mỗi đội chọn một tiết mục hát múa. Học sinh sẽ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ trước một tuần. Các đồng chí giáo viên chủ nhiệm sẽ kiểm tra đôn đốc nhắc nhở công tác tập luyện của các em, đồng thời có sự hướng dẫn của cô tổng phụ trách Đội.
 Đội 1: Tiết mục văn nghệ hát múa: Đi cấy
 Đôi 2: Tiết mục văn nghệ hát múa: Bài hát Đường về Thanh Hóa
b. Phần 2: Kể tên đất và người quê hương Yên Định, Thanh Hóa qua tục ngữ, ca dao.
	Trong chương trình Ngữ văn địa phương học sinh đã được tiếp cận với các bài ca dao, dân ca, tục ngữ xứ Thanh, các em cũng đã biết được những danh nhân, những vùng đất tiêu biểu, các danh thắng, lịch sử cho nên với phần thi này một lần
nữa củng cố mở rộng để các em có thêm những hiểu biết về con người quê hương 
Thanh Hóa nói chung và quê hương Yên Định nói riêng.
Ở phần thi này gồm có 10 câu hỏi dành cho cả hai đội:
Câu 1: Kể tên những địa danh cụ thể qua bài ca dao sau:
Ai về nhớ vải Định Hòa
Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê
 Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu khê
 Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào
Câu 2: Vùng quê nào của Thanh Hóa được nhắc đến trong câu ca dao sau:
Cơm nếp Hà Trung
 	Cháo gà núi Ngự
Câu 3 : Địa danh nào được nhắc đến ở đây.
Muốn ăn cơm trắng cá phèn
Thì về Tiến Lộc đi rèn cùng anh
Câu 4 : Vùng đất nào được nói đến ở đây.
 	Đồn rằng Kẻ Trọng lắm cau
 	Kẻ Cát lắm mía, Kẻ Mau lắm tiền
Câu 5 Kể tên những vùng đất sau :
Nhất cao là núi Đan Nê
Nhất đông chợ Bản, nhất vui chợ Chùa.
Câu 6: Nhân vật nào được nhắc đến trong bài ca dao sau:
 Ru con con ngủ cho lành
 Để mẹ múc nước rửa bành con voi
 Muốn coi lên núi mà coi
Coi bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng
Câu 7 : Câu ca dao này gợi cho em nhớ đến sự kiện nào trong lịch sử
 Cao nhất là núi Lam Sơn
 	 Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra”
Câu 8 : Nhân vật dân gian nào được nhắc đến ở đây.
 	Trạng chết, chúa cũng băng hà
 	 Dưa gang đỏ đít, thì cà đỏ trôn
Câu 9 : Nhân vật dân gian nào được nhắc đến
 	Văn như Phương Hoa
Câu 10 : Danh nhân nào được ca ngợi trong câu sau :
 	Tể tướng Vãn Hà thiên hạ âu ca.
c. Phần 3: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở địa phương Thanh Hóa.
Trọng tâm của phần thi này sẽ giao cho học sinh khối 8 sưu tầm, ghi chép, tổng hợp, bởi vì phần thi này phù hợp với chương trình Ngữ văn địa phương các em đang học
Mục đích của phần thi này: Giúp các em vận dụng kĩ năng làm bài thuyết minh, tự giác tìm hiểu những di tích, thắng cảnh ở quê hương mình, giúp học sinh hiểu biết sâu rộng hơn địa phương mình về các mặt đời sống vật chất và văn hoá tinh thần, truyền thống và hiện nay.Trên cơ sở đó bồi dưỡng tình yêu quê hương, giữ gìn và phát huy bản sắc và tinh hoa của địa phương mình trong sự giao lưu với địa phương khác.
 Thời gian để học sinh chuẩn bị ít nhất là hai tuần đối với học sinh lớp 8, giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho nhóm hoặc tổ. Giáo viên phải kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo từng giai đoạn để từ đó nhắc nhở, đôn đốc các em thực hiện nhiệm vụ và điều chỉnh những sai sót để tránh tình trạng mất thời gian tìm hiểu lượng kiến thức thu được không đúng với yêu cầu bài học. Mặt khác giáo viên phải cho cá nhân, nhóm, tổ thi đua với nhau để các em hăng hái, nhiệt tình thực hiện nhiệm vụ. Trước khi tiến hành tiết học giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh để xếp loại và tuyên dương những cá nhân, nhóm, tổ thực hiện tốt nhiệm vụ và phê bình những cá nhân, nhóm, tổ thực hiện chưa tốt. Bản thân mỗi học sinh phải có sổ tay riêng để ghi chép được những tư liệu cần phải sưu tầm. Học sinh thực hiện dự án: thu thập thông tin, xử lí thông tin, trao đổi với các thành viên khác, xin ý kiến của giáo viên.Tổ trưởng sẽ thường xuyên kiểm tra, báo cáo về tiến trình thực hiện của các bạn học sinh trong tổ mình để giáo viên có biện pháp giải quyết, đôn đốc các nhóm thực hiện đúng tiến độ. Giáo viên bổ sung thêm tư liệu hoàn chỉnh cho các em.
Yêu cầu lớp lập thành 4 nhóm biên tập (mỗi tổ 1 nhóm, tổ trưởng làm nhóm trưởng), tổng hợp kết quả sưu tầm, sau đó viết bài văn giới thiệu về di tích, thắng cảnh ở địa phương .
- Nhóm 1,2: giới thiệu về đền thờ Thái bảo Đại vương Lê Đình Kiên .
- Nhóm 3,4: giới thiệu về đền thờ bà Ngô Thị Ngọc Giao.
 	 Sở dĩ tôi chọn hai di tích lịch sử này vì các di tích lịch sử mang tính giáo dục cao, đều nằm trên địa bàn trên quê hương Yên Định, không quá xa trường để thuận tiện cho quá trình thu thập tư liệu của các em. 
Sau đó giáo viên sẽ chọn 4 bài tiêu biểu nhất của 4 nhóm, đưa ra tổ để thống nhất, góp ý hoàn thiện và tham gia vào hoạt động ngoại khóa về chương trình địa phương của nhà trường.
Sau đây là bài giới thiệu về hai di tích lịch sử của các tổ nhóm: 
* Về di tích lịch sử đền thờ Thái bảo Đại vương Lê Đình Kiên.
Đền thờ Lê Đình Kiên tọa lạc ở thôn Thiết Đinh – xã Định Tường – Yên Định, cách trung tâm thị trấn Quán Lào - huyện Yên Định 2 km về phía tây nam, đền thờ tưởng nhớ Thái bảo Đại vương Lê Đình Kiên. Đại vương Lê Đình Kiên người Bái Trại (nay là Thiết Đinh) xã Định Tường - huyện Yên Định. Ông sinh ngày 20 tháng 09 năm Tân Dậu (3/11/1621) đời vua Lê Thần Tôn, mất ngày 12/2 năm Giáp Thân (17/3/1704) tại phố Hiến (thọ 84 tuổi) khi cải táng đưa về Mã Thông quê nhà. Ông thuộc đời thứ 9 dòng họ Lê, ông sinh ra trong một gia đình nề nếp,gia giáo. Cha là Lê Huệ Hiếu được phong là Đặc Tiến Phụ quốc Thượng tướng quân (vị tướng cao nhất có công giữ nước). Mẹ là Đặng Thị Thục.
         Tuy ông thuộc dòng một cự tộc, một dòng họ tôn quý nhưng cha mất sớm. Vì vậy ông sống với mẹ một thời gian thì được một ông quan tả tướng Hờn ở Tĩnh Gia nhận về nuôi, rồi tiến cử vào cung.
Năm Giáp Thìn 1664 ông vâng lệnh triều đình ra Trấn Thủ trấn Sơn Nam. Công lao lớn nhất của ông là dẹp yên quân Tàu Ô và mở mang phố Hiến, ông được phong đặc tiến phụ Thượng Tướng quân, trung quân Đô đốc Phủ, Hứa đô đốc thiếu bản, Tước quận công hàm Thái Bảo. Sau khi chết được tặng Dực báo Trung Hưng ĐạiVương.
         Lê Đình Kiên không những có tài về cai trị mà con giỏi về làm thương nghiệp, ngoại giao. Suốt 40 năm ông ở trấn Sơn Nam (từ 1664- 1704), dân sống yên vui, no đủ. 
Đền thờ ông Lê Đình Kiên ở Định Tường – Yên Định là một công trình kiến trúc thế kỷ XVII, được cấu trúc theo lối chữ nhị (=) gồm tiền đường và hậu cung. Nhà Tiền đường gồm 5 gian, 6 vì kèo được kết cấu theo kiểu “chồng rường, kẻ bẩy”. Nhà hậu cung 3 gian với 4 vì kèo gỗ. Rồng là đề tài quen thuộc ở đền thờ Lê Đình Kiên dù các đồ án chạm trổ ở đây có vạm vỡ khỏe mạnh hơn các đình khác, nhưng vẫn nằm trong các khuôn mẫu có sẵn. Tuy nhiên, khi chạm hoa sen, chim, phượng, long hóa, trúc hóa, sóc leo cây, cò, cua quấn quýt trong một bức chạm ta mới thấy hết tài năng của người thợ. Bên cạnh đó thì các đồ thờ ở đây lại khá phong phú và đặc biệt có giá trị. Đó là hai pho tượng phỗng bằng đá, tạo tác trên những đá nguyên khối được diễn tả sinh động và hài hòa có giá trị trong việc nghiên cứu về lịch sử, mỹ thuật. Lư hương đá 3 tầng, lư hương bằng đất nung, bàn thờ cổ... tất cả như góp phần tôn thêm giá trị của ngôi đền. Bốn cột treo 4 vế đối trên các tấm ván, nội dung ca ngợi công đức của Đại Vương. (Việc cai trị công bằng liêm chính từ xưa, công tích đẹp đẽ đã ghi vào sử sách. Đức lớn cho dân được nhờ cậy, người Trung Quốc và Việt Nam khắc tên sáng vào bia đá).
Cổng gồm một gian rộng, có mái có tường. Hai bên chếch về phía ngoài có hai cột trụ cao, trên đầu mỗi cột có một con nghê. Hai cánh gà có hai con voi. Hai bức tường đốc ở phía trong có hai ông Hộ pháp cao to bằng người lớn đứng cầm gươm vừa như canh giữ, vừa như mời chào quý khách đến viếng Đại vương. Bức ngang phía trên cửa cổng đắp hai con rồng chầu mặt nguyệt có ba ngọn lửa. Dọc hai bên cửa có đôi câu đối bằng chữ Hán viết bằng chữ màu vàng trong ô tròn màu trắng nổi lên trên nền đỏ thắm.
          Từ năm 1993 đền thờ Thái Bảo Đại Vương Lê Đình Kiên được ra quyết định công nhận là di tích lịch sử. Đến năm 1994 được Bộ Văn hóa Thông tin cấp bằng Công nhận di tích lịch sử văn hóa. Diện tích đền thờ đã quy hoạch gồm đất thổ cư và ao và đã được Nhà nước hai lần trùng tu.
Đền thờ không chỉ có giá trị về kiến trúc, lịch sử mà còn là niềm tự hào của nhân dân Yên Định.
* Đền thờ bà Ngô Thị Ngọc Giao
 Đền thờ Thánh mẫu Quang thục thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao, còn có tên Thừa hoa điện. Thái hậu là con gái Dụ Vương Ngô Từ, đứng hàng 17 trong 19 người con của Dụ Vương. Sinh ra trong một gia đình vương hầu khanh tướng, thừa hưởng một nền giáo dục gia giáo theo khuôn vàng thước ngọc của Đạo Khổng - Tử, nên lớn lên trở thành một cô gái nết na hiền dịu, khuôn mẫu của người con gái Việt Nam: Công - Dung- Ngôn -Hạnh. Theo chị về kinh thành Thăng long, Ngô Thị Ngọc Dao người con gái nết na thuỳ mị, xinh đẹp được đưa vào Điện Khánh Phương làm Tiệp dư và trở thành mẫu hậu vua Lê Thánh Tông.
Toàn bộ ngôi Đền gồm 3 cung xây dựng theo kiến trúc cổ phương đông. Với những mái cong trạm khắc hình rồng. Đó là một công trình kiến trúc cổ kính, hoành tráng, độc nhất vô nhị, trong một không gian "Nội công ngoại quốc".
Đền Thánh mẫu còn có tên là Phủ Nhì, toạ lạc trên 

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_ngoai_khoa_nham_nang.docx