Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng dạy học các bài Chương trình địa phương Bình Định

Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng dạy học các bài Chương trình địa phương Bình Định

+ Trên cơ sở nghiên cứu luận và thực trạng học môn Ngữ văn nói chung và Chương trình địa phương nói riêng để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm giúp học sinh hiểu được vai trò, vị trí của nội dung chương trình từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, chất lượng giáo dục trong nhà trường.

+ Nghiên cứu lý luận về yêu cầu của công tác đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm để "phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên" đòi hỏi người học phải chuẩn bị chu đáo và nắm được những đơn vị kiến thức cơ bản của từng bài học.

+ Rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế.

+ Thu thập những thông tin lý luận về vị trí, vai trò của người giáo viên trong công tác dạy học trên các cổng thông tin đại chúng.

+ Nắm bắt những thông tin lý luận về trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên bộ môn và nhiệm vụ, quyền hạn của người học sinh trong các văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

doc 53 trang Phúc Hảo 05/03/2024 1711
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Thực trạng dạy học các bài Chương trình địa phương Bình Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
TRANG
1. Đặt vấn đề
3
1. 1. Lý do chọn đề tài
3
1.2. Xác định mục đích nghiên cứu.
6
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
6
1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.
7
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
7
1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu (bắt đầu, kết thúc).
8
2. Nội dung
9
2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu.
9
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
9
2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp
10
2.4. Kết quả thực hiện 
47
3. Kết luận và khuyến nghị
51
3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến
51
3.2. Các đề xuất khuyến nghị
51
Tài liệu tham khảo
53
1. Đặt vấn đề
1.1 Lý do chọn đề tài
a) Cơ sở lí luận
	Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay đã đặt ra những yêu cầu đổi mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Giáo dục cần đào tạo đội ngũ nhân lực có khả năng đáp ứng được đòi hỏi mới của xã hội và thị trường lao động, đặc biệt là năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực công tác làm việc, năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp. Vì thế mà trong những năm gần đây Bộ Giáo dục đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, hướng tới phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học ấy đã được xác định trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII (1/1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VII (12/1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (12/1998), được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 15 (4/1999)
Về phương pháp dạy học Luật giáo dục quy định “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. (Luật Giáo dục 2005, trích điều 5).
Luật Giáo dục cũng đưa ra những quy định về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục phổ thông cho từng cấp học. Về nội dung dạy học, Điều 28 Luật Giáo dục quy định "Nội dung giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học" (Luật Giáo dục 2005). Về phương pháp giáo dục phổ thông, Điều 28 Luật giáo dục có quy định: "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh" (Luật Giáo dục 2005).
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII và lần thứ 7 khóa IX đã xác định mục tiêu cơ bản của giáo dục: "Nhằm xây dựng những con người và thế hệ tha thiết gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tích cực cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghiệp hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật; có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời căn dặn của Bác Hồ".
b) Cơ sở thực tiễn
Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 khoá 8 (tháng 2 năm 1997) đã khẳng định vai trò của môn Ngữ văn cùng các môn khoa học khác trong công tác giáo dục. Cũng như các môn học khác, với đặc điểm và chức năng của mình, việc học tập Ngữ văn cần phát huy năng lực tích cực, chủ động của học sinh. Tuy nhiên trong thực tế, khi đi vào thực hiện chương trình giáo dục vẫn còn những hạn chế nhất định. Trong "Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông" của chính phủ (tháng 10/2014) đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm, những hạn chế của chương trình giáo dục hiện hành là: “Một trong những hạn chế cơ bản của chương trình hiện hành là chưa giải quyết hài hòa giữa yêu cầu và điều kiện chung của toàn quốc với yêu cầu và điều kiện riêng của mỗi địa phương, nhà trường” (tr.11). Điều này dẫn đến “chưa khuyến khích được sự tự chủ, tính năng động, sáng tạo của các địa phương, cơ sở giáo dục; chưa phát huy được sở trường của mỗi học sinh” (tr.12). Ý thức được điều đó, trong định hướng đổi mới giáo dục hiện nay, chương trình giáo dục đã có tính mở và chú trọng đến tính vùng, miền và đặc thù của địa phương. Cụ thể, đề án cũng chỉ rõ: một trong những vấn đề cơ bản trong nội dung đổi mới chương trình sách giáo khoa của chính phủ là: “Quản lý quá trình xây dựng và thực hiện chương trình đảm bảo tính khả thi, linh hoạt, phù hợp địa phương và đối tượng học sinh”.
Từ những vấn đề đã rút ra kết luận trên chúng ta có thể nhận thấy hiện nay chương trình địa phương đã không được nhìn nhận thấu đáo. Việc xây dựng một chương trình địa phương chuẩn dựa trên chương trình sách giáo khoa thống nhất trên toàn quốc cho bộ môn Ngữ văn cũng như một số bộ môn khác (Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc, ...) là vô cùng cần thiết. Điều này sẽ góp phần thể hiện rõ tính linh hoạt của các địa phương và nhà trường. Nhà trường, giáo viên từ thực hiện theo chuẩn phân phối chương trình và sách giáo khoa sang trao quyền cho các địa phương tự chủ trong việc xây dựng kế hoạch, định hướng nội dung, cách thức tổ chức giáo dục chương trình địa phương trong nhà trường. 
Phân phối chương trình THCS hiện hành những tiết có bài học địa phương còn chiếm số lượng ít. Những bài học về chương trình địa phương thường đặt ở cuối mỗi học kì, cuối năm học đã gây cho một số bộ phận giáo viên, học sinh có cái nhìn không đúng về vị trí, chức năng, nhiệm vụ mà chương trình này mang lại. Việc hướng dẫn giảng dạy cũng còn chung chung chưa thống nhất. Kế hoạch, nội dung giảng dạy các tiết còn phụ thuộc khá nhiều vào việc xây dựng, lựa chọn của giáo viên. Từ việc chưa có chuẩn kiến thức giảng dạy chương trình địa phương cho từng tiết học, đến hạn chế về tài liệu giảng dạy, nội dung giảng dạy, cách thức tổ chức chính khóa hay ngoại khóa,... đã góp phần gây khó khăn cho người giáo viên khi lên lớp. Từ việc chưa có mục đích học tập đúng, tài liệu tham khảo khan hiếm, ít ỏi, không được cập nhật thường xuyên đến khả năng tiếp nhận tri thức, trình bày kết quả của học sinh vừa thiếu vừa yếu đã dẫn đến việc học sinh cảm thấy "ngại" khi thực hiện các tiết học này. Trên thực tế, hầu hết giáo viên thực hiện độc lập, còn mang tính tự phát, chưa bài bản, sự phối hợp của các em là rất thiếu tích cực. Các em chưa mấy hứng thú với mảng đề tài này. Việc hiểu biết những vấn đề của địa phương cũng trở nên hạn chế, không đáp ứng với mục tiêu chương trình đã đề ra. Cho nên không tránh khỏi những khó khăn cho giáo viên trong việc sưu tầm và lựa chọn nội dung dạy- học mang tính địa phương, tổ chức cho học sinh học tập những nội dung mang tính địa phương, khả năng tích hợp giữa các môn học với nhau. Vấn đề đặt ra là mỗi giáo viên phải lựa chọn, xác định cho mình những nội dung và cách thức dạy - học phù hợp. Vậy làm thế nào để giáo viên, học sinh có những nhận thức tích cực hơn, đúng đắn hơn, toàn diện hơn để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục địa phương hiện nay? Trong sáng kiến này, tôi xin mạnh dạn nêu ra một số giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy các tiết Chương trình địa phương môn Ngữ văn cấp THCS.
Như đã thể hiện ở phần trên một trong những mục tiêu của phương pháp dạy học tích cực là nhằm tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học bao gồm đổi mới cả nội dung và hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh, đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kỉ thuật dạy học,... theo định hướng chung.
Trong quá trình dạy học người học vừa là đối tượng của hoạt động dạy, lại vừa là chủ thể của hoạt động. Thông qua hoạt động dưới sự chỉ đạo của người thầy, người học phải tích cực chủ động cải biến chính mình về kiến thức, kĩ năng, thái độ, hoàn thiện nhân cách.
D H D H
	Dạy cũ	 Dạy mới
Khâu "kích thích" của người thầy giúp trò tự tìm đến chân lí là điều khác cơ bản so với trước. Muốn cho trò phát huy chủ thể, thầy phải cho xuất hiện tình huống và nhu cầu. Vấn đề đầu tiên với ngành nghệ thuật là phải có cảm xúc "không có cảm xúc thì không và không bao giờ con người có khát vọng đi tìm chân lí" (Lênin). Cảm xúc sẽ khêu gợi các em một trạng thái tâm lí mới, gây kích thích đến việc tìm hiểu hay đòi thỏa mãn những cái đẹp trong nghệ thuật. Do vậy, muốn các em có sự hứng thú với các bài Chương trình Ngữ văn địa phương, việc kích thích tạo cảm xúc là vô cùng cần thiết.
Việc chủ đạo của người dạy là hết sức phức tạp và càng phức tạp hơn đối với việc giảng dạy Chương trình địa phương. Trong khi hầu hết bài khác đều có hướng dẫn cụ thể thì các bài Chương trình địa phương đều không hoặc ít làm được việc này. Việc định hướng hội dung giảng dạy cũng phụ thuộc khá nhiều vào sự lựa chọn của giáo viên và học sinh. Tâm lí của học sinh luôn biến động và phát triển theo các lứa tuổi khác nhau. Vì vậy, nó cũng đòi hỏi sự biến đổi linh hoạt của các biện pháp tác động kích thích khác nhau của mỗi giai đoạn. Ngay trong văn học địa phương cũng có nhiều thể loại khác nhau nên mỗi biện pháp khi vận dụng vào từng tác phẩm cụ thể lại có màu sắc riêng.
Năm 2009 - 2010, Bộ Giáo dục và đào tạo phát động chủ đề: "Đổi mới công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục" với mục tiêu "nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài". Với vị trí của một người giáo viên, bản thân chúng tôi cũng nhiều trăn trở suy ngẫm làm thế nào để giúp nâng cao chất lượng các giờ dạy Ngữ văn nói chung và Chương trình Ngữ văn phần địa phương nói riêng. Một trong số đó là giúp các em hiểu về vai trò, vị trí của chương trình, có cái nhìn đúng đắn, biết phát hiện, khám phá, bày tỏ ý kiến, ... đối với các vấn đề có liên quan đến địa phương Bình Định. Từ đó học sinh có một hứng thú đặc biệt với bộ phận văn học này. Nếu làm được việc này chắc hẳn sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của mình. Bản thân tôi cũng đã tìm tòi nhiều biện pháp để cải thiện tình hình học tập của học sinh và chất lượng của bộ phận chương trình này. 
1.2. Xác định mục đích nghiên cứu.
Như đã trình bày ở trên, trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xin trình bày một số giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy các tiết Chương trình địa phương môn Ngữ văn cấp THCS. Việc thể hiện kinh nghiệm này nhằm:
- Giúp các em hiểu về vai trò, vị trí của môn Ngữ văn nói chung, chương trình Ngữ văn địa phương Bình Định nói riêng trong chương trình giáo dục phổ thông.
- Giới thiệu những phương pháp, cách thức tiến hành; những kiến thức về địa phương Bình Định để giáo viên dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình dạy học.
- Cung cấp cho học sinh những tài liệu tham khảo về văn học, lịch sử, địa lí để phục vụ cho quá trình học tập.
- Tạo hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu, trình bày về mảng đề tài địa phương Bình Định. Từ đó học sinh có tình yêu về quê hương, đất nước.
Với ý nghĩa và tác dụng đó hi vọng sáng kiến này sẽ giúp cho giáo viên và học sinh thuận lợi hơn trong quá trình dạy - học phần chương trình địa phương Bình Định mà nhỏ hơn là các đơn vị huyện, xã.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một thực trạng đáng buồn trong công tác dạy học Ngữ văn hiện nay là tâm lý xem thường bộ môn. Xuất phát từ nhu cầu nghề nghiệp của xã hội nên không ít bậc cha mẹ học sinh có nhận thức thiên lệch về vị trí, vai trò của bộ môn trong nhà trường phổ thông. Học sinh không quan tâm hay ít quan tâm đến môn học cho nên đến lớp không cần chuẩn bị bài. Từ khó tiếp thu nội dung bài học do không chuẩn bị đến sinh ra tâm lí chán học, học đối phó theo yêu cầu thi cử. Nội dung chương trình các bài chính khóa đã như vậy, chương trình địa phương càng trở nên thê thảm hơn. Nội dung thi thường là các bài chính khóa, đề ít khi có liên quan đến các vấn đề địa phương. Kiến thức địa phương càng trở nên xa vời, lạ lẫm. Các em không thấy hứng thú với bộ phận văn học này. Kiến thức về Địa lí, Lịch sử, Văn học ở địa phương Bình Định (nhỏ hơn là huyện, xã) là hoàn toàn xa lạ đối với các em. Chúng ta không khỏi xót xa khi một học sinh không biết gì về địa danh, lịch sử, phong tục, tập quán, văn hóa, văn nghệ, lời ăn tiếng nói... của quê hương ngay tại chính nơi các em đang sinh sống. Nhà văn I-li-a E- ren-bua từng viết "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc". Lòng yêu quê hương là biểu hiện quan trọng nhất của lòng yêu Tổ quốc. Từ thuở bé thơ mỗi chúng ta đều biết về con người, cảnh vật, quá khứ nơi chôn nhau, cắt rốn của mình. Những câu ca dao, những lời hát ru, những mẩu chuyện cổ tích của bà, của mẹ, của chị có một phần không nhỏ nói về gia đình, quê hương, xứ sở đã sớm in đậm vào tâm trí các em, làm tăng thêm lòng yêu quê hương da diết và là tri thức ban đầu về quê hương, đất nước. Không có tình yêu quê hương thì làm sao có tình yêu đất nước! 
Từ nhận thức trên, tôi đã tập trung nghiên cứu mảng đề tài về thực trạng dạy – học các bài Chương trình địa phương Bình Định được thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành (cụ thể chuyên sâu vào các lớp 6,7).
 1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.
Đề tài được nghiên cứu từ thực tiễn về tình hình giảng dạy môn Ngữ văn của giáo viên và học tập của học sinh đối với việc thực hiện các tiết Chương trình Ngữ văn địa phương cấp Trung học cơ sở. 
	Đối tượng tham gia khảo sát, đánh giá: tập trung vào đối tượng học sinh các khối lớp 6,7.
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu luận:
+ Trên cơ sở nghiên cứu luận và thực trạng học môn Ngữ văn nói chung và Chương trình địa phương nói riêng để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm giúp học sinh hiểu được vai trò, vị trí của nội dung chương trình từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, chất lượng giáo dục trong nhà trường.
+ Nghiên cứu lý luận về yêu cầu của công tác đổi mới phương pháp dạy học, lấy học sinh làm trung tâm để "phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên" đòi hỏi người học phải chuẩn bị chu đáo và nắm được những đơn vị kiến thức cơ bản của từng bài học.
+ Rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế.
+ Thu thập những thông tin lý luận về vị trí, vai trò của người giáo viên trong công tác dạy học trên các cổng thông tin đại chúng.
+ Nắm bắt những thông tin lý luận về trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên bộ môn và nhiệm vụ, quyền hạn của người học sinh trong các văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
+ Trên cơ sở Sách giáo khoa hiện hành, các văn bản chỉ đạo thực hiện, các bản báo cáo đánh giá, các nhận xét khi thực hiện chương trình, các tài liệu có liên quan, giáo viên đã tổng hợp, so sánh, từ đó đưa ra các giải pháp, biện pháp tích cực khi cụ thể hóa đề tài.
+ Tham khảo những sáng kiến dạy tốt của giáo viên trong tổ bộ môn.
+ Tham khảo sáng kiến giảng dạy của các trường bạn qua các tiết dạy chuyên đề.
+ Tham khảo những sáng kiến những bài viết về vấn đề giảng dạy bộ môn trong các sách, báo, trên mạng Internet...
- Phương pháp kiểm tra
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh: cách soạn bài, ghi bài và làm bài tập của các đối tượng học sinh, từ đó rút ra đặc điểm chung. Kiểm tra việc chia nhóm, hoạt động của các cá nhân trong nhóm,
- Phương pháp điều tra 
+ Trao đổi trò chuyện với các giáo viên bộ môn (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí,...) về tình hình giảng dạy Chương trình địa phương ở các khối lớp.
+ Trò chuyện, trao đổi với học sinh về những thuận lợi, khó khăn, thái độ của các em khi thực hiện các tiết học về Chương trình địa phương. 
- Phương pháp trắc nghiệm
Cá nhân tôi đã dùng một số câu hỏi trắc nghiệm trước và sau khi thực hiện đề tài để đánh giá tính tích cực của sáng kiến.
Khi sử dụng phương pháp này cá nhân tôi đã có sự so sánh đối chiếu giữa các năm học với nhau để có cái nhín toàn diện về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê toán học
 + Tham khảo những bản báo cáo tổng kết từng năm của tổ và nhà trường về bộ môn.
+ Tổng hợp đánh giá tính tích cực trước và sau khi thực hiện đề tài (có đối chiếu, so sánh)
Trong các phương pháp trên, phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp thống kê toán học là phương pháp chủ đạo; các phương pháp còn lại là bổ trợ cho hai phương pháp trên.
1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu (bắt đầu, kết thúc).
Thử áp dụng giải pháp vào việc giảng dạy Chương trình Ngữ văn địa phương Bình Định cho học sinh các khối lớp 6,7,8,9 tại trường THCS Cát Trinh mà tôi đang công tác, trong đó tập trung ở hai khối lớp 6,7.
Thời gian nghiên cứu: Bắt đầu từ tháng 09/1999, kết thúc: tháng 12/2016
Thời gian áp dụng, đánh giá: năm học 2014- 2015; năm học 2015 - 2016
2. Nội dung
2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu.
Chương trình Ngữ văn THCS là một chương trình đồng tâm được xây dựng trên cơ sở tiếp nối, mở rộng và nâng cao từ môn học Tiếng Việt và Tập làm văn của chương trình Tiểu học. Ở chương trình THCS môn Ngữ văn là sự phức hợp của ba phân môn: Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn. Mỗi phân môn cung cấp cho học sinh những kiến thức và rèn luyện kĩ năng khác nhau nhưng chúng lại gắn bó hỗ trợ mật thiết cho nhau. Nếu như Văn học giúp các em tiếp xúc với các tác phẩm văn chương qua việc tìm hiểu các hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng chất liệu ngôn từ. Từ những hình tượng đó tác động đến tâm hồn, trí tuệ của các em. Hình tượng nghệ thuật là nội dung mà hình thức tồn tại của nó là ngôn từ. Cùng với vốn từ riêng của mình, mỗi học sinh có những diễn tả suy nghĩ, cảm xúc về nhân vật, tác phẩm. Vốn từ ấy được phân môn Tiếng Việt cung cấp. Những kiến thức về từ vựng, ngữ pháp giúp các em tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. Đối với phân môn Tập làm văn giúp các em rèn luyện khả năng vận dụng những kiến thức đã học từ phân môn Văn học, kết hợp phần Tiếng Việt để tạo ra những tác phẩm cho riêng mình. Trong chương trình Ngữ văn địa phương THCS đều chú ý đề cập đến cả ba phân môn này cũng như có sự sắp xếp khá rõ ràng.
Nếu như văn học địa phương là những sáng tác văn học (văn học dân gian và văn học viết) trong một khu vực địa lý cụ thể, nó phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân cư ở một địa bàn cư trú nhất định và mang bản sắc riêng, độc đáo có tính chất đặc thù của vùng, miền, địa phương thì phần Tiếng Việt đề cập đến cơ sở phát âm, sử dụng ngôn ngữ đặc trưng của vùng miền mà chủ yếu tập trung đi sâu vào rèn luyện chính tả. Trong khi đó, phần Tập làm văn tập trung rèn luyện học sinh trình bày, giới thiệu, bàn luận những vấn đề có tính lịch sử, văn hóa nghệ thuật, phong tục tập quán, tính thời sự, ... xảy ra ở địa phương. Hình thức thể hiện cũng khá phong phú từ tự sự, biểu cảm đến thuyết minh, nghị luận.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Chương trình Ngữ văn địa phương là nội dung mới và khó được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn THCS. Cho nên không tránh khỏi những khó khăn cho giáo viên, học sinh trong việc sưu tầm và lựa chọn nội dung dạy- học. Vấn đề đặt ra là mỗi giáo viên, học sinh phải lựa chọn xác định cho mình những nội dung và cách thức học tập phù hợp. Từ đó có hứng thú, yêu thích đối với nội dung chương trình. Có thể nói đây là một trong những phần chương trình có khả năng dung nạp lớn nhất mọi hình thức học tập (trên lớp, ở nhà, ngoại khoá, tọa đàm,...); cũng là phần có điều kiện thuận lợi nhất trong việc phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với phương pháp dạy - học tích cực. Tuy nhiên, một số giáo viên có nhận thức không đúng về mục đích, vị trí, vai trò, tác dụng của chương trình nên thực hiện một 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_thuc_trang_day_hoc_cac_bai_chuong_trin.doc