Sáng kiến kinh nghiệm Thu hút sự chú ý trong giờ học Tiếng Anh đối với các em học sinh Lớp 4 người Êđê
Cơ sở lí luận của vấn đề
Làm thế nào để các em chú ý hơn trong giờ học? Đây không phải là việc thực hiện được một cách dễ dàng. Những năm đầu tiên khi tôi bắt đầu công việc giảng dạy, tôi luôn nghĩ rằng học sinh sẽ ngồi yên để tiếp thu, ghi nhận từng lời giảng của giáo viên, nhưng ngay từ buổi học đầu tiên tôi đã cảm thấy nhận định của mình không hề đúng, để có được một tiết dạy đúng như mong đợi, tôi đã phải sử dụng rất nhiều các biện pháp khác nhau.
Nhận thức về vai trò của ngoại ngữ và sự cần thiết của việc đổi mới dạy và học ngoại ngữ chưa đầy đủ, chưa tạo động lực, mục tiêu phấn đấu cho học sinh tiểu học. Các em thiếu động lực học, thụ động tương tác trong giờ học, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh mà chỉ học cho đủ môn trong chương trình.
Là một giáo viên trước khi bạn bắt đầu bất cứ một bài học nào thì bạn cũng phải chắc chắn rằng các học sinh trong lớp đang chú ý nghe bạn giảng dạy. Đừng cố gắng dạy trong khi các học sinh đang ồn ào và không chú ý, điều đó chỉ làm phí sức bạn mà thôi.
Nhà nước cũng như Bộ GD-ĐT đã phê duyệt rất nhiều đề án liên quan đến dạy và học Tiếng Anh, trong đó có:
Quyết định 1400/QĐ-TTg Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020".
Quyết định 2658/QĐ-BGDĐT Quyết định số 2658/QĐ-BGDĐT ngày 23/7/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025.
Phần thứ nhất: PHẦN MỞ ĐẦU I. Đặt vấn đề Lý do lý luận: Tiếng Anh là một môn học mới và lạ, dễ thu hút sự chú ý của học sinh Tiểu học đặc biệt là các em ở khu vực vùng sâu, vùng xa, các em học sinh người Êđê. Mặc dù các loại sách ngoại ngữ có chứa nhiều hình ảnh minh họa sinh động và vốn từ ngữ gần gũi với từng lứa tuổi học sinh, nhưng Tiếng Anh vẫn là một môn học khá bỡ ngỡ. Bước đầu học làm quen từ lớp 3 nhưng khi lên lớp 4, việc tiếp tục học Tiếng Anh đối với các em học sinh người Êđê vẫn còn là một vấn đề nan giải, không tránh khỏi sự nhàm chán, mất tập trung khi phải cố gắng nắm bắt kiến thức mới. Bên cạnh đó, các em còn phải học cùng một lúc ba thứ tiếng(Tiếng Việt, Tiếng Êđê, Tiếng Anh) cho nên đã gây không ít khó khăn trong quá trình dung nạp kiến thức, khó có được sự tập trung chú ý trong tiết học. Lý do thực tiễn: Điều tôi sắp nói ở đây không phải là một vấn đề mang tầm tư duy thời đại, theo cách mà có thể làm thay đổi thế giới hoặc thay đổi một nền giáo dục, nhưng không thể phủ nhận rằng, nó đang tác động đến tất cả các giáo viên, một cách đơn giản, mỗi buổi sáng khi chúng ta bắt đầu một ngày với công việc giảng dạy, điều khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi nhất đó là, học sinh không tập trung chú ý khi giáo viên dạy. Làm cho các em học lớp 4B, 4C chú ý tập trung nghe giảng trong tiết học không phải là điều dễ dàng. Những năm đầu tiên khi tôi bắt đầu công việc giảng dạy, tôi luôn tưởng tượng ra một viễn cảnh học sinh sẽ ngồi yên nắm bắt từng lời giảng của giáo viên, nhưng ngay từ buổi học đầu tiên tôi đã cảm thấy vô cùng căng thẳng khi mà một số học sinh đang cố gắng nghe giảng, ngược lại một số em thì lại rất ồn ào, vì vậy tôi đã phải tìm đến nhiều biện pháp khác nhau để truyền tải kiến thức đến các em. Cần phải chú ý rằng, nhiều “chiến thuật” thực sự chỉ được thực hiện dựa trên sự phù hợp với tính cách của giáo viên. Hãy hình dung bạn bước vào một lớp học đông tới 30 học sinh ( hoặc đông hơn ) việc mà bạn cố gắng dành chút sức lực cuối cùng của một ngày để quát lên “KEEP SILENT, PLEASE !!! ” dường như không phải là điều lí tưởng, để giúp cải thiện tình trạng này, bản thân tôi đã tiến hành thực nghiệm đề tài “Vài kinh nghiệm thu hút sự chú ý trong giờ học Tiếng Anh đối với các em học sinh lớp 4 người Êđê”. Đối tượng nghiên cứu: các em học sinh lớp 4B, 4C người Êđê. Phạm vi nghiên cứu: PH1 Trường TH Ea Bông. II. Mục đích nghiên cứu: Nhằm tạo sự tập trung học, thu hút sự chú ý của các em học sinh lớp 4 người Êđê cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy, cải thiện khả năng tiếp nhận kiến thức, mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác dạy và học môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 4 người Êđê tại địa bàn trường Tiểu học Ea Bông là mục đích chính của đề tài nghiên cứu này. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lí luận của vấn đề Làm thế nào để các em chú ý hơn trong giờ học? Đây không phải là việc thực hiện được một cách dễ dàng. Những năm đầu tiên khi tôi bắt đầu công việc giảng dạy, tôi luôn nghĩ rằng học sinh sẽ ngồi yên để tiếp thu, ghi nhận từng lời giảng của giáo viên, nhưng ngay từ buổi học đầu tiên tôi đã cảm thấy nhận định của mình không hề đúng, để có được một tiết dạy đúng như mong đợi, tôi đã phải sử dụng rất nhiều các biện pháp khác nhau. Hình 1- Lí luận dạy học Nhận thức về vai trò của ngoại ngữ và sự cần thiết của việc đổi mới dạy và học ngoại ngữ chưa đầy đủ, chưa tạo động lực, mục tiêu phấn đấu cho học sinh tiểu học. Các em thiếu động lực học, thụ động tương tác trong giờ học, chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh mà chỉ học cho đủ môn trong chương trình. Là một giáo viên trước khi bạn bắt đầu bất cứ một bài học nào thì bạn cũng phải chắc chắn rằng các học sinh trong lớp đang chú ý nghe bạn giảng dạy. Đừng cố gắng dạy trong khi các học sinh đang ồn ào và không chú ý, điều đó chỉ làm phí sức bạn mà thôi. Nhà nước cũng như Bộ GD-ĐT đã phê duyệt rất nhiều đề án liên quan đến dạy và học Tiếng Anh, trong đó có: Quyết định 1400/QĐ-TTg Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020". Quyết định 2658/QĐ-BGDĐT Quyết định số 2658/QĐ-BGDĐT ngày 23/7/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. II. Thực trạng vấn đề: 1. Thực trạng Trường Tiểu học Ea Bông nằm tại vùng khó khăn của Huyện Krông Ana, hầu hết học sinh là người Êđê cho nên việc giao tiếp bằng Tiếng Việt đối với các em còn gặp rất nhiều khó khăn. Học sinh ở bậc tiểu học còn nhỏ nên tốc độ viết – nói bằng Tiếng Việt của các em còn chậm. Đây là một lí do chủ yếu dẫn đến việc hạn chế thời gian tổ chức các trò chơi. Hạn chế về trang thiết bị dạy học, các hình thức tổ chức, các loại hình hoạt động giao lưu bằng Tiếng Anh vẫn chưa được phổ biến. Đa số phụ huynh và học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học này, vẫn cho rằng môn Tiếng Anh ở bậc tiểu học là môn học tự chọn, các em rất ít chú trọng học và chưa có sự tập trung cao trong việc học, nhất là phần từ vựng. Việc nhận biết mặt chữ Tiếng Việt đối với các em học sinh lớp 4 người Êđê vẫn còn gặp nhiều khó khăn. 1.1 Thuận lợi – khó khăn * Thuận lợi Ban giám hiệu rất quan tâm đến công tác chuyên môn, coi chuyên môn là một trong những ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của nhà trường. Bản thân là một giáo viên Tiếng Anh người Êđê, cho nên tôi hiểu được những trở ngại khi các em giao tiếp bằng Tiếng Việt lẫn Tiếng Anh. Khoảng cách giữa các trường Tiểu học trong địa bàn xã Ea Bông gần nên việc dự giờ, trao đổi ý kiến chuyên môn với đồng nghiệp, nội dung các trò chơi để vận dụng trong giờ dạy Tiếng Anh ở bậc tiểu học, cũng như cách thức tổ chức và tiến hành dạy thực nghiệm có phần dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều. * Khó khăn Là trường có hơn 70% học sinh là dân tộc Êđê, đa số các em nói Tiếng Việt chưa chuẩn, giao tiếp bằng Tiếng Việt còn hạn chế (sai thanh dấu). Thiếu phòng học chuyên dụng để đáp ứng yêu cầu dạy 4 tiết/ tuần theo chương trình của Bộ Giáo Dục, do đó việc thực hiện công tác dạy học Tiếng Anh còn hình thức, chưa có điều kiện giảng dạy chuyên sâu. Cha mẹ và các em học sinh người Êđê tại địa bàn trường đều chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học Tiếng Anh, vẫn xem Tiếng Anh như là một môn phụ trong chương trình học, chưa chú trọng đầu tư , mua sắm sách vở phục vụ học Tiếng Anh cho con em mình. Đây chính là bước cản lớn nhất trong công tác dạy và học Tiếng Anh tại trường Tiểu học Ea Bông. Trường TH Ea Bông chỉ có duy nhất một giáo viên Tiếng Anh nên việc dự giờ trao đổi để tìm ra hướng mới trong công tác giảng dạy còn hạn chế. III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Nhiều giáo viên mới vào nghề đôi khi nghĩ rằng cứ bắt đầu bài học thì học sinh sẽ trật tự, chú ý nghe giảng thôi. Thế nhưng, không phải lúc nào cách này cũng cho kết quả tốt, bởi lẽ nếu bạn không để tâm đến điều đó thì sẽ khiến cho các em nghĩ rằng các bạn chấp nhận việc các em làm ồn và cho phép các em nói chuyện khi các bạn giảng bài. Vậy phải làm sao để khắp phục tình trạng này? Một gợi ý nhỏ đó chính là: giáo viên cần yêu cầu các em phải chú ý trước khi bắt đầu bài học nhưng không phải bằng cách quát thật to hay mắng các em, bạn hãy đứng yên đợi và không bắt đầu cho đến khi mọi người ngồi yên, trật tự. Biện pháp đứng im không nói gì cả được đánh giá là khá hiệu quả. Thông thường, bạn nên đợi sau khi cả lớp im lặng (khoảng 10 giây) rồi nói bằng giọng điệu vừa đủ nghe. Trước khi bạn bắt đầu bài học phải chắc chắn rằng tất cả các em học sinh trong lớp chú ý nghe bạn giảng dạy. Đừng cố giảng dạy khi các em đang ồn ào và không chú ý. Hình minh họa Đôi khi một số thầy cô ít kinh nghiệm nghĩ rằng cứ bắt đầu bài học thì lớp sẽ chú ý thôi. Có thể cách này sẽ có kết quả, nhưng làm như thế các em nghĩ rằng các bạn chấp nhận việc các em không tập trung và cho phép các em nói chuyện khi các bạn giảng bài. Dưới đây là một vài biện pháp giúp học sinh chú ý hơn trong giờ học Tiếng Anh. Việc chúng ta sử dụng nó hiệu quả đến đâu còn phụ thuộc vào năng lực giảng dạy, tính cách, sở thích, phong cách học tập và đối tượng học sinh. Giải pháp 1: Sử dụng những trò chơi, câu chuyện kể liên quan đến nội dung bài học kèm theo các bài hát, bài “chant” vào tiết học. Trong chương trình đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay có khá nhiều hình thức tổ chức tiết học rất hay chẳng hạn như: tổ chức trò chơi, thi đua tổ, thi đua cá nhân, thảo luận nhóm Với các hình thức tổ chức các tiết học như vậy sẽ tạo không khí sôi nổi, hứng thú cho học sinh. Thông qua trò chơi, thảo luận nhóm,.. sẽ thỏa mãn được nhu cầu chơi và giao tiếp của học sinh. Việc sử dụng các trò chơi trong dạy học Ngoại ngữ nhằm thu hút sự chú ý của học sinh trong giờ học là một nhiệm vụ quan trọng, giáo viên cần phải biết vận dụng sao cho phù hợp, linh hoạt cho học sinh theo hình thức ” học mà chơi, chơi mà học”. Tuy nhiên, tùy vào từng bài cụ thể mà giáo viên có thể chọn ra trò chơi phù hợp với nội dung bài học. Hình minh họa - Trò chơi Slap the board Chúng ta có thể sử dụng trò chơi “Slap the board” để kiểm tra từ vựng hoặc củng cố kiến thức. Ví dụ: Khi dạy Unit 13: Would you like some milk? Giáo viên ghi các từ mới trong bài, dán lên bảng, sau đó gọi từng cặp học sinh lên hoặc chia nhóm, giáo viên hô to từ bằng Tiếng Việt, các em học sinh sẽ đập lên bảng vào từ bằng Tiếng Anh tương ứng, nhóm nào vỗ đúng và nhiều hơn thì sẽ dành chiến thắng. Ngoài ra, giáo viên còn có thể lồng ghép trò chơi Guessing game – hỏi đoán, giáo viên cho học sinh mô tả để các em học sinh còn lại trong lớp đoán. Hình minh họa - Slap the board and guessing game Đối với lứa tuổi thiếu nhi, thế giới cổ tích luôn là điều hấp dẫn nhất, những câu huyện thần bí, những chi tiết li kì cùng những nhân vật hài hước, những cô bé, cậu bé ngoan được các bà tiên giúp đỡ các câu chuyện cổ tích luôn có sức hút mạnh mẽ đối với tất cả trẻ em trong độ tuổi này. Các giáo viên nên tận dụng điểm này để rèn cho các em thói quen trật tự, chú ý trong thời gian dài. Những giờ rãnh rỗi hay tiết sinh hoạt lớp chính là thời điểm thích hợp để giáo viên kể cho học sinh, hay cũng có thể lồng ghép vào các tiết học nếu như câu chuyện có liên quan đến môn học đó. Hình minh họa - The Fairy tales Mặt khác, giáo viên cũng có thể tổ chức cho các em đóng vai theo câu chuyện để tạo sự phấn khích. Chắc chắn rằng quá trình này sẽ giúp các em có thói quen tập trung chú ý trong khoảng thời gian lâu hơn. Thông qua đó, học sinh giữ được trật tự trong suốt tiết học mà không bị gò bó hay gượng ép. Và một khi đã khắp phục được tình trạng mất trật tự hay nói chuyện riêng trong giờ học thì học sinh sẽ trở nên ngoan hơn, học tập tốt hơn, bài học được các em tham gia trong sự nghiêm túc. Chính vì thế, chất lượng giáo dục sẽ ngày càng được cải thiện. Một phần cũng không thể thiếu trong giảng dạy Tiếng Anh đó là âm nhạc. Tiết học có chứa âm điệu cộng hưởng cùng nhạc điệu sẽ làm kích thích sự chú ý, tăng mức độ hào hứng học cho các em. Điều này không chỉ làm các em tích cực học mà còn tạo ra được hiệu ứng tốt cho cả thầy lẫn trò trong mỗi tiết học. Hình minh họa - The Song and Chant Giải pháp 2: Linh hoạt trong việc sắp xếp chỗ ngồi Đối với bất cứ một cấp học nào, chọn chỗ ngồi trong lớp luôn được xem là việc hết sức quan trọng đối với các em học sinh và nếu không sắp xếp một chỗ ngồi thích hợp và khoa học cho HS thì có thể gây ra những hậu quả không mong muốn. Bởi lẽ, điều này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tập trung của các em trong giờ học mà còn kéo theo nhiều yếu tố khác nữa. Tùy theo giới tính, cá tính, năng lực học tập, thể chất của học sinh, giáo viên có thể xếp chỗ ngồi cho HS theo các hướng sau: Xếp những em hiếu động, hay nói chuyện riêng ngồi cũng dãy với những em trầm tính, ngoan và không nói chuyện, các bàn đều xen kẽ nam và nữ( nhằm bình đẳng giới, hạn chế HS làm việc riêng, dung hòa cá tính hiếu động của HS nam). Xếp theo nhóm đối tượng: học sinh giỏi ngồi một dãy, khá một dãy, trung bình một dãy để dễ hoạt động hoặc giao bài vở theo nhóm cá thể hóa ( không để HS biết cách chia theo nhóm trình độ để tránh gây mặc cảm cho em học chưa tốt hoặc sự tự kiêu cho các em học giỏi) Xếp học sinh khá, giỏi ngồi cùng các em trung bình và yếu: mục đích cho các em học khá giỏi giúp đỡ, chia sẻ với bạn các câu hỏi, bài tập khó. Giải pháp 3: Xây dựng nội dung bài giảng sao cho thật hấp dẫn, lôi cuốn kết hợp lồng ghép tam ngữ trong giao tiếp(Anh-Việt-Êđê) Nội dung học tập nhàm chán, thiếu hấp dẫn cũng là điều dễ khiến các em chán nản, chỉ biết nói chuyện cho nhanh hết giờ. Để học sinh chú ý trong học tập, không ồn ào gây mất trật tự thì trong các tiết học đòi hỏi ngườii giáo viên phải thật sự nỗ lực và thật sáng tạo trong các bài giảng của mình. Nếu cứ gõ thước và nhắc “ Các em im lặng đi, các em không được nói chuyện rồi gọi tên liên tục: Duy, Nam, Bảo” thì sẽ không có hiệu quả mà ngược lại giáo viên sẽ mất thời gian, từ đó có thể tạo thêm sự căng thẳng trong giờ học. Nếu giáo viên biết kết hợp các hình thức, phương pháp dạy học một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp thì sẽ thu hút học sinh chú ý hơn vào bài học, khắp phục được tình trạng mất trật tự, nói chuyện riêng một cách nhanh chóng. Hình 2- Vai trò của giáo viên đối với công tác dạy học Tuy nhiên, nhiều giáo viên vẫn dạy theo kiểu cũ mà họ cho là an toàn, không mất nhiều công sức soạn giảng cũng như hoạt động trong quá trình dạy. Điều này dẫn tới những giờ học rập khuôn, máy móc, không có sự thay đổi hình thức, điều này làm cho học sinh không có hứng thú học, thường là học để đối phó, kết quả học tập không cao, học sinh luôn trong tình trạng bị động trong giờ học. Nếu giáo viên chúng ta chưa chịu thay đổi, việc hướng tới một giờ học thu hút theo phong cách ngoại ngữ sẽ vẫn là vấn đề nằm trên lý thuyết. Giáo viên chúng ta vẫn còn áp dụng các PPDH, cách giải quyết vấn đề cơ bản như là: Học sinh – Trật tự. Hoặc, giáo viên có xu hướng nói những câu mệnh lệnh như: Stop! Be quiet!. Ở một khía cạnh nào đó, những cách làm này vẫn nhận được kết quả là học sinh tạm thời giữ được trật tự, nhưng sự chú ý không được lâu, theo thói quen học sinh miệng thì trả lời: Trật tự nhưng sau đó lại nói chuyện riêng ngay được. Kết quả là, dần dần học sinh chỉ trả lời như một thói quen mà không ý thức được mình đang nói gì. Một khía cạnh nữa, tôi muốn đề cập đến đó là việc sử dụng tam ngữ trong quá trình dạy. Bản thân là người Êđê, hiểu được những trở ngại mà các em học sinh gặp phải, nếu trường hợp các em không hiểu được nhanh nội dung bài thì tôi vẫn sử dụng Tiếng Êđê để giải nghĩa cho các em hiểu nhưng với mức độ vừa phải, không lạm dụng để mất đi tính chất của việc dạy học môn Tiếng Anh. Giải pháp 4: Sử dụng dụng cụ dạy học trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin Theo quan điểm của tôi, tất cả các đồ dùng dạy học như loa, đài, máy chiếu, máy tính và các phương tiện dạy học trực quan như tranh ảnh minh họa, con rối, đồ vật thật đều thu hút sự chú ý cho học sinh trong giờ học. Việc sử dụng đồ dùng trực quan, ứng dụng công nghệ thông tin là phương pháp gây sự chú ý hiệu quả nhất trong việc giảng dạy Ngoại ngữ vì phương tiện trực quan đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ý nghĩa, giúp học sinh liên tưởng được ý nghĩa của ngôn ngữ một cách dễ dàng, dễ khắc sâu mà không cần phiên dịch. Giáo cụ trực quan trong giảng dạy ngoại ngữ có thể chia làm ba loại: Giáo cụ trực quan thị giác (giáo cụ “nhìn”): hiện vật, tranh ảnh, mô hình, bảng biểu, đồ họa; giáo cụ trực quan thính giác (giáo cụ “nghe”): cát sét, máy ghi âm, loa; giáo cụ tổng hợp: máy chiếu, phim ảnh, tivi, camera, phòng thực nghiệm ngôn ngữ. Hình minh họa - Giáo cụ trực quan Việc giảng dạy ngoại ngữ cần lấy thực tiễn làm cơ sở, sử dụng giáo cụ trực quan một cách khoa học mới có thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Để phát huy vai trò của phương pháp ứng dụng giáo cụ trực quan trong giảng dạy ngoại ngữ, cần chú ý một số vấn đề sau đây: Một là, giáo cụ trực quan cần lưu ý lứa tuổi của người học Hai là, lựa chọn giáo cụ trực quan căn cứ vào tính chất, nội dung bài giảng Ba là, huy động cùng lúc nhiều giác quan vào việc học Bốn là, phát huy hết mức vai trò chủ đạo của giáo viên Năm là, ứng dụng giáo cụ trực quan cần hợp lý, có giới hạn Với các chủ đề gần gũi, xác thực với cuộc sống trong bộ sách giáo khoa Tiếng Anh tiểu học của Bộ giáo dục từ khối 3 đến khối 5, giáo viên có thể giới thiệu từ mới thông qua đồ dùng trực quan như hình ảnh hay đồ vật thật. Ví dụ: Khi dạy Unit 12: What does your father do? Giáo viên có thể sử dụng những tấm hình chụp thật và giới thiệu: My mother is a teacher.; My father is a factory worker; My sister is a clerk; My brother is a farmer. Sau đó giáo viên có thể dùng máy chiếu để chiếu lại các đồ vật bị khuyết để học sinh nhắc lại từ vựng trong bài đã học. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có sẵn đồ vật thật ở trên trường cho nên giáo viên phải chuẩn bị tranh ảnh minh họa kèm theo. Trong bộ sách giáo khoa Tiếng Anh mới, hình ảnh được đưa ra giới thiệu rất sẵn, sống động và là hình ảnh thật trong cuộc sống. Vì vậy, giáo viên không những phải biết khai thác và sử dụng một cách triệt để mà còn phải sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các tranh ảnh này. Đây là cách dạy nhẹ nhàng và dễ hiểu nhất đối với các em học sinh Tiểu học, nó vừa khêu gợi trí tò mò, sự chú ý cũng như mang lại hiệu quả tối đa cho mỗi tiết học Tiếng Anh. Ví dụ: khi dạy Unit 19: What animal do you want to see? Giáo viên có thể dùng tranh trong sách hoặc phóng to các bức tranh lên giấy rôki và treo lên bảng nhằm tạo sự chú ý của các em, sau đó đưa ra các câu hỏi gợi mở về chủ đề bài học. GV: Em hãy nhìn vào tranh và cho cô biết về đặc tính của những con vật này. HS: Giáo viên đưa ra chủ đề: animal do you want to see Ngoài việc sử dụng đồ dùng trực quan để giới thiệu từ mới, chủ đề hay tình huống của bài, giáo viên có thể sử dụng lại chúng để củng cố bài học nhằm giúp học sinh khắc sâu nội dung của bài và học sôi nổi hơn. Ví dụ: sau khi dạy xong Unit 12, giáo viên có thể sử dụng tranh để củng cố lại từ mới cũng như kiến thức mà các em đã học trong bài bằng cách: Giáo viên treo các bức tranh nói về gia đình và công việc. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh gấp sách vở lại, nhìn vào tranh và nói về nghề nghiệp. Ví dụ: Picture a: My mother is a nurse. Picture b: My brother is a worker. Qua thực tế giảng dạy trên lớp, tôi thấy các giáo cụ trực quan luôn làm cho tiết học trở nên sôi nổi, học sinh chú ý học hơn, đạt hiệu quả cao và gây hứng thú học hơn cho học sinh. Giải pháp 5: Sử dụng hình thức dạy học “mở” pha chút “hài hước” trong tiết học Có một định lý trong giáo dục học là: Tâm trạng của học sinh khi học ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu và kết quả học tập. Trạng thái tâm lý thuận lợi cho việc học là: thoải mái, vui vẻ, phấn khích, tập trung. Học mà vui sướng, tập trung và hăng say như là đang được chơi một trò thú vị, là học nhanh vào nhất. Ngược lại, nếu rơi vào một trong các trạng thái như hoang mang, sợ hãi, cáu kỉnh, bực bội, buồn chán, lơ đãng thì sẽ khó dung nạp được kiến thức. Ảnh minh họa Theo bài báo nhan đề “Humour as means to make mathematics enjoyable” của Shmakov & Hannula (Univ. of Turku, Finland): One “fundamental principle of human behavior is that emotions energize and organize perception, thinking and action” (Ref: Izard, The psychology of emotions, N.Y.: Plenum Press, 1991). Research has confirmed a positive relationship between positive affect and achievement. It seems that the affective outcomes are most important during the first school years, as they are less likely to be altered later on. Two key elements of a desired affective disposition are self-confidence and motivation to learn (Ref: Hannula, Affect in Mathematical Thinking and learning. In: J. Maaß & W. Schlöglmann eds., New mathematics education research and practice, 2006). Nhiều phương pháp giáo dục cổ điển chỉ chú trọng đến phần kiến thức, nhồi nhét kiến thức, mà không quan tâm đến tâm lý học s
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_thu_hut_su_chu_y_trong_gio_hoc_tieng_a.doc